CẢM TƯỞNG CỦA

MỘT NGƯỜI VIẾT BÁO

Lê Đại Hiền (Cựu nhân viên Metro, Houston TX)


 

“Ông Lê Đại Hiền, cựu sĩ quan Không Quân, trước đây cư ngụ tại Houston, là khuôn mặt tích cực trong sinh họat chánh trị của cộng đồng, từng giữ chức vụ Chủ tịch Nhóm Yểm Trợ TPB/QLVNCH do báo Xây Dựng thành lập (1995). Đến tuổi nghỉ hưu (1999) ông dời nhà qua Nam Cali để cạnh kề con cháu, và một thời xuất hiện trên báo Xây Dựng trong mục Lá Thư Cali.

Ba năm gần đây, một cơn bạo bệnh đă khiến anh liệt giường mấy tháng dài, cho nên đành vắng mặt. Sau khi giải phẫu, nay b́nh phục, th́ đă đến tuổi 80…”

Khi bắt đầu viết mục “Lá Thư Cali” có nội dung tŕnh bày các sinh hoạt của cộng đồng Cali cho Tạp Chí Xây Dựng, tôi không có một cảm nghĩ ǵ cả, đúng ra là tôi chưa có khái niệm viết báo.  Cầm bút lên, viết ra những ǵ tôi chứng kiến, những ǵ xảy ra có thật (từ Little Sàig̣n, từ Quận Cam, Nam California), ghi ra những luật lệ Cali mới ban hành có liên quan tới đời sống người Việt tỵ nạn CS đang ở miền Trung Nam Cali.  Viết xong gởi đi. Không nghĩ là phải chải chuốt bóng bẩy câu văn.  Có điều khác hơn là phải cẩn trọng khi tường thuật sự việc thật chính xác.  Những tin tức tôi viết gửi sang Tạp Chí Xây Dựng, đều được kiểm chứng hoặc cá nhân tôi chứng kiến. Tôi làm kỹ như vậy nhằm cung cấp cho đọc giả XD tin tức có thật, nhứt là những sinh hoạt Cộng Đồng NVQG, Đoàn thể Hội đoàn Quân nhân hay Ái Hữu, những cuộc biểu t́nh chống văn nô Cộng Sản, biểu t́nh trước các cơ sở Sứ quán hay lănh sự CSVN và Cộng Sản Tàu, những luật lệ Cali mới ban hành để đọc giả Xây Dựng hiểu biết hầu tránh phạm luật khi có dịp thăm viếng Little Sàig̣n hay các thành phố lân cận.  Những rắc rối lưu thông mà nhiều người du lịch vô t́nh phạm lỗi.  Cali là tiểu bang có giá tiền phạt lưu thông cao nhất Hoa Kỳ, thêm vào Cảnh sát Cali áp dụng nghiêm chỉnh luật lệ lưu thông nên tài xế thường bị Cảnh sát biên phạt quá khắc khe, nhưng người dân luôn được tôn trọng. Đôi khi cũng được Ṭa khoan hồng xóa bỏ giấy phạt.  Thực tế, Cảnh sát lạm quyền, nặng tay với tài xế th́ ở tiểu bang nào cũng có “ít” thôi!

Sau vài số báo phát hành có thêm mục Tin Tức Cali được đọc giả quan tâm,  Chủ nhiệm Tạp Chí Xây Dựng yêu cầu tôi tiếp tục viết tin tức Cali.  Từ đó tờ báo Xây Dựng có thêm mục “Lá Thư Nam Cali”.

Tôi có khái niệm viết báo bắt đầu từ ngày đó với tâm niệm – làm báo phải tôn  trọng sự thật, có lương tâm và trách nhiệm.   Tôi dành thêm thời giờ để đọc báo địa phương (Mỹ - Việt). Xem tin tức truyền h́nh nhiều hơn, đi họp th́ phải chú ư lời nói, cách tranh luận của tham dự viên của phiên họp để viết lại sự việc đầy đủ, đúng ư thuyết tŕnh viên, đúng nội dung phiên họp… Tôi cảm nhận được, thời gian dưỡng hưu của tôi, nếu dùng nó góp phần hữu ích cho xă hội, cho cộng đồng bằng cách viết tin tức, làm phóng sự th́ không những giữ được sức khỏe tốt mà c̣n giúp trí năo tôi tiếp tục làm việc, có hứng thú, giảm đi sự “lăo hoá trí tuệ”.

Viết cho một tờ báo mà chủ trương của Ban Biên Tập đồng quan điểm (chống Cộng Sản) với đường lối xây dựng cộng đồng, bảo tồn tập tục văn hóa Việt hải ngoại, tôi càng phấn khởi hơn.  (Tạp Chí Xây Dựng là tờ báo ở hải ngoại chống Cộng với lập trường dứt khoát không chấp nhận Cộng Sản với bất cứ h́nh thức nào).  Góp phần xây dựng cộng đồng là một công việc cần thiết của người tỵ nạn Cộng Sản ở hải ngoại lúc bấy giờ.  V́ vậy riêng cá nhân tôi, Tôi cho rằng tạp Chí Xây Dựng xứng đáng là tờ báo của Cộng Đồng người Việt tỵ nạn ở hải ngoại.

Thành thực mà nói, viết tin tức hay làm phóng sự đối với tôi không khó nhưng lại có vấn đề, một việc làm tuy thoải mái, tự do nhưng không phải đơn giản v́ tục ngữ ta có câu “lời thật mất ḷng”, nhứt là ở Cali và Houston  nầy, phải đối đầu với “những cây viết ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng Sản”, khiến tôi dị ứng! Tôi mắc phải bệnh “dị ứng” rất nhạy cảm đối với những nhà báo gian dối, những kẻ sống nhờ cộng đồng để trở thành người giàu có nhưng lại bất lương phản bội cộng đồng người Việt Quốc gia, bởi v́:

Khi c̣n trẻ, Tôi may mắn được sinh ra và lớn lên trong một gia đ́nh Nho học: Tiên học Lễ, Hậu học Văn – Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín làm căn bản sống, mặc dầu ba tôi ảnh hưởng bởi nếp sống văn minh Tây –Âu (văn hoá Pháp) – Ông tốt nghiệp trường học Pháp, làm “Thầy Thông”, Trưởng “Nhà Giây Thép” Trảng Bàng (Trưởng Ty Bưu Điện) lúc về hưu, sở hữu chủ hai sở cao su, một ở thị xă Gia B́nh và một ở làng An Hoa thuộc Trảng Bàng (Tây Ninh).

-Tôi là một cựu học sinh trường Trung học Petrus Kư ở Sàig̣n, nơi đây đă đào tạo tôi thành một công dân tốt, có khả năng và t́nh người – Tôn Sư Trọng Đạo - với 2 câu đối “Không Mạnh Cương Thường Tu Khắc cốt, Tây Âu Khoa Học yếu Minh Tâm” Trung học Pétrus Kư có một truyền thống kỷ luật học đường thật nghiêm minh, văn hóa đạo đức.  Lúc bây giờ, thi Đậu vào trường Lycée Pétrus Kư, học ở trường Pétrus Kư, tốt nghiệp từ trường học Pétrus, đó là mơ ước của hầu hết học sinh ở miền Nam VN, vào những thập niên 50,60 và 70.

-Tôi là một cựu Lính Việt Nam Cộng Ḥa, quân trường đă đào tạo tôi thành một quân nhân có tinh thần “Trách Nhiệm, Danh Dự và Tổ Quốc” mang trên người sắc phục “TỔ QUỐC KHÔNG GIAN”

Nhờ vậy, tuy bỏ nước ra đi, sống với cuộc đời tỵ nạn Cộng Sản ở hải ngoại (trong suốt 38 năm sinh sống ở Hoa Kỳ), tôi vẫn giữ được khi tiết đạo đức, căn cước tỵ nạn Cộng Sản, cố tránh trở thành gánh nặng cho xă hội Hoa Kỳ.  Trong suốt 3 thập niên tỵ nạn ở Hoa Kỳ, Tôi và vợ con tôi chưa lần nào nhận sự giúp đỡ của Chánh phủ Hoa Kỳ, ngoại trừ 3 tuần lễ đầu, định cư gia đ́nh tại thành phố Milwaukee, Wisconsin dưới sự bảo trợ của Tổ chức Milwaukee International Institute (sau đó tôi đi làm, hai con tôi vừa đi học vừa đi làm).  Mặc dầu gia đ́nh của tôi đến nước Mỹ với 2 bàn tay không. Đồng lương mà chúng tôi làm ra đầu tiên ở Milwaukee là $2.10 một giờ, đă đóng thuế đầy đủ và làm tṛn bổn phận một công dân của một nước tự do tạm dung nầy.

Với cái tuổi “Thất thập cổ lai hi” mới bắt đầu viết báo, làm phóng sự… cho tờ báo Xây Dựng quả thật, khiến bạn bè tôi ngạc nhiên, nào ngờ… nó là sự thật.  V́ lúc mới đến Hoa Kỳ, có vài bạn học Pétrus làm báo, bảo tôi viết bài làm báo nhưng tôi từ chối, v́ lẽ rằng hồi c̣n ở VN (trước 1975), Tôi vốn không mấy “cảm t́nh” hay đúng hơn là “không ưa” mấy Ông nhà báo v́ họ đă viết báo gây tiếng xấu cho đơn vị tôi (họ “bịa” chuyện để mạ lỵ nhân viên Trạm Hàng Không (KQ),  làm tổn thương đến Ông Sĩ quan luống tuổi rất mực thanh liêm, đức độ).

Rồi 30 năm sau…

Không ngờ cuộc đời tỵ nạn của tôi, lại có những giây phút viết lách, để trở thành người viết báo.  Tôi quan niệm làm báo phải tôn trọng sự thật, có tư cách, là hai yếu tố cần thiết.  V́ người viết báo, người phóng viên, nhà văn là những thành phần trí thức đáng nể trong trong xă hội, nhưng tiếc thay! Cũng không thiếu ǵ người phóng viên đáng khinh bỉ v́ lợi lộc cá nhân, v́ thiếu tư cách.

Khi c̣n trẻ, tôi thích xem ciné, xem cải lương, đọc báo, đọc sách, dù rằng cũng có nhiều bản tin “giựt gân” không đúng sự thật, nhiều người cho rằng nhà báo viết láo ăn tiền, nhứt là bịa chuyện, phóng đại sự việc để lôi cuốn đọc giả hiếu kỳ.  Nhưng tôi không quan tâm cho lắm v́ cứ tưởng rằng, họ viết cho dù sự việc không thật nhưng cũng không làm thiệt hại ai, chỉ để “câu đọc giả” mà thôi.  Đến khi bài báo bôi nhọ nhân viên Trạm Hàng Không Quân Sự  đăng trên một nhựt báo, tôi bàng hoàng thất vọng.  Ḷng kính trọng của tôi đối với nhà báo vơi đi rất nhiều, nhất là lúc giới truyền thông Mỹ loan truyền tin tức thất thiệt vế chiến tranh VN, phủ nhận ḷng yêu nước, sự hy sinh, can đảm chiến đấu của các chiến sĩ QLVNCH cũng như các chiến sĩ Đồng Minh tham chiến ở VN do bọn phản chiến phát động.

Đời sống ở Mỹ này, tự do ngôn luận được tuyệt đối tôn trọng v́ vậy nảy sanh ra một số (nhỏ) nhà báo, phóng viên VN vô trách nhiệm, bẻ cong ngồi bút viết ra những chuyện “không – nói có, chuyện có –nói không”,  tường  thuật tin tức không đúng sự thật, nhứt là tường thuật sai ư nghĩa của những buổi  biểu t́nh chống Cộng sản, chống văn nô cs… Họ viết những bản tường tŕnh có lợi cho cộng sản, bôi nhọ người đấu tranh chống cộng, mạ lỵ Quân Lực VNCH.  Có những phóng viên “trơ tráo”, v́ tiền, làm tṛ vô liêm sĩ, chao đảo, mất lập trường… khi th́ theo người Quốc Gia chống lại Cộng sản nằm vùng, lúc trở  mặt với Cộng Đồng chạy qua phục vụ cho những tờ báo thiên Cộng…Đáng trách!

Là những ông chủ đài truyền h́nh thu nạp chung đề phụ trách phần Điểm tin, B́nh luận… những tờ báo dung túng họ để đi săn tin, phỏng vấn….Suy đi ngẫm lại, có nhiều vấn đề mâu thuẫn trong sinh hoạt cộng đồng.  Ví dụ như cha đi biểu t́nh “chống”, con hoặc thân nhân đi xem “ủng hộ”, tham gia tuyên cáo loại bỏ một tờ báo nọ ra khỏi cộng đồng NVQG Nam Cali, hô hào tẩy chay, không đọc không… nhiều thứ không lắm, nhưng lại đi mua báo đó đọc, dùng Tin Tức của tờ báo đó để điểm tin, b́nh luận thời cuộc !!! C̣n nỗi xót xa nào hơn, khi những người cựu chiến binh VNCH, cựu công chức thời VNCH, muối mặt đến pḥng hội của một tờ báo (đă từng viết bài mạ lỵ họ, ca tụng tên tặc Hồ) để xem Túc cầu “World Cup 2014” để được “ăn bữa cơm, hotdog miễn phí. Hết thuốc chữa!!!

Hỡi các chiến hữu của tôi ơi! Chớ có quên lời nhục mạ của bọn cộng sản và bọn Việt Gian “lính VNCH, những tù nhân chính trị là “LÀM TAY SAI cho đế quốc Mỹ”, có nợ máu với nhân dân”. Hăy tỉnh lại trước khi bị “lăng trí” !!! chống văn hóa Cộng sản nhưng lại dùng “từ ngữ” Cộng sản (trọn gói, quí, ổn định, bao cấp…) những từ ngữ này thường nghe thấy trên các đài Truyền h́nh, phát thanh, đọc trên báo chí VN hải ngoại.

                 * * *

Làm báo bất đắc dĩ.

Tháng 8 năm 1978, Tôi vào làm việc cho hăng xe buưt thành phố Houston, Quận Harris, Texas (Metropolitan Transit Authority of Harris County), gọi tắt là hăng Metro, lúc đó chỉ có 3 nhân viên Việt Nam, tỵ nạn Cộng sản (Anh Bi, dân sự) Anh Trứ (KQ) Anh Hiếu (Trưởng Ty cảnh sát Trương Tấn Bửu) Anh Đức (không nhớ thuộc binh chủng nào?) Tôi (KQ) người VN thứ tư làm việc cho hăng này. Hăng Metro có 5 cơ xưởng ở bốn vùng (Đông – Tây – Nam - Bắc Houston) và cơ xưởng trung ương tên gọi là Milby (Milby Central Shop), nơi đây có khả năng bảo tŕ sửa chữa xe buưt và xe hơi từ A đến Z kể cả việc lượt kiểm, làm máy (rebuilt) đủ loại máy móc, hộp số, máy lạnh… và một body shop với đầy đủ dụng cụ sơn, làm đồng, kéo khung… Khoảng 4 tháng sau ngày tôi vô làm cho hăng Metro, có khoảng 100 người Việt (hầu hết là xuất thân là quân nhân) được hăng này chọn vào làm việc từ văn pḥng đến các cơ xưởng với nhiều lănh vực khác nhau kể cả ngành “Fare box”. Trong số những người quân nhân này, có 3 người phi công, 1 KQ kiến tạo, 3 Hải Quân mà chúng tôi biết nhau trước 1975.

Anh em cũng nhau lập hội lấy tên “Hội Ái Hữu nhân viên VN Mettro – VN Metro Employees Asssociation” nhằm tạo đoàn kết, bảo vệ quyền lợi lao động cho toàn thể anh chị em làm việc cho hăng Metro, được Ông Russ.Pentz Giám đốc Bảo Tŕ (Maintenance Manager) hoan nghênh và hổ trợ phương tiện điều hành Hội, bao gồm văn pḥng phẩm, in ấn Bản tin Metro và Đặc san Metro.

Lúc bấy giờ việc in ấn c̣n thô sơ, đánh máy lên giấy sáp stencil in ra bằng máy ronéo (bỏ dấu tiếng Việt trước khi đưa đi in).  Tờ Đặc san đầu tiên phát hành với 120 trang đánh máy in một mặt.  Ông Russ Pentz cho cô thư kư mời tôi lên văn pḥng gặp ông.  Ông Pentz đưa đề nghị, từ nay chúng tôi (Metro) sẽ giúp Hội của anh in Bản tin và Đặc san, rồi nh́n cô thư kư bảo cô từ nay giúp tôi những ǵ tôi cần.  Cô thư kư mời tôi qua VP, cung cấp cho tôi một số văn pḥng phẩm rồi đưa tôi đến nhà in của Metro, giới thiệu tôi với ông Giám Đốc nhà in và cũng từ đó cô thư kư cung cấp cho tôi văn pḥng phẩm để điều hành hội Metro mỗi khi tôi cần. May mắn thay, ông superviser coi cái pḥng in ấn đó là cựu quân nhân đă từng phục vụ chiến trường VN, nên ông ấy sẵn sàng dành mọi dễ dăi cho tôi, kể cả việc in thơ mời hay copy những tài liệu mà chúng tôi cần phổ biến.  Ông Pentz rất thích cái phù hiệu Hội Metro (logo), một biểu tưởng đủ ngành nghề do nhân viên Việt phục vụ cho hăng Metro từ cleaner, tài xế, thợ máy văn pḥng (kế toán tiếp liệu kiến tạo…) Nhờ Metro giúp phương tiện làm bản tin, anh em VN làm việc cho hăng Metro cùng nhau hợp tác, kẻ viết bài người lấy tin từ Metro, ngoài cộng đồng nên Bản tin Metro ra đều đặn mỗi 3 tháng và một tờ Đặc San Metro mỗi năm, phát hành vào dịp Tết Nguyên Đán.  Nhằm duy tŕ t́nh thân thiết giữa hội viên và các gia đ́nh nhân viên Metro, hội tổ chức mỗi năm Trại hè và Tết theo tập tục truyền thông VN (múa lân chúc tết, ĺ x́, văn nghệ) Ông Russ Pentz và các superintendent của các shop và formen được mời tham dự Tết.

Đó là thời lúc (đầu năm 1979) Tôi vướng vào nghiệp viết lách.  Bài vở, tin tức, h́nh ảnh với nội dung phong phú của Đặc san do các bạn Metro đóng góp, như các bạn Vân (nhà văn),  Châu (Hải Quân), Lâm (BĐQ), Phi (HQ), Mỹ (CVA) và một số thân hữu, gia đ́nh hội viên Metro.

Viết báo Xây Dựng:

Năm 2000, khi tôi dọn về Quận Cam, Nam Cali để nghỉ hưu, gần gũi các con cháu, vui với thời tiết nắng ấm, nói có Little Sàig̣n thủ phủ tỵ nạn VN, người Việt, sinh hoạt tương tự như nếp sống của một thành phố ở miền Nam nước Việt,  nơi tôi định cư là TP Garden Grove, là một trong 3 thành phố người Việt ở đông nhứt  Quận Cam, đặc biệt và cũng là thành phố đầu tiên đă ra Nghị quyết Vinh Danh Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ đồng thời cũng “cấm cửa” Việt Cộng, không được héo lánh đến những thành phố đó, tiếp nối là các thành phố Westminster và Santa Ana ra nghị quyết tương tự”

Cali cũng như lúc c̣n ở Houston, phiên hợp nào của Cộng Đồng tổ chức chúng tôi cũng tham dự Biểu t́nh chống cộng sản hay văn nô CS ở nơi đâu chúng tôi cũng có mặt.  Tôi thường kể cho chị Hoàng Minh Thúy nghe những ǵ xảy ra trong Cộng Đồng NVQG Nam Cali.  Chị Thúy đề nghị tôi viết ra sau mỗi lần tham dự hội họp, biểu t́nh, tin tức tại tiểu bang Cali cho đọc giả Xây Dựng xem.  Ban đầu Tôi hơi ngại, chưa dám hứa v́ tôi vốn không thích giới báo chí cho lắm. Nhưng nghĩ lại, nếu viết báo trung thực, có trách nhiệm, có lương tâm, là việc làm tốt, hữu ích, nên làm. Tôi bắt đầu viết và viết thường xuyên cho báo Xây Dựng kể từ giữa năm 2000.

Dần dần tôi có hứng thú viết.  Nhằm ghi lại những sự kiện chính xác, tin tức có thật Tôi luôn luôn kiểm chứng tài liệu trước khi gởi bài cho báo Xây Dựng. Viết báo lắm khi bực bội khi đọc những bản tin mà người phóng viên “vô trách nhiệm” hay từ những phóng viên “thân Cộng” viết tin tức sai sự thật, hoặc chuyển sự việc làm sai lệch ư nghĩa của vấn đề, từ “chính nghĩa” trở thành “bất chính..” Điển h́nh như cách đây không lâu lắm, bọn VNCS đến tŕnh diện văn nghệ tại rạp hát Art Performance center, Fountain Valley, có cả ngàn người tỵ nạn biểu t́nh chống VNCS.  Người phóng viên của một tờ báo thân Cộng, tường tŕnh là nhóm biểu t́nh khoảng vài trăm người tu tập chống tŕnh diễn “vở kịch lịch sử”.

Cả thế giới đều biết, miền Nam VN (VNCH) bị Hoa Kỳ trao tay cho CSBV (do Kissinger đi đêm với Cộng Sản Bắc Việt), để rồi Quân Đội Hoa Kỳ hồi hương trong nhục nhă (dân chúng ngoảnh mặt làm ngơ với vẻ mặt khinh bỉ) nguyên nhân bởi giới truyền thông và bọn phản chiến Hoa Kỳ quấy động, tuyên truyền sai sự thật về chiến tranh VN, vô t́nh mạ lỵ Quân lực VNCH Hoa Kỳ tháo chạy theo kế hoạch Kissinger sát hại hàng triệu người đă hy sinh v́ Tự Do.  Măi đến 20, 30 năm sau Quân Lực VNCH mới được phục hồi danh dự qua lời xin lỗi của Tướng Westmoreland và xác nhận:” VNCH mất là do sự thất bại của Hoa Kỳ”. Và chính miệng Kissinger đă thú tội trong một buổi hội thảo Bộ Ngoại Giao ngày 29-9-10: “Sự thảm bại tại VN năm 1975 là do Hoa Kỳ chớ không phải do VNCH” sự kiện cho thấy Kissinger đă thao túng chính sách Hoa Kỳ làm Nixon mê muội và khiến cho Quốc Hội Hoa Kỳ không thấy được con đường trước mắt và hậu quả tai hại nếu cúp viện trợ, bỏ rơi VNCH,  khiến cho hàng triệu người Việt chết oan, chánh phủ Hoa Kỳ đă bội phản sự hy sinh của 58 ngàn chiến sĩ Hoa Kỳ anh hùng đă hy sinh bảo vệ Tự Do cho thế giới.  Đó cũng là hậu quả tai hại nghiêm trọng của một tập thể truyền thông tắc trách vô liêm sĩ Hoa Kỳ gây ra.

Nếu luận tới Kissinger th́: Hắn là một tên tội đồ chiến tranh, hăy nh́n những tội ác của CSVN trong suốt 39 năm cầm quyền và những dă tâm đối xử của CSVN đối với nhân dân VN những người Việt yêu nước hiện đang ở trong nước, sẽ nghe thấy TỘI ÁC của Kissinger đối với nhân dân VN, và Thế Giới Tự Do không thể tha thứ được.

Tại Trung tâm Quân sự Lục Quân Hoa Kỳ, trước sự hiện diện của nhiều tướng lănh Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà trong đó có Đại Tướng Viên và Tr/T. Trưởng Thống tướng HK William Westmoreland đă nh́n nhận rằng: “Chúng tôi đă phản bội các anh – We betrayed You”.

Sau 10 năm VNCH sụp đổ, báo New York Time có đăng lên lời phê của Đại Sứ Martin:”… Rút cuộc chúng ta chỉ lo tháo chạy, ư chí dân tộc của Hoa Kỳ đă sụp đổ (In the end, we simply cut and run.  The American National will had collapsed”, trích trang 407 trong tập sách “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” của Nguyễn Tiến Hưng,

Tôi cảm nhận:

*Một phóng viên có lương tâm, có trách nhiệm, chắc chắn họ sẽ ư thức khi viết ra một bản tin, công bằng khi làm phóng sự, kể lại sự việc phải chính xác, đúng sự thật diễn biến, có nghĩa là “tôn trọng sự thật”.

*Đưa tin sai sự thật là có lỗi với đọc giả, có tội với người trong cuộc, là vết nhơ của giới truyền thông báo chí.

*Nhà văn nhà báo là biểu tượng dân trí của một dân tộc, của nền văn minh của một Quốc gia. Làm báo là cái nghiệp thanh cao, có một đặc quyền “Tứ Quyền” bất khả xâm mà mọi quốc gia Tự Do đều tôn trọng và trao cho.

*Sách báo là món ăn tinh thần, món giải trí lành mạnh, đầy thú vị mà mọi đọc giả đều ưa thích.

Sau một thời gian viết tin, làm phóng sự cho Tạp Chí Xây Dựng, Tôi cảm nhận tôi đă và đang theo đuổi một công việc hữu ích, đă xử dụng thời giờ hưu trí của tôi có ư nghĩa.  Tôi hănh diện được hợp tác với báo Xây Dựng, hướng dần dư luận trong sáng đến với đọc giả Xây Dựng qua những tin tức hữu ích, phóng sự trung thực.  Tôi nhận lời viết báo Xây Dựng một phần do lập trường Quốc gia của Ban Biên tập XD; dám nói thẳng sự thật, trực diện với bọn ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng Sản.

Tôi tin rằng, viết báo trung thực sẽ tạo nguồn cảm hứng phong phú trong cuộc sống cho người, cho ḿnh.

Mong thay, giới báo chí trẻ hành nghề đứng đắn sẽ là những nhà văn, nhà báo biểu tượng cho tiếng nói chính nghĩa Quốc Gia, có nhân cách và là gương sáng truyền thông cho thế hệ nối tiếp mai sau, xứng với đặc quyền “bất khả xâm” khả kính.

Trên đây là cảm nghĩ đứng đắn, được viết ra thật ḷng.

Nam Cali lập Xuân 2014

Phiêu Bạt

(Lê Đại Hiền)