Đ́nh Hiếu

 

 

 

SERBIA

 

Tên chính thức Cộng Ḥa Serbia (Република Србија, Republika Srbija), một quốc gia nằm trong đất liền (land-locked, không có biển). Serbia tọa lạc trong b́nh nguyên Carphathian, trung tâm vùng Balkans, nơi gặp gỡ giữa khu vực trung tâm và đông nam Âu châu. Về hướng bắc, Serbia giáp với Hungary. Rumania, Bulgaria hướng đông. Cộng Ḥa Macedonia về hướng nam. Croatia, Bosnia Herzegovina và Montenegro nơi hướng tây. Thủ đô của Serbia là Belgrade, thành phố đông dân cư nhất trong vùng đông nam Âu châu.

Người Serbia đến định cư trong vùng Balkans, họ lập ra một Vương Quốc Trung Cổ (Medieval Kingdom), sau này trở thành đế quốc Serbia, cực thịnh vào thế kỷ thứ 14. Đến thế kỷ thứ 16, Serbia bị đế quốc Ottoman xâm chiếm, có lúc bị người Hapsburg (Áo, Austria) cai trị. Đến đầu thế kỷ thứ 19, cuộc cách mạng ở Serbia đưa đẩy Serbia trở thành nước đầu tiên trong vùng Balkans theo chế độ Quân Chủ Giới Hạn (Constitutional Monarchy). Sau trận thế chiến thứ Nhất, Serbia biến mất, xáp nhập vào Nam Tư (Yugoslav State). Theo thế sự thăng trầm, t́nh h́nh chính trị trong vùng Balkans, năm 2006, Serbia trở thành một quốc gia độc lập.

Trong tháng Hai năm 2008, quốc hội Kosovo, một tỉnh của Serbia nơi hướng nam, với đa số dân gốc người Albany tuyên bố độc lập. Chiến tranh lại xẩy ra, đến bây giờ Serbia vẫn coi Kosovo là một tỉnh, nhưng dưới quyền cai quản của Liên Hiệp Quốc.

Serbia có một lịch sử rất xa xưa, khởi thủy từ nền văn hóa Starcevo, xuất hiện trong thời đại đồ đá khoảng năm 6200 – 5200 trước công nguyên trong vùng đông nam Âu châu. Tiếp theo là nền văn hóa Vinca, 5500 – 4500 trước công nguyên, đă t́m thấy dấu vết ở Belgrade hoặc gần đó, chế ngự cả vùng Balkans (và cả vùng trung tâm Âu châu cũng như Tiểu Á - Asia Minor), tổng cộng khoảng 8500 năm về trước. Vài học giả cho rằng, những dấu vết nền văn hóa tiền sử Vinca tượng trưng cho một trong những mẫu tự (Writing systems) sơ khai nhất của loài người, có niên kỷ từ 6000 đến 4000 năm trước công nguyên.

Những dân tộc sơ khai sống trong vùng Balkans xa xưa như Thracians, Dacians, Illyrians trước khi đế quốc La Mă (Roma) xâm lăng vào thế kỷ thứ nhất (1st century) trước công nguyên. Người Hy Lạp (Greece) đă nới rộng ảnh hưởng đến khu vực phiá nam nước Serbia ngày nay vào thế kỷ thứ tư (4th century) trước công nguyên. Điểm xa nhất, Hoàng Đế Alexander (Alexander the Great – Hy Lạp) đặt nền thống trị là thành phố cổ Kale-Krsevica, nơi phiá nam Serbia. Bộ lạc người Celtic (Scordisci – di cư đi khắp nơi, đến Ái Nhĩ Lan - Ireland) đến định cư trong vùng Balkans khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, xây dựng nhiều cổ thành như Kalemegdan, có rất nhiều ở Serbia cũng như trong thành phố cổ Singidunum, sau này trở thành Belgrade, thủ đô của Serbia, thành phố lớn nhất trong vùng Balkans. Cho đến ngày nay, các sử gia tin rằng thành phố lịch sử Belgrade, từng là thủ đô (lớn nhất) của Âu châu đă trải qua 140 trận chiến tranh kể từ thời bị đế quốc La Mă xâm chiếm.

Người La mă chinh phục một phần đất đai của Serbia trong thế kỷ thứ 2. Năm 167 trước công nguyên, người La Mă lập ra tỉnh (province) Illyricum và phần c̣n lại trung tâm Serbia. Năm 75 trước công nguyên, họ xây dựng thêm tỉnh Moesia. Các khu vực khác, Srem, Backa, Banat bị chiếm năm 106 trước công nguyên sau trận chiến Dacian (Dacian War).

Serbia ngày nay trải rộng, bao gồm nhiều thành phố cổ từ thời kỳ đế quốc La Mă như: Moesia, Pannonia, Praevalitana, Dalmatia, Dacia, và Macedonia. Thành phố Sirmium nơi hướng bắc Serbia là một trong những thủ đô (họ dời đi tùy theo t́nh h́nh chính trị, quân sự lúc đó) của đế quốc La Mă. Có tất cả 17 vị Hoàng Đế La Mă được sinh ra ở Serbia, chỉ ít hơn ở mẫu quốc Italy. Vị nổi tiếng nhất sinh ra ở Serbia là Constantine I, cưỡng bức tôn giáo (Christianity) khắp nơi trong vùng đế quốc La Mă cai trị.

Khởi thủy quốc gia Serbia bắt đầu với những làng định cư người Serbia da trắng (White Serbia) trong vùng Balkans dưới sự lănh đạo của “Unknown Archont” (Serbian: Непознати кнез, Nepoznati knez – Vô Danh - Tên chung do các sử gia đặt). Họ được đế quốc Byzantine (La Mă) yêu cầu bảo vệ biên thùy chống lại kẻ xâm lăng người Avars. Hoàng đế Heraclius cho phép người Serbia (da trắng) cai trị khu vực Sclavinias, phiá tây vùng Balkans sau khi hoàn thành nhiệm vụ (chống lại người Avars). Đến năm 750, một người cháu của “Unknown Archont”, Hoàng Tử Viseslav thống nhất được vài lănh thổ, dẫn đến việc thành lập Raska (tên cũ của Serbia trong thời Trung Cổ - Medieval). Điều này là cái gai nhọn đối với đế quốc Byzantine và đế quốc Pháp (Frankish Empire) đang trên đà lớn mạnh.

Là một nước chư hầu, lệ thuộc vào đế quốc Byzantine. Dưới triều đại Vua Vlastimir, người lập nên triều đại đầu tiên của Serbia (gọi là Vương Quốc của Vlastimirovic), Raska (tên lúc đó của Serbia) được độc lập sau khi đánh đuổi đoàn quân viễn chinh Byzantine và chiến thắng lớn quân Bulgary vào khoảng năm 850 sau công nguyên. Việc “Thiên Chúa giáo hóa” (Christianization – Đa số người Serbia theo đạo Orthordox) người Serbia được hoàn tất trong ṿng ba năm 867-869, khi Hoàng Đế Byzantine (La Mă), Basil I đưa tu sĩ vào truyền giáo, dưới thời Vua Knez Mutimir của Serbia (vị vua này thuần phục đế quốc Byzantine).

Cũng trong thời gian này, khu vực phiá tây Serbia nằm dưới ách thống trị của đế quốc Pháp (Frankish Empire). Triều đại vua chúa đầu tiên của Serbia chấm dứt vào năm 960 sau công nguyên. Những trận nội chiến, tranh giành ngôi báu làm cho Serbia nhập trở lại đế quốc Byzantine năm 971. Đến năm 1040, khu vực Duklja nổi loạn, lật đổ sự thống trị của đế quốc Byzantine và đặt nền cai trị lên Serbia trong hai thế kỷ 11 và 12. Năm 1077, Duklja trở thành vương quốc Serbia đầu tiên.

Từ cuối thế kỷ thứ 12 trở đi, Raska phát triển rộng, lan ra khu vực Serbia ngày nay. Trong thế kỷ 13, 14, Raska nới rộng, bao trùm những khu vực khác của người Serbia. Trong giai đoạn này, Raska lấn về phiá đông và phiá nam chiếm luôn phần đất Kosovo, phần phía bắc Macedonia, và mở rộng bờ cơi lên hướng bắc lần đầu tiên.

Serbia tự xưng đế quốc (Serbia Empire) dưới thời Vua Stefan Dusan năm 1346, lúc quốc gia đă phát triển lên tới mức tột đỉnh về chính trị, quân sự và văn hóa, trở nên một quốc gia hùng cường trong lục điạ châu Âu. Vua Dusan ban hành Hiến Pháp (bộ luật – Dusan’s Code), một hệ thống pháp luật (đầu tiên) cho cả nước. Khi Vua Dusan chết, người con là Uros Nejaki (Uros Nejaki – The Weak - Kẻ Mềm Yếu) lên ngôi. C̣n trẻ và không đủ khả năng nắm quyền như vua cha, ông ta chứng kiến vương quốc Serbia do cha trao lại tan vỡ ra từng khu vực tự trị riêng biệt. Uros mất tháng Mười Hai năm 1371, không có con nối dơi, sau khi quân đội Serbia bị người Thổ (Turks) đánh bại trong trận Maritsa (battle of Maritsa) trước đó trong cùng năm.

Các triều đại kế tiếp Mrnjavcevic, Lazarevic, và Brankovic tiếp theo, cai trị phần đất Serbia trong hai thế kỷ 15, 16. Trong thời gian trên có nhiều xung đột, chiến tranh giữa đế quốc Ottoman (người Thổ - Turks) và các khu vực tự trị người Serbia. Sau khi thành phố Constantinople (Greek: Κωνσταντινούπολις, Latin: Constantinopolis, Turkish: Istanbul) (thủ đô của đế quốc La Mă, đế quốc Byzantine và đế quốc Ottoman) rơi vào tay người Thổ (Turks) năm 1453. Thành phố Belgrade bị bao vây, Despotate là khu vực cuối cùng của người Serbia cũng đầu hàng năm 1459, khi thủ đô (trung tâm) Smederevo của Despotate bị bao vây. Sau khi đẩy lui các trận tấn công của đế quốc Ottoman hơn 70 năm, thành phố Belgrade thất thủ năm 1521.

Khi người Thổ (Turks) chiếm được Serbia, họ ép buộc theo đạo Hồi (Islam), nhất là khu vực phiá tây nam Raska, Kosovo, và phiá nam Bosnia. Về phiá nam, Cộng Ḥa Venice (Republic of Venice – Austria) lấn chiếm những khu vực dọc theo bờ biển.

Sau khi đất nước bị mất vào tay Vương Quốc Hungary (Kingdom of Hungary), rồi Đế Quốc Ottoman (Ottoman Empire), Serbia giành được độc lập một thời gian ngắn dưới thời vua Jovan Nenad trong thế kỷ 16. Ba cuộc tấn công xâm lăng của người Áo, những cuộc nổi dậy như của Banat (Banat Uprising) gây khó khăn cho đế quốc Ottoman. Khu vực Vojvodina chịu ách thống trị của đế quốc Ottoman một thế kỷ, sau đó sát nhập vào đế quốc Habsburg (Áo) trong thế kỷ 17, 18 qua hiệp ước Karlowitz (Karlowitz Treaty). Sống dưới sự cai trị của Habsburg dễ thở hơn, người Serbia di cư gần hết ra khỏi Kosovo và những khu vực Serbia khác, đến Vojvodina. Người Thổ (Turks) dùng biện pháp tàn bạo ép buộc người Serbia theo đạo Hồi.

Những cố gắng giành độc lập cho cho quốc gia, dân tộc xẩy ra lần đầu trong cuộc Cách Mạng Quốc Gia Serbia (Serbia National Revolution) từ năm 1804 đến năm 1815. Chiến tranh giải phóng (Liberation War), theo sau là thời gian t́m kiếm giải pháp, thương thuyết, cuối cùng chấm dứt vào năm 1835. Lần đầu tiên trong lịch sử Ottoman, toàn thể người Christian Serbia đứng lên chống lại Sultan (Hoàng Đế Ottoman - người có sức mạnh, uy quyền, cai trị - Arabic: سلطانSulān.). Người Pháp chiếm đóng vùng phiá tây Balkans, gây khó khăn cho đế quốc Ottoman, thêm vào sự tranh giành quyền hành giữa hai đế quốc Áo – Nga Sô trong vùng Balkans, đă thúc đẩy dân Serbia nổi dậy chiến đấu giành độc lập.

Trong trận chiến Balkans (1912 – 1913), Vương Quốc Serbia (Kingdom of Serbia), nới rộng đất đai ra gấp ba lần, lấy một phần của Macedonia, Kosovo và gom lại những khu vực có người Serbia định cư.

Ngày 28 tháng Sáu năm 1914, vụ ám sát Thái Tử nước Áo (Austria) Frank Ferdinand tại Sarajevo, Bosnia Herzegovina gây chấn động Âu châu. Thủ phạm là Gavrilo Princip, gốc người Nam Tư (Yugoslav), hội viên Người Trẻ Bosnia (Young Bosnian), quốc tịch Áo. Viện lư do này, đế quốc Áo-Hung tuyên chiến với Serbia. Người Nga đứng về phiá Serbia tổng động viên, và người Đức nhập cuộc, tuyên chiến với Nga Sô, bắt đầu trận thế chiến thứ Nhất. Tổng kết, quân đội Serbia mất 400 ngàn quân, khoảng 58% tổng số quân trước khi trận thế chiến xẩy ra.

Trong trận thế chiến thứ Hai (1939-1945), năm 1941 chính quyền Nam Tư (Yugoslav) cố gắng làm vừa ḷng phe Trục (Axis: Nhật, ư, Đức). Quốc Xă (Nazi) Đức, Phát Xít (Fascist) Ư, và đồng minh phe Trục (Hungary) vào xâm chiếm Serbia. Một năm sau khi người Đức xâm chiếm Serbia, khoảng 16 ngàn người Do Thái-Serbia bị giết (90% tổng số người Do Thái ở Serbia). Sự liên hệ giữa người Serbia và Croatia qua ngàn năm tan vỡ trong trận thế chiến thứ Hai. Chính quyền bù nh́n Croatia dưới thời Đức chiếm đóng, thẳng tay tiêu diệt người Serbia.

Sau khi trận thế chiến thứ Hai kết thúc, Hoàng Gia Serbia bị cấm không được quay trở về quê hương, đánh dấu một thay đổi lớn. Đảng cộng sản lên nắm quyền, biến Nam Tư (Yugoslav) trở nên một nước xă hội chủ nghiă Cộng Ḥa Xă Hội Liên Bang Nam Tư (Socialist Federal Republic of Yugoslavia).

Thống Chế Tito lănh đạo Nam Tư tách khỏi “quỹ đạo” của Nga Sô năm 1950. Năm 1980, ông ta mất gây nên xáo trộn, rạn nứt trong quốc gia. Slobodan Milosevic lên nắm quyền năm 1989 trong đảng Cộng Sản Serbia (League of Communists of Serbia), sau nhiều vụ thanh trừng, hạ bệ trong chính quyền. Milosevic hứa hẹn sẽ cắt giảm quyền hạn khu vực Kosovo (đa số dân gốc người Albany), Vojvodina. Điều này gây căng thẳng giữa các lănh tụ trong liên bang Nam Tư (Yugoslavia), đưa đến việc thành lập các quốc gia: Slovenia, Croatia, Bosnia Herzegovina, và Macedonia, tách ra khỏi Nam Tư, tuyên bố độc lập. (Montenegro, Kosovo theo sau).

Khủng hoảng chính trị đưa đến sự căng thẳng giữa người Serbia và các sắc dân khác trong nước cộng sản cũ Nam Tư. Người Serbia lo ngại, chính quyền “Quốc Gia, Ly Khai” (Nationalists, Separatists) ở Croatia sẽ tách ra. Họ cũng khép tội chính quyền “Ly Khai” ở Bosnia Herzegovina bị nhóm người “Truyền Thống” Hồi giáo xúi dục (Islam Fundamentalists). Hai chính quyền Croatia và Bosnia tố cáo ngược lại, cho rằng người Serbia định thiết lập một nước Serbia nới rộng (Greater Serbia). Điều này làm cho các dân tộc (sắc dân ở Nam Tư cũ) thù ghét nhau thêm.

Năm 1992, chính quyền Serbia và Montenegro đồng ư thành lập một Cộng Ḥa Liên Bang Yugoslavia (Federal Republic of Yugoslavia). Liên Hiệp Quốc cho rằng chính quyền này (Liên Bang Nam Tư) yểm trợ tài chánh, vũ khí cho nhóm người Serbia đang sống ở Croatia và Bosnia để gây chiến tranh nên ban hành “Cấm Vận” trong những năm 1990. Cộng Ḥa Liên Bang Nam Tư bị cô lập trên chính trường quốc tế, nền kinh tế xuống dốc, khủng hoảng tiền tệ, mức sống của người dân Serbia trở nên khó khăn.

Slobodan Milosevic (Слободан Милошевић) đại diện người Serbia sống ở Bosnia tại hiệp định Dayton (Dayton Peace Agreement) năm 1995, kư kết bản hiệp định chấm dứt trận chiến Bosnia (Bosnian War). Theo bản hiệp định, nội bộ quốc gia Bosnia Herzegovina sẽ chia ra hai khu vực: khu Cộng Ḥa Serbia (Republika Sprska), và khu vực Liên Bang Bosnia Croatia (Bosnian-Croat Federation).

Khi đảng Xă Hội (Socialist Party) đang cầm quyền ở Serbia không công nhận kết qủa cuộc bầu cử (đa đảng) năm 1997, gây xáo trộn t́nh h́nh chính trị trong nội bộ quốc gia. Trong năm 1998-1999, Kosovo tuyên bố độc lập, xử dụng Đội Quân Giải Phóng Kosovo (Kosovo Liberation Army) chống lại Lực Lượng An Ninh, Quốc Pḥng Nam Tư (Serbia – Yugoslavia). Cuối cùng Liên Hiệp Quốc cũng phải đưa quân vào can thiệp trận chiến Kosovo (Kosovo War).

Slobodan Milosevic (20/8/1941 – 11/3/2006). Tổng Thống Serbia, Nam Tư (Yugoslavia) từ năm 1989 – 1997, Tổng Thống Cộng Ḥa Liên Bang Nam Tư (Federation Republic of Yugoslavia) 1997 – 2000. Ông ta bị Ṭa Án Quốc Tế truy tố về tội ác chiến tranh trong trận chiến Bosnia và Kosovo. Milosevic tự biện hộ cho ông ta trong phiên ṭa kéo dài 5 năm, kết thúc khi ông ta chết trong tù năm 2006.

Trong tháng Chín năm 2000, các đảng phái chính trị đối lập cho rằng Milosevic thường gian lận trong các cuộc bầu cử. Dược sự hỗ trợ của toàn dân, xuống đường biểu t́nh, Molosevic phải ra đi, trao quyền hành cho đảng chính trị mới thành lập Dân Chủ Đối Lập Serbia (Democratic Opposition of Serbia - Demokratska Opozicija Srbije). T́nh h́nh chính trị ở Serbia vẫn căng thẳng, cựu lănh tụ Milosevic bị truy tố ra trước Ṭa Án Quốc Tế về các cuộc tàn sát tập thể trong trận chiến ở Croatia, Bosnia Herzegovina và Kosovo. Năm 2003, Thủ Tướng Zoran Đinđíc bị ám sát chết! Hôm 21 tháng Năm 2006, quốc hội Montenegro bỏ phiếu tách khỏi Liên Bang Nam Tư, tuyên bố độc lập (Chuyện Kosovo và Montenegro đến ngày nay vẫn... chưa êm thấm).

Ngày 5 tháng Sáu năm 2006, quốc hội Serbia tuyên bố tên quốc gia là Cộng Ḥa Serbia (Republic of Serbia), vị Tổng Thống đương nhiệm là Boris Tadic. Bảng thống kê tháng Giêng năm 2010 cho thấy, dân số Serbia là 7,306,677 người, người Serbia chiếm 83%, nhóm thiểu số đông nhất là người Hungary khoảng 290,000 người, số c̣n lại là Croatia, Bosnia, Romany, ...

Belgrade (Serbian: Београд, Beograd) là thành phố lớn nhất ở Serbia. Nơi gặp gỡ giữa hai gịng sông Sava và Danube, giao điểm giữa b́nh nguyên Pannonian và vùng Balkans. Theo bảng thống kê năm 2007, Belgrade có 1,630,000 dân, thành phố lớn thứ tư trong vùng đông nam Âu châu, chỉ thua Istanbul (Turkey), Athens (Hy Lạp), và Bucharest (Romania). Belgrade trong tiếng Serbia nghiă Thành Phố Trắng” (White City).

Khu vực phụ cận Belgrade nơi phát sinh ra nền văn hóa thời Tiền Sử rộng lớn nhấtÂu châu. Nền văn hóa Vinca niên kỷ 6000 năm trước công nguyên, từ thời xa xưa khu vực Belgrade đă sắc dân Thraco-Dacian thuộc bộ lạc Singi định , sinh sống. Họ đặt tên cho thành phố (lúc đó khu vực), sau khi một thành tŕ (fortress) cổ được người Celts (sau này Ái Nhĩ Lan) t́m thấy vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Người Celts đặt tên cho cổ thành này Singidun (dun – fortress).

Các bộ lạc người Serbia đến định trong vùng từ thế kỷ thứ 7 sau công nguyên trở đi. một thành phố vị trí chiến lược, Belgrade trải qua 115 trận chiến tranh, bị san bằng 44 lần. Belgrade bị các đế quốc xâm lăng, đặt nền móng cai trị trong thời Trung Cổ (Medieval), hết người Byzantine, đến các dân tộc ngoại bang khác, Frankish (Pháp), Bulgary, Hungary, Turkish. Ngày nay Belgrade trung tâm kinh tế, văn hóa giáo dục của Serbia.

American University in BiH

Information Technology Dept.

Tuzla, January 9th, 2011

vđh