Vũ Đ́nh Hiếu

AMERICAN UNIVERSITY

IN BOSNIA and HERZEGOVINA

 

        Sáng hôm thứ Ba tất cả mọi người đều có mặt trong pḥng họp, nhà trường đă phải tận dụng ba chiếc xe loại “Sport Utility” chở mấy vị giáo sư, nhân viên từ Sarajevo về campus chính ở Tuzla để tham dự buổi họp (orientation). Đặc biệt mấy “sư phụ” đă dậy từ hơn một năm (ma cũ) vẫn không có mặt, trong đó có người bạn đồng hương Chris Nguyễn dậy môn Tài Chánh mà tôi hy vọng gặp để tâm sự. Tôi biết thêm mấy bạn đồng nghiệp mới, Thomas Trowbridge, đă sống ở Bosnia được tám năm, Malcom Duerod, Dr. Ashraf Ismail, gốc Ai Cập, quốc tịch Hoa Kỳ, cả ba người đều dậy môn Tài Chánh, Dr. Juan Garcia-Blesa người Tây Ban Nha (Spain) dậy môn Luật, ông ra rất đẹp trai, dễ thương, ăn mặc “classic” làm tôi nhớ lúc làm việc cho Electronic Data Systems (EDS), complet mầu xanh đậm, hoặc đen, chemise trắng, thắt cravate đàng hoàng.

        Đến gần 12 giờ trưa, chúng tôi kéo nhau, đi bộ đến nhà hàng trong khách sạn Royal gần đó ăn trưa. Hôm qua đă ăn Pizza, lần này tôi đổi món, gọi Hamburger. Người Bosnia cũng như các quốc gia khác bên Âu châu, thưởng thức bữa cơm trưa... rất “hung bạo”. Khi người bồi bàn đem cái Hamburger trên một điă lớn, để trên bàn trước mặt tôi... Trời ơi! Nó to gần bằng cái điă! Món này gần giống như món Gyros của người Hy Lạp, có vỏ bọc như Burritos của người Mexico, bên trong nhồi thịt (không phải thịt bằm như Hamburger của Mỹ).

        American University Bosnia Herzegovia cũng như những International University trên các quốc gia khác thường chú trọng về kỹ thuật, có ba phân khoa: Công Nghệ Thông Tin (Information Technology), Tài Chánh và Ngân Hàng (Finance and Banking), và phân khoa Luật (Law). Qua buổi “Orientation” tôi được biết học tŕnh “tín chỉ - credits” theo hệ thống trường đại học State University New YorkCanton (SUNY – Canton) và theo năm, năm thứ nhất, thứ hai, ban Kinh Tế, ban Công Nghệ Thông Tin v.v... do đó các sinh viên tốt nghiệp được lănh hai bằng Cử Nhân của American University in Bosnia Herzegovina và SUNY Canton.

        Nhân viên ban “Giám Thị - Academic Affair” nhà trường cũng như các giáo sư đă có kinh nghiệm cho biết học tŕnh theo năm cũng là... vấn đề. Các sinh viên cùng năm, cùng học chung các courses nên tất cả đều quen biết nhau... họ có thể lập “băng”, kết “nhóm” quậy trong lớp... chống lại giáo sư. Chuyện này đă xẩy ra cho một giáo sư dậy Anh Văn. Ông thầy vào lớp thấy trên bảng có hàng chữ “Nổ vào đầu ông ta một phát súng”. Vị giáo sư hỏi ai viết trên bảng, nếu không ai nhận, ông ta sẽ không dậy học nữa. Một anh sinh viên đứng lên, xin có ư kiến, ông thầy nổi điên đuổi ra khỏi lớp “Cút ra khỏi lớp – You get out!”. Một anh khác đứng dậy lên tiếng bênh vực người bạn... Ông thầy đang lúc nóng giận “Anh cũng vậy. Đem “băi cứt” ra khỏi lớp - You too. Get the shit out of here! Anyone else?” (học tṛ có lẽ không hiểu lối phát biểu “the shit” của người Hoa Kỳ). Hai “tay súng ngang tàng” văng ra khỏi lớp... số c̣n lại ngồi im thin thít. Sau đó, có lẽ ban giám thị mời hai anh học tṛ vào văn pḥng... sau đó cả hai phải xin lỗi ông giáo sư dậy Anh Văn... Bị “tống cổ” ra khỏi trường... con đường công danh... bế mạc!

        Sáng thứ Hai hôm 4 tháng Mười là ngày đầu tiên của niên học. Khoảng 7:30 sáng tôi đến trường như thường lệ, lấy ly café, xem lại bài vở, giấy tờ... chuẩn bị giảng dậy. Thường buổi học đầu tiên đem lại nhiều ấn tượng về người thầy, về môn học. Tôi phát tờ chương tŕnh học (syllabus) cho học tṛ và dặn ḍ những điều nên làm để việc học được dễ dàng, đạt kết qủa tốt.

        Hôm thứ Hai tôi có hai lớp cho năm thứ ba, “Advanced Programming” và “Web Server Administration”, giờ cạnh nhau từ 8:45 phút đến 12 giờ trưa. Quay trở về văn pḥng gặp mấy bạn đồng nghiệp, Jeff Kelleher hỏi cảm tưởng thế nào về học tṛ Bosnia so với học tṛ Hoa Kỳ. Theo cảm nghĩ của tôi, học tṛ Bosnian biết trọng ông thầy hơn, quốc gia này vẫn “hơi chậm” so với các quốc gia Tây phương và Hoa Kỳ. Các quốc gia nằm trong khối CS Đông Âu trước đây như Cộng Ḥa Czech, Ba Lan, Hungary, và ngay cả hai người anh em Croatia, Serbia đă tiến rất nhanh, gia nhập thị trường chung Âu châu và khối NATO.

        Đến mỗi chiều thứ Tư, chúng tôi nhận được email từ Edina Zonic, đến từ Vancouver Canada, làm việc cho pḥng “Nhận diện tử thi” của Liên Hiệp Quốc (UN) đă được tám năm. Những người ngoại quốc đến Bosnia làm việc, kể cả quân nhân Liên Hiệp Quốc đến Bosnia được giới thiệu vào nhóm IC (International Club), thường hẹn nhau ăn uống mỗi tối thứ Năm hàng tuần. Mỗi lần, Edina Zonic chọn một nhà hàng khác nhau.

        Trưa hôm thứ Năm, Dr. Steve Reames dậy cùng ban Information Technology lái xe đưa tôi vào khu phố chính ăn trưa, cũng là dịp để hai người bạn đồng nghiệp, cùng ban Information Technology tâm sự. Lúc ngồi nói chuyện trong nhà hàng mới biết ông ta đă dậy cho San Angelo State University trong tiểu bang Texas và quen biết vài giáo sư thuộc University of North Texas cũng như ở Richland College. Steve đă dậy cho American University được một năm, mua xe Opel để làm phương tiện di chuyển. Ăn xong hai chúng tôi đi bộ một ṿng khu phố cổ, cho tôi quen biết phố xá. Sau đó ông ta hỏi, muốn đi đâu nữa không hay về nhà... Tôi nhờ Steve chở tôi quay trở về trường, về nhà sớm chỉ biết xem TV chứ không được chuyện ǵ!

        Tối đến, khoảng sau 7 giờ tôi thả bộ đến khu phố cổ, vào một quán cà phê gọi ly Capuccino, ngồi đợi v́ không biết đường đến quán Amfora. Senada xuất hiện “dắt theo” Dr. Ashraf Ismail, ông ta cũng như tôi... đi đâu cũng phải có người... dắt đi. Ông này c̣n trẻ như ông bạn Ken hay “để ư”..., có lần “than phiền”.

-         Đàn bà, con gái ở đây cao quá xá. Thấy Jovana chưa! (vừa nói vừa đưa tay lên qua khỏi đầu diễn tả - Cô này rất xinh đẹp, nhưng cao quá khổ).

-         Bọn đàn ông ḿnh, có thể làm được ǵ về chuyện đó? (chiều cao – “Then... What can we do about that?”)

        Khu phố cổ là nơi “hẹn ḥ” của tất cả mọi người không chỉ riêng du khách, sau giờ làm việc rất đông người. Điểm đặc biệt ở Tuzla là không thấy bảng chỉ đường, kể cả các ngă tư rộng lớn... đi nhiều lần rồi... quen luôn, không cần bản đồ. Senada dẫn đường, rẽ vào một hẻm nhỏ, có các quán ăn, thiên hạ ngồi đầy các bàn đặt ở ngoài đường chỉ chừa một lối đi nhỏ cho người đi bộ. Tôi vẫn chưa nh́n thấy bảng hiệu quán Amfora... Chúng tôi đi lên lầu hai, có tiệm ăn Pizza, pḥng chơi Computer Games... Amfora nằm nơi cuối dẫy, đến trước cánh cửa gỗ mới thấy tên của quán... Th́ ra đây là một pḥng trà ca nhạc nhỏ, có ban nhạc, bán bia rượu. Không khí ấm cúng, có khoảng bốn bàn ăn... và nhóm “Quốc Tế” chiếm hai bàn nối lại với nhau.

        Bữa ăn tối hôm đó có khoảng 12 người, nhóm giáo sư, nhân viên trường American University năm người, số c̣n lại làm việc cho pḥng “Thông Dịch Viên Quốc Tế”, cơ quan Dân Sự Vụ và hai quân nhân, một người Portugal, một người Hy Lạp trong đội quân Liên Hiệp Quốc (UN) đến Bosnia bảo vệ ḥa b́nh. Tôi gọi món thịt gà rô-ti (nướng) có thêm cơm... quá ngon, đó cũng là lần đầu tiên tôi được ăn cơm kể từ khi đến Bosnia.

        Tôi ngạc nhiên v́ không có bao nhiêu người ngoại quốc sống ở Bosnia. Đội quân Liên Hiệp Quốc (UN) đóng trong căn cứ Eagle không đến 100 người, bao gồm các quốc gia vùng trung nam Âu châu như Portugal, Hy Lạp, Ư (Italy). Hoa Kỳ chỉ có 8 quân nhân, nhưng khi cần thiết, với khả năng tiếp vận mạnh mẽ của Hoa Kỳ, đội quân Liên Hiệp Quốc có thể đến Bosnia nhanh chóng. Anh quân nhân Portugal cho biết, họ làm việc, phối hợp rất dễ dàng trong tinh thần “Thân Hữu Quốc Tế”, mỗi quốc gia được trao cho nhiệm vụ rơ ràng, người Pháp lo về An Ninh, T́nh Báo, người Áo (Austria) chịu trách nhiệm vấn đề Truyền Tin, v.v... Họ cũng thay đổi cấp chỉ huy trong căn cứ Eagle, vị chỉ huy trưởng mới là một Trung Tá người Áo (Autria), điều này làm “đẹp ḷng” tất cả mọi người (quốc gia) Tôi thích nghe Edina Zonic kể chuyện. Người đẹp đến từ Vancouver, Canada làm việc trong văn pḥng “Nhận Diện Tử Thi”, cô ta cho biết, trong mùa hè vừa qua, họ t́m thấy thêm một nấm mồ chôn tập thể (nội chiến 1992-1995).

        Khoảng 9:30, chúng tôi chia tay, Senada hỏi biết đường về không, tôi trả lời rất chắc chắn. Ngoài đường đă thưa người, trước hết tôi ghé vào một tiệm bán tạp hóa, mua cái hộp quẹt ga (gas), châm điếu thuốc lá rồi bắt đầu rảo bước trên đường về. Khu trung tâm có công trường rộng lớn và ṿi phun nước, vắng vẻ chỉ c̣n vài người, hầu hết các cửa tiệm đều đă đóng cửa. Ra đến đường Rudarska, xe cộ cũng bớt đi nhiều, sương mù và làn khói thoát ra từ các máy sưởi làm khung cảnh mờ đi... Và cứ thế, khoảng 20 phút sau tôi về đến nhà.

        Cuối tuần lễ thứ hai, đêm thứ Sáu nhà trường bảo trợ một buổi ḥa nhạc do ban nhạc ḥa tấu (giao hưởng) Sarajevo Philharmonic tŕnh diễn. Nhóm giáo sư nhận được vé mời thượng hạng nơi hàng ghế thứ tư, hàng ghế đầu có vợ chồng President American University Dennis Prcic, vợ chồng vị Đại Sứ Hoa Kỳ Thomas Moore, và những nhân vật có “máu mặt” ở Tuzla.

        Trong hội trường Trung Tâm Văn Hóa Bosnia (Bosanski Kulturni Centar) rất đông người, không c̣n ghế trống. Đúng giờ khai mạc, người điều khiển dàn nhạc giao hưởng Sarajevo Philharmonic bước ra. Chúng tôi ngạc nhiên... là một phụ nữ Hoa Kỳ Diane Wittry, bà ta xinh đẹp, dáng người thanh tao, nổi tiếng là một nhạc trưởng “nữ” rất năng động, đă “xuất hiện” trên tạp chí Newsweek năm 1994, Time 2001 (qúy đoc giả có thể vào Youtube search Diane Wittry điều khiển dàn nhạc tŕnh diễn “Khúc Nhạc Mở Đầu (First Movement) trong Trường Khúc Thứ 5 của Shostakovich Symphony (Symphony Number 5)”. Với cử chỉ giọng nói lôi cuốn Diane ngỏ lời chào khán giả, giới thiệu ban nhạc, từng tràng pháo tay nổi lên và tất cả mọi người đều đứng dậy. Bản nhạc mở đầu là bản quốc ca Bosnia, ban nhạc chơi rất hùng hồn, rất hay. Tiếp theo là bản quốc ca Hoa Kỳ, tôi cảm thấy thích thú, trước đó chỉ nghe... ca sĩ vớ vẩn hát bản quốc ca trong những trận đấu bóng Footbal. Những bản quốc ca phải hát tập thể, tất cả mọi người cùng hát mới thấy hay, tinh thần dân tộc dâng cao.

        Dàn nhạc giao hưởng Sarajevo Philharmonic chỉ chơi sáu bản nhạc, mỗi bản kéo dài gần 15 phút, thêm phần giới thiệu về nhà soạn nhạc, về bản nhạc là hết giờ. Phần tŕnh diễn có thêm hai nhạc sĩ độc tấu (soloist), Denis Azabagic chơi đàn guitar và Eugenia Moliner thổi sáo. Cả hai đă theo học Âm Nhạc trường đại học Roosevelt University ở Chicago, Hoa Kỳ, có tầm vóc quốc tế và đă tŕnh diễn nhiều nơi ở Âu châu, Hoa Kỳ, và ngay cả Trung Tâm Tŕnh Diễn Nghệ Thuật Quốc Gia Bắc Kinh (National Performing Art Center Peking).

        Denis Azabagic tiếp theo với ba bản nhạc đặc biệt “Concierto de Aranjuez” dành cho tiếng đàn guitar cùng với dàn nhạc ḥa tấu của Joaquin Rodrigo. Nhà soạn nhạc cổ điển Joaquin Rodrigo (22/11/1901 – 6/7/1999) cũng là một nhạc sĩ piano lừng danh. Mặc dầu gần như bị mù ḷa khi c̣n nhỏ, ông ta đă để lại cho hậu thế rất nhiều tác phẩm nổi tiếng trong thế kỷ 20, đoản khúc “Concierto de Aranjurez” được coi như “tuyệt đỉnh” của nền âm nhạc Spain.

        Joaquin Rodrigo sinh quán nơi làng Sagunto, Valencia, một thành phố cổ về hướng đông nước Tây Ban Nha (Spain). Năm lên ba tuổi, ông ta gần như bị mù, mất hết thị giác khi mắc phải bệnh “Diphtheria” (Đậu mùa?). Năm lên tám tuổi, Joaquin Rodrigo bắt đầu học piano, violin và học ḥa âm, soạn nhạc lư năm lên mười sáu. Ông ta soạn những bản nhạc bằng chữ “Braille” của người mù, sau đó được nhà xuất bản dịch lại rồi phát hành.

        Thầy dậy nhạc lư cho Joaquin Rodrigo ở Valencia là Francisco Antich, sau đó ông ta qua Paris học nhạc với Paul Dukas trong Nhạc Viện École Normale de Music. Rodrigo về thăm quê hương Spain ít lâu, rồi quay trở lại Paris học tiếp về Âm Nhạc “Musicology” với các thầy Maurice Emmanuel, André Pirro. Những Trường Khúc (Composition) cổ điển của ông ta được phổ biến vào năm 1940.  Năm 1943, ông ta đoạt giải National Orchestra của Spain. Năm 1947, ông ta là giáo sư dậy về Lịch Sử Âm Nhạc (Music History) và trở nên trưởng ban Âm Nhạc trường đại học University de Madrid.

        Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông “Concierto de Aranjuez” được soạn vào năm 1939 trong thời gian Joaquin Rodrigo đang sống ở Paris. Trong những năm cuối của cuộc đời, ông ta cũng như bà vợ cho biết, ông ta soạn Trường Khúc đó như bầy tỏ nỗi ḷng muộn phiền khi người vợ bị xẩy thai, đứa con đầu ḷng của họ. Trường Khúc Concierto de Aranjuez được soạn thảo đặc biệt cho tiếng đàn guitar và dàn nhạc giao hưởng tŕnh diễn.

         Eugenia Moliner tiếp theo với tiếng sáo điêu luyện tŕnh bầy Trường Khúc “Fantasia Carmen” do nhà soạn nhạc classic người Pháp biên soạn, Francois Borne (1840-1920). Những ai yêu thích nhạc cổ điển Tây Phương (Classic) hoặc Opera (Nhạc Kịch) đều biết Carmen. Khởi đầu là vở nhạc kịch hài ước (Opéra Comique) do Georges Bizet biên soạn, dựa theo cuốn tiểu thuyết Carmen của Prosper Mérimée, phát hành lần đầu tiên năm 1845. Tiểu thuyết này cũng có gốc rễ từ bài thơ nổi tiếng “Những Kẻ Phiêu Bạt” (The Gypsies) của Alexander Pushkin. Bối cảnh cho câu chuyện Carmen xẩy ra nơi thành phố Seville, Spain năm 1830. Nhân vật chính Carmen là một cô gái “phiêu bạt – gypsy” xinh đẹp, sắc sảo. Với bản tính “tự do yêu đương”, cô ta quyến viên Hạ Sĩ Don José, một quân nhân chưa có kinh nghiệm (yêu đương?). Bị Carmen làm cho “mê say”, Don José bỏ rơi mối t́nh đầu, chống lại cấp chỉ huy, đào ngũ đi theo “băng” trộm cướp. Nhưng sau đó, Carmen bỏ rơi anh ta, đi theo tay đấu ḅ Escamillo. Điên cuồng v́ ghen tuông, phụ bạc Don José giết chết Carmen... Vở kịch kết thúc, và lần nào người đẹp Gypsy Carmen... cũng chết.

SarajevoPhil_Page_7.jpg        Đám thầy giáo chúng tôi nói chuyện với nhau, ai cũng thích buổi tŕnh diễn. Lúc theo đám đông khán giả bước ra khỏi hội trường, nơi cửa ra vào có anh chàng Jasmin Zahirovic, pḥng “Dịch Vụ Giáo Dục” (Academic Affairs) đứng đợi sẵn, mời mấy giáo sư lên lầu dự bữa tiếp tân, ăn tối khoản đăi các nhạc sĩ trong dàn nhạc giao hưởng.

        Chúng tôi đi lên lầu hai, trước cửa pḥng tiếp tân có hai nhân viên an ninh nhà trường đứng ngay trước cửa, mời vào. Bên trong đă có nhiều người, đứng riêng từng nhóm nói chuyện. Hai bàn dài trải khăn trắng sạch sẽ, một để những điă thức ăn, một để nước uống, có cả bia, rượu vang (champagn). Ở một góc pḥng có quầy rượu, có người đem khay rượu vang đi mời từng người. Ăn uống... thả cửa, điă, ly, vỏ chai bia cứ để tại chỗ, có người dọn dẹp.

        Mùa học (semester) này tôi có lớp hôm thứ Bẩy (v́ thiếu pḥng học), nên phải về sớm để ngày mai c̣n khả năng... lê tấm thân đến trường. Tôi lịch sự đến cám ơn ông President, từ giă các bạn đồng nghiệp rồi ra về. Ra khỏi Trung Tâm Văn Hóa (Tuzla Culturni Centar), gió mát làm tôi thấy sảng khoái, các nhạc sĩ trong dàn nhạc giao hưởng cũng đă làm xong... mỗi người một bụng, cùng với các nhạc cụ lỉ nh kỉ nh đang đứng đợi xe bus. Đă hơn 10 giờ đêm, đường đă vắng xe, sương đă xuống làm ướt mặt đường...

American University in Bosnia and Herzegovina

School of Digital Economy and Information Technology

December 6th, 2010

vđh

 

 

Tuzla16Nov2010.jpg

Trên đường đến khu phố cổ Tuzla, gần 12 giờ trưa vẫn c̣n sương