VĐH

 

Bosnia Herzegovina

 

VŨ Đ̀NH HIẾU

-Sinh quán làng Yên Thái (Bưởi) Hà Nội.

-Cựu sinh viên Đại Học Khoa Học Saigon.

-Cựu SQ Biệt Động Quân.

-Sang Hoa Kỳ năm 1975, đi học trở lại.

-BS (Cử Nhân) Toán.

-MS (...) Computer Science.

-Ph. D. Management Information Systems.

-Đă giảng dậy cho một số viện đại học ở Hoa Kỳ, đại học RMIT Việt Nam.

-Đang dậy Information Technology cho American UniversityBosnia Herzegovina

 

Sau mười tiếng đồng hồ, chuyến bay của hăng hàng không Đức Lufthansa đáp xuống phi trường Frankfurt, nơi Lufthansa xử dụng làm phi trường chính, phát xuất cho những chuyến bay quốc tế của hăng hàng không.

Không như những phi trường ở các quốc gia trong vùng đông nam Á châu: Đài Loan, Nam Hàn, Nhật Bản, Mă Lai mà tôi đă từng ghé qua. Tất cả mọi người đều phải xếp hàng qua thủ tục nhập cảnh vào nước Đức. Frankfurt là một phi trường lớn, nhộn nhịp, các chuyến bay đi và đến, lên xuống liên tục, thêm hành khách làm cho những hàng người chờ qua thủ tục nhập cảnh càng lúc càng dài thêm, uốn quanh co.

Theo chương tŕnh, lộ tŕnh bay sẽ ghé Frankfurt, Đức rồi sẽ chuyển qua hăng hàng không Austrian airline bay đến Vienna, thủ đô nước Áo, sau đó đổi chuyến bay lần nữa đi Sarajevo, thủ đô của Bosnia Herzegovina. Đến phi trường Sarajevo sẽ có nhân viên thuộc trường đại học American University đón, đưa về Tuzla, nơi có khuôn viên (campus) chính của nhà trường. Hiện nay, American UniversityBosnia có ba campus ở ba thành phố lớn nhất nước: Sarajevo, Banja LukaTuzla. Nhà trường đang có kế hoạch phát triển thêm ở Mostar, một thành phố cổ nơi hướng nam thủ đô Sarajevo.

Thành phố Sarajevo trước đó là thủ đô của Nam Tư (Yugoslavia), sau sự tan vỡ của “Ông Trùm” Nga Sô kéo theo khối cộng sản Đông Âu. Trận nội chiến xẩy ra ở Nam Tư vào những năm đầu thập niên 1990 (1992-1995) làm cho quốc gia lâm vào cảnh bần cùng, nguyên nhân chính là do sự khác biệt về chủng tộc và tôn giáo. Sau đó, hiệp ước Canton phân chia Nam Tư ra làm ba quốc gia chính: Croatia, Bosnia Herzegovina, Serbia... và có thể thêm Montenegro.  Bosnia đă từ bỏ “Xă Hội Chủ Nghiă”, đổi sang “Kinh Tế Thị Trường – Market Oriented” và đang xin gia nhập khối “Thị Trường Chung Âu Châu” cũng như “Minh Ước Bắc Đại Tây Dương – NATO”.

Trước khung cảnh xa lạ, tôi nh́n quanh hy vọng t́m được một người đồng hương, chỉ thấy có nhiều người “trông như” Ấn Độ. Hàng người nào cũng dài, tôi băn khoăn, không biết chừng nào mới đến lượt ḿnh, chợt một nhân viên làm việc trong phi trường, cầm bảng ra dấu cho những người đứng cuối hàng đi theo bà ta.

Nhân viên sở di trú Đức, nh́n passport, ngẩng đầu lên hỏi tôi bằng câu tiếng Anh “Ông làm ǵ ở đây (Đức)?”. “Tôi đổi vé máy bay đi Vienna”. Ông ta gật đầu rồi đóng mộc vào passport, cho tôi đi qua. Trước khi lên đường, nhân viên trường American University đă căn dặn, khi vào biên giới Bosnia Herzegonina nhớ yêu cầu nhân viên sở di trú “đóng mộc” vào passport (có lẽ để chứng minh, đă đến Bosnia...). Một điều nữa, tôi có thể chọn đến phi trường Zagreb (Croatia) và Belgrade (Serbia), họ vẫn cho người đi đón. Điều quan trọng, khi qua biên giới vào Bosnia nhớ yêu cầu nhân viên sở di trú đóng mộc vào passport, dân chúng ba nước: Bosnia, Croatia, Serbia vẫn qua lại thường xuyên, đôi khi nhân viên sở di trú chẳng buồn để ư.

Qua khỏi cửa di trú, tôi bước vội vă đi t́m cửa lên máy bay của hăng hàng không Austrian airline trước cho chắc ăn. Trên đường đi, cố nh́n những tấm bảng chỉ đường treo từ trên trần nhà xuống, t́m pḥng vệ sinh, nhưng chẳng thấy... lần sau, lên máy bay tôi phải chịu khó ăn uống “nhỏ nhẹ” lại chút xíu. Đến trước cửa máy bay của hăng Austrian để chút nữa sẽ tiếp tục cuộc hành tŕnh, tôi mới cảm thấy an tâm. Nh́n kỹ xung quanh khu hành khách đang ngồi đợi, mới trông thấy pḥng vệ sinh nằm kín đáo trong một góc. Không như phi trường ở Hoa Kỳ, các pḥng vệ sinh đều nằm trên đường đi, rất dễ nhận ra.

Trong khi chờ đợi lên máy bay, tôi gặp hai người đồng hương đang đứng nói chuyện, một người tôi phải gọi bằng bác, c̣n người kia cho tôi lên chức “chú”. Ông cụ đi một ḿnh, vẫn c̣n khỏe mạnh, nhanh nhẹn, vừa mới đến từ Vienna, Áo (Austria), đang đợi chuyến máy bay của hăng hàng không Việt Nam đi Hà Nội. Điều này làm tôi hơi ngạc nhiên, ông cụ trả lời “Đúng, vé máy bay ghi rơ Air Vietnam, nhưng vẫn phải chờ đến năm tiếng đồng hồ”. Anh chàng trẻ tuổi xin phép phải trở lại chỗ ngồi đợi cho chuyến bay đi sang Bỉ (Belgium). Tôi cũng xin kiếu từ rồi đi t́m ghế trống ngồi đợi chuyến bay.

Hăng hàng không Austrian nhỏ, cung cấp những chuyến bay ngắn trong lục điạ châu Âu. Hành khách được mời đi xuống tầng dưới để lên xe bus, chở ra băi đậu phi cơ riêng của Austrian airline. Đi xuống, tôi mới biết trời đang mưa lâm râm, bầu trời ảm đạm, mầu xám như vào mùa đông ở Hoa Kỳ. Đức có thể nói là một quốc gia văn minh, đứng đầu ở Âu châu, người tài xế lái xe bus trong phi trường, khoác chiếc áo mưa có những sọc sơn dạ quang như cảnh sát, cử chỉ rất lịch sự chào đón hành khách. Họ nói chuyện vui vẻ bằng tiếng Đức, chỉ riêng ḿnh tôi như... vịt nghe sấm!

Khoảng một tiếng đồng hồ sau, máy bay đă chuẩn bị đáp xuống phi trường Vienna. Ngoại trừ Nga Sô, không một quốc gia nào ở Âu châu lớn hơn tiểu bang Texas của Mỹ, tôi được nhân viên nhà trường cho biết trước, thủ đô Sarajevo của Bosnia chỉ cách các thành phố lớn ở Âu châu như Paris, London, Madrid... không đến hai giờ bay. Từ lúc đặt chân xuống phi trường Frankfurt, ngôn ngữ chính là tiếng Đức. Lên máy bay Autrian airline, các cô tiếp viên hàng không cũng nói tiếng Đức, nhưng vẫn có thể trả lời những câu tiếng Anh đơn giản.

Vienna (Wien) đă từng là thủ đô của đế quốc Áo-Hung, là thành phố nổi tiếng của nền âm nhạc cổ điển (classic) tây phương, nơi được các thiên tài về âm nhạc Bethoven, Mozart,... làm đất dụng vơ. Cả hai người đều được thế giới xem như những thiên tài về âm nhạc. Ludwig Van Beethoven (17/12/1770 – 26/3/1827), sinh quán ở Bonn nước Đức, qua Vienna trong những năm đầu ở lứa tuổi hai mươi. Đến cuối thập niên 1790, thính giác (nghe) của ông bắt đầu suy yếu, tuy nhiên Beethoven vẫn tiếp tục sáng tác và tŕnh diễn, ngay cả đến khi đă hoàn toàn bị điếc. Wolfgang Amadeus Mozart (27/1/1756 – 5/12/1791) có lẽ là người nổi tiếng nhất, có ảnh hưởng nhiều nhất trong nền âm nhạc cổ điển (classic) Tây Phương. Năm 1781, Mozart rời Salzburg qua thăm Vienna rồi quyết định ở lại luôn. Là một thiên tài yểu mệnh, Mozart đă sáng tác hơn 600 tác phẩm. Trong những năm cuối của cuộc đời ở Vienna, ông ta sáng tác những tác phẩm hay nhất, nổi tiếng nhất và để lại nhiều công tŕnh... dở dang như Requiem, bà vợ Constanze và hai người con trai.  Hiện thời Vienna vẫn chiếm giải quán quân về số dàn nhạc ḥa tấu (giao hưởng) và số lần tổ chức đại tiệc.

Nước Áo gần như nằm giữa đông và tây Âu châu, dân chúng các quốc gia ở  Âu châu đi lại dễ dàng, đa số xử dụng xe bus hoặc xe lửa, do đó phi trường Vienna nhỏ, vắng vẻ. Không như trong phi trường Frankfurt, hành khách ra cửa máy bay đi theo một hành lang đến một khoảng trống h́nh ṿng cung, có quầy của sở di trú Áo (Austria) trước cổng lên máy bay, kiểm soát giấy thông hành (passport), vé lên máy bay trước khi vào khu đợi.

Chuyến bay từ Vienna đến Sarajevo, thủ đô, thành phố lớn nhất ở Bosnia mất khoảng một giờ bay. Từ trên cao nh́n xuống, thành phố như nằm trong một thung lũng, xung quanh là núi đồi. Sau trận nội chiến, phi trường Sarajevo thật là buồn bă. Tôi đi qua trạm kiểm soát của sở di trú dễ dàng, rồi vào khu lấy hành lư... sau đó cứ tự nhiên theo chân người khác đi ra khỏi cửa phi trường... Có mấy nhân viên mặc đồng phục đang đứng tán dóc trước cửa pḥng quan thuế (Custom) nhưng chẳng ai... hỏi câu nào.

Bước ra khỏi cửa tôi trông thấy ngay một người phụ nữ Bosnia, tay cầm tờ giấy in bằng máy computer chữ “Dr. Vu”. Đứng bên cạnh một người đàn ông, tóc cắt ngắn, mặc quần áo khaki đen như quân đội. Họ cũng nhận ngay ra tôi “đích danh... thủ phạm”, có lẽ ít người Á Đông ở Bosnia và họ (nhà trường) cũng đă “điều tra” kỹ càng về tôi. Sau thủ tục chào đón, tôi được giới thiệu người người đi đón là Senada Jahic và người đàn ông trong bộ đồng phục mầu đen là nhân viên an ninh của trường, tên là Mirza Jarvric.

Senada làm việc trong pḥng nhân viên, chuyên lo (mọi nhu cầu) cho các giáo sư người ngoại quốc v́ bà ta nói tiếng Anh khá, đă từng làm việc cho UN (quân đội Liên Hiệp Quốc) ở Tuzla. Theo thủ tục làm việc của nhà trường, sau khi tôi đồng ư nhận công việc, kư giấy tờ, pḥng nhân viên “bàn giao” đương sự cho Senada, để lo tiếp việc t́m nhà, dặn ḍ những điều cần thiết phải đem theo, v.v... và sẽ tiếp tục trong thời gian tôi c̣n làm việc cho nhà trường (công việc này cũng rất bận rộn chứ không đơn giản, v́ phải lo cho khoảng 20 giáo sư ngoại quốc, không một người nào biết tiếng Bosnia). Anh chàng Mirza Jarvric xách giùm tôi vali ra xe, và Senada bắt đầu giới thiệu về quê hương Bosnia như một hướng dẫn viên du lịch.

Sarajevo nằm trong thung lũng, bao bọc bởi những rặng núi: Bjelasnica, Igman, và Trebevic và gịng sông Miljacka, là thủ đô của Bosnia Herzegovina, trung tâm của nền hành chánh, kinh tế và văn hóa. Thành phố có nền hành chánh biệt lập với chính quyền, chia làm bốn khu vực: khu phố cổ, khu trung tâm, khu thành phố mới và khu Sarajevo mới.

Thành phố Sarajevo có bốn tôn giáo lớn sống ḥa hợp qua nhiều thế kỷ: Islam (Hồi giáo), Orthodoxy, Catholic, và Judaism, do đó Sarajevo vẫn thường được xem như một Jerusalem ở Âu châu. Các nhà khảo cổ chứng minh được có người sống trong khu vực thung lũng Sarajevo từ ngàn xưa (thời đại Neolithic). Trong lịch sử cận đại, Sarajevo được xây dựng bởi đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ - Turkish) trong những năm 1450s, khi người Turkish cai trị vùng đất này và đem theo đạo Hồi (Islam). Sarajevo phát triển nhanh chóng, đến giữa thế kỷ thứ 16, trở nên thành phố lớn thứ hai trong vùng Balkan, chỉ thua Istanbul.

Đến năm 1914, Sarajevo “nổi tiếng” thêm một lần nữa, được ghi vào lịch sử khi vua nước Áo (Autria) Franz Ferdinand cùng với hoàng hậu Sophie bị ám sát chết ở Sarajevo ngày 28 tháng Sáu năm 1914, nguyên nhân chính đưa đến trận Đệ Nhất Thế Chiến (1914-1918). Kẻ sát nhân tự nhận là người Nam Tư (Yugoslav) tên là Gavrilo Princip.

Sau trận Đệ Nhất Thế Chiến, Sarajevo thuộc vào “Vương Quốc” Yugoslavia (Kingdom of Yugoslavia). Trong trận Đệ Nhị Thế Chiến, Sarajevo bị sư đoàn 16 Bộ Binh Cơ Giới (16th Motorized Infantry) quân đội Đức Quốc Xă chiếm đóng ngày 15 tháng Tư năm 1941.

Theo bước thăng trầm của thời gian, mặc dầu nằm trong khối “Xă Hội Chủ Nghiă”, Sarajevo được thế giới biết đến vào năm 1984, khi qua mặt thành phố Sapporo Nhật Bản và Falun/Goteborg Sweden (Thụy Điển), được vinh dự tổ chức Thế Vận Hội Mùa Đông. Kỳ thế vận hội này có nhiều thành tích đáng được ghi nhớ. Cô gái người Rumania, Nadia Comaneci đoạt huy chương vàng về bộ môn thể dục thẩm mỹ. Katerina Wit đại diện Đông Đức, đoạt huy chương vàng về môn trượt băng (Figure Ice Skating). C̣n chút xíu nữa cô ta bị ban đại diện lực sĩ Đông Đức “bỏ quên” v́ lớn con (cao lớn). Và cặp khiêu vũ trên băng (Ice Dancing) Dean (Christopher) & Torvil (Jean) đoạt huy chương vàng với điểm kỷ lục 10/10. Thập niên 1980s là những năm “tươi đẹp” nhất của thành phố Sarajevo.

Cuối năm 1989, chủ nghiă CS Nga Sô xụp đổ kéo theo các nước Đông Âu, Yugoslavia lâm vào t́nh trạng khủng hoảng v́ vấn đề tôn giáo và chủng tộc. Trong trận nội chiến 1992-1995, Sarajevo bị bao vây, tàn phá nặng nề nhất, hơn tất cả các trận chiến tranh trước, đến nay vẫn chưa phục hồi được, vẫn c̣n nhiều dấu vết chiến tranh nơi trung tâm thành phố.

American University BIH, 31/10/2010

Information Technology

vđh