Hội Vĩnh Long-Vĩnh B́nh-Sa Đéc
Mừng Xuân Bính Thân
Phóng viên Xây Dựng
(Xây Dựng – Năm Thứ 33 – số 830 - phát
hành ngày 6-2-2016 – tại
Trong các hội ái
hữu đồng hương các tỉnh miền Nam
đang sinh hoạt, th́ hội Vĩnh Long-Vĩnh
B́nh-Sa Đéc là hội tổ chức họp mặt tân niên
sớm nhất; có lẽ các ông trong Ban Chấp Hành lo xa,
sẽ bị “đụng ngày” và mất khách, v́ trùng hợp.
Có lẽ nhờ lư do này mà buổi tiệc mừng Xuân con
Khỉ của đồng hương 3 tỉnh đă qui
tụ khá đông khách tham dự.
Với giá vé 30
đô la, bao gồm phần ăn
tối, văn nghệ tŕnh diễn và dạ vũ, đă có
trên 500 khách hiện diện trong đêm Thứ Sáu 29 tháng 1
năm 2016.
Mùa
Đông đang bao trùm, cho nên thành phố
BTC
của tiệc Mừng Xuân Con Khỉ chắc chắc
đă mất nhiều tâm cơ và công sức để
thực hịên chiếc cầu Thiềng Đức,
một địa danh thân thuộc của dân Vĩnh Long. H́nh ảnh ông
đồ già (BĐQ Trần Thanh Tùng) mặc quốc
phục ngồi dưới mái đ́nh viết câu
đối…Các thiếu nhi áo dài gấm
đỏ quấn quít bên anh…Khách đứng chờ ông
đồ khiến ta nhớ đến bài thơ nổi
tiếng của thi sĩ Vũ Đ́nh Liên: Mỗi năm hoa
đào nở. Lại thấy ông đồ
già. Bày mực Tàu giấy đỏ.
Bên phố đông người qua.
Hai bên
lối đi dẫn vào hội trường, là những
hàng cây ăn trái hoa quả xum xuê, nào Xoài, nào Ỗi, Vú
Sửa, Khế…H́nh ảnh cây
trái này gợi cho người xa xứ nhớ đến
sự trù phú của một vùng đất hiền hoà
của các tỉnh miền Nam, Việt Nam. Bên cạnh hoa mai
vàng rực, màu sắc của xoài, vú sửa, mảng
cầu.. đă tạo
thêm không khí rất Xuân, để cho khách đến sớm
(6 giờ 30) có cơ hội chụp ảnh lưu niệm.
Các ông trong Ban Chấp Hành của Hội như ông bà
Phạm Bá Hoa, ông Nguyễn Cao Khải, ông Phạm Tông (nhà
thơ Phạm Tương Như), ông Đào Lê Minh Khải,
bà Lan Lương, bà Trần Kim Huê.. tươi cười chào đón thân hữu
và đồng hương. Trẻ con theo
chân ông bà, cha mẹ đêm nay rất đông, v́ có múa Lân và Ĺ
X́...Không khí Tết bàng bạc bao quanh hội trường
v́ sân khấu được trần thiết rất
đẹp: chiêng trống, hoa mai…Nghe nói là công sức
của hai ông tên Khải?
Chương
tŕnh vui Xuân năm nay được sự bảo trợ
của hệ thống đại tửu lầu Kim Sơn
và sự đóng góp của nhiều mạnh thường
quân, là con em, là thân hữu của tỉnh.
Từ mấy
năm gần đây, các sinh hoạt trong tiệc mừng
Xuân được các vị trong Ban Điều Hợp, Ban
Cố Vấn chuyển lần hồi sang cho giới
trẻ, thuộc thế hệ một rưỡi,
để các em có kinh nghiệm tiếp tục công tác
bảo tồn văn hoá Việt trên xứ người. Mỗi năm, tổ chức một ngày hạnh
ngộ, tạo cơ hội cho bà con cùng tỉnh họp
mặt, chia xẻ vui buồn. Văn
nghệ có chủ đề quê hương, hát câu ca dao, ngân
nga bài vọng cổ, là góp phần duy tŕ tập tục muôn
đời của dân tộc Việt. Nếu lơ là,
rồi sẽ có lúc
con cháu chúng ta không biết nước VN ở
đâu và tại sao có mặt ở Hoa Kỳ.
Nh́n quanh trong
hội trường, thấy có sự tham dự của
con, cháu tỉnh Vĩnh Long thuộc hàng danh phận đang
có văn pḥng hành nghề trong thành phố như: Bác sĩ Nha Khoa La Minh Tự,
Luật sư La Trinh, BS Y Khoa Nguyễn Phạm Công Khanh, BS Y
Khoa Nguyễn
Quốc Trường, Dược sĩ Thúy
Diễm....Mỗi người một bàn với cha mẹ,
anh em, con cháu. Hội đoàn bạn tham dự
có Hội Sóc Trăng-Bạc Liêu-Cà Mau.
Thân hào nhân sĩ có
Giáo sư Nguyễn văn Trường (cựu Tổng
Trưởng Giáo Dục VNCH)
6 giờ 30 Tối nay Thứ
Sáu, cho nên khách đă không có mặt đúng giờ qui
định, V́ vậy, sau khi đông đủ bà con, nghi
thức của lễ chào cờ đă bắt đầu
gần 7 giờ 45 với sự điều động
của cựu Đại tá nhà văn Phạm Bá Hoa. Sau nghi
thức chào cờ Mỹ Việt là diễn văn chào
mừng của ông Hội Trưởng Đào Lê Minh
Khải và tiết mục ĺ x́ cho trẻ em.
8 giờ 00: Tiếng trống
ḍn dă nổi lên với 6 con Lân của chùa Linh Sơn
nhịp nhàng tiến vào hội trường, với màn múa
Rồng các màn tŕnh diễn ngoạn mục. Đông
đảo khán giả đút tiền vào miệng Lân
để lấy hên đầu năm. Đoàn
Lân này năm nay đă 23 tuổi, luôn xuất hiện trong
các show mừng Xuân của nhiều hội đồng
hương. Thấy anh Nguyễn Công
Lạc tuy đă cao niên nhưng hăy c̣n gắn bó với sinh
hoạt của Đoàn như bao nhiêu năm cũ. Anh
Trần văn Chiến – người về từ A Phú Hăn
– gặp anh Lạc, nồng nhiệt móc túi ĺ x́ cho Lân…
8 giờ 15: Dàn trống
của Giới Trẻ La San qui tụ hơn 10 người
gây không khí thật sinh động. Các thiếu niên,
thiếu nữ Việt
8 giờ 25: Họat cảnh
“Ngướ Thương Binh VNCH” với một
nhạc phẩm do một thành viên của hội sáng tác (Tâm
Thọ). Phụ diễn các vai thương binh là anh Tâm, anh
Hùng Nhân, anh Tô Văn…
Văn nghệ
bắt đầu với 2 MC trẻ
tuổi: Tiến Đạt và Khuê Nghi điều hợp
trong khi nhà hàng Kim Sơn dọn cơm tối. Chủ
đề của hội mừng Xuân năm nay là Hồi
Ức 40 Năm, cho nên các tiết mục ca hát
đều nhắc nhở cho đồng hương
nhớ tới mọi điều đớn đau đă
xảy ra cho dân tộc Việt sau tháng 4 đen:
Thương binh VNCH đau khổ ở quê nhà, dân Việt
phải vượt biển t́m tự do với những
ngày cô quạnh nơi đất khách quê người, do
vậy các nhạc phẩm tiêu biểu lần lượt
được tŕnh diễn: Mùa Xuân Của Mẹ, Đêm
Chôn Dầu Vượt Biển, Saigon Niềm Nhớ Không
Tên, Ngày xưa Hoàng Thị, Lính Ỏ Miền
Xa. Em vẫn Mơ Một Ngày Về, Anh Cho Em Mùa Xuân…
Một em bé 6
tuổi mặc quốc phục lên sân khấu tŕnh bày
nhạc phẩm nói về đời Lính (Nó và Tôi của
nhạc sĩ Song Ngọc va Vong Chau), làm mọi người ..ngạc nhiên, v́ bàí hát này khá dài,
khó nhớ, vậy mà em đă hát rất trơn tru: Nó và Tôi
Tôi nó sinh ra nhằm
chinh chiến mới quen nhau mà thương mến
Nó quê ngoài kia từ lâu lắm chưa lần về
Ngày tôi gặp nó nét
đăm chiêu đêm nhập ngũ
Thấy
thương nhau nhiều quá
Ba tháng trong quân
trường cam go đă chai tầm
hồn lính mới
Nó luôn bảo tôi
đừng than oán chi cuộc đời
V́ khi nhịp súng
vẫn đêm đêm vang vọng măi
Tao mày nào
được vui
Hôm chia tay hai đứa cùng bùi ngùi
Ngày mai nó tôi trên
ngưỡng cửa cuộc đời
Giận nhau gắn
vui, dù cho vành môi sẽ khô mấy cũng mỉm cười
Hai năm sau mới
có thư về
Nh́n con dấu ghi
nơi nắng cháy biên thùy
Người
quen cho biết tin.
Bạn tôi thân
mến đă liệt oanh ngă xuống khắp đơn
vị tiếc thương
Đôi đứa
đôi nơi ngày đầu tiên biết tin nhau là tin
cuối
Chát cay đầu
môi chiều khu chiến mưa sụp sùi
Nh́n trong ḷng giấy
nét quen xưa nghiêng đổ găy
Nó đi nhưng c̣n
đây
Muôn lớp trai
đi ngh́n sau theo dấu chân đi vào
thiên lư
Biết bao
người trai nợ xương máu không trở về
Người đi
vào tôi vẫn lưu danh cho đời măi
Nó anh hùng ngày mai
Nghe
nói em là cháu nội của ông Hội Phó Nguyễn Cao
Khải. Bé tên là Nguyễn Cao Bảo Long, con trai của BS
Nguyễn Phạm Công Khanh. Mặt mày khôi ngô, phong cách
dạn dĩ, khi hát xong, cháu cầm giấy đọc
lời chúc Tết rất rành rọt, cho nên khán giả sau
khi vỗ tay hoan hô, c̣n tranh nhau ĺ x́, tặng quà cho cháu
như một sự khuyến khích, khen ngợi. Sinh ra trên
đất Mỹ, hát được toàn bài hát trước
một đám đông, là chuyện không phải dễ, tuy
nhiên em có thể nghe băng rồi thuộc ḷng, c̣n
đọc được tiếng Việt th́…ta phải
công nhận, đây là công khó của ông bà nội, ngọai
đă dạy cho Bảo Long.
Tiết mục văn nghệ c̣n
có những màn hấp dẫn như vũ, kịch vui và
đơn ca (Khúc Hát Thanh Xuân do Kim Khánh hát) và vọng
cổ (Bà Mẹ Quê do Như Sương
tŕnh diễn).
Chương
tŕnh diễn tiến với phần xổ số lấy
hên đầu năm. Vé số là cùi của
vé vào cửa. 4 Lô do cô Ngọc Hân (chủ nhân Elegance
Flowers) và 3 lô mỹ phẩm của Dược sĩ
Diệu Thảo tặng. Lô độc
đắc là TV của ông Lăng Nguyễn (chủ nhân Direct
Furniture tặng).
Chương
tŕnh vui Xuân của Hội VL-VB-Sa Đéc chấm dứt
với phần dạ vũ được các bạn
trẻ chiếu cố nồng nhiệt trong khi các cụ,
các bác lần lượt rời bàn. Khi ra
cửa, nhiều người c̣n đứng ngắm nh́n cây
cầu Thiềng Đức (đóng bằng gỗ, rất
chắc chắn, ta có thể lên đứng chụp h́nh),
hàng cây trĩu quả, để thấy cả một
rừng kỷ niệm ấu thơ hiện về. Phải công nhận các thành viên của Hội
Vĩnh Long đă xuất sắc khi đem h́nh ảnh quê
hương miền
Phần quà xuân
cuả Hội là đặc san Phù Sa Sông
Cửu. Mỗi người khi ra cửa đều có 1
tờ để nghiền ngẫm ba bữa Tết. Báo in
trên giấy trắng, đóng b́a, dày gần 200 trang, rất
đẹp mắt v́ sự tŕnh bày trang nhă...
Ban Báo Chí của Hội phải
làm việc tận lực để báo phát hành đúng ngày
với công khó của các chị lo kiếm quảng cáo, trang
traỉ tiền ấn phí, nghe đâu thuộc phần hành
của chị La Minh Hạnh và chị Kim Huê. Chủ biên
chọn bài là của nhà văn Phạm Tương Như.
Ngoài việc
phổ biến tin tức và h́nh ảnh sinh hoạt của
Hội trong suốt năm qua, c̣n có nhiều bài thơ,
văn, khảo cứu....rất giá trị về văn
hoá, xă hội của nhiều tác giả thuộc các
tỉnh miền
Phóng viên Xây Dựng
Cảm Nghĩ Về Tiệc Xuân
VĩnhLong - VĩnhB́nh - SaĐéc
Phạm văn Ḥa
Chiều
xuống chầm chậm vào những ngày cuối năm
Ất Mùi. Thời tiết tại
Chủ nhân nhà hàng
Kim Sơn tại Houston là một trong những sáng lập
viên tiên khởi của hội Ái Hữu VĩnhLong -
VĩnhB́nh - SaĐéc (VLVBSĐ), hoạt động
đến nay hơn mấy thập niên quy tụ
người dân sanh trưởng hay từng trú quán tại
ba tỉnh này. Hội VLVBSĐ
là một trong những hội đoàn lớn tại
đây, sinh hoạt rất chặt chẽ trong t́nh
đồng hương; hàng năm tổ chức họp
mặt picnic, Trung Thu, quan hôn tương tế, giúp
đỡ thầy cô ba tỉnh VL, VB, SĐ c̣n ở quê nhà,
và tiệc Xuân được tổ chức tưng
bừng để “Tống Cựu Nghinh Tân”.
Như
mọi năm, Hội VLVBSĐ tổ chức sớm
hơn các hội đoàn bạn tại
Ngược ḍng
thời gian:
Trưa hôm
trước ngày tiệc, tôi gặp anh PTN trong BTC chở
một xe các cây cành để trang
thiết trí trang hoàng hallway dẫn đến pḥng
tiệc. Trời
se lạnh mà mồ hôi lấm tấm trên trán anh. Như con chim tha cành về lót
tổ. Và bao nhiêu chuyến xe đi về như vầy mới
đủ trang hoàng tạo khung cảnh để thỏa
ḷng người tha hương?
Tôi tự nghĩ và vô cùng thán phục! Và buổi chiều
hôm nay, c̣n mấy giờ nữa là buổi tiệc bắt
đầu, tôi gặp chị LL trong BTC rời địa
điểm tiệc, dáng mệt mỏi. Chỉ có được vài
giờ trang điểm để rồi trở lại lo
công việc chu toàn. Đó là
vài h́nh ảnh điển h́nh, c̣n biết bao nhiêu
người nữa đă kết từng nhành hoa, nhánh trái,
đóng từng chiếc cầu, chiếc ghe . . . cho các
hoạt cảnh tŕnh diễn.
Đây là thành quả đồng lao
cộng tác của bao nhiêu người để chúng ta có
được buổi tiệc Xuân đầy đủ và
trọn vẹn.
Tiệc
Xuân bắt đầu.
Vào giờ này băi
đậu xe kín mít.
Nhân viên an ninh tuần pḥng.
Quan khách ăn vận lịch sự, thong dong
đến tham dự.
Bước vào
hallway dẫn đến pḥng tiệc, quan khách có cảm
tưởng như lạc vào khu vườn miền quê khi
xưa: cây trái, hoa đèn
dọc lối đi. Có cả
cây cầu Thiềng Đức mà ai đă từng sinh
sống tại Vĩnh Long không thể quên; ai đă từng
hẹn ḥ yêu đương gợi nhớ kỷ niệm
xa xưa khi tay trong tay qua cầu hẹn
thề sông nước. Ngoài ra c̣n các h́nh ảnh tiêu biểu
của mỗi vùng Vĩnh Long, Vĩnh B́nh, Sa
Đéc được những bàn tay khéo “nặn”. Quanh lối đi c̣n có gian hàng bánh
tét, bánh ú mà tôi đă mua, hương vị tuyệt
vời, để đón xuân.
Các gian sách thơ truyện của các văn thi sĩ
VLVBSĐ và đặc biệt có Đặc San Phù Sa Sông Cửu (ĐSPSSC) của Hội Ái
Hữu VLVBSĐ. Đặc san dày 172 trang, quy tụ những cây
viết ba miền quê này và các văn thi hữu thân hữu
xa gần viết về miền quê nước Việt.
Tiếng
chào đón thăm hỏi.
Nụ cười
tươi gặp lại bè bạn thân hữu.
Những siết tay thật chặt.
Những ánh lóe sáng
của máy chụp h́nh . . .
Tất
cả âm sắc và h́nh ảnh đặc thù này dẫn khách
tham dự vào pḥng tiệc trang hoàng thật trang nhă, ấm
cúng. Sân khấu nằm ngày cuối
lối đi chánh được bàn tay
khéo léo trang hoàng của anh NCK, c̣n là nhiếp ảnh gia tài
tử chụp những bức ảnh tuyệt vời,
một số được chọn in trong ĐSPSSC. Mỗi bàn trong pḥng tiệc
đều có b́nh boa lan, hoa vàng và
trắng thật dễ thương.
Tôi
được dịp chào hỏi những người
bạn thân quen, và được dịp giới thiệu
cùng những người bạn mới . . . và h́nh như
thiếu vắng một số bà con quen thuộc mà tôi
muốn gặp để thăm hỏi và chúc lành mùa xuân.
Trong
không khí đầm ấm ngấp nghé nàng xuân . . . h́nh như
các cửa sổ tâm t́nh được rộng mở, và
con người nhất là người Việt tha
hương dễ gần gủi nhau hơn. Ước thay mùa xuân vĩnh
cữu, màu xuân không phai để con người yêu
thương con người để cộng đồng
người Việt đừng phân hóa!
Tiếng ông
Phạm Bá Hoa, người điều khiển phần nghi
thức đưa tôi ra khỏi giấc mơ vừa
chớm!
7:45: Chương
tŕnh bắt đầu với nghi thức khai mạc,
niệm hương.
8:00: Hội
trưởng VLVBSĐ Đào Lê Minh Khải chào mừng, và
rước lân của đoàn lân gia đ́nh phật tử
chùa Linh Sơn.
8:20: ĺ x́ và màn
biểu diễn TRỐNG DÂN TỘC của trường La
San thật đặc sắc được nhiệt
tiệt tán thưởng.
8:30: Chương
tŕnh văn nghệ bắt đầu.
10:30: Chương
tŕnh dạ vũ.
Chương tŕnh
văn nghệ của hội VLVBSĐ được
tạo dựng và phối trí chung quanh đề tài “Hồi
Ức Bốn Mươi Năm”, trùng hợp với
40 năm xa xứ kể từ ngày 30-4-75. Điểm son
của chương tŕnh văn nghệ là nói lên ḷng
thương nhớ quê hương không phai nḥa. Anh Tâm Thọ, nhạc sĩ cây nhà
lá vườn VLVBSĐ, cũng như mọi năm, sáng tác
nhạc phẩm “Nỗi Ḷng Người Thương
Binh” được lồng trong màn ca-nhạc-kịch
thật cảm động lấy nước mắt
nhiều người, qua sự tŕnh bày của Tô Văn,
Hùng Nhân, Tâm Thọ và Thanh Tâm.
Một thoáng kỷ niệm năm xưa hiện
về khi nhớ người chiến binh đành buông súng,
trở thành thương binh trong cuộc chiến tranh ư
thức hệ đă làm bao thanh niên mất đi tuổi
thanh xuân, bao nhiêu gia đ́nh ly tán, bao nhiêu cha mẹ khóc
con. Nỗi thống khổ mà
toàn dân phải chịu và trả giá rất đắc cho
hai chữ Tự Do!
Hăy nghe mấy câu
thơ của nhà thơ Vĩnh Tuấn mở đầu
cho “Nỗi Ḷng Người Thương Binh”:
Hôm nay cuộc
chiến đă tàn
Sao ḷng vẫn
thấy bàng hoàng xót xa
Tôi người
chiến sĩ hôm qua
Một phần thân
thể làm quà Quê Hương
Mong người c̣n
chút t́nh thương
Để không
thấy bị bỏ quên bên đời . . .
MC
Tiến Đạt và Khuê Nghi dẫn dắt chương
tŕnh văn nghệ và sổ số thật uyển
chuyển lưu loát, làm cho buổi tiệc Xuân thêm linh
động hấp dẫn.
Đặc biệt
vỡ nhạc kịch: “Đêm
Chôn Dầu Vượt Biển” do ca sĩ Kim
Phượng và ban kịch VLVBSĐ, đă đưa tâm t́nh
người thưởng ngoạn về khoảng
đời ba bốn thập niên trước khi phải
vượt sóng t́m Tự Do.
Trong cơi chết, t́m ánh sáng cho tương lai thế
hệ con cháu. Ca
sĩ Kim Phượng với lối ca diễn độc
đáo, đánh thức kỷ niệm trong tiềm thức
tưởng chừng như ngủ yên.
Các bài nhạc và các
màn kịch cà các ca sĩ diễn viên tŕnh diễn gồm có:
“Mùa Xuân của
mẹ”, Xuân Diệp,
“Ô Mê ly”, Hùng
Nhân,
Hoạt cảnh “40
Năm Hành Tŕnh T́m Tự Do”,
“Nó và Tôi” Cháu Nguyễn Cao
Bảo Long - Ông Tùng đệm Violin,
“Anh cho em mùa Xuân”, Ca sĩ Kim
Phượng và Quỳnh Nguyễn,
Vũ “Nàng tiên
cá”, Cô Hằng & Anh Dũng,
“Bà Mẹ quê” Như Sương
(4 câu vọng cổ)
“Khúc Hát Thanh Xuân” Kim Khánh,
Kịch vui “Chuyện
Nhà Tui” nhóm kịch VLVBSD,
“Dạ Vũ Vui
Xuân”
Kim Sa Ái Khanh.
Khi dạ vũ
bắt đầu, chương tŕnh cũng đă khuya,
một số quan khách ra về, số c̣n lại tiếp
tục khiêu vũ cho đến khi tiếng nhạc “̉ E
Con Ma Đánh Đu . . . “ báo cuộc vui tàn, đêm Xuân
VLVBSĐ đă đến hồi kết thúc.
Ra về, cũng
hallway đưa đến pḥng tiệc hơn bốn
giờ qua rực sáng, chào đón, mời gọi; nhưng
giờ đây như lưu luyến, đượm
buồn giữ chân quan khách.
Vài ánh sáng lóe để ghi lại bức ảnh sau
cùng làm kỷ niệm; bởi v́ mai đây chiếc cầu
Thiền Đức, hoa lá được tháo gở;
mốc cây số chỉ đường đến Vĩnh
Long cũng được mang về kho chờ năm
tới. Cây cảnh vô t́nh, nhưng BTC/VLVBSĐ
đă gởi gấm tâm t́nh nên . . . dù bước chân có
rời nơi này nhưng ḷng c̣n lưu luyến. Chân thành cảm ơn BTC/VLVBSĐ đă để
lại ḷng mọi người thứ t́nh cảm luyến
lưu. Tổ tiên đă
để lại lịch sữ vùng đất quê
hương Vĩnh Long, Vĩnh B́nh, Sa Đéc cho thế
hệ chúng ta; và h́nh ảnh này, phong tục tập quán này sẽ
được lưu truyền đến thế hệ
mai hậu. Cho dù một ngày
chúng ta không c̣n, nhưng lịch sữ ba tỉnh VLVBSĐ và
lịch sữ quê hương Việt
CHÚNG TA KHÔNG QUÊN
ƠN TIỀN NHÂN!
Phạm văn Ḥa