VĐH

 

 

 

TUZLA

THÀNH PHỐ ÊM ĐỀM

VŨ Đ̀NH HIẾU

-Sinh quán làng Yên Thái (Bưởi) Hà Nội.

-Cựu sinh viên Đại Học Khoa Học Saigon.

-Cựu SQ Biệt Động Quân.

-Sang Hoa Kỳ năm 1975, đi học trở lại.

-BS (Cử Nhân) Toán.

-MS (...) Computer Science.

-Ph. D. Management Information Systems.

-Đă giảng dậy cho một số viện đại học ở Hoa Kỳ, đại học RMIT Việt Nam.

-Đang dậy Information Technology cho American UniversityBosnia Herzegovina

 

 

        Tuần lễ đầu tiên ở Tuzla trôi qua nhanh chóng. Tôi là người đến sau cùng, nên được một nhân viên an ninh nhà trường chở đến văn pḥng hành chánh nào đó ở gần trung tâm thành phố để “đăng kư”. Thủ tục rất nhanh chóng, họ mời tôi cùng với nhân viên nhà trường vào một pḥng, rồi hai người đàn ông nói chuyện với nhau dăm ba câu tiếng Bosnia, sau đó lấy mộc ra kư tên, đóng dấu rồi cấp cho tôi tờ giấy để tùy thân thay cho passport.

        Hôm khác, Senada đưa tôi cùng với ba ông thầy khác đến nhà băng Raiffeisen mở trương mục để nhà trường trả lương mỗi tháng. Họ làm việc rất nhanh, v́ nhà trường có ngân khoản trong nhà băng và nhân viên làm việc đă quen biết nhau. Tôi lại có dịp đi dạo khu trung tâm thành phố, nơi tập trung văn pḥng hành chánh, sở cảnh sát, công ty, cửa tiệm buôn bán, quán ăn... Đường phố tấp nập người đi bộ trên vỉa hè, trên đường chỉ thấy xe hơi (auto) nhưng vẫn chưa trông thấy xẩy ra tai nạn hoặc kẹt xe.

        Không như ở Việt Nam, lúc nào cũng có xe gắn máy “Honda” chạy ngoài đường, tiếng máy xe ầm ĩ. Năm tôi dậy học cho trường đại học Úc (Australia), Royal Melbourne Institute of Technology ở Việt Nam, cũng phải nhờ một ông bạn đứng tên mua chiếc xe Honda đi làm. Mỗi lần ra đường, cả một “sư đoàn” xe Honda chèn ép tôi, danh từ ở Việt Nam gọi là chạy “búa xua”. Ít lâu sau tôi cũng “búa” luôn, thiên hạ chỉ có một búa, tôi dắt trong người... hai ba cái búa. Một lần chạy ṿng chữ “U” nơi bị cấm, vừa mới ṿng xe, được hai ông công an lưu thông (chạy Honda) dứng chận đường, ra dấu tấp xe vào lề đường... Câu hỏi “nhát gừng” đầu tiên.

-         Cho coi bằng lái xe?

-         Tôi không có... Chưa thi bao giờ... ( sao nói vậy... người ơi!)

-         Đưa coi chứng minh nhân dân?

-         Không có... (vừa trả lời vừa lắc đầu)

-         Cái ǵ cũng không có... Vậy chứ ông làm ǵ ở đây?

-         Tôi dậy học cho trường Úc... (vừa nói tôi vừa chỉ tay lên nón an toàn có logo trường RMIT... cái nón này... cũng không phải... bỏ tiền ra. Tôi xài toàn... đồ chùa).

-         Cho coi passport?

-         Cũng không có luôn... Nhà trường giữ để xin gia hạn visa cho tôi.

-         Trời đất... (kêu trời cũng không thấu)

        Ông công an trợn to mắt nh́n tôi, rồi bước lại chỗ ông thứ hai đang “hành tội” một nạn nhân khác, nói chuyện đôi ba câu, rồi bước lại chỗ tôi.

-         Vậy chứ bây giờ ông có tiền đóng tiền phạt không?

        Đóng tiền phạt 50 ngàn đồng VN (năm 2008 khoảng 3 đô la), họ cho đi. Tôi không tiếc số tiền phạt, nhưng vẫn băn khoăn... mắt mũi ḿnh để đâu! Về đến nhà, mấy anh sinh viên ở nhà trọ gần đó, thường ngồi tán dóc nơi quán cà phê, nói với tôi... Chú hên lắm đó, người khác họ giam xe luôn rồi!

        Qua tuần lễ thứ hai, chúng tôi được thông báo phải vào trường hôm thứ Ba, nhà trường có một buổi “nói chuyện” (orientation) để trả lời các câu hỏi của những người mới đến và cũng là buổi họp để biết thời khóa biểu dậy học, sách vở, những thủ tục linh tinh...

        Nhận xét sơ khởi, lề lối làm việc rất lè-phè... các vị giáo sư, có việc mới vào trường, th́ giờ c̣n lại đi dạo phố, ăn uống trong khu khu phố cổ hoặc trung tâm thành phố, những người đă dậy cho trường từ những năm trước dường như... không thấy. Sáng thứ Hai như thường lệ, uống xong ly cà phê, tôi đi bộ đến trường soạn bài để giảng dậy. Khoảng 10 giờ sáng, nhận được email từ Dr. Melvin Sterne, đă dậy môn Anh Văn (English) cho American UniversityBosnia được 3 năm, mời các bạn đồng nghiệp họp mặt trong khu phố cổ, lúc 2 giờ chiều. Khu phố cổ gọi là Centar (Center – Trung Tâm), du khách, ai cũng thích khu này, có công trường rộng răi, ṿi phun nước lớn ngay giữa trung tâm, cửa hàng, và rất nhiều tiệm ăn.

        Từ hôm mới đến, tôi chỉ biết đi bộ đến trường, ngoài ra đi đâu cũng có xe đưa đi nên vẫn chưa biết đường đi đến khu phố cổ. Đang phân vân, ông bạn Kenneth Szulczyk dậy môn Tài Chánh (Finance) bước vào, ông ta đến Bosnia trước tôi hơn một tuần, đă biết nhiều về đường xá. Hai chúng tôi ngồi nói chuyện, đợi đến giờ đi đến khu phố cổ gặp các bạn đồng nghiệp. Điều này quan trọng, để hỏi thăm, lấy kinh nghiệm về Bosnia, trường học, và tạo sợi giây liên hệ.

        Ken cùng với tôi thả bộ ra đến con đường chính Rudarska đón xe taxi đi khu phố cổ. Đến một ṿng xoay nhỏ, người tài xế xe taxi ngừng lại để chúng tôi xuống, luật cấm không cho xe chạy vào bên trong. Chúng tôi theo con đường dốc hơi uốn cong lát đá xanh có bề mặt nhỏ hơn bàn tay, ở Saigon ngày xưa có những đoạn đường ngắn, như con đường nhỏ bên hông bưu điện Chợ Lớn có lát những viên đá xanh này nhưng to hơn.

        Tôi nghĩ thầm, cho xe vào cũng chạy không được, mặt đường đá xanh gồ ghề, vả lại đă trông thấy những cửa tiệm bán hàng, đồ kỷ niệm cho du khách. Trên vỉa hè củng như dọc theo con đường, đông người qua lại, nhiều người trẻ trung... đây cũng là chốn hẹn ḥ. Cuối con đường là một công trường (khoảng trống) rộng lớn, ở chính giữa là một ṿi nước lớn (fountain) đang phun nước, xung quanh ṿi nước có những băng đá tráng men như gạch bông, xếp h́nh ṿng cung cho khách nhàn du dừng chân, ngồi ngắm khung cảnh xung quanh.

        Hai chúng tôi đến hơi sớm, Ken đă quen thuộc với khu này đưa tôi đến một cửa tiệm bán đủ thứ đồ dùng, ly tách, quần áo... Ông ta nói với tôi, có cô bán hàng người Tầu, tôi cũng mong gặp người đồng hương. Tiệm này lớn, có hơn năm cô tiếp khách, mời mua hàng. Ngay quầy tính tiền có hai cô trông ra vẻ Á Đông, tôi hỏi thử câu tiếng Anh bâng quơ, cả hai không hiểu, kèm theo câu tiếng Việt, cũng không... Tôi mua một cái dù xài tạm, mấy hôm nay trời hay có mưa lâm râm, sáng nào cũng có sương mù, đến gần 10 giờ sáng mới tan. Những hôm trời mưa nhỏ như bụi, khi mặt trời vừa tắt nắng, sương đă xuống.

        Ra khỏi tiệm, chúng tôi nhận ra ngay Melvin và Barbara đang đứng đợi nơi ṿi nước lớn. Bốn người đi lại chỗ có căng mấy cái dù che nắng lớn trước mặt một dẫy nhà sơn trắng cao ba tầng trông rất đẹp, cổ kính. Tôi nh́n ṭa nhà đồ sộ, nơi tầng chệt là dẫy cửa hàng bán nước uống giải khát, có bàn bên trong, nhưng đa số thích ngồi ngoài để nh́n ngắm khung cảnh. Chúng tôi gọi nước uống xong, các bạn đồng nghiệp bắt đầu kéo đến.

        Nhóm giáo sư trường American University khoảng mười người, nối hai bàn lại với nhau, ngồi nói chuyện. Nhóm dậy Anh Văn đủ mặt gồm bốn người: Caryn Voskul, Melvin Sterne, Barbara Brown và Karen Campbell, “băng” này nói nhiều, nói lớn nhất... không biết có phải v́ nghề nghiệp! Hai ông dậy Luật: Jeff Kelleher, Remus Titigra gốc Romania nhưng bằng cấp bên Pháp, ông bạn này rất dễ thương. C̣n lại ngoài tôi và Ken, có David Marsden người Tân Tây Lan dậy môn Toán. Thành phần ban giảng huấn Information Technology (Công Nghệ Thông Tin Điện Toán) có ba người: Dr. Steve Reames, khi tâm sự mới biết ông ta và tôi có thời gian cùng dậy trong trường University of North Texas (khác ban). Dr. Zoran Cvijanovic người Bosnia, cả hai ông “đóng đô” ở Sarajevo, nên ở Tuzla, tôi làm người hùng cô đơn.

        Ngồi nói chuyện khoảng một tiếng đồng hồ, chúng tôi kéo nhau đi sâu vào bên trong khu phố cổ Centar. Nơi cuối ṿng cung của công trường, có một đền thờ nhỏ, dấu tích của người Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish) để lại từ mấy trăm năm trước. Từ nơi này trở đi tất cả các con đường nhỏ, ngă ngách đều trải đá xanh, có một nhà hàng lớn bầy bàn ghế ăn uống tràn ra ngoài đường. Cuối đường là một đền thờ Hồi giáo (Mosque) nhỏ, có một tháp nhọn nhô lên cao. Tôi để ư, ngôi đền Hồi giáo nào cũng có ít nhất một cái tháp như thế.

        Tôi lẽo đẽo theo sau mấy người bạn đồng nghiệp, vừa đi vừa ngắm cảnh sinh hoạt của một thành phố cổ nên đi chậm. Ngôi đền Hồi giáo nằm chắn nơi cuối đường, hai bên hông tách ra hai con đường nhỏ, uốn cong rồi tách ra nhiều con đường nhỏ khác như những đường gân trên chiếc lá. Con đường nào cũng có cửa tiệm, đông người ra vào, qua lại.

        Tôi dừng lại trước một đài tưởng niệm các trẻ em bị chết trong trận nội chiến vừa qua (1992-1995), có mấy bó bông hoa và một ngọn lửa lớn, có một bảng đồng khắc chữ cổ Cyrillic và con số 950, tôi đoán (sau này hỏi lại, không sai) thành phố Tuzla được xây dựng (có người đến sinh sống) từ năm 950. Thống kê mới nhất, Tuzla có khoảng 174.558 người dân. Nơi công viên trung tâm (Central Park) của thành phố có hồ nước mặn (muối), cũng là hồ nước mặn duy nhất trong lục điạ Âu châu, mỗi năm có khoảng 100.000 du khách đến thăm viếng, bơi lội.

        Đầu thế khỷ thứ 16 (1510), dưới sự bành trướng của đế quốc Ottoman, Tuzla được biết đến là một pháo đài, nơi đóng quân của người Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish). Có thể nói tỉnh (province) Canton, bao gồm Tuzla là vùng đất của sự đè nén, và người dân hiền ḥa đă quen chịu đựng. Đến thế kỷ thứ 19, khu vực này lại bị xâm lăng, dưới ách cai trị của đế quốc Áo-Hung (Austria-Hungary) và xáp nhập vào Nam Tư (Yugoslavia) năm 1918.

        Thành phố Tuzla nằm trên một mỏ muối, cũng v́ vậy có hồ nước mặn. Họ đă khai thác lấy muối từ... ngàn năm qua và đó cũng là... vấn đề. Trong thế kỷ 20, vấn đề lấy muối từ trong ḷng đất làm cho vài khu vực trong trung tâm thành phố “ch́m” (lún) xuống. Những căn nhà cổ trong khu bị lún, xụp đổ hay phải phá đi, do đó có nhiều dẫy phố được xây cất lại từ thế kỷ 20, mặc dầu thành phố Tuzla đă được xây dựng hơn 1000 năm. 

        Bên trong khu phố cố có nhiều ngă ngách, chật hẹp, nhưng có nhiều cửa tiệm và người qua lại. Chúng tôi đi ngang qua một dẫy hàng quán ăn uống. Con đường đă hẹp đông người, họ căng dù che nắng, đặt bàn ghế ngay chính giữa con đường, kéo dài cả đoạn đường (block), đông nghẹt khách hàng đang ngồi ăn uống, nh́n ngắm thiên hạ dạo phố.

        Trong nhóm thầy giáo có người rất rành về ăn uống, dẫn đường đưa chúng tôi vào một tiệm ăn nhỏ nằm sâu trong một ngơ hẻm. (sự thực Tuzla là một thành phố nhỏ, chỉ cần đi dậy học một năm cho American University, với đồng lương USA, so với người bản xứ họ là vua, tha hồ chi tiêu, ăn uống... và trở thành “Thổ Công”). Tiệm ăn này hai tầng, tầng dưới chỉ có hai bàn nhỏ và một quầy uống rượu dành cho những vị khách đi một ḿnh. Tôi là “cái đuôi” của nhóm thầy giáo, vừa bước vào cửa, người bồi bàn chào hỏi rất lịch sự, đưa tay chỉ lên lầu.

        Lúc nẫy ngồi uống nước nói chuyện nơi trung tâm phố cổ, tôi chỉ uống ly cà phê Capuccino nên bắt đầu đói bụng, gọi một cái Pizza và một chai bia. Về điạ dư, Bosnia nằm nơi hướng bắc Hy Lạp (Greece) chỉ cách Italy eo biển Adriatic Sea nên các món ăn đặc biệt thuộc vùng biển Điạ Trung Hải (Mediterranean Sea). Có thể v́ đói, tôi thấy ngon quá, ngon hơn Pizza ở Hoa Kỳ, người Bosnia không cho quá nhiều sốt cà chua và miếng bánh mỏng hơn.

        Ăn uống xong xuôi, mọi người chia tay ngay trước cửa tiệm ăn (khu phố cổ rất nhiều ngă ngách). Tôi chia tay ông bạn “nhà Tài Chánh” Ken Szulczyk, đi theo “nhà Toán Học” David Marsden v́ cùng ở trên đường Rudarska như tôi. David h́nh như cũng đến thăm khu phố cổ lần đầu tiên nên cũng là một thứ “Hiệp Sĩ Mù” như tôi... Vừa đi vừa lẩm bẩm, ngón tay chỉ trỏ... “ngă này... ngă này...”

        Hai người ra khỏi khu phố cổ, đến đường Rudarska, cả hai đă biết đường về nhà. Tôi cùng David đi chung thêm một đoạn nữa đến một ngă tư lớn, chúng tôi chia tay. David thuê căn apartment ở gần đó, c̣n tôi tiếp tục đi bộ thêm khoảng hơn 10 phút nữa th́ về đến nhà.

* * *

 

Sáng hôm sau tôi dậy sớm, pha ly cà phê uống, ngồi xem tin tức đài CNN trên TV. Xong xuôi, tôi khoác áo đi ra đường, chưa quen biết đường xá, nhưng vẫn phải t́m một nhà băng đổi tiền Bosnia. Kinh nghiệm hôm qua cho biết, ở đây không nhận đồng đô la Hoa Kỳ.

Ngoài đường tương đối vắng vẻ, chỉ có một chiếc xe bus đang đậu nơi trạm dừng để cho hành khách lên xuống. Tôi băng qua đường Rudarska, một trong hai con đường chính chạy song song từ đầu phố đến cuối phố, nối với nhau qua những con đường ngắn, lớn, rộng răi. Thành phố hẹp, nằm giữa hai rặng núi, những ngày nắng đẹp, đứng trên đường bên này, có thể nh́n thấy con đường bên kia, những căn nhà nhỏ xinh xắn, mái đỏ nổi lên giữa mầu xanh của lá cây, đồi núi. Tôi nh́n xung quanh, có những người đi bộ chậm răi, không vội vă, khung cảnh thật lặng lẽ, êm đềm. Những người dân khác của Tuzla có lẽ đang bận rộn với công việc sở, trẻ con đang ở trong lớp học.

Tôi theo con đường nhỏ uốn quanh, xuống dốc, ở dưới là một chợ bán thực phẩm lớn Tus, cũng rộng lớn như chợ Kroger ở Mỹ. Ngay bên cạnh chợ Tus là mấy chung cư (apartment) cao tầng (có thể đến 15 tầng lầu). Từ lúc xuống phi trường, tôi để ư ở Sarajevo cũng như ở Tuzla có rất nhiều loại chung cư nhiều tầng này, có lẽ v́ đất hẹp. Trước cửa chợ là một băi đậu xe rộng răi cho xe hơi, ngay sát cửa chợ có mấy cái bàn cho khách ngồi uống cà phê. Cũng như những thành phố khác ở Âu châu, người Bosnia thích ngồi uống cà phê, uống nước ngoài đường, ngh́n ngắm thiên hạ qua lại.

Bước vào bên trong chợ Tus, dọc theo hành lang, một bên là quán cà phê, khách hàng ngồi tràn ra ngoài đường, đủ loại người ǵa trẻ, thanh niên nam nữ. Đối diện là một cửa tiệm bán đồ dùng văn pḥng, CD, DVD, túi xách tay, v.v... Trước khi vào khu mua bán thực phẩm, có thêm mấy cửa tiệm bán quần áo phụ nữ, giầy dép, và cel-phone.

Lúc đó khoảng 9 giờ sáng, giờ làm việc nên ít người đi chợ, bên trong lác đác vài người. Để cho chắc ăn, tôi bước lại nơi chỗ có nhân viên an ninh đang ngồi, hỏi bên trong có nhà băng hay không? (mấy chợ cỡ lớn ở Mỹ có) Ông ta ngơ ngác, ra dấu không hiểu rồi chỉ tay về phiá một bà cashier. Tôi bước lại hỏi thăm, bà ta cũng không hiểu, chạy lại cửa tiệm bán quần áo lôi cô cashier đến nhờ lo giùm. Cô bán hàng trong cửa tiệm quần áo, trẻ trung hơn, tóc vàng nói tiếng Anh không giỏi nhưng đủ hiểu, dắt tôi vào trong tiệm, lấy giấy viết ra vẽ đường chỉ tôi đi đến khu thương mại (mall) Omega, trong đó có đủ cửa tiệm và nhà băng. Tôi đưa cho cô bán hàng số điện thoại Senada, nhờ gọi giùm để có người giải thích rơ ràng. Hai người đàn bà trao đổi đôi câu, rồi cô bán hàng đưa điện thoại cho tôi nói chuyện... Có lẽ sợ mất công “đi t́m trẻ lạc”, Senada dặn tôi cứ về nhà đợi.

Khoảng 1 giờ trưa, đang ngồi xem TV, có tiếng gơ cửa, Senada cùng mới một người tài xế khác (kiêm nhân viên an ninh) đến đón đưa tôi lên trường, có nhiều giấy tờ phải kư tên. Senada đă mua giùm thẻ điện thoại SIM, cái cel phone của tôi không c̣n xử dụng được khi ra khỏi Hoa Kỳ. Khi thay cái SIM mới, điện thoại vẫn bị “locked”, tôi bấm thử số mật mă (code) hai ba lần, vẫn không được... đúng lúc có anh chàng Sead Dajdzic, dậy ESL (sinh ngữ phụ, tiếng Anh) bước vào. Đă từng tốt nghiệp đại học ở Mỹ, Sead cho biết, điện thoại mua ở Hoa Kỳ phải “unlocked” mới dùng được.

Theo lời dặn, đúng 8 giờ sáng hôm sau, tôi đi bộ đến trường, gặp hai bạn đồng nghiệp Hoa Kỳ, họ đến Tuzla trước tôi vài ngày (trong nhóm tôi là người cuối cùng đến Tuzla), Dr. Barbara Brown đến từ Eugene, Oregon dậy Anh Văn, Dr. Kenneth Szulczyk đến từ tiểu bang Michigan, ông này có gốc rễ từ Kazakhstan (Қазақстан, một quốc gia mới, lớn hàng thứ 9 trên thế giới, lớn hơn Tây Âu, tách khỏi Nga Sô), dậy môn Tài Chánh (Finance). Hôm nay Senada đưa nhóm bốn người chúng tôi đến một bệnh viện để khám sức khỏe tổng quát, theo luật pháp Bosnia để làm việc. (du khách ngoại quốc đến Bosnia chỉ cần passport  có thể ở lại 3 tháng).

Đến bệnh viện (tất cả đều là bệnh viện công), tôi gặp người thứ tư, Dr. David Marsden, người Tân Tây Lan (New Zealand) tốt nghiệp đại học Arizona, Hoa Kỳ, dậy môn Toán. David thuê một căn apartment gần bệnh viện, nên đi bộ. Chuyến du hành “bệnh viện” này cũng mất khoảng 3 giờ đồng hồ, chúng tôi phải qua nhiều thủ tục: thử máu, thử nước tiểu, khám mắt, khám tai, chụp h́nh phổi... Qua mỗi chặng, chúng tôi phải ngồi đợi trước cửa cùng với những bệnh nhân người Bosnia khác. Một lần đang ngồi đợi, có bà y tá dáng điệu hối hả, bước đến nói với mấy người y tá khác đang ngồi nơi bàn “nhận bệnh”. Senada mỉm cười “thông ngôn” cho bọn tôi... Bà ta vừa “báo động”... sáng nay có mấy “giáo sư Hoa Kỳ” đến khám bệnh, làm nhanh lên cho họ về... Theo tôi có lẽ họ muốn “tống cổ” đám “kỳ đà cản mũi” làm rắc rối công việc thường nhật của họ. Cũng có thể họ tự ti, không được văn minh, hiện đại như Hoa Kỳ... nhưng, so với Việt Nam, Bosnia vẫn là một quốc gia bên Âu châu... vẫn “trên chân” trong nhiều lănh vực.

Lúc vào khám tim, phải cởi áo ngoài lẫn áo bên trong, lên giường nằm, rồi bà y tá lấy bông g̣n thấm nước lạnh lau sơ qua những chỗ gắn dây điện... Tôi thấy kỳ cục... thứ nhất, đàn ông con trai Việt Nam trên người trụi lủi, đàn ông tây phương lông lá ra tới sau lưng... thứ hai, xứ này lạnh chứ đâu nóng “văi mỡ” như ở Dallas, Texas, thấm nước lạnh... làm giật ḿnh. Bà y tá ngồi vào bàn, xem qua giấy tờ, passport rồi quay sang nh́n tôi... Hoa Kỳ sao lại có người... trông ngồ ngộ, “không giống ai”!

Chặng chót khám “tâm thần”... mấy ông ngoại quốc, có điên hay không, sao lại dẫn xác đến xứ này! Ông bác sĩ già, vui tánh mời tất cả vào khám một lúc... cho tiện việc sổ sách. Ông ta cầm hồ sơ từng người lên, đọc tên điểm danh, coi mặt rồi cúi xuống ghi chép, kư tên, đóng mộc. Kết thúc phần khám bệnh tâm thần, ông ta phán một câu nhờ Senada thông ngôn “Đương nhiên, quư vị thông minh hơn người, do đó chúng tôi mời sang đây dậy học... Chúc qúy vị được vui vẻ thỏai mái trong thời gian ở Bosnia”.

Sau khi xong công việc, bọn tôi kéo nhau vào một quán ăn bên kia đường ăn trưa. Mọi người vào trước, cứ ăn trước, Senada đưa tôi vào một nhà băng gần đó để đổi tiền Bosnia rồi vào sau. Tiệm ăn ngay phố chính, đẹp đẽ, sạch sẽ, đa số gọi món Pizza, món ăn chính của Ư (Italy) và của miền biển Điạ Trung Hải (Mediterrean). Tôi không đọc được thực đơn, nh́n tấm ảnh gọi món Paté Chaud, mới biết họ cho vào bên trong đủ loại (tùy theo ư thích khách hàng) chứ không chỉ có một thứ Paté Chaud.

Ăn xong, mọi người chia tay, muốn đi dạo phố hoặc ra về, tùy ư. Senada đưa tôi và “nhà Toán học” David Marsden đến một cửa tiệm bán cel phone, để mua v́ cái đem theo bị “locked” không xử dụng được. Hai ông, một nhà toán học, một điện toán (computer), như người ngớ ngẩn, có cel phone cũng như không, hỏi ǵ cũng... thôi mua cái mới cho... êm chuyện.

Sau đó, tôi có thể về nhà, nhưng muốn đi theo Senada quay trở về trường (chẳng phải tôi nghiền... hơi hám của người đẹp), coi lại giấy tờ, cái computer nhà trường, những môn học “dành riêng” cho tôi trong mùa (semester) này, để chuẩn bị. Hai người gọi taxi đến trường, tôi đưa cho người tài xế đồng 5KM (đọc là Kam), ông ta thối lại 1KM. Ra khỏi xe, Senada nói với tôi, người Bosnia chỉ trả 3 KM thôi (mỗi người 1 đồng rưỡi). Ít hôm sau, tôi khám phá ra, xe taxi có trạm đón chung với xe bus, nhưng khác xe bus, tài xế xe taxi có thể ngừng bất cứ chỗ nào để đón thêm khách, nếu c̣n chỗ trống trên xe (3 người khách + tài xế). Thêm một điều nữa, những người khách “đặc biệt” như tôi, bác tài “chặt đẹp” gấp đôi... Cũng không sao, Bosnia là một xứ nghèo bên Âu châu, người dân kiếm tiền khó khăn... không lẽ mặc cả với họ!

Bosnia theo học tŕnh của các trường đại học bên Âu châu, đầu tháng Mười mới bắt đầu niên học. Học tṛ học theo năm và theo ngành chuyên môn. Ngành Information Technology (Kỹ Thuật Thông Tin, Điện Toán) cũng chia ra năm thứ nhất, thứ hai... Mùa đầu tiên, tôi dậy một lớp năm thứ hai Information Security (Bảo Mật Thông Tin), năm thứ ba hai lớp: Advanced Programming (Thảo Chương Điện Toán Cấp Cao) và Web Server Administrator (Quản Lư Mạng Lưới Thông Tin), một lớp năm thứ tư Advanced Topics in Programming (Thảo Chương Điện Toán Đặc Biệt). Mùa sau, nhẹ nhàng hơn, tôi chỉ dậy hai lớp và hướng dẫn các sinh viên làm Project tốt nghiệp bằng Cử Nhân.

Khoảng hơn 4 giờ chiều, tôi xắp xếp giấy tờ trên bàn cho ngăn nắp, đây cũng là thói quen, rồi đi bộ ra về. Có tiền Bosnia trong túi, tôi tự tin hơn, ghé vào một cửa tiệm tạp hóa nhỏ mua mấy chai bia về uống. Ở đây, họ chỉ đóng bia chai, chứ không đóng lon bia, và cũng không có hộp đựng, chỉ bầy trong cooler và trên quầy, cứ tha hồ xách từng chai cho vào giỏ đi chợ rồi đem ra quầy tính tiền.

Công việc duy nhất ở nhà, ngồi xem TV. Cable TV ở Bosnia cũng có những chương tŕnh như ở Hoa Kỳ: Discovery, National Geographic, v.v... Ngoài đài CNN, c̣n có đài Al Jazeera của người Ả Rập cũng chuyên về tin tức, phát h́nh từ Dohar, nước Qatar trong vùng Trung Đông. Đài History có rất nhiều chương tŕnh lịch sử của các quốc gia bên Âu châu, đặc biệt vùng Đông Âu như Tiệp Khắc (Cộng Ḥa Czech), Hungary, Poland... Nhờ đài History, tôi hiểu biết thêm nhiều điều về các quốc gia Đông Âu.

Hồi c̣n ở Việt Nam chỉ biết Pháp, Hoa Kỳ và biết thêm sơ sơ về các quốc gia Tây Âu. Sang Hoa Kỳ, tin tức, h́nh ảnh, thời sự về các quốc gia nằm trong khối CS Đông Âu cũng rất giới hạn. Nhiều phim tài liệu, phim ảnh cho biết các quốc gia như Cộng Ḥa Czech, Poland, Yugoslavia đều chống lại Đức Quốc Xă trong trận Đệ Nhị Thế Chiến... Rồi không hiểu vấn đề chính trị, chia cắt như thế nào, phe Đồng Minh để cho Nga Sô chiếm cả vùng Đông Âu. Khi Hồng Quân Nga Sô tiến vào giải phóng Poland, họ đem người bạn đồng minh, kháng chiến quân người Poland ra bắn hết (... ta mới là người giải phóng). Kể cả những tù binh người Nga, sau khi quân đội Đồng Minh giải phóng các trại tù binh của Đức, tù binh người Nga xin ở lại... nhưng theo những thỏa thuận giữa người Nga và Đồng Minh, họ vẫn bị “bàn giao” cho người Nga và bị... người đồng hương theo lệnh cấp trên, bắn tập thể.

Trong lịch sử nước Cộng Ḥa Czech (Czechoslovakia - Tiệp Khắc), có một “dấu ấn” của lịch sử gọi là “Mùa Xuân ở Prague” (The Prague Spring). Đó là giai đoạn tự do “chính trị” trong thời gian Cộng Ḥa Czech nằm trong quỹ đạo, chịu đựng sự kềm chế của Nga Sô. Câu chuyện bắt đầu từ ngày 5 tháng Giêng năm 1968, khi lănh tụ Alexander Dubcek lên nắm quyền với đường lối “cải cách” (reformist), để thoát khỏi sự đè nén của Nga Sô. Lẽ dĩ nhiên người Nga không để chuyện này kéo dài. Ngày 21 tháng Tám, chiến xa Nga Sô tràn vào thủ đô Prague, kéo theo các nước chư hầu trong khối CS Đông Âu (Warsaw Pact) vào xâm lăng Cộng Ḥa Czech. Lănh tụ Dubcek, được đưa lên một xe Commando Car (xe thiết giáp chạy bằng bánh xe như chiếc V100 Thiết Giáp Binh VNCH), chở thẳng qua Nga Sô, đến Moscow. Chuyện ǵ xẩy ra cho ông ta ở Nga, có lẽ chẳng ai biết sự thật 100%. Sau khi người Nga đă thiết lập chế độ bù nh́n do Gustáv Husák điều khiển, phá đổ tất cả các công tŕnh “cải cách” của Dubcek, họ đưa ông ta trở về nước và sau đó không c̣n ai nhắc nhở đến ông ta nữa.

Câu chuyện “Mùa Xuân ở Prague” để lại ảnh hưởng đến lịch sử, văn hóa, âm nhạc, những sách vở, tài liệu của các văn sĩ người Tiệp như Václav Havel (ông này đang là Tổng Thống Cộng Ḥa Czech), Karel Husa, Karel Kryl, và cuốn tiểu thuyết “The Unbearable Lightness of Being của văn hào Milan Kundera. Cuốn tiểu thuyết này đă được quay phim do tài tử Ăng Lê Daniel Day Lewis, cô đào Pháp Juliette Binoche và cô đào sexy Thụy Điển Lena Olin đóng.

Trong hai tuần lễ đầu ở Bosnia, ngày nào tôi cũng thả bộ đến trường, xem qua loa tài liệu, sách vở để chuẩn bị cho niên học mới. Điều này không ép buộc, nên chỉ gặp nhân viên hành chánh nhà trường người Bosnia, c̣n thỉnh thoảng mới có một ông bạn đồng nghiệp “ghé’ qua hỏi thăm.

American University in BiH

Thanksgiving Nov. 25th 2010

vđh