Gia Đ́nh Mũ Đỏ Houston

Mừng Xuân Kỷ Hợi

                                                                                 Hoàng Minh Thúy

(Tạp chí Xây Dựng – Năm thứ 36 – Số 913 – Phát hành ngày 13-4-2019 tại Houston Texas)

 

LTS: Nhảy Dù là một binh chủng nổi tiếng của Quân lực VNCH, thành lập từ năm 1954  (Liên Đ̣an). Năm 1959, cải danh là Lữ đ̣an Nhảy Dù.  Đến năm 1965 th́ mở rộng hơn với danh xưng Sư Đ̣an Nhảy Dù. Đây là đơn vị qui tụ những người lính t́nh nguyện, rất kỷ lụât, gan dạ, dũng cảm, là lực lượng Tổng Trừ Bị vang danh với những chiến công trên nhiều mặt trận. Song song với binh chủng TQLC, họ đă bao lần ghi danh quân sử trong suốt chiều dài cuộc chiến Quốc-Cộng, nhất là trận tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị. Mời bạn đọc thêm bài viết “Những người Lính Dù bị Lăng  Quên” của một Cố Vấn HK viết kèm theo bài phóng sự này, để biết thêm những cá tính và sự thật hào hùng về ngưới lính MĐ, để sẵn ḷng chia xẻ khi họ gây quỹ yểm trợ thương binh hoặc tổ chức các sinh họat định kỳ.

Chúng ta mất hết chỉ c̣n có nhau

                         ***

Trong các hội đoàn tổ chức họp mặt đón chào năm mới, Chi hội Nhảy Dù (Mũ Đỏ) Houston là hội đoàn tổ chức tiệc mừng Xuân muộn nhất, có lẽ để tránh trùng hợp, v́ suốt tháng 2, tháng 3, đôi khi trong một ngày Chủ nhật mà có đến 2, 3 buổi tiệc Xuân.

Do vậy mà dạ tiệc của gia đ́nh Mũ Đỏ Houston tổ chức ngày 30 tháng 3, năm 2019 tại nhà hàng Poenix Seafood đă qui tụ đông đủ các đại diện Hội đoàn Quân đội và các cựu Hội trưởng của Gia đ́nh MĐ Houston như QC Phan Bá Hùng, Nguyễn Ngọc Trọng. (Rất tiếc thiếu Hội Trưởng Trần Ngọc Chỉ - v́ bệnh, nên từ lâu thiếu vắng).

Dưới sự điều hợp của Mũ Đỏ Tịnh A Sy (cựu Hội Trưởng) và Mũ Đỏ Nguyễn Thanh Tân (nghi lễ), chương tŕnh khai mạc lúc 7 giờ 15 tối, trong nghi thức chào cờ Mỹ-Việt, với đông đủ cựu quân nhân các binh chủng bạn lên sân khấu, cùng nhau cử hành nghi lễ.

Áo trắng Hải Quân, áo bay Không Quân, Mũ Nâu Biệt Động Quân, Mũ Xanh Thủy Quân Lục Chiến.. lần lượt xếp hàng theo lời mời của MC tổng quát (MĐ Tịnh A Sy).

Nh́n sự đề huề của các sắc áo hoa rừng, màu xanh, màu đỏ cũng từng chiếc mũ Beret đội nghiêng trên gương mặt của mỗi người lính, tụ tập hàng ngang, hàng dọc, trước sân khấu – hơn 100 người; khiến cho ḷng  khách tham dự thấy ḷng bâng khuâng, man mác buồn, khi nhớ đến một số tuổi trẻ VN đă anh dũng nằm xuống trong cuộc chiến quá dài 20.

Sau hơn 40 năm, người lính năm xưa giờ đă cao niên, tóc đă bạc, nhưng ḷng không bạc bẻo với quê hương. Như tiếng chim gọi đàn, mỗi khi Chi Hội có tiếng gọi, họ liền tụ họp, đôi khi từ xa cũng cố gắng lái xe về. Đêm nay, cũng thấy các khuôn mặt quen thuộc từ Dallas.

  Khi cả hội trường cùng lắng đọng tâm tư, nghe tiếng nói trầm buồn của bài văn tế, chúng tôi chợt nhớ đến dáng đi xông xáo của MĐ Nguyễn thị Vui, BS Mũ Đỏ Tô Phạm Liệu với nụ cười hiền lành và MĐ Nguyễn Ngọc Xuân…Anh thường hay hát bài “Biển Mặn” của Trần Thiện Thanh. Bây giờ cả ba đă ra người thiên cổ v́ bạo bệnh. Mới đây, c̣n có Mũ Đỏ Ngô Tiến Lập, một trong những khuôn mặt đa tài, hát  hay, sinh họat trong  Hội Quán Lính (vừa tạ thế).

Tính đến năm nay, Người lính VNCH đă cao niên, ai nấy  qua con số 65, 75, nhưng mỗi khi có dịp vui buồn trong thành phố, họ đều mặc lại bộ quân phục ngày xưa, như một hănh diện về quá khứ hào hùng. Mũ Đỏ, Mũ Xanh, Mũ Nâu… đội nghiêng trên gương mặt sạm nắng gió chiến trường, dáng đi vẫn chắt nịch, khi họ nghiêm trang rước quốc quân kỳ làm lễ khai mạc.

Lễ chào cờ năm nay do   Nguyễn Thanh Tân điều hợp.  Đây là một trong các khuôn mặt quen thuộc trong sinh hoạt của Hội đoàn quân đội. Ông thường giữ nhiệm vụ Nghi Lễ, hoặc có mặt trong toán Quốc Quân Kỳ của Gia Đ́nh MĐ Houston từ các thập niên trước.  Sau hàng chục năm váng bóng (cúng Mũ Xanh Trần văn Chiến, kư khế ước làm vịec tại Afghanistan) nay đă trở lại sinh họat với anh em Quân Đội, vẫn với tinh thần của bao nhiêu cũ.

7 giờ 30: Chương tŕnh tiếp tục với lễ dâng hương (MĐ Vơ Trọng Em, MĐ Nguyễn Ngọc Triệu và BS MĐ Trần văn Tính).

Trong hàng ghế niên trưởng quân đội đă thiếu vắng nhiều khuôn mặt thân quen, có người đă năm xuống như  cựu Đại Tá Liêu Quang Nghĩa. Năm nay c̣n vắng mặt cựu Đại Tá Trương Như Phùng, cựu Đại tá Nguyễn văn Nam v.v. Một người th́ vừa ra khỏi nhà thương, người kia th́ th́ đang có chuyện gia đ́nh, v́ con trai ông từ Cali về nước thăm nhà (Michael Phương Nguyen) bị CSVN bắt đă lâu, đến nay chưa thấy ra toà.

Có một số đông cơ quan truyền thông, truyền h́nh… tham dự tiệc Xuân.

Sau khi giới thiệu các hội đoàn và quan khách tham dự, là phần diễn văn khai mạc của Hội trưởng Vơ văn Châu.

Trung Úy Châu trước măm 1975, thuộc Tiểu Đ̣an Yểm Trợ Đại Đội Vận Tải. Sau tháng 4 đen, bị 3 năm tù cải tạo, rồi bị 4 năm tù về tội vượt biên.

Chuyến sau thành công, anh đến trại tị nạn Hông Kông năm 1988, rồi được chuyền qua trại chuyển tiếp ở Phi Luật Tân, sau đó được định cư tại Hoa Kỳ năm 1991. Anh là khuôn mặt gắn bó với gia đ́nh Quân đội Houston.

7:38 phút: Phát biểu của MĐ Hội Trưởng Vơ văn Châu rất ngắn, chỉ trong 7 phút. Ngoài phần chào mừng, chúc Tết, cám ơn khách tham dự, cám ơn nhà hàng giúp buổi cơm ngon, các anh chị em nghệ sĩ phục vụ văn nghệ, điều mà người nghe nhớ tới nhất, là ở phần giữa của bài diễn văn, có nội dung rất đậm đà của  t́nh chiến hữu, chúng tôi xin ghi lại nguyên văn:

 Bao năm qua, thời gian dài, ṃn mỏi, phôi pha, anh em chúng tôi giờ chỉ c̣n nh́n lại nhau mà thương tưởng cho non sông đất nước. Mỗi năm một lần, đây là dịp anh em chúng tôi gặp lại nhau tương đối đấy đủ và trang trọng nhất, để hàn huyên, nhắc cho nhau cái tinh thần, cái qui cũ, cái tôn chỉ của đơn vị, của quân binh chủng, cũng là lư tưởng quốc gia ngày nào, và được biết tin nhau một cách thân t́nh thiết thực.

  Ông không quên cám ơn:  Các anh em trong Chi Hội, gĩư vững tinh thần Nhẩy Dù Cố Gắng, nhiệt t́nh mỗi khi Ban Chấp Hành kêu gọi.

Ông không quên nhắc tên các MĐ đă “ra đi”: Bùi Duy Kha, Tô Phạm Liệu, Nguyễn Ngọc Xuân, Mai Bá Hiền, Nguyễn Quang Vân, Trần văn Danh, Vũ Sơn Hải, Nguyễn văn Dũng, Nguyễn Anh Kiệt, Trần Toán, Chu văn Đông, Đỗ Kế Giai, Liêu Quang Nghĩa. Mới đây là Ngô Tiến Lập.

Bài diễn văn ngắn, ngủi, nhưng để lại dư âm trong ḷng khách tham dự và theo họ trong suốt quảng đường về.

Ta nghe như có tiếng thở dài, tiếc nhớ một quá khứ hào hùng đă một thời vang bóng, như lời than của một nhà văn gốc BĐQ:

-Bao giờ hổ trở lại rừng xưa

Giữa chốn đạn bom, khói bụi mờ

Tiếng thét oai linh, rền sông núi

V́ dân chiến đấu giữ màu cờ

(thơ của Dương Thượng Trúc)

Người lính nào mà không buồn-đau-thương- hận khi mà họ đă phải ngậm ngùi ngâm câu thơ:

Canh bạc chưa tan mà đă chạy

Cờ c̣n nước đánh, phải đành thua

(quên tên tác giả)

7 giờ 45: Phát biểu của BS MĐ Trần văn Tính, con chim đầu đàn của gia đ́nh Mũ Đỏ Houston, cựu Chủ tịch CĐNVQG Houston 03 nhiệm kỳ, cựu Chủ tịch Gia Đ́nh Mũ Đỏ Trung Ương 2 nhiệm kỳ. Ông cũng là người Y sĩ duy nhất tại Houston đóng cửa pḥng mạch hai tháng dài để theo con tàu Akuna trong chiến dịch “Cứu Nguy Người Vượt Biển”, và đóng cửa pḥng mạch hơn một năm để tham dự trận chiến ở Irak (Desert Storm). Ông đă nhận thư khen của TT Bush, ca ngợi tinh thần phục vụ cho đất nước HK.

Trước năm 1975, ông từng là Y sĩ của Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, sau đó Y Sĩ Trưởng của Sư Đoàn 7 Bộ Binh.

Trong phần phát biểu dài 10 phút, Ông nêu lên tinh thần của người lính Dù trong sứ mạng Bảo Quốc An Dân, tinh thần huynh đệ chi binh, t́nh tương thân tương ái sau khi họ đến Hoa Kỳ.

 Ông cũng nói đến tinh thần của người Quân Y sĩ ở chiến trường, cố làm sao giảm thiểu thương vong và luôn tích cực trong công tác Dân Sự Vụ, v́ dân cũng rất khổ trong lúc chiến tranh bao trùm thôn làng của họ.

Mừng Xuân Kỷ Hợi, BS Trần văn Tính tặng cho Chi Hội MĐ Houston bức tượng đồng , là một biểu tượng của 3 Người lính: -ông tướng (lúc bấy giờ là Thiếu Tá Cố vấn của Lữ đoàn I Nhảy Dù) Norman Schwarzkopf, dắt d́u một thương binh VNCH, bên cạnh người Y Tá.

Nh́n lên sân khấu, khách thấy bức tượng đồng đen, đặt trên một cái đôn bằng sứ và lắng nghe lời kể của BS Tính.

Ông kể câu chuyện năm xưa bằng một giọng hào hứng, với nội dung đại khái như sau: Trong một trận đánh có anh em Dù tham dự, một phi cơ trực thăng Hoa Kỳ từ chối chở  thi hài của 3 tử sĩ về hậu cứ, v́ sợ dơ phi cơ;  nên ông Thiếu tá Norman Schwarzkopf (lúc ấy là Cố vấn Chiến Đoàn 1 Nhảy Dù) đă đu lên càng của  trực thăng, lấy chức vụ của ḿnh ra để phản đối viên phi công. Với sự phản ứng mănh liệt này, cuối cùng, th́ thi hài của 3 tử sĩ đă được phi hành đoàn Hoa Kỳ cho phép đưa lên phi cơ.

Câu chuyện này nói lên tinh thần chiến đấu và yêu thương của một cố vấn Hoa Kỳ, đă gắn bó rất sâu đậm với anh em Mũ Đỏ ngoài chiến trường. (Quí vị cũng đừng quên, theo tài liệu của Quân sửVNCH, đă có khoảng 20 ngàn quân nhân Dù tử trận và 30 cố vấn Mỹ đă hy sinh trong cuộc chiến).

Dịp này, BS Tính cũng ca tụng tinh thần chiến đấu hăng say của 3 người Y Tá Dù (đang có mặt trong tiệc Mừng Xuân), trong đó có anh Y Tá Trương Đông Quá, là người đă băng bó chân cho ông, khi ông bị thương ngoài mặt trận.

Ông xác nhận rằng, ngoài chiến trường, các y tá đă góp công rất lớn, tích cực với các y sĩ để giúp cho thương binh mau chóng giảm thiểu sự đau đớn, trong khi chờ đợi tải thương. Cũng giống thành phần hạ sĩ quan của các binh chủng tác chiến,  Họ là cột trụ của các đơn vị chủ lực.

Trong thời gian BS Tính phát biểu, Hội Trưởng Vơ văn Châu và MC Tịnh A Sy vẫn đứng trên sân khấu trong tư thế nghiêm, sau đó trang trọng nhận bức tượng đồng đen trong tiếng vỗ tay của hội trường.

7 giờ 55:  Sau khi BS Tính đi “cà nhắc” xuống sân khấu (chân ông đă đau lại mỗi khi thời tiết thay đổi) th́ anh em MĐ dàn hàng ngang tiến lên sân khấu, khởi đầu phần văn nghệ dưới sự điều hợp của MĐ Thế Minh. Anh chàng này là khuôn mặt quen thuộc trong sinh hoạt văn nghệ của Hội Quán Lính. Thế Minh mặc quân phục Dù, dáng dấp oai dũng, nhất là khi đi trong toán Quốc Quân Kỳ.

 Ta chiến binh sư đoàn Nhảy Dù, từ thôn xóm qua thành đô, ta đi khắp chốn sơn khê, trong gió sương âm thầm diệt quân xâm lấn. Đi lập công giết thù.  Đoàn quân anh dũng vang khúc ca lên đường. Băng ḿnh qua lửa đạn, lời thề hy sinh vẫn cùng toàn dân đấu tranh..”

Bản hợp ca “Nhảy Dù Hành Khúc” được các Mũ Đỏ cất lên với nhịp điệu rộn ràng, như lời giới thiệu về những chiến công mà gia đ́nh Mũ Đỏ đă đóng góp trong suốt cuộc chiến vừa qua, đă được quân sử ghi danh như cuốn “Angels in Red Hats” đă ấn hành năm 1997 (Anh Ngữ). Mới đây là tập “Chiến sử Sư Đoàn Nhảy Dù” do Mũ Đỏ Nguyễn Thu Lương cùng một số Mũ Đỏ như Bùi Đức Lạc. . . biên soạn, dày trên 500 trang. Chúng tôi may mắn được đọc, v́ vậy có thêm tài liệu để viết báo và làm các show Chân Dung Người Lính chiếu trên đài truyền h́nh SGN 51.3. Những trận đánh để đời, những tiểu đoàn vang danh, đă làm cho anh em Nhảy Dù hănh diện mỗi khi được nhắc tên: trận Đức Cơ, trận Tân Cảnh, trận Bắc Hồng Ngự, trận Charlie, trận B́nh Long An Lộc, trận căn cứ Hoả Lực, trận cổ thành Quảng Trị v.v.  Cùng với các binh chủng bạn, mỗi trận đánh kể trên là một thiên hùng ca, tắm đẵm mồ hôi, nước mắt và máu xương của tuổi trẻ VN, đổ ra để bảo vệ màu cờ và an b́nh cho đất nước, nhất là binh chủng Dù.

Đêm nay, một số anh em MĐ may mắn sống c̣n qua cơn binh lửa, mỗi khi họp mặt đều ngậm ngùi khi nhớ đồng đội và chiến trường xưa..Bà qủa phụ MĐ Trần Toán cũng có mặt để vui xuân cùng anh em, bà thoáng buồn khi nghe tên chồng được nhắc trong bài diễn văn chào mừng của Hội trưởng Vơ văn Châu.

Cũng thấy bà quả phụ của Mũ Xanh (cựu Hội Trưởng TQLC) Nguyễn văn Bé - trong quân phục-ngồi trong bàn của mấy anh Thủy Quân Lục Chiến. Mùa Xuân cũng c̣n đem theo nỗi buồn cho các chị, khi thấy sự lẽ loi, bởi v́:

Không c̣n ai đi chung một đời

Không c̣n ai, chia sớt nồng say

     Không c̣n ai, chia lời thở than..

     Đêm tôi về, độc bước đơn côi

    Không c̣n ai, tôi đi một ḿnh

     Cùng với bóng, băng qua cánh đồng đời..

     Chỉ một màu rêu phong cỏ úa..

.     Phiến đà buồn ngồi hát chông chênh.

      Người xa qúa như mây mịt mù

     C̣n lại tôi xanh rêu đời ḿnh.

      Mai tôi về mưa thu che lối

    Băng qua trời, tôi… cơng.. bóng.. tôi

     (nhạc phẩm Không C̣n Ai của Nguyễn Ngọc Thiện)

               ***

Dưới sự điều hợp trôi chảy, điêu luyện của Mũ Đỏ Nguyễn Thế Minh, các tiết mục văn nghệ bắt đầu khi cơm tối của nhà hàng dọn lên, nóng sốt và rất ngon: Bát bửu đông lạnh Tiều Châu, Súp bong bóng cá cua, Tôm xào hạt điều, Thịt ḅ sốt cam, Bào ngư xào cải chua, Cá fillet sốt XO, Cơm chiên đặc biệt, Chè khoai môn bột báng.

Đêm nay, phần văn nghệ với one man band Kim Bằng, có rất nhiều tài danh địa phương đóng góp, như Kim Phượng, B́nh Thân, Tô Văn, Đặng Mỹ Oanh, Thanh Tuyền Houston, Vân Thanh, Bảo Trân …. Với hệ thống Karaoke ngày một tân kỳ, nên Houston bây giờ có quá đông…ca sĩ (?). Có người khi hát quên họac thay cà lời của bản nhạc! Ai nấy đều muốn góp mặt để đem niềm vui cho mọi người, nên ca sĩ “hát” hay “hét”, khán giả đều vỗ tay!

9 giờ 05:  Ban Tổ Chức tuyên bố không bán bia nữa, mà tặng không cho anh em (có lẽ Sổ Vàng đă nặng, đủ chi tiêu). . . Chén thù, chén tạc lúc này leng keng trong các bàn. Tuy nhiên, các nội tướng đă khôn khéo can phu quân, nói rằng, đêm nay là đêm cuối tuần, đường về đông xe và cảnh sát luôn chực chờ ở các ngă tư.

9:25: Tiết mục dạ vũ bắt đầu. Những ai thích khiêu vũ có thể thư giản đôi chân, ngoại trừ các anh Mũ Đỏ đang mặc quân phục. Khi người MC thông báo trên máy vi âm, th́ nhiều cặp yêu thích môn thể thao này, đă tiến ra sàn nhảy.

Điều lệ đặc biệt này đă được anh em MĐ triệt để tuân hành hơn 20 năm nay, từ thời BS Trần văn Tính c̣n làm Chủ tịch Gia Đ́nh MĐ Trung Ương Hải Ngọai (2 nhiệm kỳ).

Khi được hỏi nguyên do, BS Trần văn Tính cho biết, thời gian này có người ghép bức ảnh một thương binh Dù đứng cạnh một quân nhân Mũ Đỏ đang khiêu vũ, gửi đến cho ông, nên từ đó ông yêu cầu, các anh em MĐ không nên ra sàn nhảy khi mặc quân phục.  H́nh ảnh này có thể gây đau ḷng anh em thương binh ở quê nhà:

Đây là một qui định chính xác, ư nghĩa, xin chép 4 câu thơ sau đây, chúng tôi đă thấy trên một diễn đàn quân đội, mà ḷng vô cùng xót xa, thương cảm:

Anh không c̣n đôi chân, d́u em trên sàn nhảy

Anh không c̣n đôi tay, kê đầu em giấc ngủ.

Nửa thân anh để lại,

Trong mưa Hè đỏ lửa

Nơi núi rừng cao nguyên

     (quên tên tác giả)

                   ***

Tóm lại, tiệc vui Xuân của gia đ́nh Mũ đỏ Houston rất  thành công trong tinh thần vui Xuân trong kỷ luật, thân mật. ấm cúng trong khung cảnh lịch sự của nhà hàng Phoenix Seafood, thức ăn ngon, cộng thêm sân khấu lớn, thuận tiện cho sự trang trí. Mọi người đă có một đêm vui trong t́nh chiến hữu.

Với giá vé 35 đô la, có trên 400 người tham dự.  Chương tŕnh chấm dứt lúc 10 giờ 30./.

        Hoàng Minh Thúy

 

Sau đây là danh sách MTQ ủng hộ Gia Đ́nh Mũ Đỏ Houston:

-BS Dzũng Nguyễn: $300.00

-MĐ Bùi Quang Thống: $100.

-MĐ Vơ Trọng Em: $500.00

-MĐ Nguyễn v. Thu: $40.00

-MĐ Văn Đ́nh: $100.00

-MĐ BS Trần v Tính: $500.00

-CH Văn: $100.00

-Phu nhân MĐ Trần Toán: $100.00

-Ô. bà Lê Bá Hoàng: $200.00

-Ô. bà Lê Bá Hoàng ủng hộ TPB Nhẩy Dù ở VN: $500.00

-Nha sĩ Diệu Nguyễn: $100.00

-MĐ Thuận: $50.00

-Thân Hữu Trần Đức: $100.00

-MĐ Đồng Quang Thái: $200.00

-Bà Thu Cúc: $200.00

-K.D Body Shop: $200.00

-Ông Đỗ Tự Cường: $200.00

-Ông Cai v....(?)......: $100.00

-BS Ẩn danh: $200.00

-CLB Lính: $100.00

-Thân hữu Hưng Duyên: $100.00

-Ái hữu Kelley Schlumberger /sigma(TPB-ND): $100.00

-Huỳnh Công Tử: $100.00

 

Những Người  Lính

 Bị  Lăng Quên

 

LTSBarry R. Mccaffrey, Đại Tướng (4 sao) Lục quân Hoa Kỳ. Khi c̣n là sĩ quan trẻ, đă phục vụ tại Việt Nam năm 1966-1967 với tư cách sĩ quan cố vấn trong binh chủng Nhảy dù VNCH. Năm 1968-1969 ông được chuyển qua Sư đoàn 1 Không Kỵ (Kỵ binh Không vận) làm Đại úy đại đội trưởng xung kích thuộc Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 7 Kỵ binh Không vận. Khi về hưu, ông tham gia chính phủ Tổng thống Clinton, và là B́nh Luận Viên An ninh Quốc gia cho NBC News.

Bài viết đăng trên báo The NewYork Times ngày 8 tháng 8 năm 2017, nói lên cảm tưởng của ông về những chiến sĩ Nhảy Dù của Quân Lực VNCH.

                     ***

Tôi đến Việt Nam vào tháng 7 năm 1966, qua năm sau đổi sang sư đoàn Nhảy Dù VNCH với tư cách là sĩ quan cố vấn. Đó là năm cuối cùng chúng tôi nghĩ chúng tôi đă chiến thắng. Cũng là năm cuối chúng tôi có thể định nghĩa thế nào là chiến thắng. Một năm đầy lạc quan, quân đội Hoa Kỳ gia tăng sức mạnh và tham chiến nhiều hơn người Việt, đồng thời cũng bị thiệt hai nhiều hơn.

Cuối năm 1967, có 486.000 quân Mỹ trong trận chiến. Số lính Mỹ tử trận tăng gấp đôi năm 1966. Trong mọi chuyện, sự hy sinh, can trường và tận tụy của quân đội Nam Việt Nam hầu như không được nói đến ở chính trường Hoa Kỳ, cũng biến mất khỏi sự hiểu biết của báo chí và truyền thông.

Sư đoàn Nhảy Dù của Nam Việt Nam là đơn vị tinh nhuệ, ưu tú, tôi tham chiến với vai tṛ phụ tá cho cố vấn trưởng của tiểu đoàn. Vào năm 1967 binh chủng Nhảy Dù với đồng phục ngụy trang và chiếc beret màu đỏ nổi bật, quân số tăng lên 13.000 người, tất cả đều t́nh nguyện.

Những ai trong bọn tôi được vinh hạnh chiến đấu bên họ, phải kinh ngạc v́ họ can đảm và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ chiến thuật. Các sĩ quan cao cấp và hạ sĩ quan đều có năng lực và được rèn luyện ở chiến trường. Người ta quên rằng những quân nhân nầy từng tham chiến từ 1951, trong khi chiến trường Việt Nam c̣n mới mẻ đối với người Mỹ.

Là sĩ quan cố vấn, bọn tôi vừa là sĩ quan tham mưu, vừa là sĩ quan liên lạc từ cấp tiểu đoàn lên đến cấp lữ đoàn.

Một năm trời chuẩn bị ở California, bao gồm 16 giờ mỗi ngày học về văn hoá và ngôn ngữ Việt Nam tại Học viện Ngôn ngữ Quốc pḥng. Sau cùng, tuy không lưu loát, tôi nói được tiếng Việt đàm thoại.

Tại Fort Bragg, N.C., chúng tôi phải học chiến thuật chống nổi dậy và được huấn luyện các loại vơ khí thời kỳ Thế chiến II, quân đội Việt Nam đang dùng.

Vai tṛ chúng tôi trải rộng từ phối hợp Pháo binh và Không yểm (gọi phi cơ yểm trợ), sắp xếp các chuyến trực thăng vận và không vận tản thưởng, cung cấp tin t́nh báo cũng như yểm trợ tiếp vận.

Chúng tôi không ra lệnh, và cũng không cần làm thế. Bọn tôi ngưỡng mộ các sĩ quan Việt Nam ngang cấp, họ rất vui khi người Mỹ và hỏa lực mạnh mẽ của Mỹ bên cạnh.

Chúng tôi ăn chung và nói cùng một ngôn ngữ với họ.

Bọn tôi hoàn toàn tin tưởng vào người Việt. Tôi thường có một lính Dù cận vệ cũng là Hiệu Thính viên Truyền tin.

Thông thường, nhóm cố vấn cấp tiểu đoàn gồm một Đại úy Bộ binh Hoa Kỳ, một Trung úy và một Hạ sĩ quan cao cấp, thường là Trung sĩ. Các Trung sĩ là thành phần ṇng cốt. Trong khi Sĩ quan luân chuyển ra vào, nhiều anh Trung sĩ ở lại với các đơn vị Việt Nam được giao phó đến khi chiến tranh kết thúc, hoặc đến khi họ tử trận, hay bị loại ra khỏi cuộc chiến.

Tôi biết Việt Nam qua kinh nghiệm đẫm máu. Các tàu xung kích Hải quân và trực thăng của Lục Quân Mỹ rải quân chúng tôi vào châu thổ đầm lầy phía Nam Sài G̣n. Cuộc chiến không vinh quang, chiến đấu và chết ch́m trong trong ḍng nước mặn dơ bẩn. Không phải là cuộc phiêu lưu tôi nghĩ đến khi c̣n trong trường Biệt động quân. Đại úy (xếp của tôi), sĩ quan cố vấn thâm niên, một quân nhân nhà nghề và đầy khả năng đă tử trận. Khi trở về căn cứ, tôi giúp mang thi hài ông ra khỏi trực thăng. Chỉ mới bắt đầu.

Bốn tháng bên cạnh lính Dù, tôi tham gia trận đánh lớn đẫm máu, yểm trợ các đơn vị TQLC Hoa Kỳ bắc Đông Hà, gần duyên hải phía bắc của Nam Việt Nam. Hai tiểu đoàn trong số bốn tiểu đoàn của tôi được trực thăng vận vào vùng Phi quân sự, mục tiêu để kiểm soát lực lượng đáng kể của Bắc Việt đang xâm nhập miền Nam.

Ba ngày chiến đấu dữ dội và đẫm máu, cố vấn cao cấp của tôi tử trận. Thượng sĩ Rudy Ortiz bị đạn bắn lỗ chỗ từ đầu tới chân, anh là Hạ sĩ quan có can đảm phi thường. Anh kêu tôi nạp đạn vào cây M16, rồi để trên ngực hầu anh cùng mọi người “chiến đấu cho đến chết” (anh may mắn sống sót sau đó).

Tổn thất lên số hàng trăm và chúng tôi hầu như bị Cộng quân tràn ngập. Nhưng lính Dù Việt Nam vẫn bền chí chiến đấu !

Vào thời điểm nghiêm trọng, chúng tôi đă phản công với yểm trợ của không quân và hải pháo (pháo binh từ tàu bắn vào).  Vị tiểu đoàn phó người Việt đứng thẳng lưng, băng qua lằn đạn súng máy đang bắn dữ dội, tới hố cá nhân của tôi, nói:

‘-Trung úy, giờ chết đă điểm rồi’!

Tôi thấy ớn lạnh khi nhớ những lời nói đó.

Trong chiến đấu, lính Việt Nam Cong Hoa` không chấp nhận bỏ lại đồng đội ngoài chiến trường dù chết hay bị thương, cũng không bỏ mất vỏ khí.

Trong một trận khác, Tommy Kerns, bạn học cùng lớp ở West Point (trường vơ bị của Hoa Kỳ tương tự như Vơ bị Đà lạt của VNCH), anh là cầu thủ khổng lồ của đội football (bóng bầu dục) Lục quân, bị thương nặng và kẹt trong chiến hào, trong khi tiểu đoàn Dù của anh đang cố gắng phá ṿng vây đông đảo của quân Bắc Việt.

Những người lính Dù chung quanh Tommy đều nhỏ con, không kéo nổi anh ra khỏi chiến hào chật hẹp. Thay v́ rút lui và bỏ Tommy lại, họ bám chặt vị trí, giao chiến quyết liệt và đánh bại quân Bắc Việt. Tommy sống sót nhờ những người lính Dù VNCH can trường

Sư đoàn Dù và các cố vấn Mỹ đóng căn cứ trong Sài G̣n  hoặc vùng ngoại biên.. Chúng tôi thích năng lực và niềm vui của thành phố, yêu thích văn hóa, ngôn ngữ và người dân Việt.

Bọn tôi rất hănh diện về vai tṛ bên cạnh các Mũ đỏ.

Chắc chắn cả thế giới đang khao khát được công tác như bọn tôi – chúng tôi cùng chiến đấu với đội quân ưu tú của nước Việt Nam Cộng Ḥa. Xem ra tụi tôi có rất nhiều tiền, nhờ tiền lương, lính Dù và tác chiến. Được sống trong khu nhà có máy điều ḥa không khí. Đám sĩ quan trẻ rất ngông cuồng và hiếu thắng.

Các Đại tá và Trung tá điều khiển sĩ quan Cố vấn, lớn tuổi hơn, trầm tĩnh hơn và chai sạn trên chiến trường, họ là lính Dù đă trải qua những trận đánh ác liệt hơn hồi Đại chiến thứ II và chiến tranh ở Đại Hàn.

Cuộc sống của sĩ quan Cố vấn Sư đoàn Dù khó đoán trước. Sư đoàn Dù là đơn vị trừ bị chiến lược, sẽ được tung vào chiến trường khi các chỉ huy trưởng thấy cần. Giữa đêm khuya, cả tiểu đoàn hoặc có khi nguyên Lữ đoàn Dù được báo động hành quân khẩn cấp.

Chúng tôi ngồi chật nich’ trong ḷng phi cơ vận tải của Hoa Kỳ hay của Không quân VNCH với đông cơ nổ ầm ỹ, đậu nối đuôi hàng dài trên phi đạo Tân Sơn Nhất, gần Sài G̣n. Cấp số đạn được giao cho từng người, đôi khi cấp cả dù đeo lưng. Kế hoạch tác chiến được vội vàng thông báo.

Và sau đó là trận chiến dữ dội, các Tiểu đoàn được chuyển tới bất cứ nơi nào cần. Nhảy Dù đi bất cứ đâu trên lănh thổ quốc gia, và nhảy xuống giữa ḷng hỏa lực địch. Sau những lần hành quân như vậy, trong đơn vị tôi, nhiều cố vấn Mỹ và hàng trăm lính Dù ra đi không trở lại !

Tôi thấy khuôn mặt trẻ của: Đại úy Gary Brux. Đại Úy Bill Deuel, Trung úy Chuck Hemingway, Trung úy Carl Arvin, Hiệu thính viên Truyền tin rất trẻ Binh Nh́ Michael Randall. Tất cả đều chết. Can đảm! Kiêu hung!

Việt Nam không phải là chiến trận đầu tiên. Sau khi tốt nghiệp West Point, tôi gia nhập Sư đoàn 82 Dù, can thiệp vào Cộng ḥa Dominican năm 1965.

Chúng tôi chuyển quân lên đảo quốc và dẹp tan cuộc nổi dậy kiểu Cộng sản bắt chước theo Cuba, sau đó ở lại trong vai tṛ lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh của tổ chức Các quốc gia Mỹ châu (Organization of American States).

Cứ tưởng như vậy là chiến đấu, lúc trở lại Fort Bragg, bọn tôi hăng hái xin đi Việt Nam. Một số Thiếu úy cùng Tiểu đoàn Bộ binh với tôi, chạy xe đến tận Bộ Tư Lịnh Lục quân ở Washington, t́nh nguyện chiến đấu tại Việt Nam. Họ e bỏ lỡ cuộc chiến.

Giờ đây mọi người đều biết câu chuyện kết thúc như thế nào.

Hai triệu người Việt đă chết.

Hoa Kỳ tổn thất 58,000 và 303,000 người bị thương. Nước Mỹ rơi vào cuộc nội chiến chính trị rối loạn, cay đắng !  Khi ấy, chúng tôi không hay biết ǵ về chuyện này. Tôi rất hănh diện đă được chọn để phục vụ đơn vị Nhảy Dù Việt Nam Cong Hoa`.

Người vợ mới, xinh đẹp, người tôi yêu mến, biết tôi phải ra đi. Cha tôi, một tướng lănh Lục Quân sẽ lấy làm danh dự nếu tôi tử trận.

Mọi chuyện đă hơn 50 năm trước đây. Những người lính Dù VNCH sống sót sau sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam đă trốn thoát qua Campuchia, hoặc trải qua một thập niên trong các “trại tu`cải tạo” rất tàn bạo của CSVN.

Sau rốt, hầu hết cũng tới được Hoa Kỳ.

Hiệp hội các Cố vấn và Chiến hữu Việt Nam Cong Hoa` được thành lập. Bia tưởng niệm về những nỗ lực của chúng tôi đặt tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington. Hàng năm, bọn tôi quy tụ về đây tưởng nhớ lại lúc đă từng chiến đấu bên nhau. Chúng tôi đội những chiếc mũ Beret đỏ. Cười vang chuyện xưa, nhưng cũng buồn thương tiếc v́ quá nhiều mất mát, cuối cùng không c̣n lại ǵ !

Bia đánh dấu tại nghĩa trang Arlington dành cho chiến sĩ Nhảy Dù VNCH và các cố vấn đă hy sinh.

Ḍng chữ trên bia tưởng niệm:

 Dedicated to the memory of the paratroopers (Mũ Đỏ) of the Vietnamese Airborne Division (Sư đoàn Nhảy Dù) and their advisors (Cố vấn), The Red hats and Red markers of Advisory Team 162, Military Assistance Command Vietnam (MAC-V) who fought for freedom and democracy in Vietnam 1960-1975

 “Airborne all the way”

 “Nhảy   - Cố gắng’!”

Nhiều người hay hỏi tôi học bài học ǵ ở Việt Nam?

Ai đă từng chiến đấu bên cạnh Sư đoàn Nhảy Dù VNCH không bao giờ hỏi như vậy!

Mọi điều chúng tôi nhớ và biết là sự can đảm bền bỉ và quyết tâm của những chiến sĩ có cấp bậc khiêm nhường nhất của Nhảy Dù VNCH, luôn xông lên phía trước ở chiến trường.

Không có đền kỷ niệm nào dành riêng cho họ ngoại trừ trong tâm tưởng của chúng tôi!

                   ***