Tâm
T́nh Người Làm Báo
Phạm
văn Ḥa
Đêm càng về
khuya càng cảm thấy cô đơn, vây quanh bởi h́nh
ảnh, bài vở, trên bàn, dưới sàn
nhà, đủ thứ tài liệu được chọn
lựa để layout cho tờ giai phẩm Xuân. Chung quanh hoàn toàn yên tĩnh, đèn
bàn tỏa vùng sáng đủ soi trên keyboard, tiếng đánh
lách cách đều đều nhạt nhẽo. Tôi nghe cả
tiếng hơi thở, biết ḿnh c̣n sống và đang làm
việc, bởi ḿnh không c̣n trẻ và năm rồi phải
vào nhà thương cấp cứu. Tôi muốn huấn luyện
một vài người để c̣n tiếp tay,
để một mai thay thế tôi.
Lúc bà xă c̣n sống, cứ mỗi lần làm báo Xuân bà
thường đêm đêm canh chừng nhắc tôi đi
ngủ để hôm sau c̣n đi làm, rờ tay
chân và nói sao để lạnh ngơ lạnh ngắt. Đến khi tờ giai phẩm
ra đời th́ tôi hốc hác thấy rơ!
Việc
làm báo này bắt đầu cách nay lâu lắm, hơn cả
chục năm. Kiểu
làm amateur, vác ngà voi v́ lúc đó tôi thích. Khởi đầu
là làm bản tin cho nhóm anh em cùng khóa, cùng trường. Thấy
được, anh em khuyến khích và đóng góp để
ra giai phẩm của trường. Mỗi môi
trường mỗi khác, làm báo cho trường th́ dễ
dàng hơn v́ dễ viết, dễ nói mà không sợ phật
ḷng. Trong khi
làm báo cho hội ái hữu đồng hương th́ khác,
nếu không khéo th́ dễ làm phiền ḷng và tổn
thương bà con. Nhưng mỗi môi trường có cái hay, chính v́
vậy nghiệp làm báo cuốn tôi bao nhiêu năm nay.
Nhớ
năm đó, khi vừa làm xong tờ báo Xuân cho
trường chưa ráo mực, th́ đang đêm tôi
được cú điện thoại của mấy
chị nhờ giúp hoàn thành tờ báo cho hội. Nghe lời van nài và lư do, tôi không nỡ từ chối. Thế rồi sau
đó vác thêm cái ngà voi nữa tính đến nay là hơn
mười năm. Cứ mỗi năm qua, một tờ báo Xuân ra
đời. Tôi tự nhủ đây là năm chót, cho
đến nay không biết bao nhiêu lần, nhưng rồi
vẫn c̣n tiếp tục.
Ngà voi càng ngày càng nặng v́ sức
người càng ngày càng đuối. Nhất là cuộc sống cu ky. Từ khi nhận làm báo Xuân đến nay tôi
chưa hề hưởng được mùa Xuân nào
trọn vẹn. Chưa một lần trở về quê vào dịp
Tết để t́m lại chút hương xưa,
được thắp nén nhang trên bàn thờ cha mẹ
tổ tiên, thăm hỏi anh chị em, bà con lâu ngày không
gặp.
Cuộc đời
đưa đẩy tôi đến đây theo
vận nước. Hàng
triệu người dân Việt yêu chuộng tự do
đều chịu cùng nỗi đau. Mỗi
người một hoàn cảnh. Hôm nay tôi ráng làm xong
tờ báo Xuân năm này để ca ngợi t́nh yêu quê
hương của những người đồng
cảnh ngộ. Và ngày mai tôi sẽ
giao tâm t́nh này cho nhà in để kịp gởi đến
bà con vào dịp Xuân về. Tôi duyệt lại lần chót phần quảng
cáo, số trang, cách sắp xếp bài vở. Các chỗ trống nào cần chen vào filler để cho đầy
đặn. Coi lại cách dùng ngôn từ trong các bài viết
để tránh độc giả dị ứng, v́ gần
đây, một số chữ sau 75 ở Việt Nam
được dùng trong các bài văn.
Càng
mệt mỏi, càng dấn thân trong nghiệp làm báo amateur,
tôi càng thấy thương và thông cảm cho những
người làm báo chuyên nghiệp. Sự biệt
đăi của xă hội có đủ đền đáp cho
sự hy sinh của người cầm bút chân chính hay không? Mỗi khi tham dự tiệc tùng,
họp mặt, liên hoan, lễ lạc, trong khi người
người vui hưởng th́ người viết báo
phải ghi nhận những điều tai
nghe mắt thấy để c̣n tường tŕnh cống
hiến độc giả.
H́nh ảnh cũng phải có để kèm theo cho sống động. Bài vở phải
trung thực. Với thiên
chức, người làm báo chân chính lúc nào cũng phải
tận tụy, trung thành với lư tưởng tự do nhân
bản, bài viết phải phản ảnh, ngơ hầu
đánh thức ḷng yêu nước của độc
giả. Tất
cả những thứ đó kết tụ và kết tinh
thành vũ khí lợi hại hơn thứ vũ khí dùng ngoài
trận mạc, để đánh bại ư thức hệ
của lớp người không cùng lư tưởng. Bởi những đ̣i hỏi này
nên trong hoàn cảnh hiện tại, có rất nhiều nhà
báo, chỉ đăng lại các bài từ các website vừa
tiện lợi, vừa an toàn khỏi
cần khổ công sáng tạo.
Sự mệt
mỏi hầu như tan biến khi nh́n đứa con tinh
thần ra đời.
Đối với người làm báo thương
mại lại càng khó khăn hơn v́ phải thỏa măn
thị hiếu của người đọc, giữ
lương tâm người làm báo, và điều hành
nguồn tài chánh chi phí cho cơ quan ngôn luận của ḿnh. Phải thành thật mà nhận trong hoàn cảnh
hiện tại, nghề làm báo thương mại ngày càng
khó khăn. Chúng ta may mắn c̣n được vài
tờ lưu hành ở địa phương này cũng
nhờ vào sự yêu nghề, quyết hành xử quyền
tự do ngôn luận của người mang vào thân,
nghiệp làm báo, cho dù gặp nhiều khó khăn.
Tôi nghĩ lẩn
thẩn, bắt quàn từ ḍng tư tưởng này sang
chuyện khác lan man trong đầu. Vậy mà đă quá
nửa đêm. Tờ báo đă xong,
đầu óc mệt mỏi. H́nh ảnh
Phương đến thăm chiều nay lại hiện
về. Mở
cửa ra ngoài, chiêm ngưỡng vẽ đẹp thiên nhiên
về đêm để tránh cái khung cảnh im lặng
ngột ngạt trong pḥng làm việc mà tôi ngồi cả
ngày.
Cũng
tại chỗ này chiều nay, tôi đă nh́n dáng Phương
cho đến khi khuất dạng dưới ánh hoàng hôn. Gió lạnh, tôi trở vào, thay v́
t́m giấc ngủ sau một ngày viết lách mệt
mỏi, tôi lại ngồi vào computer ghi lại cảm
nghĩ về Phương vừa chợt lóe trong
đầu, như sợ rồi sẽ vụt mất.
* * *
Câu chuyện là
như sau:
“Điện
thoại reo, Phương trả lời:
- Mẹ sẽ đến
trường đón con ngay. Nhớ
đừng ra ngoài trời tối. Chừng 10 phút
nữa mẹ đến nơi.
Phương
vội vă đeo túi xách tay và bưng ly
nước chưa kịp uống, cáo từ tôi ra về. Cửa nhà đóng sau lưng. Tôi đứng
trông chừng cho Phương ra xe. Dáng đi nghiêng
nghiêng khi trời vừa ngă tối. Ánh đèn
đường, bóng đêm, ánh trăng mười sáu,
tất cả nhạt nḥa dáng đi của người
mẹ lúc nào cũng hy sinh cho con.
Những bước chân sau một ngày làm việc
cực nhọc, di chuyển nặng nề trên walkway trong
khu gia cư trong cảnh tranh tối tranh sáng của một
ngày vừa tắt nắng. H́nh ảnh cô lung linh trong buổi hoàng hôn gây cho tôi
nhiều xúc động. Phương ghé qua biếu tôi
mấy cái bánh chưng để ăn
Tết, nhân tiện hỏi tôi vài điều liên quan
đến computer. Nh́n mắt cô ánh lên nh́n
computer khi t́m được câu trả lời cho thắc
mắc. Khuôn
mặt rạng rở trẻ thơ như khi xưa
được món quà mẹ đi chợ về. Tiếng nói líu lo lời cảm
ơn, tôi chia sẻ và cảm thấy vui lây. Niềm vui chưa
trọn. Ly nước chưa nhấm
môi. Khoảnh khắc của niềm vui của
người mẹ tạm ngừng, đứt
đoạn, khi tiếng điện thoại của
con. Tất
cả bị bỏ lững nhường chỗ cho ḷng hy
sinh của người mẹ thương con. Không nói được thành
lời, khó diễn đạt bằng ngôn từ.
Bóng Phương
khuất dưới tàng cây,
Tiếng cửa
đóng sầm,
Chiếc xe vụt nhanh qua nhà,
Phương
vẫy tay nhè nhẹ.
Trời sẫm
tối, Phương rời nơi đây đă lâu, nhưng
h́nh ảnh Phương, ư nghĩ về sự hy sinh
của người mẹ vương vấn tôi cả buổi
chiều hôm nay. Tôi ra ngoài nhà, nh́n lại khung cảnh ban
chiều như muốn t́m lại h́nh ảnh vừa
đánh mất. Ngọn đèn đường sáng hơn,
walkway bây giờ trống trơn, khoảnh khắc trôi qua,
h́nh ảnh Phương bị ánh sáng cuốn hút mang đi
không để lại tỳ vết. Trời
trở lạnh. Gió thổi mạnh, lào xào qua khe lá,
đong đưa tàng cây ẩn hiện in dấu trên đám
cỏ vàng ối trong sân. Một ngày nữa qua đi. Có những khoảng thời gian
thật thừa thải, trống trải, vô vị. Nhưng cũng có
những khoảnh khắc để lại ḷng tôi thật
nhiều vương vấn. Bước chân gấp
rút của Phương ban chiều như c̣n nghe âm vang. Dáng
Phương nhỏ thó, mảnh khảnh trong chiếc áo
trắng bay bay theo gió như bóng dáng thân
c̣ lặn lội bờ ao mà người xưa
thường ví bà mẹ Việt
H́nh
ảnh Phương vào những ngày cận Tết làm tôi
nhớ má vô cùng.
Dạo đó tôi c̣n
nhỏ lắm, không rơ là bao nhiêu tuổi, nhưng biết
trông ngóng, biết nhớ lúc vắng bóng má tôi, khi bà về
quê để lo gạo thóc cho gia đ́nh ăn
Tết. Và, kể từ sau
ngày đưa Ông Táo về Trời, tôi trông má từng
ngày. Mỏi mắt theo dơi từng chiếc xe từ xa cho
đến khi xe chạy khuất qua nhà. Nỗi
buồn dâng cao khi ngày Tết cận kề. Nỗi thất vọng tăng
dần khi chiều chậm xuống. Ngồi bên hè càng
nhớ mẹ hơn khi nh́n đàn gà con theo
gà mẹ về chuồng.
Tiếng kêu chíu chít của bầy gà con, tiếng kêu
tục tục dẫn đường của gà mẹ, ôi
sao êm đềm, dễ thương, ấm áp vô cùng. Nhưng rồi má
cũng về kịp Tết.
Tôi không đủ ngôn từ để viết lại
nỗi vui ập đến như thác lũ. Và những giọt
nước mắt vô cùng hạnh phúc bỗng nhiên trào dâng.
Bây giờ này tôi không c̣n nhỏ nữa. Má cũng đă
về cơi Phật từ lâu. Nhưng mỗi lần
nghĩ đến mẹ, tâm hồn trẻ thơ sống
dậy hồn nhiên với những kỷ niệm không bao
giờ già, không bao giờ chết.
Má
tôi làm tṛn thiên chức người mẹ. Như Phương đă và
đang làm những ǵ mà bà mẹ lo cho con Sự hy sinh không màng
đền trả. Nó to lớn tựa thái sơn, mênh mông
như biển, và chót cao như ánh sáng trong đêm soi
đường khi lạc lối. Chu kỳ trách nhiệm
tái diễn, biến thiên theo thời gian, theo
xă hội, nhưng bất biến v́ đều xuất phát
tự con tim. Trách
nhiệm người mẹ càng nặng nề hơn khi
không có người cùng chia sẻ. Thiên chức
người mẹ không viết thành văn, không theo một công thức khoa học, không theo
một phản ứng hóa học, không có chu tŕnh hay quỹ
đạo nào vạch sẳn. Nhưng
những người mẹ đă hoàn tất tuyệt
vời.
Tôi
nhận thức được những điều này khi
tuổi đời ngày càng chồng chất. Tôi thấm thía
với t́nh mẫu tử mẹ dành cho con th́ mẹ không c̣n. Đứa con
của Phương hôm nay cũng như tôi xưa kia, khi đón nhận t́nh thương của
cha mẹ dành cho như một điều đương
nhiên có sẳn cho ḿnh. Tôi
muốn viết lên đây như một điều hối
lỗi, như tiếng chuông cảnh tỉnh những
người trẻ biết những ǵ mà tôi đă đi
qua. Con người ca tụng
vẽ đẹp qua những bức h́nh sinh động
của thiên nhiên, nhưng không có bức h́nh nào chụp
được sự hy sinh cao cả tuyệt vời
của người mẹ. Có chăng chỉ là những suy diễn của
từng người khi nh́n bức tranh bà mẹ ôm con. Trong vũ trụ, không phải
chỉ có con người trên trái đất này không thôi, mà
có thiên vạn hành tinh ngoài kia có sự sống
như chúng ta, và có hàng hà sa số sự hy sinh chưa
hề ghi nhận. Nhiệm mầu thay, thời gian, không
gian vô cùng như vậy mà vào thời điểm này, có
người mẹ với tấm ḷng bao la mà tôi
được ân hưởng, mà tôi được
thấy ở Phương. Tôi cảm ơn những ǵ tôi
có và xốn xang luyến nhớ khi tất cả vụt
mất trong khoảnh khắc.”
*
**
Hôm nay
được chị Chủ Nhiệm Xây Dựng trao cho
bức thư của một nữ
độc giả gởi qua hộp thư toà soạn.
Tôi
mở ra đọc, một luồng cảm xúc ấm áp
nổ bùng trong đầu, len trong ánh mắt. Nỗi vui buồn
lẩn lộn: vui v́ bài viết ḿnh có người quan tâm,
buồn v́ tâm sự người độc giả.
Viết một bài văn, một bài thơ để giải
bài tâm sự mà có người thông cảm hay thắc
mắc đối với tôi là một phần
thưởng. Khi
nhà tôi mất, tôi viết lại những xúc cảm trong
đầu, sự chợt đến chợt đi, cái
bất trắc của cuộc sống con người. Tôi viết cho tôi mà
c̣n diễn đạt tâm t́nh cho những người
đồng cảnh ngộ.
Một
lần nọ, có một độc giả nhận diện
ra tôi và cho biết là có đọc những bài viết
của tôi trên báo. Nếu một
đóa hoa tươi trong vườn cho ḿnh cảm giác yêu
đời để đón chào một ngày mới, th́
những lời b́nh phẩm, những bức thư
của độc giả là phần thưởng quư giá
nhất cho người cầm bút như tôi.
Những thắc
mắc và nỗi ưu tư của nữ độc
giả trong bức thư đă nói lên
một vài điểm trùng hợp với cuộc sống
của tôi. Một vài mẫu
số chung cho những con toán, nhưng mỗi con
người là một vũ trụ huyền bí và kỳ
ẩn nên khó có thể t́m được lời giải
đáp nào, khả dĩ hợp lư cho độc giả
của ḿnh, nên rất tiếc tôi không thể trả
lời cho bài toán không có đáp số.
Trên
cương vị người viết báo, đáng ra tôi
phải trả lời cho vị độc giả như
lời cám ơn sự quan tâm của người
đọc với bài viết của ḿnh.
Nhưng cuối
cùng, tôi xin mượn bài viết này thay cho lời cảm
ơn và để t́m sự thông cảm của độc
giả, tôi xin ghi lại tâm t́nh của người làm báo,
và những biến chuyển nội tâm khi đứng
trước một sự kiện, chỉ xuất hiện
trong khoảnh khắc rồi mất hút trong hư không,
như cơn sóng trên biển, như vạt nắng trong
buổi hoàng hôn./.
Phạm
văn Ḥa