Sinh
Hoạt Cộng Đồng:
ĐỒNG HƯƠNG VĨNH B̀NH
KỶ NIỆM 40 NĂM HỘI NGỘ
Phóng Viên Xây Dựng
(Tạp Chí Xây Dựng - Năm Thứ 32 –
số 823- Phát Hành ngày 31-10-2015 tại
Sau 40 năm lưu
lạc xứ người, ước mong được
gặp bạn cũ, thầy xưa, trở nên là một nhu
cầu thiết yếu trong lănh vực tinh thần, v́
vậy mà rất nhiều hội Đồng Hương
đă được thành lập ở hải ngọai.
Từ năm ba chục người lúc ban đầu,
lần hồi, sĩ số hội viên tăng lên năm, ba
trăm người như hội Đồng Hương
Thái B́nh, Hội Cố Đô Huế, Hội Sóc
Trăng-Bạc Liêu-Cà Mau... Sau khi thành lập, Hội tổ
chức picnic mùa Hè, hội Xuân và có sự tương thân
tương ái trong dịp tang ma, cưới hỏi,
tạo t́nh cảm thân thương gắn bó giữa các
hội viên. Những ngày Hè hoặc đón chào
Xuân mới, các sinh hoạt này làm cho cộng đồng Việt
tị nạn tại các thành phố thêm phồn thịnh.
Houston là một thành phố lớn
đứng hàng thứ 4 của Hoa Kỳ, có số
đồng hương tị nạn, đông đảo,
chỉ thua có hai vùng Nam, Bắc Cali. V́ thế mà số
hội đoàn cũng tăng theo. Do
vậy mà trong các dịp đại lễ, người ta
thấy
***
Tháng 9 với cái nóng thiêu
người đi qua, tháng 10 vừa đến, mang không khí
rất ư lăng mạn.
Đây
là dịp gặp gỡ đầu tiên của cư dân
tỉnh Trà Vinh tức Vĩnh B́nh, sau hơn 40 năm lưu
lạc.
Sẽ có
người hỏi địa danh này ở đâu, trong 3
miền Nam Trung Bắc của Việt Nam, xin vắn
tắt đôi điều, để đọc giả
biết qua về một tỉnh lỵ trù phú của
miền Tây nước Việt.
Vĩnh B́nh
trước đây c̣n gọi là Trà Vinh, xuất âm theo tiếng Khmer, có ư nghĩa là tượng
Phật bằng đá ở trong Ao theo truyền thuyết
xưa. Đây là một tỉnh lỵ ven biển của
đồng bằng sông Cửu Long, cách thủ đô Saigon
khoảng 200 cây số, về hướng Tây. Vùng
đất này, bao bọc bởi sông Tiền và sông Hậu,
với hai cửa Cung Hầu và Định An,
có khí hậu ôn hoà, ít khi bị mưa lũ, giao thông
đường biển thuận tiện, với 65 km
bờ biển. Vĩnh B́nh có nhiều chùa Miên
với nền văn hoá ẩm thực dân gian rất phong
phú. Nhắc đến Trà Vinh tức Vĩnh B́nh là
nhớ đến cốm dẹp, mắm kho, bún
nước lèo, chuột đồng kh́a nước
dừa, bánh ống v.v. là những món ăn đặc thù,
khiến kẻ xa quê luôn chạnh ḷng khi nhớ đến
***
Chương tŕnh “Hội Ngộ Vĩnh B́nh 40
Năm” đă được thai nghén gần tṛn một
năm, do ông Kim Hữu Phương (Dallas) cùng một
số thân hữu tổ chức, với sự góp tay lo
phần văn nghệ, ẩm thực của người
Vĩnh B́nh cư ngụ tại Houston như bà Kim Sa và bà La
Minh Hạnh, em gái chủ nhân nhà hàng Kim Sơn). Ban
đầu BTC chỉ
hy vọng qui tụ khoảng 200 người.
Nhưng sau khi phát động, th́ thu hút quá đông cư dân
Vĩnh B́nh từ khắp 52 tiểu bang (357 người
đă t́m về), không kể các đồng hương đến
từ Âu Châu, Canada, Úc Châu (22 người), Hoà Lan, kể
cả... Việt
40 năm không
gặp, khi mà thầy, cô, bạn hữu ...đều
đến tuổi cao niên, gần đất, xa trời,
cho nên khi vừa nghe có một tiếng chim cất lên, th́
họ vội vàng đáp ứng, qua hệ thống internet
toàn cầu. Do vậy, có hơn 400 người đă ghi
danh, đóng tiền ($70 đô la/khẩu phần) để
được gặp nhau tại hội trường
Chateau de L’amour. (Hội Trường có hai tầng,
rất đẹp, tọa lạc trong một khu phố
thanh lịch, cách nhà hàng Kim Sơn Bellaire không xa, hơn 1
năm nay do Ban Giám Đốc hệ thống nhà hàng Kim
Sơn quản lư, giúp cho các hội đoàn tổ chức
tiệc liên hoan, họp mặt trong các dịp đại
lễ..)
Dịp này, cơm tối nhiều món rất
ngon do bà La Minh Hành điều hợp (nhà hàng Kim Sơn
phục vụ): (Súp Bong Bóng Cá Thịt Cua, Gỏi Vịt
Quay, Chạo tôm cuốn măng, Chim cúc xôi phồng, Tam
Mộc Giao Duyên, Ḅ Ripeye sốt nấm, Cơm chiên tôm hùm,
chè khoai môn). Văn nghệ do đồng hương Kim Sa và đồng hương Đặng Minh
Hùng phụ trách. Trên mỗi bàn có rượu
Đỏ, rượu Trắng, để câu chuyện thêm
rôm rả, v́ ông bà xưa có câu “rượu vô lời ra”,
nhưng thật sự, nó sẽ làm món ăn thêm ngon
miệng.
Trong lời chào mừng lúc khai mạc (7
giờ tối), MC Đặng Minh Hùng cũng như TBTC Kim Hữu Phương không
quên cám ơn từng cá nhân đồng hương:
-đă
giúp đỡ cho BTC thật nhiệt t́nh, trong ngày Hội
tụ 40 Năm Vĩnh B́nh.
-các
thầy, cô không quản ngại đường xa, tuổi
hạc về tham dự.
-các bạn chung trường, chung lớp từ khắp
nơi bay về.
-và xin
cử tọa tha thứ sơ suất trong buổi tổ
chức v́ đồng hương đến quá đông, nên
việc tiếp tân, xếp chỗ ngồi không
được như ư.
Thật
vậy, từ 6 giờ chiều, khu vực hội
trường vô cùng náo nhiệt. Trên lầu có
tiệc cưới. Dưới lầu là sinh hoạt
của Hội Vĩnh B́nh..cho nên từ
băi đậu xe cho đến công viên, tấp nập khách
ra vào.
Ban Tiếp Tân đă làm việc khá vất
vả, hướng dẫn khách vào chỗ. Mỗi bàn 12
người mà trong hội trường th́ chật ních! Khoảng 70 khách chờ giờ cuối,
đến mua vé tại nhà hàng đă phải ra về.
Xướng ngôn viên (Đặng Minh Hùng) hết lời xin
lỗi..
Trong hội
trường, tiếng cười, nói rộn ràng. Anh anh,
tôi tôi, mày mày, tao tao...Thưa thầy, thưa cô ...làm không
khí tươi vui như ngày Tết.
Ngoài số học
tṛ của các trường bán công ngày xưa tại Vĩnh
B́nh, trong ngày vui hội tụ này có các thầy cô về tham
dự: Lữ Quang Đê, Hùynh Công Ẩn, Lai thị Huấn,
Vơ thị Thanh Châuj, Huỳnh thị Cẩm. Có cựu
Đại tá Tỉnh Trưởng Rạch Giá, ông Huỳnh
Chính.
Trong phần phát biểu của
thầy Lữ Quang Đê, ông cho biết, rất xúc
động khi được gặp lại các học tṛ
cũ sau 50 năm. Có người ông c̣n nhớ tên như
Ngọc Rạng ở Ḥa Lan (hôm nay có
mặt) và La Minh Hạnh ở
7 giờ 15: Có nhiều
người học tṛ thuộc nhiều trường lên
phát biểu, nam cũng như nữ. Kẻ
th́ hồn nhiên, người th́ giản dị, chất phác,
tuy nhiên phóng viên chúng tôi ghi nhận lời tâm t́nh rất chi
tiết của một người là rễ cũa tỉnh
Vĩnh B́nh.
Bài phát biểu
của ông Lê văn Thao rất xúc tích, gom đủ h́nh
ảnh nhân văn, phong cảnh.. có lẽ ông là một viên chức Hành chánh nên
có dịp gần gủi, vui buồn cùng cư dân của
tỉnh.
Chúng tôi xin ghi lại những phần chính
của bài phát biểu, để giúp cho đọc giả
Xây Dựng có cái nh́n trung thực về một địa
danh của một tỉnh ở miền Tây, trong một
thời thái b́nh, mà các anh chị học tṛ sinh cư ở
đây, các thầy cô đă từng dạy ở các
trường... đang quay quắt nhớ thương. Bây
giờ ai nấy tuổi hạc đă cao, chắc chắn
nhớ đến Vĩnh B́nh rất nhiều, v́ đă có
quá nhiều kỹ niệm của tuổi thanh xuân: lúc th́
rất buồn (thi rớt), lúc th́ thật vui (lấy
vợ, lấy chồng cùng tỉnh) và hắt hiu buồn v́
hoàn cảnh mà phải rời xa..
***
Bài Phát Biểu
của chú Rể (dân Cà Mau) lấy vợ là người
tỉnh Trà Vinh tức Vĩnh B́nh:
Tôi là Lê văn Thao,
hiện ở tiểu bang Arkansas, thành phố
Hôm nay, tôi rất hân hạnh được
BTC dành cho đôi phút, để bày tỏ cảm
tưởng về đêm “Vĩnh B́nh 40 Năm Hội
Ngộ”. Thật ra, tôi không phải là dân Trà Vinh, mà là rễ
Trà Vinh. Năm 1968, sau Tết Mậu Thân, tôi được
chuyển về làm việc ở Vĩnh B́nh. Nơi đây,
tôi gặp vợ tôi là Nguyễn thị Ân,
lúc ấy là nữ sinh Trung Học Công Lập Vĩnh B́nh.
Sau 3 năm quen biết, chúng tôi đi đến hôn nhân. Thật đúng
với câu “Vĩnh B́nh đi dễ khó về. Trai
đi có vợ, gái về có con”.
Năm 1971, vợ
tôi ra trường Đại Học Sư Phạm Cần
Thơ, chúng tôi được bổ nhiệm về làm
việc ở Rạch Giá, cho đến ngày mất
nước 30 tháng 4, 1975. Chúng tôi phải
bỏ xứ ra đi.
Trong 3 năm làm
việc ở Trà Vinh tức Vĩnh B́nh (1968-1971), tôi đă
đi thanh tra hầu hết 7 quận, 52 xă, 355 ấp ..cho nên địa thế, dân t́nh
ở đây tôi đều biết rơ, c̣n hơn ở quê nhà
Cà Mau của tôi. Tôi rất
thương mến người Trà Vinh, coi như trong gia
đ́nh và hết ḷng giúp đỡ trong khả năng
của ḿnh, v́ dân Trà Vinh thật thà, chất phát, hiền
từ, rất dễ thương.
Tôi c̣n nhớ có một bảng đề,
dựng ở gần bót, đầu cầu Long B́nh như
vầy:
“Biển Ba
Động nước xanh cát trắng
Ao Bà Om thắng
cảnh miền Tây
Xin
mời du khách về đây.
Viếng qua th́ rơ, chốn này thần
tiên”.
Thật đúng
thế, Trà Vinh là nơi danh lam, thắng cảnh, nổi
tiếng có Ao Bà Om, là nơi hẹn ḥ lư tưởng.
Biển Ba Động là nơi tắm nắng sạch
sẽ, thích hợp cho mọi gia đ́nh trong kỳ nghỉ
hè. Ngoài ra, ở thị xă c̣n có đường hàng me
rợp bóng mát, có chùa Ông Mẹt, chùa Long Khánh, chùa Tịnh
Độ, chùa Cao Đài, nhà thờ Công Giáo, nhà thờ Tin
Lành, có xóm Kho Dầu, Đầu Bờ, Tri Tân, Phú De...Có
những con đường số 1, số 2. Có trường tiểu học Phú Vinh. Có các
trường Trung Học Vĩnh B́nh, Trần Trung Tiên, Minh
Trí, Bồ Đề, Thánh Gioan..
Bệnh viện Vĩnh B́nh nổi tiếng
toàn quốc, đến cả thế giới, nhờ
sự can đảm của BS Linh, giải phẫu qua
bức tường bao cất để cứu sống 1
người bị súng B-40 (?) bắn mà viên đạn chưa
nổ, c̣n nằm trên lưng.
Xa
Vĩnh B́nh hơn 40 năm, ḷng tôi lúc nào cũng nhớ
về miền đất ấy, nơi c̣n thân nhân bên
vợ và bạn bè cùng làm việc thủa thanh xuân. Nơi
đây đă ghi vào ḷng tôi biết bao kỷ niệm.
Mỗi khi đi du
lịch Âu Châu, Canada hoặc ngay tại Mỹ, hễ
gặp một người nào tóc đen, da vàng, chúng tôi
thường lân la làm quen, hỏi xem có phải là
người VN không? Nếu họ nói phải, th́ chúng tôi
hỏi tiếp, có phải là dân Trà Vinh không? Nhất là
đến các khu thương mại VN, tiệm nào có tên
Vĩnh B́nh hoặc Trà Vinh, th́ thế nào chúng tôi cũng vào
ăn, chọn những món ăn đặc sản quê nhà
như: Bún Nước Lèo nấu mắm Ḅ Hóc với cá kèo,
hoặc Bánh Mặn, Bánh Vá, Bánh Lọt v.v..
Thời
gian 40 năm xa quê hương rất dài. May mắn thay
kỳ này BTC có sáng kiến Hội Ngộ .....
...........v.v..............
***
Chương
tŕnh 40 Năm Hội Ngộ Vĩnh B́nh chấm dứt sau
phần cơm tối và văn nghệ. Nhưng,
thật ra đa sống đông cứ măi lo tṛ chuyện.
Có người gặp lại bạn chung trường, kéo
nhau ra hành lang để hút thuốc, thoải mái gọi mày
tao..nhất là các bà, th́ ôi thôi chuyện
mỗi lúc thêm dài, nhắc cho nhau thật nhiều chi
tiết. Nhất quỷ nh́ ma, thứ ba
học tṛ. Cuộc đời học sinh của
một thời hoa mộng có biết bao kỷ niệm, vui
buồn, đắng cay, đau khổ... nhất là
khoảng thời gian này, cuộc chiến Quốc Cộng
bao trùm đất nước, tỉnh Vĩnh B́nh cũng
hứng chịu sự tang tóc của chiến tranh.
Bốn mươi năm dài tao
ngộ, nói làm sao cho hết, cho đủ..nhất
là sự bâng khuâng khi nhớ những người đă
nằm xuống.
Nửa khuya, mọi người
lưu luyến, bịn rịn chia tay,
hẹn gặp nhau năm tới... Những chiếc xe chậm chạp rời băi đậu trong
bóng đêm bao trùm thành phố, mang hơi lạnh nhè nhẹ
của mùa Thu đang về.
PHÓNG VIÊN XÂY DỰNG