Sinh Hoạt Cộng Đồng:

Các Hội Đoàn Quân Đội Houston

Với Lễ Chào Cờ Đầu Năm Ất Mùi

Hoàng Minh Thúy


(Xây Dựng Năm Thứ 32 – Số 806 Phát hành ngày 7 tháng 3 năm 2015)

 

“Nay đất khách kéo lê đời rất nản

Ta làm ǵ cho hết nửa đời sau?”

 (thơ Cao Tần)

Từ khi khu Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ thành lập trong khu đất (đường Bellaire) của ông Hubert Vơ - Dân Biểu tiểu bang Texas hiến tặng - năm nào các hội đoàn cựu Quân Nhân QL/VNCH Houston cũng tổ chức lễ chào cờ đầu năm âm lịch, tại khu Tượng Đài.

Năm nay, chương tŕnh tổ chức vào sáng Chủ Nhật 22 tháng 2, 2015 nhằm ngày mùng 4 Tết Ất Tỵ, lúc 11 giờ trưa.

Lễ Chào Cờ Đầu Năm qui tụ khoảng 200 người tham dự, đa số là cựu quân nhân mặc quân phục và gia đ́nh.

Mười giờ bốn mươi lăm, chúng tôi có mặt, thấy Hoà Thượng Huyền Việt, các chủ tịch nhiều hội đoàn (Thủ Đức, Đà Lạt, Hải Quân, Không Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Nhẩy Dù, Biệt Kích 81, Cảnh Sát Quốc Gia, Nữ Quân Nhân…) và các vị niên trưởng trong gia đ́nh Quân Đội như: cựu Thiếu Tướng Trang Sĩ Tấn, Đại Tá Trương Như Phùng, cựu Trung Tá TQLC Trần Ngọc Toàn, cựu Đại Tá Nguyễn văn Nam, Thiếu Tá BĐQ Giang văn Xẻn… .

Mười một giờ ba mươi. Khu vực này đông đủ màu sắc: áo hoa rừng sóng biển của Thủy Quân Lục Chiến, nón đỏ của Nhảy Dù, áo trắng Hải Quân, áo bay Không Quân, áo hoa  Lôi Hổ, Biệt Kích 81.. Tiếng chào hỏi, chúc Tết, mày mày tao tao râm ran như pháo nổ. Những khuôn mặt khắc khổ mang đầy dấu vết thời gian. Người nào người nấy tṛm trèm con số 60 –70 – 80...

Hôm nay, thời tiết Houston ấm áp, báo hiệu có những cơn mưa rào, nhiệt độ 65-70 thuận tiện cho việc tổ chức ng̣ai trời...Nhiều ông đi quanh, đi quẩn khu Tượng Đài ngắm nghiá t́m t́m kiếm kiếm..

-“Anh đi t́m ai đó”...

Hỏi ra, cả năm trời anh nằm nhà thương, nay ra khu Tượng Đài, săm soi từng phiến đá, đi một ṿng như đi thăm nghĩa trang..

-“Anh à, Nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà của chúng ta bây giờ buồn lắm. Anh có thấy họ trồng cây Sao để mười năm sau bán gỗ. Rể cây đang tua tủa đâm xuống huyệt mộ, chia cắt xương cốt anh em?”.

Có chút ngậm ngùi, có chút nước mắt vướng trên mắt anh, mắt tôi.

Bỗng dưng có tiếng hát ai đó vang lên trong một góc sân. Ồ!  Th́ ra bài hát “Một Mai Giă Từ Vũ Khí” của nhạc sĩ Nhật Ngân, người đă qui tiên cuối tháng Giêng - 2012:

“Rồi anh sẽ d́u em t́m thăm. Mộ bia kín trong nghĩa địa buồn. Bạn anh đó, đang say ngủ yên. Xin cám ơn! Xin cám ơn! Người nằm xuống!”

Đây là một lời ca trong một nhạc phẩm, nói lên ước vọng của một người lính VNCH mong một ngày “gĩa từ vũ khí” để về lại thôn xưa, mở đầu như sau:

 “Rồi có một ngày chinh chiến tàn.

Anh chẳng c̣n chi, chẳng c̣n chi.

ngoài con tim héo em ơi.

Xin trả lại đây, bỏ lại đây.

Thép gai giăng với lũy hào sâu.

Lỗ châu mai với những địa lôi.

Đă bao phen máu anh tuôn, cho c̣n lại đến măi bây giờ.

-Trả súng đạn này, ôi..sạch nợ sông núi rồi.

 Anh trở về quê, trở về quê, t́m tuổi thơ đă mất năm nao”.

 (Nhạc phẩm “Một Mai Giă Từ Vũ Khí”)

Hôm nay, chinh chiến đă tàn. V́ thế lực của đại cường sắp xếp trên bàn cờ chính trị, anh thành kẻ tha hương, nhớ về quê hương ḷng dứt đọan, nhớ anh em chiến hữu nằm xuống nước mắt đoanh tṛng, nhớ những phế binh VNCH sống đời tủi nhục ở quê nhà.....

Tôi cũng đứng đây ngơ ngẩn nhớ về những người bạn chung trường, đă hy sinh tuổi trẻ, xương máu, gĩư hậu phương yên b́nh cho bầy nữ sinh chúng tôi tung tăng đến trường. Một ngày mùa Xuân nơi đất khách, trời lành lạnh, ḷng trống vắng. Mắt ai cũng u hoài. Buồn sao là buồn khi nh́n lá cờ vàng bay trong gió. Bao nhiêu tuổi trẻ VN đă nằm xuống để bảo vệ màu cờ.

 Ôi! c̣n đâu, c̣n đâu.

Bạn bè ta những anh hùng hào kiệt.

Không tiếc chi xương máu gĩư màu cờ.

 (trong nhạc phẩm Người Lính Già Xa Quê Hương).

11 giờ 30 trưa. Nghi lễ quân cách bắt đầu. Đoàn quân của mọi quân binh chủng nghiêm chỉnh dàn hàng trước khu Tượng Đài, nh́n 3 lá đại kỳ từ từ kéo lên cột cờ.

Cờ vàng lộng gió tung bay với cờ tiểu bang và cờ Hoa Kỳ. Bàn thờ khói hương nghi ngút. Nhạc phẩm Người Lính Già Xa Quê Hương của Nhật Ngân, do ca sĩ Duy Khánh thường hát, lồng lộng chiều cuối năm, trong khu chợ VN vọng ra thê thiết:

Nhớ những đêm hành quân đất đỏ.

Nhớ những đêm xuân nơi chốn địa đầu.

 Nay quá xa xăm đường về thăm thẳm.

Nửa đời ngậm ngùi mang kiếp tha phương.

Tôi quay nh́n bốn phương khu tượng đài, lướt qua những khuôn mặt một thời tuấn tú, được trui rèn từ khắp các quân trường, nghe tiếng hát vang vang:

“Ôi! C̣n đâu, c̣n đâu.

 Một thời trai một thời súng gươm.

 Nay bỗng dưng thành kẻ lưu vong”.

Mũ đỏ, mũ xanh, mũ nâu, giầy saut, nón sắt... Một đoàn hùng binh ngày nào, v́ đâu, v́ sao mà tan đàn, ră ngũ thê lương...Nỗi ray rứt vẫn trùng địêp, trong tâm tư mỗi khi nhớ về dĩ văng. Mới hôm nào, tóc trai xanh mướt, vai ngang, lưng thẳng. Hôm nay, tóc  muối tiêu, lưng c̣ng, gối mỏi... Thời gian qua mau như nước chảy qua cầu.

 “Người lính ǵa xa quê hương.

Nhưng trong tim chưa tàn ánh lửa.

Vẫn ước một ngày theo bước Quang Trung.

Vẫn thấy quê hương đêm ngày réo gọi.

Vẫn thấy trong tim canh cánh đường về.

Vẫn thấy nơi đây chỉ là đất tạm..

Thầm hẹn ngày về chết gĩưa quê hương”.

 (Nhạc phẩm Người Lính Già Xa Quê Hương)

Thầm hẹn ngày về chết gĩưa quê hương.

Nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh qui tiên, rồi đến nhạc sĩ Nhật Ngân, người sáng tác nhạc phẩm nêu trên đă không c̣n nữa, sau cơn bạo bệnh, tạ thế ngày 21 tháng 1, 2012. Cũng như nhiều người lính khác, như Biệt Kích Nguyễn Sơn, Hải Quân Hồ Quang Minh, cốt tro rồi chắc phải nương tựa cửa Chùa, hay gửi nhà nguyện trong thánh đường, hoặc sẽ mang về quê hương như lời ước nguỵên của cựu Trung Tá TQLC Nguyễn văn Phán:

-Khi tôi chết, xin đừng mang tôi ra biển

Đưa tôi về Lao Bảo, Khe Sanh

Để đêm đêm vang dội khúc quân hành

Ôi! Lính chiến! Một thời kiêu hănh quá

 

-Khi tôi chết, đừng đưa tôi ra biển

Đưa tôi về Ben Hét, Đắc Tô

Nơi bạn bè tôi xây mộng sông hồ

Nguyện trấn gĩư dăy Trường Sơn yêu quí

 

-Khi tôi chết, đừng đưa tôi ra biển

Đưa tôi về Cái Nước, Đầm Dơi

Đêm U Minh nghe tiếng thét vang trời

Mừng chiến thắng để về dâng tổ quốc

 

-Khi tôi chết, xin đừng đưa tôi ra biển

Đưa tôi về với dân tộc Việt Nam

Gói thân tôi, Ba Sọc Đỏ da vàng

Xin lịm kín với hồn thiêng sông núi.

 

Ước nguyện của anh, của tôi, của chúng ta đến thời điểm này, đều không tṛn, v́ tuổi già đang đến, v́ tuổi trẻ hải ngoại đang bị bả xa hoa, quyền thế, tiền bạc đầu độc, quên mất nỗi đau của chú, bác, cha, anh, tuyên dương Trung Quốc, âm thầm hạ lá cờ Vàng, lại c̣n được những kẻ ngu xuẩn có tính bè phái, tị hiềm, tiếp tay, gây phân hoá trong cộng đồng.

Trong cái lạnh sắt se trên xứ người, mỗi lần tham dự Lễ Chào Cờ Đầu Năm, ai mà cảm thấy tâm thần bồi hồi, buồn bă, quay quắt khi nhớ lại bạn cũ, trường xưa của một thời chiến tranh ly lọan bao trùm đất nước thân yêu...:

Làm sao quên được mùa tang tóc

Bạn ở Kontum chết rục thây

Bạn vượt sông Ba ch́m đáy nước

Bạn Phan Thiết cũng thịt xương bày

 

Thương quá ngày nào t́nh chiến hữu

Chiều quê quán gió tạm dừng quân

Lang thang đời lính giường là đất

Nhà vẫn trên yên gió ngựa dồn

 

Tháng 4 c̣n gọi nhau ḥ hẹn

Sẽ cụng ly mừng bạn thăng quan

Tiền lính dăm thằng chung cũng đủ

Để mua rượu thịt phá cơn buồn

 

Nhưng bạn không về như đă hứa

Tan hàng gục chết giữa đao binh

Ta c̣n, nay sống hèn hơn cỏ

Trơ mắt hắt hiu nuốt bất b́nh

...........

Hận viết ngàn trang không thấy đủ

T́nh theo sương khói nhạt nhoà rơi

Bạn chờ ba chục năm ṃn mỏi

Vẫn biệt mù khơi cuối nẻo đời

(thơ “Xin Mời Hồn Bạn Chốn Quê Xa” của Mường Giang)

Chương tŕnh Chào Cờ Đầu Năm chấm dứt sau khi mỗi người lên cúng lễ, đốt nhang, khấn nguyện trước bàn thờ tổ quốc./.

Hoàng Minh Thúy