Phóng Sự
Biệt đoàn Văn Nghệ Lam Sơn Tổ
Chức
Khánh Thành Bức Tường Tưởng
Niệm
Quân, Dân, Cán Chính QL/VNCH
Tại San José, California, 5 tháng 4, 2014
Hoàng Minh Thúy
(Kyø II)
Xin được
thắp nén hương, tâm lắng đọng
Đứng chào
nghiêm đưa tiễn những anh linh
Sử oai hùng ghi
đậm dạ trung trinh
Người
chiến sĩ Cộng Hoà – dân nước Việt
(Hoàng Dũng)
Thứ Năm, ngày
4/4/: Lúc12 giờ trưa, Bức tường
Tường Niệm gồm 3 miếng đá đen
tuyền và một mái hiên (che trên nóc Bức Tường)
được nhân viên và chủ nhân của Công Ty Bia
Tượng đặt yên vị trên nền ci măng sau
gần 4 tiếng đồng hồ lao lực. Nhờ
thời tiết lạnh, có gió thổi nhẹ nên người
làm việc cũng như kẻ đứng xem, đều
cảm thấy dễ chịu..Nhân viên thu h́nh của Đài Truyền H́nh Vietoday (Khoa
Nguyễn) cuốn dây chuẩn bị rời khu vực. Anh
chàng đă có mặt từ 8 giờ sáng, v́ theo HM Thu tâm
sự, Đài
này sẽ thực hiện Show Kỷ Niệm Quốc
Hận 2014 có đầy đủ chi tiết về công tác
dựng Bức Tường, cộng thêm các tiết mục
phỏng vấn sĩ quan cận vệ, sĩ quan tuỳ
viên, thân nhân của người tuẩn tiết, để
chiếu trong dịp tháng 4 năm nay (2014). Nghe nói cuốn
băng này sẽ dịch ra Anh ngữ, gửi tặng các
Thư Viện Hoa Kỳ. Tôi nghĩ thầm, tại Houston
đài SGN.TV sẽ tŕnh chiếu các show này trong tháng 4 năm
nay, v́ đă từng được Vietoday chia xẻ
nhiều show tài liệu giống như năm ngoái.
Bây
giờ th́ nắng đă trải đều, chan hoà cây
cỏ. Phong cảnh khá đẹp.
Tôi không đi ăn Phở mà ngồi
lại mạn đàm với các anh chị em trong tinh
thần t́m hiểu, quan sát, nghe ngóng của một
người khách xa, ṭ ṃ muốn nghe chuỵên địa
phương cho biết sự t́nh. Trong khi các anh, chị,
kẻ đứng vuốt ve bức tường, săm soi
từng chi tiết, người có bổn phận vội vàng trang hoàng khu
vực chung quanh, v́ ngày mốt là ngày khánh thành. Tôi thoáng nghe anh Tân, anh Huệ bàn thảo sẽ
Quay
qua nh́n lại, thấy một khuôn mặt quen thuộc
đang mĩm cười, là một thành viên của Biệt
Đoàn Lam Sơn - người đẹp Kiều Trang. Tôi đến
chỗ cô ngồi, để hỏi về chuyện
cộng đồng liên quan đến việc xây dựng
Bức Tường, chuyện người chồng của
cô đă biệt tích trong trận chiến B́nh Long năm 1974
(Thiếu Tá Lê Bắc Việt, Đại Đội 9,
Tiểu Đoàn 3, Trung đoàn 7, Sư Đoàn 5). Loáng thoáng
tôi nghe, năm trước đây, anh đă mượn xác
phàm của người bạn gái của Kiều Trang,
để nói cho vợ biết xương cốt của
anh hiện nằm ở nơi nào, khiến tôi cũng
ṭ ṃ, v́ B́nh Long là cái tên quen thuộc gợi lại một
đoạn đời làm vợ lính, mà tôi đă trải qua
sau tháng 4, 1975..
Mỗi
lần đọc tin hoặc nghe ai nói đến hai
chữ B́nh Long, tôi thấy ḷng xôn xao với các địa
danh của các trận đánh giải vây thị trấn An
Lộc trong mùa hè 1972. Nơi đây đă tắm
đẵm biết bao thân xác, xương máu của nguời
lính VNCH: : Xa Trạch, Xa Cam, Tân Khai, Tàu Ô, Đồi Gió,
Đồng Long...Tôi nhớ lại nghĩa trang Biệt Kích
Dù có lần ghé qua, ngậm ngùi cảm thương thân
phận của các người vợ lính sau đại
hoạ tháng 4, năm 1975.
Năm 1977, tiểu
gia đ́nh của tôi đă rời thủ đô
Hai vị tuẫn
tướng có mặt trên Bức Tường
được dựng lên hôm nay, là tên tuổi quen thuộc
mỗi khi tôi ngồi xe đ̣ về Saigon, đi qua Lai Khê
(nơi tướng Lê Nguyên Vỹ tự xử
trước cột cờ) và tướng Lê văn Hưng,
người chiến sĩ anh hùng của mùa Hè đỏ
lửa năm 1972. Bỗng dưng tôi cảm thấy thân
quen với Kiều Trang, như có một sợi dây vô h́nh,
để hết tâm tư, lắng nghe câu chuỵên.
Tỉnh B́nh Long cách
Saigon 100 cây số, có thị trấn An Lộc với
tướng Lê văn Hưng, vang danh quân sử trong
cuộc chiến anh hùng, khi
chống trả sự bao vây, tấn công 93 ngày đêm
của đại quân CS Bắc Việt. Kiều Trang
gốc miền Bắc di cư, đại gia đ́nh
gồm cha mẹ và 8 chị em sống đùm bọc trong
dăy rừng cao su ngút ngàn của tỉnh B́nh Long, cho
đến khi cô khôn lớn, bước vào nghề ca hát. Cô là ca sĩ của tiểu đoàn 30 CTCT,
thuộc Quân Đoàn III.
Mấy năm sau, người ca
sĩ bỏ hát theo chồng, Trung úy
Chiến Tranh Chính Trị tên Lê Bắc Việt. Cuộc
sống của người vợ lính rất đạm
bạc v́ đó là hoàn cảnh chung
của đất nước. Hương
lửa vừa bén, th́ cuộc chiến khốc liệt
bắt đầu. Người sĩ quan đẩy
cô vợ bé bỏng, ôm bụng bầu, chạy theo đoàn người di tản từ
thị xă An Lộc về Chơn Thành. Anh cùng đơn vị tử thủ
khi Cộng quân nả đại pháo tấn công
tỉnh B́nh Long (ngày 5 tháng 4, 1974,) lúc ấy Kiều Trang
đang mang thai 6 tháng.
Không bao lâu, ngày 1
tháng 6, cô nhận hung tin Đại úy Lê Bắc Việt
tử trận, nhưng đơn vị không t́m ra
được xác bởi cuộc chiến đang kéo dài
với hàng ngàn qủa pháo mỗi ngày.
3 tháng sau (tháng 9,
74), bé Kiều Loan ra đời không nh́n thấy mặt cha.
Hai mươi
hai tuổi cô trở thành goá phụ. Kể từ
thời gian đó, Kiều Trang quay quắt t́m chồng theo tin tức của đồng đội.
Có thể anh đă bị địch bắt
đưa qua Cambot, có thể đă vùi thây trong rừng già?
Vừa kiếm sống, vừa kiếm
chồng, ngày tháng trôi qua trong ṃn mỏi.
Cuộc chiến
tàn theo vận nước điêu linh. Khi
các người lính VNCH xách ba lô vào trại tù cải
tạo, Cô trở lại vùng trời t́nh yêu ngày cũ
của một B́nh Long điêu tàn đổ nát, miệt mài
đi t́m tin tức của anh chồng vắn số. Cho đến khi định
cư tại Hoa Kỳ (1999) theo diện
bảo lănh, cô vẫn tiếp tục nhắn tin, tiếp
tục kiếm t́m. Năm 2011, với sự yểm trợ
của Biệt đoàn Lam Sơn, cô tổ chức Đêm
văn nghệ B́nh Long Anh Dũng, nhớ về những
người lính của Sư Đoàn 5, mong nghe được
tin tức của chàng...
Tháng 6, năm 2013,
chàng nhập xác phàm, báo tin xương tàn đang nằm
trong một nấm mồ tập thể - với hằng
ngàn thi thể khác tại khu bệnh viện.
Tháng 11 năm 2013,
Kiều Trang bay về B́nh Long t́m đến nơi này.
Đau đớn cho anh, cho Kiều Trang, là trên khu
đất đă bị nhà nước CS dựng bia là “Nơi An nghĩ 3 ngàn nạn nhân
của Bom đạn Mỹ trong mùa Hè 1974”. Niềm hy vọng tắt
lịm... Kiều Trang mời thầy tụng
kinh, phóng sinh hằng ngàn con chim, để cầu nguyện
cho 3 ngàn vong linh siêu thoát, trong đó có người chồng
thân yêu.
Nghe qua câu
chuỵên, tôi muốn tặng cho người vợ lính
năm xưa mấy câu thơ:
Đốt lá khô
sưởi người nằm đó
Đất
đỏ lấp vú áo trận xưa
Thôi hăy cùng giun,
dế, nắng, mưa
Hát một khúc cho ai
nằm lại
....
B́nh Long đó, ai
nhắc nắm xương tàn
Chỗ đó, c̣n
đây, người chết trận.
(Nguyễn Thanh Khiết)
Trên
đường đưa tôi về nhà, tôi ngậm ngùi nghe
Kiều Trang kết luận:
-Anh ấy nói
rằng, bao nhiêu năm nay, anh luôn ở sau lưng
để bảo vệ cho em.. Anh c̣n
nhắc nhở em phải siêng đọc kinh, làm việc
phước thiện, lo sám hối để sẳn sàng
về nước Phật. Hằng ngày em luôn niệm Kinh để anh siêu
thoát.
Quay vào nhà tôi
chợt nhớ mấy câu thơ:
Em về
An Lộc.
Thăm
Đồng Long giùm anh.
Thăm gót giầy chinh chiến.
V́ quê hương quên ḿnh
(thơ
Trạch Gầm)
Xin chia xẻ
nỗi buồn của người vợ lính
Bởi v́:
Túy ngọa xa trường quân mạc
tiếu.
Cổ lai chinh chiến cổ nhân hồi. . . .
Buổi
chiều c̣n lại của ngày Thứ Sáu, tôi có dịp
thảnh thơi phố xá, thưởng thức các món
đặc biệt của nhà hàng. Nhưng,
không cảm thấy ngon miệng, có lẽ v́ trong tâm tư
hăy c̣n váng vất câu chuỵên tâm linh của người
lính Sư Đoàn 5, Lê Bắc Việt? Từ
năm 1974 cho đến hôm nay, hơn 40 năm đi qua, anh
vẫn c̣n đó, lung linh trên ngàn cây ngọn cỏ..
***
Sáng
Thứ Sáu, 4 tháng 4: mưa xuân kết hạt. Tôi
nh́n trời đất mù mịt, thấy ḷng lo lắng.
Nhưng khi xem
tin thời tiết, thở phào nhẹ nhỏm khi biết
Thứ Bảy sẽ là ngày
nắng ráo.
Sáng nay, HMThu
phải lo điều động việc xếp ghế
chung quanh Bức Tường..Khu nào dành cho quan
khách, khu nào dành cho thân nhân, khu nào cho khán giả. Tôi ngán ngẩm nh́n mưa bay, tự hỏi khi nào
mới dứt hạt để công viên
Trời vừa
sáng, thấy HMThu hăng hái đội nón, quấn khăn,
lên xe. Nhiệt t́nh của cô, của các
bạn đồng chí hướng, chắc chắn sẽ
được bề trên soi sáng, dẫn dắt, mọi
sự tiến hành suông sẻ để ngày mai lễ Khánh
Thành gặt hái thành công.
Sáng
hôm nay, tôi ở nhà, tâm sự với một vài cô em. Giữa
trưa mưa ngừng, nắng lên vàng rực con
đường quanh khu gia cư. Hoa lá
cây kiểng đủ màu long lanh sương đọng,
bắt đầu nhởn nhơ dưới nắng.
Không gian này thật đẹp, tôi có cơ
hội đi ḷng ṿng thành phố để quan sát các khu
thương mại, ngày càng phát triển của vùng
đất, mà giá nhà mắc như vàng.
*Thứ Bảy 5 tháng 4:
Khi chúng tôi rời nhà, sương mù hăy c̣n vương
vấn trên cây kiểng. Má tôi dặn ḍ mua ít nhang đèn, trái
cây để cúng. Đây là bức tường Tưởng
Niệm không phải Chùa, Đền, mang nhang đèn vào
đây, rủi ro hoả
hoạn, thiêu cả toà nhà gỗ mang tên Viện Bảo Tàng
Thuyền Nhân với biết bao di tích lịch sử
của dân Việt tị nạn, mà Ban Giám Đốc đă
ky cóp gom nhặt hằng chục năm. Nhưng, chị em
tôi nh́n nhau cười, không đưa ư kiến, v́ sẽ có tranh căi,
bởi má tôi là gốc dân Quảng
Đến khu
vực đă thấy ông Vũ văn Lộc, anh Quốc
Dân, 2 MC là Hà Cẩm Tú và
Đỗ Quang Hưng, Phạm Thừa Vũ, cô
Kiều Trang, anh chị Dương Ngân Huệ v.v. Nghĩa
là các “đồng chí” của HMThu xem ra lần lượt
tới đủ mặt. 7 người trong BTC không
phải là con số lớn, nhưng cờ vàng đă treo
ngoài công viên và dọc theo hàng rào, chuyên
viên lo âm thanh đang điều chỉnh. Ghế
đă xếp hàng bao quanh khu vực. Nơi
hành lễ là khoảng sân ci măng trước
Viện Bảo Tàng. Băi cỏ hai bên c̣n
ướt đẫm sương đêm khi các anh trong BTC
căng lều che nắng cho khán giả ngồi hai bên.
Hôm nay sẽ có Ban Quân Nhạc Hoa Kỳ, đơn vị
101 Army gồm trên 30 nam, nữ quân nhân, đến từ
9 giờ sáng, một thành viên
của Biệt Đoàn Lam Sơn bỏ vào máy một
cuộn băng nhạc chiến đấu. Thế là âm
thanh của các bản hùng ca vang dội một góc công
viên. 10 giờ th́ mọi việc xếp
đặt, đâu vào đó. Nh́n quanh, lác
đác có dân tới tham dự. Cũng thấy 4 quân
nhân mặc quân phục lính hoa rừng màu xanh trong hàng
ghế.. Ngoài ra, đa
số khách đều ở tuổi cao niên, mặc
thường phục, có ông đưa bà xă tháp tùng. Tôi
nói với HMThu
-Không có đại
diện các Hội đoàn Quân đội?
Thu cười:
-Chị quên là
họ chống bác Lộc rồi chống tụi em sao?
Thậm chí ông lính (Nha Kỹ Thuật) lo việc cúng thổ
thần cho em cũng....chạy, v́ không muốn trúng
“miểng”!
Tôi
thấy ḷng buồn buồn. Đây là Bức Tường
ghi ơn các anh hùng Quân đội mà không được
Hội đoàn Quân đội yểm trợ?
***
Bức
tường Tưởng Niệm được bao kín
bằng tấm khăn màu lá úa, do nhiều chiếc Lá
bằng vải nylon, được kết chặt với
nhau, đây là biểu tượng của Biệt Đoàn
Lam Sơn. Các em tề tựu trong đồng phục, nét
mặt tươi vui.
Nắng
vàng rực rở làm khô những giọt mưa trên cỏ,
khi một người trong BTC dùng máy thổi các bong bóng bay
màu vàng căng phồng. Dưới cuống, anh cột
miếng vải the mỏng có viết tên, ngày sinh, ngày
tử các anh hùng. Các bong bóng sau đó được gắn
nhẹ lên chiếc màn. Chút
nữa đây, thân nhân của các vị, sẽ lần
lượt bước ra, nhận chiếc bong bóng có tên
người thân của ḿnh, trong khi 2 xướng ngôn viên
nam nữ (thành viên của Biệt Đoàn) đọc
tiểu sử (Anh-Việt);
rồi từ người một, sẽ thả bóng lên
trời.
9 giờ 40: Hai trăm
chiếc ghế không đủ, BTC kêu gọi quân nhân
nhường ghế cho dân và cùng lúc nhờ tiếp tay để khiêng thêm ghế ở
dưới tầng hầm của Viện Bảo Tàng. Tôi
thấy 4 ông mặc đồ lính đứng lên, mau
mắn bắt tay phụ việc. H́nh
ảnh này trông thật dễ thương, quân dân sát cánh. Mấy phút sau, ghế được dàn hàng ngang
trên sân cỏ. Khoảng trên 300 khán
giả yên vị. Khách chụp h́nh,
người quay phim đông quá, BTC mời họ lên tam
cấp của Viện Bảo Tàng để tránh che mắt
khán giả.
10 giờ: Thân nhân của các
anh hùng đều có mặt, ngoài trừ người nhà
của tướng Lê Nguyên Vỹ. Từ San Diego, California,
Bà quả phụ cố Đại tá Hồ Ngọc
Cẩn, con trai, con gaí, con dâu đến từ đêm hôm qua,
đang lạc đường đến công viên..
Tôi xem
tờ chương tŕnh buổi lễ, thấy BTC
gồm 7 người. Ban Cố vấn cũng 7
người, trên bức tường có h́nh ảnh 7
vị... Ồi, tại sao có con số trùng
hợp này?
Tôi nhớ tới
chuỵên HMThu cách đây mấy tháng, bị hỏng xe trên
xa lộ gĩưa đêm trời đầy gió băo trên
đường từ
- Sáng ra mới
biết, xe em hết . . .. nước
b́nh. Mấy ổng linh lắm, chị có tin
không?
Cuối cùng rồi
chương tŕnh bắt đầu khi 2 MC lần
lượt lên tiếng chào mừng, cả hai đều là
thành viên của Biệt Đoàn. Hà Cẩm Tú mặc áo dài
vàng, đội khăn vàng, Đỗ Quang Hưng mặc
đồng phục của Biệt đoàn Lam Sơn,
đội nón Đỏ..Các quan khách
đông đủ hiện diện trên hàng ghế: Bà Dân
Biểu Joe Lofgree, 5 ứng viên chức vụ Thị
Trưởng trong đó có ông Dave Cortese đương kim
Giám Sát Trưởng của Qụân Hạt. Vợ chồng
ông năm trước đây đă tham dự ngày Lễ
Mẹ cho thân mẫu tôi do HMThu tổ chức tại tư
gia mẹ tôi. Vợ ông (Pat Cortese) luôn ở sau
lưng HMThu từ nhiều năm qua, nhất là trong công tác
này. Tôi thấy tên bà trong 7 vị cố vấn của
Biệt Đoàn Lam Sơn. Có cô Madison Nguyên một
tên tuổi trẻ đang tại chức Phó Thị
Trưởng, đang ôm hy vọng ngồi ghế Thị
Trưởng..Có LS Tâm Nguyễn và bà
Cẩm Vân đang ngấp ngheù dành ghế Nghị viên, có bà
Giám Đốc Điều Hành công viên History Park, có nhiều
giới chức nữa, rất tiếc tôi không ghi kịp
họ tên..Có lẽ sắp tới ngày bầu
cử, cho nên ai nấy đều có mặt. Mỗi người có 2 phút phát biểu, đa
số đều mở đầu câu chào tiếng Việt
“kính chào quí vị”. Điều đáng nói, họ
đều ngồi im lặng, chăm chú quan sát mọi
diễn tiến của chương tŕnh dài cả tiếng
đồng hồ, v́ tiết mục quan khách phát biểu là
phần sau cùng. BTC phân phối tờ chương tŕnh
nhiều trang, tiếng Anh và tiếng Việt, kể cả
lời chào mừng do 2 MC đọc.
10: 45: Sau ông Vũ
văn Lộc, HMThu có đôi lời ngắn ngủi, cám
ơn tất cả cử toạ đă đến tham
dự, xin lỗi mọi điều thiếu sót từ
trước đến hôm nay, khoâng kinh nghiệm, các em
tiến hành công việc trong nhiệt t́nh, thiện chí, nên
chắc chắn có lắm lỗi lầm, mong
được thông cảm, tha thứ.
Rồi cô nghẹn
ngào: Nhiều khi muốn bỏ cuộc v́ cảm thấy cô
đơn.
Chương tŕnh
tieáp tuïc khi ban Quân Nhạc 101 Army Band đến bằng chiếc
xe bus màu rất đẹp. Đoàn quân nam nữ trẻ,
trên 30 người, mặc quân phục tiến vào hội
trường, vừa đi vừa biểu diễn, kẻ
đánh trống, người thổi kèn.. Theo sau là toán
quốc kỳ Mỹ Việt cùng lễ rước cờ
vàng, với các vơ sinh thiếu nhi của vơ đường
Hùng Vương. Các em trong đồng phục, cột
thắt lưng, mang giày Bata trắng.. từ
10 đến 15 tuổi, hai tay nâng lá đại kỳ.
Mọi người đứng lên vỗ tay
chào mừng ban nhạc, tiếp đón lá đại kỳ
VNCH. Phút giây này rất hào hùng và cảm động, khi kèn,
trống vang lên.
Sau nghi thức khai
mạc, chào cờ Mỹ Việt và phút mặc niệm,
chaøo möøng cuûa ñaïi dieän BTC (Ñoă Quang Höng ñoïc), các quan khách
được mời lên vén màn, tŕnh diện trước cử
tọa h́nh ảnh các anh hùng v́ nước quên ḿnh, quên
cả gia đ́nh vợ trẻ, con thơ, chọn con
đường chết vinh hơn sống nhục.
Cảm động
hơn khi tiểu sử 7 vị anh hùng được
đọc lên bằng song ngữ. Quan khách Hoa
Kỳ trẻ tuổi hiện diện, có lẽ chưa bao
giờ nghe, biết, tiểu sử của các anh hùng.
Hôm nay, chắc chắn sẽ xúc động khi nghe tên,
tuổi, ngày sinh, ngày tử của từng vị, đă
nằm xuống khi tuổi đời rất trẻ: trung
tá Long (56), tướng Nam (48), tướng Hưng (42),
tướng Vỹ (42) tự sát bằng súng, tướng
Phú (47), tướng Hai (50), uống thuốc độc,
đại tá Cẩn (37) bị xử tử..., khi CS
cưỡng chiếm miền Nam.
Trong các vị
được phát biểu có bà Dân Biểu Joe Lofgren cho
biết mới bay về từ Washing DC, tối nay bà
sẽ bay trở lại D.C, rất vinh hạnh
được tham dự. Một trong các quan
khách đă rơi lệ, bà Lisa (Giám Đốc công viên
Thân nhân các vị anh hùng tuẫn
tiết tham dự có: con của Trung Tá Long, con của
tướng Phú, con của Chuẩn Tướng Hai, bà con rất
đông của tướng Nam (độc thân).
Người được khán giả vỗ tay, chú ư nhiều nhất là bà Hồ Ngọc
Cẩn, năm nay 72 tuổi. Khi ông qua
đời, bà ở tuổi 30. Bà là
người vinh hạnh được BTC dâng lá
đại kỳ, biểu lộ ḷng tôn kính. Theo sát bà
là người con trai duy nhất, con dâu và hai cháu nội.
Sau chương
tŕnh, tôi có lời mời bà sang
Đến
từ
Những chiếc
bong bóng màu vàng lần lượt được thân nhân
thả bay. Không có thân nhân của tướng Lê Nguyên Vỹ
nên một cựu quân nhân của Sư đoàn 5 và Kiều
Trang được xem đại diện thân nhân
tướng Vỹ, thả bóng lên trời, bởi
người chồng chết trận của cô là lính
của Sư đoàn 5. Thời tiết hôm nay
nhiều gió, nắng rất đẹp. Bầu
trời trong xanh, có hai bong bóng bay lên cao, vướng
đọt cây nằm lại, một cái là của Tướng
Vỹ. Tôi ngóng măi trên tàng cây, hỏi thầm. Tại
sao, hai ông không chịu đi? C̣n muốn
nhắn lại hậu thế chúng tôi điều ǵ?
Nghi
thức chấm dứt, quan khách sau khi phát biểu
đều ra về. Khán giả lúc này
xếp hàng nối đuôi nhau để viếng Bức
Tường, đa số là các ông. BTC
phân phối mỗi người một cành hoa trắng, thay
cho nén hương. Đứng
trước bức tường một lần 7, 8
người, họ thành kính, đăm chiêu, chiêm
ngưỡng. Có người rưng
nước mắt. Có khi cùng một lúc, sau khi đặt
cánh hoa xuống, các bàn tay đưa lên,
chào kính mặc dù họ đang mặc thường
phục. H́nh ảnh này trong buổi sáng hôm nay, làm ḷng tôi lao chao. Tôi đă nhiều lần nh́n các
bức ảnh này được lộng kiếng hoặc
vẽ trên vải, nhưng khi được khắc lên bia đá, trông sống động, lung linh... Sinh
vi tướng, tử vi thần. Mấy đôi mắt trên Bức Tường
Tưởng Niệm như toả khí thiêng, khiến tôi rùng
ḿnh. Bao nhiêu năm nay, tôi đă cố gắng làm
nhiều công tác, để vinh danh người lính VNCH, sao tia nh́n của các ông như có điều trách
móc?
****
Sau lễ, BTC
mướn nhà hàng căng lều, sau lưng khu đất
Viện Bảo Tàng, phục vụ các phần ăn (finger
food) ban quân nhạc được no ḷng...
Mọi sự xem ra
rất chu đáo, tuy nhiên vẫn có nhiều thiếu sót, v́
lần đầu tiên Biệt Đoàn Lam Sơn đứng
ra phát động một công tŕnh lớn từ tài chánh, cho
đến việc tổ chức. Tuy nhiên, khi Bức
Tường đă dựng, không ai c̣n muốn nói một
điều ǵ để bàn tán nọ kia, bởi khi
đứng nh́n h́nh ảnh các vị tuẩn tiết,
được khắc ghi trên đá, người ta
phải thầm cám ơn các thành viên của Biệt đoàn
Lam Sơn. Bằng tuổi trẻ và nhiệt t́nh, họ
dẫm lên “gai góc” mà đi và đă hoàn tất tâm nguyện.
Thức dậy
đi hồn thiêng sông núi
Gío
Nửa đêm không
bóng người bên suối
Sao
tiếng gươm mài vẫn dưới trăng?
(Thức Dậy
Đi của Trần Trung Đạo)
Hoàng Minh Thúy
(Xây Dựng #784, phát hành ngày 3 tháng 5,
2014)