Sinh Hoạt Hội Đoàn:

Cựu SVSQ Khóa 22 Trường VBQGVN

Tưng Bừng Với 46 Năm Hội Ngộ

Phóng viên Xây Dựng


Ngày 24 Tháng 4 năm 2011, thành phố Houston bỗng đông và rộn ràng hơn như năm ngoái, v́ được hân hoan đón tiếp một số “cùi” tức Sinh viên Sĩ Quan Trường Vơ Bị Quốc Gia VN từ khắp nơi về họp mặt, kỷ niệm 46 năm Hội Ngộ, là ngày các ông nhập học Khoá 22.

Đây là một trong những tập thể quân nhân ưu tú được huấn luyện từ một trường Vơ Khoa nổi tiếng nhất vùng Đông Nam Á, theo tiêu chuẩn của trường Vơ Bị Westpoint Hoa Kỳ, với mục tiêu huấn luyện văn hoá và quân sự để các thanh niên này, mai sau trở thành những cán bộ lănh đạo xứng danh, đa năng đa hiệu, có tài chỉ huy thao lược trong thời chiến và một sĩ quan hành chánh trong thời b́nh.

Ban Tổ Chức 46 Năm Hội Ngộ của Khoá 22, gồm các cựu SVSQ Huỳnh Kim Chung, Trương văn Út, Nguyễn Kim Chung, Nguyễn Ngọc Khoan, Giang văn Nhân, Trần Đ́nh Ấn và Đặng Sanh Haỉ.

Chương tŕnh họp mặt gồm 3 ngày: Đêm Hội Ngộ tổ chức tại tư gia ông Trần Đ́nh Ấn, đêm đại tiệc liên hoan chào mừng tại nhà hàng Ocean Palce và ngày chia tay tổ chức tại tư gia ông Hùynh Kim Chung.

Chương tŕnh tổ chức khá chu đáo. Thiệp Mời phổ biến trong tháng 3 đến tận tay các hội đ̣an bạn đang sinh hoạt tại Houston và được đông đảo anh em nhận lời tham dự.

(H́nh: SVSQ Phạm Ngọc Đăng MC tổng quát)

Điều này cũng không có ǵ ngạc nhiên v́ các cựu SVSQ khoá 22, định cư tại Houston, có những giao tiếp khá rộng raĩ và gắn bó với các sinh hoạt buồn vui của gia đ́nh quân đội. Hơn thế nữa, trong binh chủng nào, cũng có các niên trưởng và niên đệ, đă một thời “đổ mồ hôi” nơi thao trường của vùng trời Đà Lạt mù sương, trước khi tung cánh chim, ngang dọc bốn vùng chiến thuật, của một thời VN trong khói lửa

Đêm Chủ Nhật 24 tháng 4, 2011, nhà hàng Ocean Palace bao phủ không khí ấm áp, êm đềm của gần 500 người, có mặt từ lúc 6 giờ 30 chiều. Các bà mặc aó dài màu cam, khăn quàng xanh có chạy hàng chữ Khoá 22, tươi thắm bên phu quân, tay bắt mặt mừng, mày tao thân mật. Từ bao năm nay, qua bao nhiêu đoạn đường gian khổ, những phụ nữ này vẫn giữ tấm ḷng từ khi son trẻ cho đến nay, đă nửa đời người, vẫn sát cánh bên chồng, đi nốt con đuờng làm người vợ lính, chia ngọt xẻ bùi của những giai đọan gian truân trong cuộc đời làm vợ. Vợ Lính bao giờ cũng phải chấp nhận thiệt tḥi, sống thiếu thốn vật chất lẫn t́nh cảm, v́ đời chiến binh đâu dám hẹn ngày về, trong khi đường tên mũi đạn, không chừa một ai!

Các cựu VSQ hôm nay, mặc quân phục Tiểu lễ của trường, trông oai vệ và vẫn gĩu nét hào hùng, mặc dù tóc bạc và nếp nhăn đă phủ đầy trên vầng trán... Có người đăm chiêu khi gặp bạn cùng Khoá, nhắc nhở những người không may mắn, đă vị quốc vong thân, hoặc có anh đă tủi hờn thở hơi cuối cùng trong trại tù CS, hoặc đă qua đời v́ bệnh tật theo luật tạo hoá..108 cựu SVSQ Khoá 22, đă không c̣n hiện diện trong cơi nhân sinh...Có nén hương nào phảng phất để chiêu hồn anh về chứng giám sự nhớ thương của các bạn bè cùng Khoá?

7 giờ: Dưới sự điều động của MC Mũ Nâu Nguyễn Ngọc Khoan và Sĩ Quan Nghi Lễ Mũ Đỏ Phạm Ngọc Đăng, chương tŕnh khai mạc với nghi thức chào cờ Mỹ-Việt. Tất cả những cựu quân nhân các binh chủng trong quân phục đều dàn hàng ngang, dọc trên sân khấu, để đón toán Quốc Quân Kỳ của Trường Vơ Bị Quốc Gia VN, nhịp nhàng tiến lên trong sự hướng dẫn của sĩ quan Nghi Lễ.

7 giờ 15: Lễ Truy Điệu truyền thống của trường Vơ Bị QGVN: Bắt đầu với lễ đặt ṿng hoa do cựu Chỉ Huy Trưởng Đổ Ngọc Nhận tiến lên đài Tử Sĩ. Theo MC Nguyễn Ngọc Khoan tŕnh bày: lễ truy điệu được trường tổ chức vào đêm trước ngày măn khoá, của mỗi khoá tại Vũ Đ́nh Trường Lê Lợi. Mục iđ6ch để ghi ơn các cựu SVSQ xuất thân từ trường Mẹ đă anh dũng hy sinh v́ tổ quốc, cũng để mời gọi anh linh chư liệt vị về chứng giám, có linh thiêng xin pḥ hộ cho đàn em trên bước đường phục vụ tổ quốc.

Người MC dơng dạc tuyên đọc: “Hôm nay, chúng tôi toàn thể cựu SVSQ Khoá 22 trên khắp năm châu, tề tựu về đây, nghiêng minh trước anh linh của 108 cựu SVSQ Khoá 22 đă anh dũng hy sinh: trong cuộc chiến, trong lao tù CS, trong hành tŕnh vượt thoát t́m tự do hay “chí vẫn c̣n mong tiến bước, nhưng sức không kham nổi đọan đường”.

Nghi thức truy điệu bắt đầu tiếng chiêng trống, với tiếng ngâm thơ, áo năo ngân nga trong nỗi ngậm ngùi, xót xa cho cuộc đời ngắn ngủi, của một tuổi trẻ VN. Các anh đă bất hạnh, lớn lên trong thời chiến tranh bao trùm đất Việt. Cuộc chiến Quốc Cộng ngày thêm khốc liệt, gây tử vong cho biết bao thanh niên nằm xuống khi tóc vẫn c̣n xanh.

Toán quốc quân kỳ, súng chỉa xuống đất. Hai hàng quân vẫn dong tay chào. Màu áo quân binh chủng, mũ xanh, mũ đỏ, áo bay Không Quân bên áo hoa rừng của Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, tạo khung cảnh bi hùng.

Tiếng ngâm thơ nỉ non ai oán:

Lúc bấy giờ trên dăy Trường Sơn núi non trùng điệp. Trong vùng rừng sâu, gió lộng bốn bề. Phút chốc, liệt vị bỗng hoá ra người thiên cổ.

Gánh san hà, hai vai mang nặng. Sao nửa đường, đứt đoạn từ đây.

Mộng làm trai Nam, Bắc, Đông Tây. Chưa phỉ chí đă ngàn thu vĩnh biệt..

Chiến sĩ Trận Vong....

Chúng tôi không t́m an lạc dễ dàng

Mà chỉ khát khao gió mưa cùng nguy hiểm

Chí vẫn c̣n mong tiến bước.

Nhưng, sức không kham nổi đọan đường.

. . . . . .

Có linh thiêng xin về đây chứng giám

7giờ 20: Phần Phát biểu của Trưởng Ban Tổ Chức: SVSQ  Huỳnh Kim Chung, thuộc Đại Đội H, của Khoá 22.

Sau lời cám ơn quan khách, xin lỗi về những sơ suất, ông có lời cám ơn nội tướng của Khoá đă góp công sức cùng anh em trong Ban Tổ Chức, nhắc lại kỷ niệm của 46 năm về trước.

Năm 1965, có 274 thanh niên hăng hái gia nhập Khóa 22, trong t́nh trạng đất nước trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt... Sau thời gian thụ huấn, ra trường phục vụ tổ quốc, hôm nay người c̣n, kẻ mất...46 năm đi qua, tưởng không c̣n gặp mặt nhau nữa, mà bây giờ gặp lại, t́nh nghĩa vẫn đầy ắp như ngày ở trong trường Mẹ, sung sướng gọi hai chữ “mày, tao”. Khoá 22 có nhiều đặc biệt, v́ có 173 SVSQ theo học 2 năm, ra truờng 1967, và 92 SVSQ c̣n lại, theo học 4 năm, ra trường năm 1967, đánh dấu sự vững mạnh của trường Vơ Bị QGVN.

Cuối cùng, ông Hùynh Kim Chung tâm sự với anh em cùng Khoá:

...”Chúng ta cùng đồng ư với nhau là nhiệm vụ của tổ quốc, chúng ta chưa làm tṛn, nửa đường gảy súng, th́ giờ đây trong tuổi già xế bóng, chúng ta đoàn kết, thương yêu và cố gắng làm được những ǵ, có thể làm, trong công cuộc đấu tranh chung, đem lại tự do, nhân quyền cho đất nước VN.”   

7 giờ 22: Tŕnh diện tân ban Điều Hành Khoá 22, niên khoá 2010-2014 gồm, các “cùi” sau đây: Lê Viết Đắc, Huỳnh Kim Chung, Giang văn Nhân, Đỗ Minh Chánh. Sau đó là phần phát biểu của ông Lê Viết Đắc, đại diện Khoá 22.

7 giờ 30: Hiện diện trong hàng ghế quan khách, có nhiều đại niên trưởng của trường Vơ Bị QGVN như Đại tá Tô văn Kiểm và các vị khác, chúng tôi không rơ tên. Trong số đó, có Đại Tá Đỗ Ngọc Nhân cựu Chỉ Huy Trưởng.

Ông có l người con là SVSQ Khoá 30, Đỗ Ngọc Khoan.

Bài nói chuyện của ông dài 15 phút, có nhiều chi tiết và giá trị, tiếc là tuổi hạc đă cao, gịong yếu, nên không thu hút cử tọa lắng nghe. Lần nào có mặt, ông cũng nói có thể đây là lần... cuối cùng, cho nên xướng ngôn viên Nguyễn Ngọc Khoan có lời chúc thọ đến ông.

Chúng tôi xin phổ biến Bài Phát Biểu của Đại Tá Đỗ Ngọc Nhận, trong số báo này. Chúng tôi rất tâm đắc lời kết trước khi ông xuống sân khấu: VNCH đă chôn, nhưng chưa chết. CSVN chưa chôn, nhưng đă chết.

7: 45: Phần giới thiệu các hội đoàn quân đội, gồm đông đảo các quân binh chủng và thành phần quan khách tham dự. Giới truyền thông chỉ có báo Xây Dựng và ông Lê Văn, cựu phóng viên đài VOA. Ông Lê Văn nay đă nghỉ hưu, sống tại Houston. Ngoài ra, trong khoá 22, hiện nay có một người rất nổi danh trong văn giới, về từ Seatle, đó là nhà văn, nhà thơ, nhà báo Quốc Nam, với nhiều sinh hoạt văn hoá đáng kể. Ông Quốc Nam đă thay mặt gia đ́nh Khoá 22, đón tiếp giới truyền thông và tặng chúng tôi, tập thi phẩm “Thơ Quốc Nam, tập thứ 5”, viết từ Thung Lũng Hoa Vàng đến Cao Nguyên T́nh Xanh. Haỉ Lăng (báo Xây Dựng) và Quốc Nam, đă cùng vượt thoát trên tàu Trường Xuân trong ngày 30 tháng 4, 1975, nên hai người đă có nhiều kỷ niệm, kể cho nhau, trong đêm Hội Ngộ của Khoá 22.

7 giờ 50: Phần cắt bánh sinh nhật rất trang trọng và vui nhộn. Các phu nhân lên sân khấu, các chị trong Ban Tổ Chức tại Houston, mặc đồng phục áo dài màu Cam, quàng khăn có chữ kim nhủ Khoá 22. Các chị từ xa về, mặc áo dài nhiều màu sắc, tạo h́nh ảnh sống động. Nghe nói đại hội Khoá năm nay, có 48 gia đ́nh về tham dự, từ khắp mọi tiểu bang, kể cả Canada.

Sau khi cắt bánh, là lễ Vinh Danh các nội tướng, đă một đời tận tụy bên chồng, gắn bó với các sinh hoạt của Hội và bỏ nhiều công sức hỗ trợ phu quân trong mọi công tác. Các phu quân đă quàng ṿng hoa cho nội tướng của ḿnh. Ba chị Qủa Phụ hiện diện trong đêm nay (Cố SVSQ Hoàng Ngọc Hùng, cố SVSQ Đặng Sanh Hải và cố SVSQ Huỳnh Cừ) cũng được trân trọng vinh danh, nhưng nước mắt chị đoanh tṛng, tủi thân... Làm vợ Lính là chấp nhận thương đau, ngày vui luôn qua mau, ngày buồn bao trùm số phận. Các chị đi như chạy về chỗ ngồi, khi nh́n những đôi vợ chồng trao nhau tia nh́n ấm áp, khi các ông choàng ṿng hoa lên mái tóc đă hoa râm của các bà..

 Giây phút này rất cảm động, nhất là bài phát biểu của MC Nguyễn Ngọc Khoan trước khi quàng ṿng hoa cho quí phu nhân.

 “Chúng tôi không nói về công dung ngôn hanh mà chúng tôi chỉ nói về sự an đảm của những phụ nữ chấp nhận sự thua thiệt để làm người vợ Lính. Nói về sự hy sinh và gian truân của các chị th́ quả thật không có lời nào hay bút mực nào tả hết. Trong thời đại của chúng ta, chiến tranh ngày càng ác liệt, phận làm lính chúng tôi luôn ở đầu lằn tên mũi đạn, các chị ngoài việc đảm đang gia đ́nh, c̣n phải ngày đêm hồi hợp lo lắng cho chồng nơi vùng lửa đạn. Rồi ngày tang thương của đất nước vào tháng tư đen 1975, biết bao gian khổ đổ xuống cho gia đ́nh người Lính. Một thiểu số may mắn thoát ra nước ngoài th́ có nỗi khổ riêng, trong hoàn cảnh bở ngở nơi xứ lạ quê người. Đa số chúng tôi bị kẹt lại và bị lùa vào các trại tù dă man của VC. Các chị đă xắn tay áo lên, vừa làm cha, vừa làm mẹ, đảm đang việc nhà, dạy dỗ con cái trong t́nh trạng khắc nghiệt, thiếu thốn trăm bề, lại c̣n bị chế độ mới đê hèn nhục mạ, khủng bố tinh thần...Nhưng, các chị đă cố gắng vượt qua và c̣n lặn lội thăm nuôi chồng nơi chốn lao tù. Khi qua đến bến bờ tự do, th́ đa số chúng tôi là nửa thầy, nửa thợ, thân xác th́ bị thương tật hành hạ, lại một lần nữa các chị đă can đảm vượt qua mọi khó khăn. Giờ đây, đa số gia đ́nh chúng ta đă ổn định cuộc sống và con cái đă thành đạt, các phu nhân có quyền hănh diện và tự hào với những đọan đường chông gai vừa qua....Xin nhận mỗi chúng tôi một bông hồng để tỏ ḷng biết ơn và yêu quí của chúng tôi đến các nội tướng của Khoá 22”.

8 giờ: Xướng ngôn viên văn nghệ, cựu SVSQ Phạm Ngọc Đăng lên điều khiển chương tŕnh. Cơm chiều dọn ra trong tiếng nhạc dập dồn, mở đầu phần văn nghệ “cây nhà lá vườn” với các anh trong Khoá. Các anh mỗi người một vẽ, xuất sắc nhất là bài Ru Anh Trọn Cuộc T́nh của Xuân Điềm với phần tŕnh diễn của anh Phạm Ngọc Đăng. Tay súng, tay đàn là biểu tượng của chân dung người Lính VNCH.

Phần thứ hai, là các tiết mục văn nghệ qui tụ đông đủ các nam, nữ nghệ sĩ của vũ trường Maxim. Nữ ca sĩ Kim Phượng, con chim đầu đàn hướng dẫn các em ra mắt khán giả (Hoàng Phong, Tú Anh, Ngọc Tiên, Đăng Vinh). Mỗi ca sĩ hát một đoạn nhạc theo tiết mục khích động. Hai danh ca từ xa về Trần Thái Hoà, Loan Châu đă cống hiến khán giả các nhạc phẩm đă gắn liền tên tuổi.

9 giờ đêm, tiết mục dạ vũ được quan khách chiếu cố nồng nhiệt. Các nam, nữ nghệ sĩ thay nhau tŕnh diễn càng về khuya càng sôi động, chương tŕnh văn nghệ khá phong phú, v́ được vũ trường Maxim “bao giàn”.

Trong khi đó, một số đông các “cùi” cùng Khoá, kéo nhau ra hiên nhà hàng để tâm t́nh, v́ ngày mai, mỗi người như cánh chim, tung bay tám hướng...

Mỗi 2 năm, Khoá sẽ đại hội một lần, nhưng chuyện hội tụ giữa khi tuổi hạc đă cao cũng là một vấn đề, v́ có nhiều anh, trong thân thể vẫn c̣n nhiều chiến tích. Cho nên, thời gian nào có được giây phút nào mày mày tao tao, vẫn là điều hạnh phúc./.

   Phóng viên Xây Dựng

 

Phát Biểu của cựu CHT/TVQGVN Đỗ Ngọc Nhận

Ngày Hội Ngộ CSVSQ Khóa 22 TVBQGVN tại Houston, Texas

(24 tháng 4 năm 2011)

Năm 2006, tức cách đây khoảng 5 năm,  tôi có dịp ghé thăm Paris, được Trung tướng Trần văn Trung, cựu CHT Trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam (TVBQGVN) có hảo ư hướng dẫn thăm thắng cảnh. Sau khi viếng thăm lăng rất nổi tiếng của Napoléon Bonaparte Đại Đế,  tôi ngỏ ư nhờ TT Trung hướng dẫn thăm mộ Quốc Trưởng cựu hoàng Bảo Đại. Được biết cựu hoàng Bảo Đại an nghỉ tại một nghĩa trang dành cho những nhà quư phái tại Paris.  Chúng tôi đến đó khoảng 20 phút trước 6:00 giờ chiều là giờ nghĩa trang đóng cổng - người canh gác nghĩa trang cho biết - nhưng cũng kịp giờ để t́m ra ngôi mộ vị Hoàng đế cuối  cùng của Triều Đại nhà Nguyễn. Ngôi mộ tuy b́nh thường nhưng tô đá mài màu đen điểm chấm trắng lóng lánh rất trang nhă, ghi những ḍng chữ:            

HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM BẢO ĐẠI

HÚY NGUYỄN PHƯỚC VĨNH THỤY

1915-1997

SA MAJESTÉ BẢO ĐẠI

EMPEREUR DU VIỆT NAM

Trong chuyến du lịch Paris, cuộc viếng thăm ngôi mộ cựu hoàng Bảo Đại tuy hết sức ngắn ngủi, nhưng lại để lại trong tôi ấn tượng sâu đậm nhất, bởi lẽ đối với các CSVSQ khóa 3 chúng tôi xuất thân từ Trường Vơ Bị Liên Quân Dalat (TVBLQD) th́ cựu Hoàng được coi là biểu tượng của tinh thần quốc gia lúc bấy giờ. Có tin đồn  rằng chính cựu Hoàng đă chỉ thị rời Trường Huấn Luyên Sĩ Quan tiền thân của TVBQGVN từ Huế vào Đalat và được đổi tên là TVBLQĐ. Tại Dalat, Ngài dă dành cho các cựu SVSQ K3 nhiều ưu ái, như khoản đăi các huấn luyện viên và SVSQ Trường một tiệc sâm banh tại Biệt Điện số 1, dích thân chủ toạ lễ măn Khóa 3 vào tháng 6 năm 1951, mở đầu cho truyền thống các  lễ măn khóa TVBQGVN sau này luôn luôn được đặt dưới quyền chủ toạ của vị nguyên thủ quốc gia.

Về  lịch sử TVBQGVN, cuốn KỶ YẾU HẢI NGOẠI 1990 (trang 9) viết lời mở đầu như sau; ‘Lịch sử của Trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam là lịch sử của môt thực thể gắn liền với lịch sử cận đại của dân tộc, của lịch sử chiến tranh VN nói chung và của gịng Quân Sử Việt nói riêng” (hết trích dẫn). Đặc điểm lịch sử về sự h́nh thành lực lượng người Việt quốc gia lúc ban đầu là người quốc gia vừa phải tranh đấu dành lại độc lập trong tay đế quốc Pháp, vừa phải tranh đấu chống lại cộng sản với mưu đồ đưa dân tộc vào ṿng nô lệ cộng sản quốc tế. Cả hai kẻ thù đế quốc Pháp củng như CS đếu có chủ trương giống nhau là triệt tiêu khả năng lănh đạo của người quốc gia. Đế quốc Pháp chủ trương chỉ đào tạo cho người bản xứ những viên chức thừa hành chứ không phải những cán bộ lănh đạo. C̣n CS th́ thừa hưởng kinh nghiệm và thủ đoạn của cả thế giới cộng sản nhằm triệt tiêu những cán bộ quốc gia ở mọi cấp bộ đối kháng hay không đối kháng.  Bối cảnh lịch sử đặc thù trên đă đặt TVBQGVN phải gánh vác vai tṛ cực kỳ quan trọng là đào tạo cho quốc gia những cán bộ chỉ huy và lănh đạo xứng danh, đa năng đa hiệu, có nhiệm vụ ổn định bờ cơi giang san trong thời chiến và xây dựng quốc gia trong thời b́nh.

Chính v́ vai tṛ cực kỳ quan trọng của TVBQGVN đối với đất nước, cho nên sau này, các vị nguyên thủ quốc gia như Tổng Thống Ngô đ́nh Diệm và Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đều đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo các SVSQ /TVBQGVN. Những  lần công du Đalat, TT Ngô đ́nh Diệm thường dành thời giờ nói truyện về t́nh h́nh đất nước với  các SVSQ thụ huấn, có  những cuộc nói truyện rất dài giờ. Chính Tổng thống Diệm đă đặt viên đá  xây dựng ngôi trường mới khang trang tại đồi 1515, ban hành sắc luật năm 1960  cải tổ TVBLQĐ thành TVBQGVN, để đào tạo các sĩ quan Hải, Lục, Không Quân  với chương tŕnh huấn luyện 4 năm có tŕnh độ kiến thức bậc đại học. C̣n đối với Tổng thống Nguyễn văn Thiệu th́ thời gian tôi giữ trọng trách CHT, TT Thiệu đặc biệt lưu tâm và đích thân sửa chữa chi tiết mẫu quân phục đại lễ của SVSQ. Ông cũng  hết ḷng hỗ trợ nhà trường trở lại chương tŕnh huấn luyện 4 năm đă bị thay đổi rút ngắn do nhu cầu của t́nh h́nh chiến sự.

Khóa 22 nhập học đúng vào thời điểm TVBQGVN chuyển ḿnh trở lại CTHL 4 năm theo tiêu chuẩn của Trường Vơ Bị Westpoint Hoa kỳ. Tuy nhiên theo chỉ thị Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH  th́ TVBQGVN cần phải qua giai đoạn chuyển tiếp  đáp ứng nhu cầu cung cấp sĩ quan mỗi năm  cho quân lực. Do vậy mới có sự kiện độc nhất vô nhị trong lịch sử của TVBQGVN là môt nửa Khóa 22 ra trường sau 2 năm thụ huấn, số c̣n lại tiếp tục học hết chương tŕnh 4 năm. Có lẽ đây cũng là sự kiện hết sức tế nhị trong Khóa, cho nên hôm nay ban tổ chức  mới đề ra chương tŕnh hội ngộ sau  46 năm ngày nhập học (chứ không phải măn khóa) TVBQGVN. 

Nhận lời tham dự buổi hội ngộ hôm nay với tư cách cựu CHT, tôi muốn chia sẻ với các cựu SVSQ, các phu nhân và các cháu thế hệ hai và ba của Khóa 22  vài suy nghĩ:

1.     Hăy trân quư tinh thần TỰ THẮNG ĐỂ CHỈ HUY, phương châm tu thân hàng đầu  của TVBQGVN, bởi đó là điều kiện tiên quyết  để thành công. Đừng bao giờ tự kiêu tự đại, đừng bao giờ hành xử theo bản năng tự áí. Tự thắng tức là sự biểu duơng ư chí và long dũng cảm thực thi lư tưởng Quốc Gia Dân Tộc (LTQGDT), là điều kiện cần và đủ để xây dựng t́nh đoàn kết Khoá, đoàn kết Tập thể VBQG và đoàn kết cộng đồng.

2.     Hăy lấy DANH DỰ làm kim chỉ nam hướng dẫn mọi suy tư và hành động. Danh dự của bản thân người CSVSQ /TVBQG VN hải ngoại gắn liền với danh dự của các chiến sĩ đồng môn đă nằm xuống, danh dự của Trường Mẹ, danh dự của QLVNCH, danh dự của tổ quốc Việt nam và danh dự của chính gia đ́nh ḿnh.

3.     Hăy giữ vững ư chí thực thi LTQGDT. Con người c̣ lư tưởng là con người có ư chí quyết tâm thực hiện cho bằng được lư tưỡng mà ḿnh đă chọn lựa. Hăy ngẩng mặt hănh diện vế sự chọn lựa gia nhập TVBQGVN của đời ḿnh để phụng sự Tổ Quốc. Biến cố đau thương 30 tháng 4 năm 1975 không có nghĩa là con đường gian khổ với nhiều hy sinh xương máu mà chúng ta chọn lựa để phục vụ là con đường phi chính nghĩa. Dân gian VN ngày nay đang truyền tụng: Tại VN, Xă Hội Chủ Nghĩa đă chết, nhưng chưa chôn, c̣n VNCH th́ đă chôn, nhưng chưa chết. Lời truyền tụng dân gian trên mang ư nghĩa rằng lịch sử cận đại chứng minh: thời gian 20 năm MNVN dưới chế độ VNCH tuy ngắn ngủi, nhưng lại là khoảng thời gian nhân dân  MNVN thực sự có tự do hạnh phúc. Đó là một chân lư. Tại hải ngoại, chúng ta hăy không ngừng và kiên tŕ làm sống lại yếu tố chính nghĩa QGDT dưới ngọn cờ nền vàng 3 sọc đỏ của VNCH.

4.     Hăy giữ vững niềm tin vào tiền đồ dân tộc, bởi lẽ cuối cùng th́ chính nghĩa QGDT sẽ thắng và sự nghiệp cán bộ của chúng ta, thế hệ con cháu chúng ta sẽ thành đạt.

Trước khi dứt lời, đại diện cho đại gia đ́nh Vơ Bị, tôi xin chân thành cảm tạ quư vị quan khách, quư vị các hội đoàn bạn đă đến tham dự buổi hội ngộ hôm nay. Cầu chúc quư vị, quư CSVS Khoá 22, quư phu nhân và các cháu VBQG môt buổi tối thân thương, vui vẻ và hạnh phúc./.