Sinh Hoạt Hội Đoàn:

        Ngày Nhớ Huế 2013

                                                                                                                              Phóng viên Xây Dựng

 

  “Ngày Nhớ Huế” là một sinh hoạt định kỳ của Hội Tương Tế Cố Đô Huế, được tổ chức mỗi năm một lần, rất qui mô, trọng thể.

Cách đây 27 năm, khi Hội vừa thành lập (1986), do công khó của cụ Lê văn Hiệp, chủ nhân một tiệm vải lớn tại Houston (Tân Đại Nam) là một đại gia của thời trước 1975, vua xuất nhập cảng ngành Tơ Lụa, chủ nhân nhiều đại khách sạn tại thủ đô Saigon trong đó có khách sạn Embassy.

Sau khi thành lập, cụ Lê văn Hiệp giữ nhiệm vụ Hội Trưởng (2 năm). Ba bốn năm sau, cụ dẹp tiệm Vải, về Pháp nghỉ hưu (vừa tạ thế cách đây không lâu) và công việc điều hành Hội được bàn giao cho cựu Đại tá Trương Như Phùng.

Thuở đó, truyền thông của đồng hương Việt vùng Houston, chỉ có báo giấy (Ngày Nay, Thống Nhất, Xây Dựng). Trong cộng đồng Việt  lúc bấy giờ không có đài phát thanh và truyền h́nh Việt ngữ hoạt đồng thường xuyên, lại chưa có điện thọai cầm tay, không có internet, v́ vậy, sinh hoạt của cộng đồng Người Việt QG (do ông Nguyễn văn Nam thành lập) và hội Đồng Hương xứ Huế  hoạt động trong ṿng hạn hẹp, v́ dân ít, đất rộng, phương tiện không có... Hơn thế nữa, đồng hương vừa chân ướt chân ráo đến Mỹ (1975) hoặc đến theo diện vượt biên (1982-1986) chưa ổn định công việc làm, con cái c̣n nhỏ, nên việc “làng” việc “Hội”, chỉ nh́n vào tấm ḷng hy sinh của mỗi cá nhân để lưu giữ tinh thần đấu tranh (chống CS) và truyền thống Việt.

Trong không gian đất rộng người thưa, nhưng không khí lúc nào cũng sôi động, Hội Tương Tế Cố Đô Huế là Hội đồng hương đầu tiên được cụ Lê văn Hiệp thành lập.

Những đóng góp tích cực từ thuở ban đầu của cụ Hiệp làm hồi sinh tinh thần người xứ Huế, khích động đồng hương xứ khác, bằng quan hôn tương tế, bằng chia xẻ t́nh thương của người cùng xứ sở, v́ vậy số hội viên ngày một đông, nhất là từ khi được bàn giao cho cựu Đại Tá Trương Như Phùng. Lư do này cũng dễ hiểu, bởi v́ sau đó có làn sóng dân Việt đến Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đ́nh ODP, rồi đến cựu tù nhân chánh trị, nói nôm na là diện HO (1992) lần lượt định cư tại Houston. Hội Tương Tế Cố Đô Huế ngày càng lớn, mạnh, qui tụ đông đảo hội viên. Hội có lập truờng Quốc Gia rơ ràng, minh bạch qua sự hướng dẫn của người hội trưởng và Ban Chấp Hành.

Trong quá khứ, Ban Chấp Hành của Hội rất nỗ lực và tích cực với nhiều vị, trong đó có Hội phó Hà văn Đáng (vừa qui tiên), ông Hoàng văn Lộc, ông Ngô văn Khán, ông Nguyễn Mậu Bân v.v.

Kể từ khi thành lập, hằng năm Hội thường tổ chức một buổi cơm họp mặt, với danh xưng Ngày Nhớ Huế, để tưởng nhớ ngày kinh đô thất thủ năm Ất Dậu. 1885. Chương tŕnh gồm có văn nghệ, cúng lễ theo nghi thức cổ truyền. Đây là dịp cho các hội viên và gia đ́nh gặp gỡ, ngoài các sinh hoạt quan hôn tương tế theo Nội Qui. Hội viên khi gia nhập phải đóng niên liễm ($15), khi nằm xuống được Hội góp công sức trong việc tổ chức tang ma, nhận tiền phúng điếu tùy theo ngân qũy của Hội.

Tính đến hôm nay tháng 6, 2013, sau hơn 20 năm, Hội Cố Đô Huế đă có gần 500 hội viên, là Hội có ngân khoản rủng rỉnh nhất trong các hội Đồng Hương đang sinh hoạt trong thành phố (niên liễm). Nhờ vậy, Hội đă có lần giúp đỡ anh em Thương Phế Binh (miền Trung) và luôn góp qũy  mỗi khi trong thành phố, có cá nhân hay đoàn thể tổ chức yểm trợ cho anh em Thương Phế Binh VNCH ở quê nhà

* * *

Ngoài sự làm việc tích cực, hăng hái trong các công tác đấu tranh của cộng đồng NVQG, ông bà Trương Như Phùng rất siêng năng và chịu khó trong công tác của Hội: quan hôn tang tế, cầu nguyện, thăm viếng khi có Hội viên đau ốm, đọc kinh tụng niệm khi quá văng, nên cựu Đại tá Trương Như Phùng đă được lưu nhiệm trong nhiều nhiệm kỳ. Ông cũng là người tiên phong đi quyên góp mỗi khi biết một cư dân Việt nào đó, măn phần mà không có thân nhân, không có tiền tang ma để lo hậu sự. Do vậy mà trong Hội cũng có nhiều hội viên gốc miền Nam.

Năm nay th́ tuổi hạc đă cao (80), ông Trương Như Phùng vừa bàn giao chức vụ Hội Trưởng cho ông Tôn Thất Hoa (cựu sĩ quan, Quân Đoàn I)  vào ngày 10 tháng 11, 2012.

Vừa nhận việc, ông Tôn Thất Hoa đă chứng tỏ khả năng của ḿnh trong sinh hoạt Ngày Nhớ Huế, vừa tổ chức tại Phoenix Seafood, lúc 11 giờ trưa ngày Chủ nhật 30 tháng 6, 13.

Với giá vé vào cửa ($30), có vào khoảng 600 khách đă tham dự chương tŕnh “Ngày Nhớ Huế 2013”, do tân Ban Chấp Hành (2012-2016) điều động.

Cơm trưa nhiều món do nhà hàng Phoenix Seafood phục vụ, văn nghệ đặc thù của miền Trung có tăng cường các nghệ sĩ về từ Dallas, cùng lúc Đặc San Cố Đô Huế được phát hành.

Trong lúc chờ giờ khai mạc, khách nhẩn nha xem báo để biết qua sinh hoạt của Hội trong các phần tường tŕnh tài chánh, được bàn giao với các phóng ảnh rất chi tiết và h́nh ảnh thành phần Ban Chấp Hành nhiệm kỳ 2012-2016 gồm quí ông bà:

Hội Trưởng: Tôn Thất Hoa,

Phó HT Nội vụ: Nguyễn Đôn Hà

Phó HT Ngọai vụ: Trương Can

Giao tế: Trần Hưng Địêt

Báo chí: Hà Trọng Được

Tổng thư kư: Lê Tạ Bích Đào

Thủ Qũy: Vơ Quang Minh

Ngoài ra c̣n có Ban Nghi Lễ (15 vị), Ban Giám Sát (3 vị), Ban Cố vấn (9 vị), Ban Văn Nghệ (6 vị), Ban Xă Hội (6 vị).

Tóm lại như trên đặc san phổ biến, người ta thấy sự tổ chức cho Hội rất qui cũ với một thành phần ban điều hành khá đông.

Chủ nhật này, các bà trong Ban Tiếp Tân và Thủ Qũy, mặc áo dài vàng, trang điểm tươm tất, qua lại trong hội trường, cộng tác với các ông, đưa khách vào chỗ ngồi. Áo dài vàng chen lẫn quốc phục xanh của các vị trong Ban Chấp Hành, làm không khí nhà hàng thêm màu sắc rực rỡ. Bàn thờ đồ sộ với hương đèn, hoa quả, choáng cả một sân khấu rất rộng của nhà hàng.

12 giờ trưa: Xướng ngôn viên là Trần văn Nghiêm, cựu Phi công QL/VNCH, là cựu Hội Trưởng Hội ái hữu KQ/VNCH nhiều nhiệm kỳ. Đây là một khuôn mặt quen thuộc trong gia đ́nh Quân Đội. Người MC gốc Không Quân, bằng giọng Huế rặc, phát biểu lưu loát, mạch lạc và dơng dạc, điều động nghi thức khai mạc, giới thiệu hội đoàn, đoàn thể, cơ quan truyền thông tham dự.

12:10: Hội Trưởng Tôn Thất Hoa đọc diễn văn chào mừng, cám ơn quan khách, hội viên. Trong năm phút ngắn ngủi, ông nêu lên các dữ kiện lịch sử tại sao Hội tổ chức Ngày Nhớ Huế, để tưởng niệm những anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm (Pháp)  năm Ất Dậu 1885, cũng để cầu nguyện cho người dân vô tội xứ Huế, đă vị VC tàn sát tập thể tết Mậu Thân 1968. Đây là dịp nhắc nhở thế hệ trẻ, nhớ đến công ơn của các bậc tiền nhân và cội nguồn dân tộc. Ông tân Hội Trưởng không quên báo cáo công tác ông và Ban Chấp Hành đă thực hiện trong mấy tháng vừa qua:

-Phúng điếu 9 hội viên măn phần, thăm viếng 38 hội viên bị bệnh nằm tại bệnh viện hoặc tư gia, chung vui với các con em hội viên trong dịp thành hôn, tham gia nhiều buổi lễ của các hội đoàn bạn, thành lập một trang Web để hội viên nhanh chóng biết tin tức và sinh hoạt của hội, có cơ hội góp ư kiến xây dựng Hội trong mọi lănh vực, mở Hộp thư tại Bưu điện, để sự liên lạc thư từ của Hội không thay đổi mỗi khi có tân hội trưởng.

-Vừa có thêm 28 hội viên mới, tổng số hội viên hiện nay là: 444 người.

-Hội sẽ tổ chức Picnic vào mùa Xuân để con em hội viên gặp nhau, nhờ vậy, t́nh cảm sẽ gắn bó với Hội.

-Hội sẽ thực hiện thẻ Hội Viên để quyền lợi của hội viên chính xác, tránh sự sai lầm.

12:15: Nghi thức cúng lễ với trưởng ban xướng lễ là cụ Hoàng Ngọc Tuệ, chủ nhân tiệm vàng Hoàng Ngọc và 14 vị trong ban Nghi Lễ. Lễ cúng kéo dài hai mươi phút, hội trường ch́m lắng với tiếng chiêng, tiếng trống, văn tế ngân nga với tiếng nhạc lễ, đưa người tham dự về không khí miếu, đền của xứ Huế cổ kính của miền Trung.

Sau đó là phần phát biểu của Dân Biểu Hubert Vơ và cựu Hội Trưởng Trương Như Phùng. Đại tá Trương Như Phùng vắn tắt kể ra các quyền lợi và bổn phận của Hội Viên:

-Đóng niên liễm ($15) và thân nhân hội viên quá văng sẽ nhận tiền phúng điếu hằng ngàn đô la (mỗi hội viên sẽ góp 6 đô la cho hội viên măn phần).

-Đề nghị các hội viên hăy mời gọi con, rễ, em, cháu gia nhập, để Hội ngày càng có đông nhân số như cá nhân của ông: con cháu, dâu rễ, em út đều là thành viên của Hội.

-Trong quá khứ, mỗi khi khẩn cấp, ông đă từng lo tang ma cho nhiều người, dù họ không phải là hội viên.

Qua sự tŕnh bày của ông Phùng, sống trong cộng đồng Việt hải ngoại, ai nấy đều hiểu vai tṛ của người Hội Trưởng rất nặng nề, nhất là Hội đông đảo hội viên, có đóng niên liễm và có quyền lợi. Nếu vị Hội Trưởng không vững tay lèo lái, nếu không biết hướng dẫn và nếu không có các thành viên trong Ban Chấp Hành năng nổ, tích cực cộng tác, th́ khó mà chu toàn việc của Hội như trong Nội Qui. Thăm viếng hội viên khi họ đau ốm, đọc kinh cầu nguyện khi thân nhân họ qua đời, tham dự tang ma, có mặt trong dịp cưới hỏi.....Công tác này đ̣i hỏi thời gian, công sức và tiền bạc.

Đó là lư do, Hội đă lưu giữ ông Trương Như Phùng nhiều nhiệm kỳ và Hội Tương Tế Cố Đô Huế là đứa con tinh thần của ông, mà ông đă thiết tha, dâng tặng công sức trong suốt thời gian quá dài hơn 20 năm.

Kế tiếp là phần phát biểu của 2 vị quan khách: nhà báo Bùi Bảo Trúc và nhà văn Vơ Hương An, hai vị này từ Cali bay sang Houston v́ ngày cuối tuần này, có buổi  ra mắt sách của nhà văn Huy Phương và nhà văn Vơ Hương An.

1 giờ trưa: Văn nghệ bắt đầu với cơm trưa được nhà hàng dọn ra.

So với những năm về trước, văn nghệ năm nay (one man band Vơ Đức Phương) có rất nhiều tiết mục đặc thù của Huế, không thấy 2 khuôn mặt nghệ sĩ gc min Trung, đă gắn bó với Hội nhiều năm qua (Hoàng Tường, Hồng Hà...) mà là những nghệ sĩ rất mới, lần đầu tiên góp vui văn nghệ cho Hội: Trịnh Nhật Tuấn, Hải Vân, Bích Vân, Chi Huệ, Trương Sỹ Lương, Lai Hồng, Phương Nga, Hồng Sửu.... Nghe nói, phần lớn ca nghệ sĩ này về từ Dallas (cách Houston khoảng 4 tiếng lái xe).

 Mở đầu là màn slide show h́nh ảnh xứ Huế lồng trong 2 nhạc phẩm theo địêu Cổ bản và Lư Huê T́nh, rồi liên tục với mục tŕnh tấu đàn tranh, đàn bầu, đơn ca, ca hoạt cảnh Huyền Trân Công Chúa đi lấy chồng, để mở mang bờ cơi bằng 2 châu Ô, Lư:

Hai châu Ô, Lư vuông ngh́n dặm

Một gái Huyền Trân của mấy mươi..

Hôm nay, quí bà trong Ban Văn Nghệ của Hội góp công phụ diễn, tạo sắc thái mới trong Ngày Nhớ Huế.. Áo dài vàng rồi áo dài tím trong nhiều tiết mục: Ca, Múa.  Nghe nói các bà rủ nhau tự nguyện mua sắm y trang, bỏ th́ giờ tập dượt, mua vé vào cửa, để góp phần của ḿnh, làm cho chương tŕnh văn nghệ có thêm mầu sắc và phong phú hơn.

Khách vừa dùng cơm, vừa xem, nghe thơ Lư Huê T́nh, Lư Hoài Xuân, ḥ nện, ḥ giă gạo, ḥ mái nh́, ḥ hụi ...Rồi th́ đơn ca, hợp ca, .. Ban Văn Nghệ đă tận dụng các nhạc phẩm của xứ Huế để tŕnh diễn, khiến cho tâm tư hội viên được dịp đưa hồn ḿnh trở về quê hương xứ sở, để nhớ những ngày mưa Huế sùi sụt, những đêm trăng trên ḍng Hương Giang và tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga vọng về...

Chiều chiều trước bến Vân Lâu

Ai ngồi ai câu, ai sầu, ai thảm...

Ai thương ai cảm ai nhớ ai trông

Thuyền ai thấp thoáng bên sông

Đưa câu mái đẩy chạnh ḷng nước non....

Huế đẹp, Huế thơ, Huế mơ, Huế mộng..Huế tang thương đổ nát trong tết Mậu Thân với máu và nước mắt, chiều nay hiện về rất rơ trong các nhạc phẩm: “Hương B́nh Lưu Luyến”, “Bao Giờ Em Quên”, “Ai ra xứ Huế”. “Từ Đàm Quê Tôi”, “Mưa Trên Phố Huế....

Chu cha ơi, một không khí Huế bao trùm nhà hàng Phoenix Seafood trong buổi chiều Chủ Nhật, ngày 30 tháng 6, 2013. Quan khách dùng cơm xong, c̣n được thưởng thức chè Kê, chè Đậu Ván (từ trên bàn thờ đưa xuống), món chè không thể thiếu trong các buổi kỵ giỗ của một gia đ́nh miền Trung.

Trước khi ra về, mỗi người đều có một Đặc San Ngày Nhớ Huế 2013.

Đây là công khó của người – được giới thiệu – là cháu của ông Hội Trưởng, đặc trách Báo Chí – ông Hà Trọng Được.

Đặc san in trên giấy trắng, đóng b́a, dày trên 200 trang, tŕnh bày sáng sủa, đẹp mắt. Ngoài h́nh ảnh lễ bàn giao tân Ban Chấp Hành, báo cáo tài chánh, các bài chọn đăng đều có tính cách địa lư và lịch sử của Huế như: H́nh ảnh các vị Vua nhà Nguyễn, Xuôi Ḍng Hương Giang, Khuôn mặt và tiểu sử 19  nhạc sĩ nổi danh xứ Huế, các bài khảo cứu giá trị của GS Nguyễn văn Trường, BS Lê văn Lân, Nghiên Cứu Gia Bửu Ư, và các đoản thơ văn hoài nịêm về vùng trời cố đô của nhiều tác giả, không kể một truyện t́nh rất thơ mộng của ông tân Hội Trưởng Tôn Thất Hoa (Lỡ Một Chuyến Đ̣).

Đọc hết nội dung Đặc San Ngày Nhớ Huế 2013, người ta sẽ hiểu tại sao miền Trung nổi danh trong lịch sử “Huế, Viện Đại Học, Cha Luận và Chúng Tôi”, “Chùa Trà Am” và hiểu tại sao vùng đất địa linh nhân kiệt này sản sinh khá đông các nhạc sĩ. Họ đă cống hiến cho đời nhiều bài hát, để mỗi khi nghe giọng ḥ xứ Huế cất lên, ai một lần đến thăm hoặc đă sống năm bảy năm ở miền sông Hương, núi Ngự này, thấy hiện rơ trong tâm tư ḿnh rất nhiều kỷ niệm..

Đây là một đặc san của một hội Đồng Hương rất có giá trị, chắc chắn sẽ được lưu giữ trong tủ sách Gia đ́nh.

Muốn biết thêm về Hội Cố Đô Huế, Houston xin mời vào địa chỉ:

  hoicodohue.txusa@yahoo.com.

Phóng Viên Xây Dựng