Sinh
Hoạt Hội Tương Tế Cố Đô Huế
Houston:
Ngày Nhớ Huế 2018
Phóng viên Xây Dựng
(Tạp chí Xây Dựng – Năm Thứ 35 –
Số 893 phát hành ngày 7-7-2018 tại
“Ngày Nhớ Huế”
là một sinh hoạt định kỳ của Hội
Tương Tế Cố Đô Huế, được
tổ chức mỗi năm một lần, rất qui mô,
trọng thể.
Cách đây 32
năm, khi Hội vừa thành lập (1986), do công khó của
cụ Lê văn Hiệp, chủ nhân một tiệm vải
lớn tại Houston (Tân Đại Nam), toạ lạc trên
đường San Jacinto. Trước 1975, ông là vua xuất nhập cảng
ngành Tơ Lụa, chủ nhân nhiều đại khách
sạn tại thủ đô
Sau khi
thành lập, cụ Lê văn Hiệp giữ nhiệm vụ
Hội Trưởng (2 năm). Mấy năm sau,
cụ dẹp tiệm Vải, về Pháp nghỉ hưu
(vừa tạ thế cách đây không lâu). Công việc điều hành Hội được
bàn giao cho cựu Đại tá Trương Như Phùng, lúc
đó ông là Tổng Hội Trưởng Tổng Hội
Cựu Chiến Sĩ QL/VNCH.
Thuở
đó (1986), truyền thông của đồng hương
Việt vùng
Trong không gian
đất rộng người thưa, nhưng không khí lúc
nào cũng sôi động, Hội Tương Tế Cố
Đô Huế là Hội đồng hương đầu
tiên được cụ Lê văn Hiệp thành lập
tại Houston.
Những đóng góp
tích cực từ thuở ban đầu của cụ
Hiệp hồi sinh tinh thần người xứ Huế,
khích động đồng hương xứ khác, bằng
quan hôn tương tế, bằng chia xẻ t́nh
thương của người cùng xứ sở, v́
vậy số hội viên ngày một đông, nhất là
từ khi được bàn giao cho cựu Đại Tá
Trương Như Phùng. Lư do này cũng dễ hiểu,
bởi v́ sau đó có làn sóng đồng hương rầm
rộ đến Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia
đ́nh ODP, rồi đến cựu tù nhân Chánh trị, nói
nôm na là diện HO (1992) lần lượt định
cư tại Houston. Từ đó, Hội
Tương Tế Cố Đô Huế ngày càng lớn,
mạnh, qui tụ đông đảo hội viên.
Hội có lập truờng Quốc Gia rơ ràng, minh bạch qua
sự hướng dẫn của người hội
trưởng và
Ban Chấp Hành. Trong quá khứ, Ban
Chấp Hành của Hội rất nỗ lực và tích
cực.
Kể
từ ngày thành lập, hằng năm Hội thường
tổ chức một buổi họp mặt với danh
xưng “Ngày Nhớ Huế”, để tưởng nhớ
ngày kinh đô thất thủ năm Ất Dậu, 1885. Chương tŕnh
gồm cơm trưa, văn nghệ, cúng lễ theo nghi thức cổ truyền.
Đây là dịp cho
các hội viên và gia đ́nh gặp gỡ, ngoài các sinh
hoạt quan hôn tương tế theo
Nội Qui. Hội viên khi gia nhập phải đóng niên
liễm ($15), khi nằm xuống được Hội góp
công sức trong việc tổ chức tang ma, nhận
tiền phúng điếu tùy theo ngân
qũy của Hội.
Tính đến hôm
nay, sau 32 năm, Hội Cố Đô Huế đă có gần
500 hội viên, là Hội đồng hương có ngân
khoản lớn nhất so với các hội đang sinh
hoạt trong thành phố, nhờ vào tiền niên liễm. Nhờ vậy, Hội đă có lần giúp
đỡ anh em Thương Phế Binh (miền Trung).
Ban Chấp Hành Hội luôn có mặt vui buồn cùng các
hội đoàn bạn, đang hoạt động trong thành
phố. Sau nhiều năm gầy dựng, và tuổi
hạc đă cao, trên 80 nên ông
Trương Như Phùng đă bàn giao chức vụ Hội
Trưởng cho ông Tôn Thất Hoa (cựu sĩ quan cấp
Tá, tùng sự tại Quân Đoàn I)
vào ngày 10 tháng 11, 2012. Sau khi măn nhiệm
kỳ (2016) ông Tôn Thất Hoa bàn giao cho ca sĩ Hồng Hà.
Hai năm gần
đây, hội Tương Tế Cố Đô Huế do ca
sĩ Hồng Hà điều hợp, đi tiếp con
đường của các vị tiền nhiệm: quan hôn tương
tế, tham gia sinh hoạt cộng đồng.
Đây
là một phụ nữ giao tế rộng răi, tính t́nh
hồn nhiên, là khuôn mặt quen thuộc trong sinh hoạt
cộng đồng về Văn hoá, Chánh trị và Văn
nghệ.
Ngày Nhớ Huế
2018:
Với giá vé vào
cửa ($35), có hơn 400 khách đă tham dự chương
tŕnh “Ngày Nhớ Huế 2018”, vào 3 giờ trưa Chủ
nhật ngày 1 tháng 7, 2018, do Ban Chấp Hành
đương nhiệm tổ chức.
Đang vào ngày
lễ Độc Lập, vào mùa Hè, nên thời tiết khá
nóng, 95 độ, nhưng các bà trong Ban Tiếp Tân và Thủ
Qũy đều tươi tắn giữa khi hoa cỏ, cây
lá dọc lề đường đều ủ
dột.
Dù ngoài kia trời rất nóng, đứng gió,
nhưng khi vào bên trong hội trường, ai nấy
đều cảm thấy thơ thới, v́ có dịp nghe
giọng Huế, gặp người Huế, ôn lại
một thời quá khứ với bao nhiêu kỷ niệm.
Khách vào sớm, chụp ảnh lưu niệm, đi chào
bàn, tiếng nói, tiếng cười rôm rả
Hôm nay, quí bà cũng
như bà Hội trưởng, đều mặc áo dài vàng,
trang điểm tươm tất, ngồi trên bàn Thủ
quỹ hoặc gĩư nhiệm vụ tiếp tân,
cộng tác với các ông, đưa khách vào chỗ. Nh́n quanh
khu vực hội trường, thấy áo dài vàng của qúi
bà chen lẫn quốc phục xanh của
các nam hội viên trong Ban Chấp Hành, làm không khí nhà hàng thêm
màu sắc rực rỡ. Bàn thờ đồ
sộ với hương đèn, hoa quả, choáng cả sân
khấu rất rộng. Chuyên viên thu
h́nh của các đài truyền h́nh Việt ngữ (ABTV,
VietTV, SGN) đă có mặt để làm nhiệm vụ.
Những người đến sớm (3 đến 4
giờ), có dịp tao ngộ thân hữu, tay
bắt mặt mừng....Rồi mai sau, tất cả
sẽ là kỷ niệm khi tuổi cao niên sẽ bó đôi
chân ta lại, để có lúc ngồi một ḿnh, xem
lại những tấm ảnh này như hoài niệm
của một đời người.
4 giờ 05: Chương tŕnh
khai mạc với xướng ngôn viên tổng quát là
Biệt Động Quân Nguyễn Ngọc Khoan, cùng với
TSQ Michael Hoà, điều động nghi thức khai
mạc, giới thiệu hội đoàn, đoàn thể,
cơ quan truyền thông tham dự. Sau nghi thức chào
cờ Việt, Mỹ, phút mặc niệm (MC Nguyễn
Ngọc Khoan phát bỉểu rất cảm động)
giới thiệu quan khách, mạnh thường quân, là
phần tế lễ.
Lễ
cúng kéo dài 10 phút. Ban Nghi Lễ với sự hướng dẫn của
ông Nguyễn Đôn Hà gồm 9 vị: ông Hoàng Côi, ông Hoàng
Đăng Trinh, ông Nuôi, Ông Minh, Ông Chính, ông Hiếu, ông
Hồng, ông Gia và ông Hữu. Hội trường ch́m
lắng với tiếng chiêng, tiếng trống, văn
tế ngân nga với tiếng nhạc lễ, đưa
hồn người nhớ về không khí miếu,
đền, của xứ Huế cổ kính của miền
Trung. Đây là vùng đất chịu nhiều oan khiên, tai ương do bọn CS vô thần phủ
chụp trong cuộc chiến Tết Mậu Thân (1968),
với hằng ngàn nạn nhân bị thảm sát.
Chương tŕnh
tiếp diễn với phần phát biểu của Nghị
viên đơn vị F, Bác sĩ Steven Le và Phó Chủ tịch Cộng
Đồng NVQG Houston, bà Hồng Yến.
Buổi tiệc
nhiều món rất ngon do nhà hàng Phoenix Seafood (
Thời
gian gần đây, sau khi đóng cửa chợ Mama, ông Jimmy
Hứa, chủ nhân dồn nỗ lực đích thân chăm
sóc nhà hàng. Buổi cơm hôm nay, c̣n có sự góp phần nấu
nướng, gia giảm của bà Jimmy Hứa nữa.
Mọi
người vùa dùng cơm vừa xem văn nghệ
đầy màu sắc quê hương (âm thanh và one man band
Phan Thanh), do MC Bạch Hạc và điều hợp.
Các
tiết mục lần lượt ra mắt khán giả. Hằng chục
màn đơn ca, hợp ca, đồng ca, ḥ Huế, múa, song
ca... Đặc biệt mọi tiết mục
đều do các nam nữ hội viên, đa số là các bà
nỗ lực chung tay thực hiện. Thôi th́ đủ
loại áo dài màu sắc áo dài
(đồng phục), xiêm y rực rỡ, để các bà lần
lượt thay đổi qua các màn hoạt cảnh, ca, múa,
phụ diễn. Chắc chắn những
tiết mục văn nghệ này là chất keo, nối
liền các nữ hội viên, v́ đă tề tựu tập
dợt từ nhiều tháng qua. Những hoạt
cảnh này khiến cho người xem nhớ lại
kỷ niệm một thời trung học.... Hôm
nay, cũng là dịp các cháu nội, ngoại, tha hồ
chụp ảnh cho bà, để lưu niệm.
Ngoài các nam nữ
hội viên c̣n có sự đóng góp của các nam nữ
nghệ sĩ chuyên nghiệp như: KQ Tô Văn, ca nhạc sĩ Hoàng
Tường, nữ ca sĩ Kim Phượng, nam ca sĩ
B́nh Thân...Mỗi người một vẻ, mỗi tiết
mục đều mang hồn dân tộc trong cuộc
sống tha hương, nhất là một sáng tác mới
của nam ca nhạc sĩ Hoàng Tường, do chính anh tŕnh
diễn.
Bài hát Cha Tôi của Hồng Hà tŕnh
bày trong bộ áo dài trắng, nhắc đến
người cha qúa cố đă bị CS thảm sát trong
Tết Mậu Thân, làm cho người
nghe day dứt.
7:30 chiều, chương tŕnh
chấm dứt, khán giả lưu luyến chia tay, v́ đa số đông, đều ở
tuổi đă cao niên, thời gian khoẻ mạnh không c̣n
nhiều.
Ngoài băi đậu
xe, chiều đă sắp hết, hoàng hôn sẽ xuống,
chậm chạp soi bước chân cụ ông, cụ bà liêu
xiêu d́u nhau ra cửa..
Muốn biết
thêm về Hội Cố Đô Huế,
Phóng
viên Xây Dựng