Sinh Hoạt Hội Đoàn

Hội Biệt Động Quân Houston

Mừng Xuân Mậu Tuất (2018)

Hoàng Minh Thúy

(Tạp Chí Xây Dựng – Năm Thứ 35 – Số 866 - phát hành ngày 31-3-2018 tại HoustonTexas)

 

Mùa Xuân sắp đi qua rồi, nhưng hương Xuân vẫn nằm trên cành cây ngọn cỏ, với cái lạnh nhẹ nhàng và những buổi sáng đầy sương mù. Houston trong tháng Ba, thời tiết ngày nắng ngày mưa thay đổi liên miên như ḷng người. Tiệc vui Xuân của hội Biệt Động Quân là buổi họp mặt trễ nhất, cuối cùng của tập thể gia đ́nh Quân đội Houston, tổ chức mừng năm mới Mậu Tuất.

Chiều Chủ Nhật 25, tháng 3, 2018, trên đại lộ Bellaire tấp nập, lại có thêm những chiếc xe nối đuôi nhau vào băi đậu của đại tửu lầu Ocean Palace. Trước cửa hội trường từ 5 giờ 30 chiều, thấp thoáng những chiếc mũ bê-rê màu nâu, đội nghiêng trên những khuôn mặt sạm nắng gió chiến trường, mà thời gian dù có chất chồng bao nhiêu năm đi nữa, cũng không làm phai mờ  cái  “chất”, cái “màu” rất “Lính”,   của một binh chủng nổi danh của Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa.  Đó là các cựu quân nhân Biệt Động Quân với biểu tượng h́nh con Cọp nhe nanh.

                    ***

Biệt Động Quân là tên gọi của một binh chủng đă đổ rất nhiều xương máu trong cuộc chiến tranh Quốc Cộng, kể từ khi được thành lập (năm 1960) với 51 tiểu đoàn. Trên mọi địa danh của miền Nam VN, đều có gót giầy của người lính Mũ Nâu. Trên vai áo của anh, có in h́nh con Cọp nhe nanh là huy hiệu của gia đ́nh Biệt Động Quân. Từ các vùng cao nguyên mịt mù sương khói cho đến vùng đồng bằng sông Cửu, h́nh ảnh người lính đầu đội cái nón sắt vẽ h́nh con Báo Đen với Ngôi Sao Trắng, đă dẫm nát giầy saut qua mọi miền đất nước: Quảng Trị, Đakto, Ben Het, Khe Sanh, Dak Pek, căn cứ Lệ Khánh, tử thủ Tống Lê Chân, giải vây An Lộc, rồi đến Bạc Liêu, Cà Mau, thậm chí đến thủ đô Saigon trong trận Mậu Thân 1968.... Trên cao nguyên đầy sương mù, hay ở địa đầu hoả tuyến, từ biên giới Hạ Lào âm u bí hiểm cho đến vùng đất Campuchia với bao nhiêu oan hồn nạn nhân của bọn Kmer Đỏ, rồi đến các vùng rừng núi śnh lầy của vùng 3, vùng 4, đều có máu xương của người lính thuộc gia đ́nh Biệt Động Quân. Nhiều người đă bỏ thây sa trường, nhiều người chiến sĩ Mũ Nâu đă đau đớn, đă rên siết trong khi chờ tải thương. Máu của anh cũng như của mọi quân nhân VNCH đă tắm đẫm trên từng tấc đất quê hương, trong cuộc chiến bảo vệ màu cờ Vàng.

Nếu ai đă từng đọc các bài thơ của nguời lính Biệt Động Quân  (Lê Nguyên Ngữ với bài Xuân Quanh Đồi Biên Giới), tả cảnh trấn gĩư biên pḥng, cô đơn trùng điệp màu xanh lá rừng, chắc không thể nào quên những hy sinh mà các anh đă dâng cho đất mẹ.

Bài thơ khá dài, xin ghi lại vài câu:

......

Ở đây lâu riết ta thành Thượng

(Giống Thượng lai căng chẳng thích rừng)

Giống Thượng bỏ gùi, mang súng ống)

Xuân về nhớ gốc, nhớ bâng khuâng

.....

Buổi sáng mùa Xuân tồi diện mạo

Râu cầm như thể ḿn Ba-râu

Lính thú biên cương buồn rạc-gáo

Xuân đến trong ta quá đổi sầu

 

Xuân đến áp lưng sườn đá dựng

Nh́n rừng vây núi, núi vây mây

Chẳng biết phương nào, phương cố quận

Phương nào cũng thấy khói mây bay

......

Ở đây nhớ Tết theo chiều Bắc

Nh́n lá rừng thay, buồn nôn nao

Ở đây khói lửa vàng đôi mắt

Nắng đổ hào quang giữa núi cao

.......

Một  cô hồn nương đất trích

Đêm Xuân lếch thếch gĩưa rừng hoang

Rầm ŕ rượt đuổi ngàn truông lá

Dậy chốn rừng thiêng chuyện chiến trường

 

Ta thuở lưu đồn trên đất giặc

Xuân về thêm tủi phận tha phương

Trường Sơn xuân quạnh, đồn biên trấn

Uống rượu say nhừ vọng cố hương...

 

Ở đây nói tết nghe buồn lắm

Gạo hẩm, cá khô, nước suối rừng

Chiều xuân một  quanh nồi sắt

Cơm cháy chia nhau buồn rưng rưng

Từ khi chiến cuộc ngày càng khốc liệt, lệnh Tổng Động Viên ban hành, rồi tin ai tín, phân ưu đầy trên nhật báo, song song với những trận đánh ghi danh quân sử, dân hậu phương bắt đầu quen tên người lính Mũ Nâu. Các đặc san Quân Đội được em gái hậu phương t́m đọc, v́ thời gian ấy, cô nào cũng là em, là người t́nh của lính, không Mũ Đỏ (Nhảy Dù), Mũ Xanh (TQLC) th́ Mũ Nâu. Ḷng cô xôn xao khi đọc tin vui lẫn tin buồn: nào là tiểu đoàn 42, được tuyên dương 7 lần Anh Dũng Bội Tinh với ngành Dương Liễu, tiểu đoàn 46 sáu lần  Anh Dũng Bội Tinh, rồi đến Tiểu đoàn 43 cũng nhận các huy chương cao quí này. Thật sự, biết bao xương máu của người lính thuộc nhiều Trung đội, Đại đội, đă đổ xuống chiến trường miền Nam, nên các tiểu đoàn Biệt Động Quân mới được ban tặng các huy chương cao quư:

Tử sĩ đời nay không có mộ

Hồn thiêng vất vưởng đến muôn đời

Nương bóng rừng xanh chờ tế độ

Đêm Xuân d́u dặt lũ ma trơi..

Ngày đó các em gái hậu phương thường làm thơ đăng báo, ca tụng chiến sĩ tiền đồn như nhà thơ Lệ Khánh, nhà thơ Lư Thụy Ư...

Em trách anh sao gửi thư chậm trễ

Em đợi hoài sẽ giận cho mà xem

-Thư không viết bao giờ anh muốn thế

Hành quân hoài đấy chứ - Lính mà em!

Hoặc:

Anh kể chuyện hành quân và gối súng

Trăng trên đầu không đủ viết thư đâu

-Thư viết cho em nét mờ - chữ vụng

Hăy hiểu giùm anh nhé – Lính mà em!

 

Ghét anh ghê chỉ tài bịên hộ

Làm người ta càng nhớ thương nhiều

Em xa lánh những ngày vui trên phố

Để nhớ người hay nói: – Lính mà em!

Bài thơ này đă được nhạc sĩ Y Vân (?) phổ nhạc với tựa đề “Lính Mà Em”.

Thương sao cho một thế hệ tuổi trẻ VN, v́ vậy mà đất nước chúng ta trong thập niên này, đă sản xuất quá nhiều thi văn nhạc sĩ.. Những nhạc phẩm của Trần Thiện Thanh, Lam Phương, Trúc Phương, Hoài Linh, Song Ngọc, Châu Kỳ ...và hằng chục nhạc sĩ, văn sĩ miền Nam đă sáng tác trong suốt thời gian binh lửa, là kho tàng vô giá của nền văn học miền Nam VN.

              * * *

Houston chiều Chủ nhật 25 tháng 3, 2018 tiệc vui Xuân của gia đ́nh Biệt Động Quân Houston Texas với Hội Trưởng Đặng Hưng Vượng tổ chức tại nhà hàng Ocean Palace, vùng Tây Nam.

Dưới sự điều động của Mũ Nâu Nguyễn Ngọc Khoan (Khoá 22 Trường Vơ Bị QGVN), chương tŕnh khai mạc với nghi thức rước Quốc Quân Kỳ, chào cờ Mỹ-Việt, phút mặc niệm và mở đầu với bản hợp ca “Biệt Động Quân Hành Khúc”.

Các cựu quân nhân Mũ Nâu dàn hàng ngang trên sân khấu, cất cao khúc nhạc quân hành. Bài hát này là khúc ca quen thuộc khi các anh c̣n trong quân trường, hoặc  theo học các khoá huấn luyện mang tên “Rừng Núi Śnh Lầy” ở Dục Mỹ (Nha Trang).

Những khuôn mặt trai trẻ năm xưa hôm nay đầy dấu ấn thời gian, đôi mắt có chút đăm chiêu, tóc râu lấm tấm bạc, lục tục lên máy vi âm, đồng cất cao giọng hát:

Ta Biệt Động Quân nung rèn chí trai

Khí phách hiên ngang dịêt thù xây tương lai

V́ màu áo thắm tô sắc cờ

Biệt Động Quân quốc dân mong chờ

 

Ta Biệt Động Quân danh lừng bốn phương

Đem máu xương ta bảo vệ quê hương

Dù hiểm nguy khó khăn không sờn

Một ngày mai tươi sáng đẹp hơn

Biệt Động Quân – Sát

Biệt Động Quân –Sát

Quyết bảo vệ chính nghĩa nước Nam Cộng Ḥa

Biệt Động Quân – Sát

Chúng ta là những người thế hệ ngày mai

Biệt Động Quân – Sát

Quyết hy sinh xương máu giữ non sông nhà

Biệt Động Quân - Sát

Chúng ta là những người viết thiên hùng ca.

Khoảng 400 người gồm quan khách và thân nhân của gia đ́nh Biệt Động Quân, ngồi lắng nghe bài hát và nh́n ngắm người lính năm xưa - giờ đă già - nhưng hồn lính c̣n vương trên giọng hát, trên khuôn mặt.

 “Biệt Động Quân v́ dân quyết chiến”. Khẩu hiệu nằm ḷng của gia đ́nh Mũ Nâu đă chiếm một chỗ đứng trong ḷng dân, với tên tuổi của nhiều vị anh hùng quân đội như Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn và  tướng Trần văn Hai đă anh dũng hy sinh sau tháng 4 đen. Có Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu đoàn 42 anh dũng hy sinh tại chiến trường Chương Thiện trong cuộc hành quân Dân Chí. Cố ThiếuTá Trần Đ́nh Tự -năm 1975 -, ông nhất quyết không kéo cờ hàng, chiến đấu đến khi hết đạn, đă bị VC đem ra cột cờ mổ bụng, hạ sát.

Nổi danh trong quân đội, có BĐQ Lê văn Ngôn tử thủ căn cứ Tống Lê Chân (Tây Ninh). Sau trận đánh này, ông lên lon Trung Tá khi vừa 27 tuổi. Nguyễn văn Ngôn là cựu Sinh viên sĩ quan trường Vơ Bị QGVN, khóa 21. Sau năm 1975, cùng với thân phận điêu linh của đất nước, người lính này mang ba lô vào trại cải tạo. Cuối cùng, ông đă nằm xuống tại trại tù CS (Yên Bái) năm 1977. Gánh xác ông đem đi chôn là nhà văn quân đội Phan Nhật Nam. Và c̣n biết bao người lính BĐQ nằm xuống, không mang được xác về ở vùng tam biên, ở biên giới Hạ Lào trong các cuộc hành quân...

                    * * *

Ban Hợp Ca chấm dứt bằng các chữ “Biệt Động Quân, Sát” và những nắm tay đưa lên. Khán gỉa vỗ tay tán thưởng.

Nếu binh chủng Nhảy Dù sau khi tŕnh diện lúc tan hàng, hô to chữ “Cố Gắng” th́ chữ “Sát” gắn liền trên môi chiến sĩ Mũ Nâu.

Bốn chữ “Biệt Động Quân – Sát” đă diễn tả rơ ràng công tác của anh: ngày đêm dăi dầu sương gió, săn t́m quân địch hoặc nằm chờ địch tại các tiền đồn biên giới Việt – Camphuchia, gĩư an b́nh cho hậu phương được an b́nh.

Hăy lắng nghe lời tâm sự của Biệt Động Quân Vương Mộng Long (Khoá 20 Trường Vơ Bị QGVN):

Ta là lính biên pḥng, nên quanh năm trong rừng.

Ta  Biệt Động Quân nên quanh năm nhớ người hậu phương.

Chiều cuối Đông chờ những chuyến trực thăng

Chở những cánh thư, chở đầy thương, đầy nhớ

Ta muốn quỳ bên chân Chúa

Đêm an b́nh không tiếng đạn bom rơi

 người lính này xót xa cho vợ trẻ ở quê nhà:

Thương cho em, canh thâu chờ đợi

Một vừng trăng, soi gối chiếc ngậm ngùi

(Noel và Pleime Nỗi Nhớ)

Hiện diện trong đêm nay, trong hàng ghế quan khách, thấy có mặt nhiều niên trưởng trong gia đ́nh quân đội như cựu Đại tá Trương Như Phùng, đại diện dân cử như: Dân Biểu Hubert Vơ (đơn vị 149). Trong số thân hữu, thấy có cựu Nghị viên đơn vị F, ông Richard Nguyễn... Chúng tôi cũng thấy có đại niên trưởng của gia đ́nh BĐQ, ngồi chung bàn với chúng tôi như các “đại bàng” Tiểu đ̣an trưởng, Liên đ̣an trưởng: Hà Kỳ Danh, Lê Ngọc Bửu, Vũ Ngọc Cới, Trịnh Ngọc Điệp... Đây là những cấp chỉ duy vang danh binh chủng BĐQ..Các ông ngồi cười cười...trông rất hiền ḥa. Hỏi thăm th́ ông Hà Kỳ Danh (Khóa 18 Vơ Bị Đà Lạt) vừa nói vừa cười, nghe sao rất đắng cay:      

-Cọp... đă găy răng!

Năm nay, không c̣n thấy ông Nguyễn Quang Vĩnh với dáng dấp hiền ḥa, v́ ông đă chia tay về với đất.

Trong hàng quan khách quân đội đă vắng bóng các niên trưởng như BĐQ Vương văn Trổ, Quân Cảnh Trương văn Cao, Biệt Kích 81/LLĐB Nguyễn Sơn... Kẻ trước người sau, họ đă thoát khỏi cảnh bệnh tật, nợ nhà nợ xe, thênh thang nh́n xuống cơi nhân gian...

Hỏi thăm qua các cựu quân nhân cao niên vắng mặt, ḷng nghe chút bâng khuâng. V́ từ hơn 30 năm lăn lóc trong sinh hoạt của cộng đồng NVQG, những khuôn mặt này đă trở nên thân quen như họ hàng. Mong sao ơn trên pḥ độ để các ông có được sức khỏe tốt, sẽ có mặt để tham dự ngày 30 tháng 4, ngày 19 tháng 6 như thông lệ.

Chúng tôi nhận thấy tham dự của gia đ́nh Hội: cựu SVSQ Thủ Đức, Hội Vơ Bị Đà Lạt, Gia đ́nh Biệt Kích 81 & Lực Lượng Đặc Biệt, Thiếu Sinh Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Nhảy Dù, Không Quân, Câu Lạc Bộ Lính …và một vài Hội đồng hương.  Mỗi hội một bàn, mỗi ông một màu áo, tham dự tiệc Xuân. Phía truyền thông có báo Xây Dựng, Trẻ, Thời Báo và đài truyền h́nh Viet TV, BYN, ABTV.

Sau nghi thức khai mạc lúc 7 giờ, bao gồm lễ chào cờ Mỹ, Việt, mặc niệm, kế tiếp lễ dâng hương trước bàn thờ tổ quốc với các niên trưởng của Hội BĐQ.

Sau nghi thức dâng hương, ông Hội Trưởng BĐQ Đặng Hưng Vượng chào mừng quan khách, chúc tết, xin lỗi về các sơ suất trong việc tổ chức, cám ơn sự yểm trợ của các mạnh thường quân. Ông nói rất ngắn và gọn như bản chất cố hữu của ông từ hơn 20 năm qua. Hàng ghế dưới có đông đảo thân nhân của ông tham dự.

Sau phần giới thiệu quan khách và hội đoàn tham dự,   phát biểu của Dân biểu Hubert Vơ và trao tặng Bảng Vinh Danh Hội BĐQ

Kế tiếp phần Hội BĐQ tặng bảng Tuyên dương cho ông Nha sĩ Nguyễn văn Dịêu, mà Hội Trưởng BĐQ nhận định là: người góp nhiều công khó trong việc xây dựng Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ tại Austin, Texas, trong đó có biểu tượng của người Lính Biệt Động Quân/VNCH.

Thật sự trong công tác này, cùng với nhiều người trong các hội đoàn sinh hoạt tại Houston, Nha sĩ Diệu đă tổn hao biết bao công phí từ khi thành lập cho đến khi phải tranh đấu, để giữ lại h́nh ảnh người lính VNCH trên Tượng Đài được dựng lên trong khu vực City của thủ phủ Austin, Texas

 

Nguyên văn Bản Tuyên Dương Nha sĩ Nguyễn văn Diệu:

(by BĐQ New Year Banquet 25 March 2018)

Hội Biệt Động Quân Houston công nhận những nổ lực, vận động không ngừng nghĩ của Nha sĩ Nguyễn Văn Diệu để diễn đạt được một chính nghĩa thật của cuộc chiến Việt Nam. Nhờ đó mà một tượng chiến sĩ Biệt Động Quân đă đứng chung vai cùng bốn chiến sĩ Bộ Binh Hoa Kỳ trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Tượng chiến sĩ nầy được hiện diện trên Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ toạ lạc trong khuôn viên toà nhà Quốc Hội Texas tại Austin. Hơn thế nữa, chúng ta cũng khắc ghi công sức cũng như tài chánh của Nha sĩ Diệu, và nhờ đó Chính Nghĩa và sự thật của lịch sử chiến tranh Việt Nam được thấu hiểu rơ ràng hơn.

Hội Biệt Động Quân Houston ngợi khen Nha sĩ Diệu qua những kết quả nói trên và tiếp tục bày tỏ sự biết ơn những chiến sĩ đă phụng sự và hy sinh cho Tự Do và Dân Chủ.

Hôm nay ngày 25 tháng 3 năm 2018

(Hội Biệt Động Quân Texas)

                  * * *

7 giờ 30: Thức ăn dọn ra (Súp, Vịt Bắc Kinh, Tôm mayo sauce, Ḅ lúc lắc Măng tay, Tôm hùm, Cơm chiên, chè Khoai Môn) cũng là nhiều vị đi chào bàn, v́ đây là cơ hội các ông có dịp “chén chú, chén anh”; các bà thăm hỏi chuyện gia đ́nh, thời trang và sinh hoạt cộng đồng.

Phần Văn Nghệ rất phong phú với rất nhiều ca sĩ trẻ và ban nhạc mang tên Tự Do với một MC rất lưu loát (Oánh).  Các giọng ca “cây nhà lá vườn” của Houston nhiệt t́nh đóng góp, đem niềm vui cho tiệc Xuân, trong đó có đông đảo các anh chị em thân nhân và bạn bè của Hội và rất nhiều giọng ca mới. 

Thật ra từ ngày có phong trào hát Karaoke th́ Houston có rất nhiều khuôn mặt nổi bật như Tô Văn, Đặng Vy, Đỗ Yên… Họ lên sân khấu góp tiếng hát lời ca, trong tinh thần “hát hay không bằng hay hát”, đem nụ cười cho khách và cũng tạo niềm vui cho ḿnh. Bài “VN Tôi Đâu”của Việt Khang do ca sĩ trẻ Lương Đức Long tŕnh diễn, gây không khí sôi động hội trường.

Hôm nay, các nhạc phẩm nói về đời lính, t́nh lính, đều được các giọng ca có tâm hồn yêu văn nghệ tận dụng, đưa khán gỉa trở về với kỷ niệm của đời quân ngũTrong hội trường đêm nay toàn là lính và người yêu của Lính, của mọi quân binh chủng. Những phụ nữ này, đă một đời tận tụy bên chồng, chấp nhận sự thiếu thốn, cơ cực và số phận rủi may của anh như một định mệnh an bài. Có chị nuôi chồng cả chục năm trong tù cải tạo. Có chị may mắn đến Hoa Kỳ năm 1975... Mỗi người đàn bà là một phận đời, một duyên số.Có kẻ hẩm hiu, cơ cực, lận đận thân c̣ nuôi con nhỏ dại, nuôi chồng trong trại tù, cuộc sống đau buồn sau tháng 4 đen tối. Có người từ thơ ấu đến khi tan hàng, một đời vàng son, nhung gấm, chưa biết đến hai chữ đói, no của những ngày miền Nam không có gạo, dân Saigon phải ăn độn khoai ḿ, khoai lang. V́, chúng tập trung thực phẩm vào tay chánh quyền phân phối sau nhiều lần đổi tiền, để lột sạch tài sản của dân miền Nam.

Trong buổi tiệc đón Xuân chiều nay, có con cháu gia đ́nh BĐQ và nhiều thân hữu kư chi phiếu ủng hộ, giúp Hội có ngân khoản trang trải cho buổi tổ chức.

Với giá vé 35 đô la/khẩu phần, có khỏang 400 người tham dự.  Họ cụng ly, chia tay năm cũ, đón chào năm con Chó.

Những người lính già đă có một đêm cuối tuần vui xuân, trong t́nh Huynh Đệ Chi Binh. Bởi v́ tuổi hạc đă cao, giây phút nào c̣n cơ hội gặp gỡ anh em là điều đáng quí, như lời diễn tả của nhà thơ Dương Thượng Trúc trong bài “Cọp Cô Đơn” khi t́nh cờ gặp bạn trong một đại hội:

Thế sự biển dâu với bao điều hệ lụy

C̣n thấy được nhau là mừng lắm phải không mày?

Ôi, cảm động làm sao hai tiếng “ông ..thầy

Đời có xá chi, điều thua được

Bởi ai đem thành bại luận anh hùng

Đánh mất quê hương là nỗi đau chung

Nhưng quyết giữ niềm tự hào màu cờ sắc áo

Giữa một rừng bê-rê rộn ràng đông đảo

Chiếc Mũ Nâu thật kiêu hănh, lẻ loi.

Người quân nhân Quân lực VNCH đầy ḷng can đảm, tính t́nh nhân hậu, lăng mạn, trữ t́nh qua những áng văn thơ đă ghi vào Văn Học Sử:

Thân chốt thí mang tim treo đầu súng

Ván cờ lui tan tác mảnh chinh y

Máu oan khiên chảy thành ḍng hận sử

Ngậm ngùi trôi trong bóng tối a- tỳ  (Huy Văn)

              * * *

Buổi tiệc mừng  Xuân của Hội Biệt Động Quân chấm dứt lúc 11 giờ đêm sau phần dạ vũ. Các ông ra về, bóng dáng liêu xiêu...Đêm cuối tuần đại lộ Bellaire đă vắng. Sương đêm xuống, gió lạnh đang bao trùm thành phố./.

Hoàng Minh Thúy

(Chủ nhiệm Tạp Chí Xây Dựng, Houston, Texas)