Bên
ngoài trời u ám. Mưa dai dẳng
từ chiều hôm qua đến bây giờ là Chủ
Nhật. Và tin khí
tượng mưa vẫn còn tiếp tục trên thành
phố thêm vài ngày nữa. Tôi đổi TV đài
này sang đài khác để theo dõi tin
tức và cảnh cứu lụt. Các đài Mỹ
tại địa phương đình chỉ hết các
chương trình thường lệ, giành chiếu tin
tức liên hệ đến trận bão và sự giúp
đỡ nhau của bạn láng giềng, cứu trợ
của chánh quyền, loan tin mới nhất về cơn
bão cùng ảnh hưởng đến cư dân từng
vùng. Phân công các nhân viên chính quyền, cứu trợ, red
cross, FEMA, cảnh sát, chữa lửa. . .
được loan truyền qua hệ thống truyền
thông. Tôi tò mò chuyển sang các đài TV Việt tại
địa phương, và có cảm tưởng là các
cơ quan truyền thông này ở đâu đó không phải
Houston, vì không nghe nói gì đến tin tức hàng đầu
ảnh hưởng đến cuộc sống của
người Việt trong vùng bị bão Harvey hoành hành từ
mấy ngày nay. Đài thì đang chiếu phim bộ;
chuyển sang đài khác kiên nhẫn nghe qua chục quảng
cáo thương mại được nhai đi nhai lại
hàng ngày, cho đến phần tin tức thì tin đầu tiên
nói về khai quang để phát triển thành phố Hà
Nội. Tôi chóng mặt, buồn nôn khi buộc phải
nghe loại tin trên vào thời điểm này; và tự
hỏi không biết các cơ sở truyền thông
của Việt Nam ở Houston phục vụ cho nhân sinh
của người dân tại đây hay phục vụ dân
chúng Hà nội, hay dân Hà Nội đang du lịch tại
Houston! Đài khác quảng cáo "khuyến mãi" không
màng tiếp vận tin "Emergency Alert" của chính
quyền địa phương liên quan đến vấn
đề sinh tử, yêu cầu người dân tìm ngay
nơi trú ẩn an toàn. Vậy
thử hỏi họ có vi phạm
luật truyền thông ở Hoa Kỳ hay không? Trong khi
họ được ưu đãi với những
đặc quyền mà các cơ quan truyền thông sở
tại được hưởng!
Tôi đầu hàng
với lối điều hành và cách phục vụ nhân sinh
của vài cơ quan truyền thông tại đây trong lúc
người dân cần biết phải làm gì, phản ứng
ra sao, làm thế nào để được an toàn khi thiên tai đang xảy đến.
Câu hỏi
được đặt ra, chắc quý độc giả
cũng đã có câu trả lời tương đối
thỏa đáng!
Khi bão Harvey bắt
đầu hoành hành cho đến giờ, tôi cũng không
được nghe các vị dân cử "nhắn nhe"
cử tri như đã làm khi ra tranh cử; hay cộng đồng
ra "thông cáo" như thường khi có hội chợ,
hay đọc "résumé thành tích" của họ thêm
phần tiếm công của hội đoàn trong cộng
đồng họ ra tranh cử!
Tôi hy
vọng mình có nhận xét sai, vì chọn không đúng giờ,
lựa không đúng đài. Hay sai vì đòi hỏi quá
đáng! Vì mai đây khi trời quang mây tạnh,
cuộc sống của người dân trở lại bình
thường sau khi nhà đã sửa, mái nhà được
lợp, rác rưởi đã dọn sạch . . . thì sẽ
có "tiệc cứu trợ để giúp người dân
trong cộng đồng .. cả
ngoài cộng đồng sau thiên tai
Lời ước
được đặt ra, chắc quý độc giả
có câu trả lời tương đối thỏa đáng!
Thiên tai
không ai đoán được, không ai có thể chuẩn
bị đầy đủ, mà chỉ phản ứng và
hành động khi thiên tai giáng xuống đầu.
Đâu có ai nghĩ căn nhà bạc triệu nguy nga mà
chỉ trong phút chốc biến dạng vì cơn
lốc. Cảnh bà mẹ trẻ, khóc sướt
mướt tay bồng đứa con trai
nhỏ trần trụi trùm chăn đang bú tay,
được toán cấp cứu đưa lên xe di
tản. Cảnh bà cụ bồng con chó nhỏ
được người giúp đỡ đưa ra
khỏi nơi lụt lội nước đến quá
đầu gối, bà lắc lắc cánh tay
bị tê dại sau khi trao con chó cho người cứu trợ,
mắt lạc thần không biết đi đâu.
Cảnh nursing home, các cụ già ngồi xe
lăn, nằm trên giường, ngồi trên ghế
ngập đến nửa người ướt sũng
đang chờ được di tản. Bao nhiêu
cảnh tang thương không thể nào kể siết;
nhưng nổi bật là bài học về lòng nhân ái của
người đối với người trong lúc khốn
cùng, và tình người đối với thú vật như
là tình thương duy nhất có được trong hoàn
cảnh cô đơn.
Trong
phòng học tôi ghi lại những cảm nghĩ này, trong
khi bên ngoài các đài TV Hoa kỳ vẫn còn chiếu cảnh
ngập lụt với những hình ảnh thương tâm. Dù
không hiểu hết họ nói gì khi nghe tiếng
được tiếng mất, có thể nhiều
người cũng hiểu bập bõm như tôi, khi không có
cơ sở nào phát thanh bằng tiếng Việt về
cơn bão. Suốt mấy hôm liền từ ngày
Harvey tăng cấp từ 1, 2, 3 và trở thành cấp 4 khi
landfall ở Rockford, vùng vịnh Texas, tôi thường xuyên
theo dõi. Có khi đang đêm sấm sét
tơi bời và điện thoại di động báo có tin
"emergency alert" từ trung tâm cứu bão. Tôi thức giấc đi quanh nhà không biết
phải làm gì nhưng rồi không tài nào dỗ giấc
ngủ. Sự cô đơn trong đêm giông bão là
tâm trạng của những người luống tuổi,
trong giây phút này chỉ trông cậy vào tin tức từ các
cơ quan truyền thông Hoa Kỳ. Các thông tín viên của
họ làm việc miệt mài để đem những tin
tức quan trọng sinh tử cho người dân trong
vùng. Lương tâm chức nghiệp là
động lực giúp họ thêm năng lực để
hoàn thành nhiệm vụ. Sự mệt mỏi hiện
rõ trên khuôn mặt vì phiên trực dài hay vì ưu tư
đến sự an bình cho người
nghe. Tôi cảm phục và biết ơn
họ. Nhờ họ mà chúng ta
biết được những gì đã, đang, và có
thể sẽ ảnh hưởng đến cuộc
sống trong cơn bão tố. Tôi cảm thấy
bớt cô đơn trong đêm giông bão vì biết rằng có
người hy sinh vì sự an toàn cho
người khác. Các cảnh cứu người
kẹt trong vùng lụt lội, những người già cô
đơn, những người tật nguyền; cảnh
gia đình dắt díu nhau trên tay chỉ vỏn vẹn
một bao nhựa đen chứa bảo vật gia đình;
cảnh những người cứu trợ bồng
người tật nguyền, bế từng đứa bé
đến vùng đất không bị ngập lụt;
cảnh xa lộ huyết mạch trở thành sông cuồn
cuộn chảy, nước dâng cao mấp mé cây cầu
bắc ngang. Các đường trong xóm
biến thành sông, thành đầm . . . và tình người giúp
người trên các chiếc xuồng nhỏ, tại các
trung tâm cứu trợ đã để lại trong lòng tôi
sự cảm phục khôn lường. Hình ảnh ghi
nhận trong cơn bão vùng vịnh Texas được
gởi đi toàn cầu là chứng minh hùng hồn tinh
thần dấn thân, hy sinh của một dân tộc, melting
pot, nhờ vậy họ trở thành cường quốc
trên thế giới chỉ vài trăm năm lập
quốc.
Qua cơn bão, bài
học không những là dữ kiện khoa học, không là
sức tàn phá của nó, mà còn là bài học của tình
thương người đối với người,
người đối với thú vật khi thiên tai hoạn nạn. Hãy đừng
chờ đến khi sóng lặng biển yên mới khua
chiêng gióng trống, mà ngay lúc này những ai, những cơ
quan có trách nhiệm hãy thi hành trách vụ mà người
dân Houston giao phó, giống như khi xưa những
chiến sĩ đã từng hy sinh trong giờ phút cần
sự hy sinh.
Gió mưa, bão
tố có lúc phải ngừng; nhưng chúng ta có học
được bài học quý giá sau cơn bão qua thành phố
hay không mới là điều quan trọng. Là nạn
nhân cơn bão chúng ta cũng nên cảnh giác vì có những con
kên-kên bằng mọi thủ đoạn hay khoác lớp áo
từ thiện chực làm giàu trên sự đau khổ
của nạn nhân cơn bão, trục lợi trong vấn
đề an sinh, mà chúng ta là những người dân
lương thiện phải è cổ trả thuế.
Hôm
nay gần tròn ba ngày sau khi bão
Cơn bão chưa
tan. Nhìn dòng người tập trung trên xa
lộ chờ cứu trợ và chờ phương tiện
di chuyển đến nơi tạm trú; không có mấy khuôn
mặt Á đông, cho tôi cảm nghĩ là đa số
người Việt thầm lặng thường giúp nhau
khi hữu sự. Từ suy nghĩ này cho tôi
cảm giác "ấm áp khô ráo" trong khi bên ngoài
đất ướt sũng vì trời vẫn còn
mưa. Trong bóng đêm, tôi nghe rõ tiếng mưa lách tách
bạt vào cửa sổ nhỏ của căn phòng ngủ,
làm tôi liên tưởng đến những trận mưa
trên mái lá khi xưa nơi quê khi tôi còn bé, hay những
giọt mưa rầm rập trên mái tôn trong doanh trại
đơn vị, hay những giọt mưa trên poncho ngoài
trận địa lúc hành quân . . . hay những giọt
mưa trên lá thơ mộng, mỗi thứ có sức
quyến rũ đặc thù cho tôi cảm giác bình yên
đưa vào giấc ngủ chập chờn . . .
*
**
Tiếng
reo trên điện thoại di động đánh thức
tôi với tin "Emergency alert - Tornado warning in this area until
7:15AM CDT.
Take shelter now. Check local media. NWS. Type:
Imminent extreme alert."
Thông báo khẩn
cấp - cần tìm nơi trú ẩn ngay - theo
dõi tin tức trên các phương tiện truyền thông
tại địa phương! Nhà tôi nằm trong vùng
báo động! Trên màn ảnh TV, mà tôi để quên từ
tối qua, người thông tín viên dáng mệt mỏi
đang làm phóng sự bên con đường nay trở thành
dòng sông, với dòng người nước ngập quá
rốn, di chuyển khó khăn trong khi trời mưa
tầm tả. Các chiếc xe
ngập nước chỉ còn thấy nóc. Trước
mắt là hình ảnh sức người chống chọi
với thử thách thiên nhiên; cũng như định
mệnh dù không tượng hình, nhưng con người luôn
cúi đầu khuất phục. Trong cuộc
sống có biết bao chuyện chúng ta không làm
được, nhưng nếu chúng ta hành xử bằng
tình yêu thương sẽ đem bình an
cho tâm hồn và sẽ tồn tại thật lâu trong lòng
mọi người.
Người
viết không có năng khiếu thuật chuyện, nên
lồng cơn bão
Bão Harvey sẽ
để lại vết hằn thật sâu và lâu dài trong
lòng người dân Houston, đó là điều buồn cho
nhiều gia đình, vì lẽ đó nên Ban Tổ Chức
PICNIC của Hội Ái Hữu SócTrăng-BạcLiêu-CàMau
quyết định hủy bỏ cuộc họp mặt
ngoài trời tại Bear Creek Park dự định vào
Chủ Nhật ngày 3 tháng 9, 2017 bởi vì không cuộc vui nào
có ý nghĩa trong khi đồng bào, đồng hương,
đồng hội gặp nạn thiên tai bão lụt. Xin
mượn bài viết này để thông báo cùng bà con và
cầu chúc mọi người sức khỏe, bình an, có
được giải pháp tốt nhất cho mình và gia
đình sau cơn bão
Phạm Lâm Viên
Bão Harvey
tháng 8, 2017,