Sinh Hoạt Hội Đoàn:
Ngày Nhớ Huế 2014
Phóng viên Xây Dựng
“Ngày Nhớ Huế”
là một sinh hoạt định kỳ của Hội
Tương Tế Cố Đô Huế, được
tổ chức mỗi năm một lần, rất qui mô, trọng
thể.
Cách đây 28
năm, khi Hội vừa thành lập (1986), do công khó của
cụ Lê văn Hiệp, chủ nhân một tiệm vải
lớn tại Houston (Tân Đại Nam), toạ lạc trên
đường San Jacinto.
Trước 1975, ông
là vua xuất nhập cảng ngành Tơ Lụa, chủ nhân
nhiều đại khách sạn tại thủ đô
Sau khi
thành lập, cụ Lê văn Hiệp giữ nhiệm vụ
Hội Trưởng (2 năm). Mấy năm sau,
cụ dẹp tiệm Vải, về Pháp nghỉ hưu
(vừa tạ thế cách đây không lâu). Công việc điều hành Hội được
bàn giao cho cựu Đại tá Trương Như Phùng.
Thuở
đó (1986), truyền thông của đồng hương
Việt vùng
Trong không gian
đất rộng người thưa, nhưng không khí lúc
nào cũng sôi động, Hội Tương Tế Cố
Đô Huế là Hội đồng hương đầu
tiên được cụ Lê văn Hiệp thành lập
tại Houston.
Những đóng góp
tích cực từ thuở ban đầu của cụ
Hiệp hồi sinh tinh thần người xứ Huế,
khích động đồng hương xứ khác, bằng
quan hôn tương tế, bằng chia xẻ t́nh
thương của người cùng xứ sở, v́ vậy
số hội viên ngày một đông, nhất là từ khi
được bàn giao cho cựu Đại Tá Trương
Như Phùng. Lư do này cũng dễ hiểu, bởi v́ sau
đó có làn sóng đồng hương rầm rộ
đến Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đ́nh
ODP, rồi đến cựu tù nhân Chánh trị, nói nôm na là
diện HO (1995) lần lượt định cư
tại Houston. Từ đó, Hội
Tương Tế Cố Đô Huế ngày càng lớn,
mạnh, qui tụ đông đảo hội viên.
Hội có lập truờng Quốc Gia rơ ràng, minh bạch qua
sự hướng dẫn của người hội
trưởng và Ban Chấp Hành. Trong quá khứ, Ban Chấp
Hành của Hội rất nỗ lực và tích cực
với nhiều vị, trong đó có Hội phó Hà văn
Đáng (đă qui tiên), ông Hoàng văn Lộc, ông Ngô văn
Khán, ông Nguyễn Mậu Bân v.v.
Kể từ ngày
thành lập, hằng năm Hội thường tổ
chức một buổi tiệc họp mặt, với danh
xưng “Ngày Nhớ Huế”, để tưởng nhớ
ngày kinh đô thất thủ năm Ất Dậu, 1885.
Chương tŕnh gồm cơm trưa, văn nghệ, cúng
lễ theo nghi thức cổ truyền.
Đây là dịp cho
các hội viên và gia đ́nh gặp gỡ, ngoài các sinh
hoạt quan hôn tương tế theo
Nội Qui. Hội viên khi gia nhập phải đóng niên
liễm ($15), khi nằm xuống được Hội góp
công sức trong việc tổ chức tang ma, nhận
tiền phúng điếu tùy theo ngân
qũy của Hội.
Tính đến hôm
nay tháng 6, 2014, sau 28 năm, Hội Cố Đô Huế
đă có gần 500 hội viên, là Hội đồng
hương có ngân khoản lớn nhất so với các
hội đang sinh hoạt trong thành phố, nhờ vào
tiền niên liễm. Nhờ vậy, Hội đă có lần
giúp đỡ anh em Thương Phế Binh (miền Trung) và
luôn có mặt vui buồn cùng các hội đoàn bạn,
đang hoạt động trong thành phố
Ngoài sự làm
việc tích cực, hăng hái trong sinh hoạt đấu
tranh của cộng đồng NVQG, ông bà Trương
Như Phùng rất siêng năng và chịu khó trong công tác
của Hội: quan hôn tang tế, cầu nguyện, thăm
viếng khi có Hội viên đau ốm, đọc kinh
tụng niệm khi quá văng, nên cựu Đại tá
Trương Như Phùng đă được lưu
nhiệm trong nhiều nhiệm kỳ. Ông cũng là
người tiên phong đi quyên góp mỗi khi biết
một cư dân Việt nào đó, măn phần mà không có thân
nhân, không có tiền tang ma để lo hậu sự. Do
vậy mà trong Hội cũng có hội viên gốc miền
Tuổi hạc
đă cao (81), ông Trương Như Phùng đă bàn giao
chức vụ Hội Trưởng cho ông Tôn Thất Hoa
(cựu sĩ quan, Quân Đoàn I)
vào ngày 10 tháng 11, 2012.
Đây là năm
thứ 2, ông Tôn Thất Hoa tổ chức sinh hoạt Ngày Nhớ Huế,
tại nhà hàng Phoenix Seafood, lúc 11 giờ trưa ngày Chủ
nhật 16 tháng 6, 14.
***
Với giá vé vào
cửa ($30),
hơn 500 khách đă tham dự chương tŕnh
“Ngày Nhớ Huế 2014”, do Ban Chấp Hành (2012-2016)
điều động.
Cơm trưa
nhiều món do nhà hàng Phoenix Seafood phục vụ, văn
nghệ đặc thù miền Trung, mỗi người
khách vào cửa, được tặng Đặc San
Cố Đô Huế, đóng góp tùy hảo tâm.
Trong
lúc chờ giờ khai mạc, khách nhẩn nha xem báo
để biết qua sinh hoạt của Hội trong các
phần tường tŕnh tài chánh, rất chi tiết và h́nh
ảnh sinh hoạt trong Ngày Nhớ Huế 2013.
Vẫn như
năm cũ, thành phần Ban Chấp Hành nhiệm kỳ
2012-2016 gồm quí ông bà:
HỘI TRƯỞNG:
Ô. Tôn Thất Hoa
PHÓ HỘI
TRƯỞNG: Ô. Nguyễn Đôn Hà
TỔNG THƯ KƯ: Ô. Hà
Trọng Được
THỦ QUỶ: Ô. Vơ
Quang Minh
PHỤ TÁ HỘI
TRƯƠNG ĐẶC TRÁCH GIAO TẾ: Ô. Trần Hưng
Điệt
PHỤ TÁ HỘI
TRƯỞNG ĐẶC TRÁCH BÁO CHÍ: Ô. Hà Trọng
Được
Ngoài ra c̣n có Ban Nghi
Lễ (15 vị), Ban Giám Sát (3 vị), Ban Cố vấn (9
vị), Ban Văn Nghệ (6 vị), Ban Xă Hội (6 vị).
Tóm lại như
trên đặc san phổ biến, người ta thấy
sự tổ chức cho Hội rất qui cũ với
một thành phần ban điều hành khá đông.
***
Chủ nhật này,
thời tiết khá nóng, 95 độ, nhưng các bà trong Ban
Tiếp Tân và Thủ Qũy đều tươi tắn
giữa khi hoa cỏ, cây lá dọc lề đường
đều ủ dột. Ngoài cửa, c̣n có
vợ chồng anh Kevin Video, bày dụng cụ để
chụp ảnh lưu niệm cho mọi người.
Ảnh chụp lấy liền ($8.00) trong ṿng
vài phút. Đây là một bạn trẻ rất năng
nổ, thường hay quay phim, chụp ảnh, trong các
tiệc cưới, sinh nhật (713) 478-5648..
Dù ngoài kia trời rất nóng, đứng gió,
nhưng khi vào bên trong hội trường, ai nấy
đều cảm thấy thơ thới, v́ có dịp nghe
giọng Huế, gặp người Huế, ôn lại
một thời quá khứ với bao nhiêu kỷ niệm.
Khách vào sớm, chụp ảnh lưu niệm, đi chào
bàn, tiếng nói, tiếng cười rôm rả
Hôm nay, quí bà cũng
như bà Hội trưởng, đều mặc áo dài vàng,
trang điểm tươm tất, ngồi trên bàn Thủ
quỹ hoặc gĩư nhiệm vụ tiếp tân,
cộng tác với các ông, đưa khách vào chỗ ngồi.
Áo dài vàng chen lẫn quốc phục xanh
của các nam hội viên trong Ban Chấp Hành, làm không khí nhà
hàng thêm màu sắc rực rỡ. Bàn thờ
đồ sộ với hương đèn, hoa quả,
choáng cả sân khấu rất rộng của nhà hàng.
Chuyên viên thu h́nh của các đài
truyền h́nh Việt ngữ đă có mặt để làm
nhiệm vụ. Báo chí tham dự có Thời
Báo, Xây Dựng. Hai bên tường của nhà hàng, có viết
hàng chữ “Đất khách quê người, t́nh Huế
vẫn luôn đậm đà” “Huế đẹp, Huế
thơ, Huế vẫn ngàn đời thương nhớ”.
Hôm nay, những
người đến sớm, có dịp tao ngộ thân
hữu, tay bắt mặt
mừng....Rồi mai sau, tất cả sẽ là kỷ
niệm khi tuổi cao niên sẽ bó đôi chân ta lại,
để có lúc ngồi một ḿnh, xem lại những
tấm ảnh này như hoài niệm của một
đời người.
12:10: Chương tŕnh
khai mạc với xướng ngôn viên tổng quát là ông
Trần văn Nghiêm,
cựu Phi công
QL/VNCH, là cựu Hội Trưởng Hội ái hữu KQ
Houston nhiều nhiệm kỳ. Đây là
một khuôn mặt quen thuộc của gia đ́nh Quân
Đội. Người MC gốc Không Quân, bằng
giọng Huế rặc, phát biểu lưu loát, mạch
lạc và dơng dạc, điều động nghi thức
khai mạc, giới thiệu hội đoàn, đoàn
thể, cơ quan truyền thông tham dự.
12:20: Hội
Trưởng Tôn Thất Hoa chào mừng, cám ơn quan khách,
hội viên. Trong năm bảy phút ngắn
ngủi, ông nêu lên các dữ kiện lịch sử tại
sao Hội tổ chức “Ngày Nhớ Huế”, ư nghĩa
của chương tŕnh họp mặt, tường tŕnh
sơ lược sinh hoạt gắn bó của Hội
với các hội viên. (xem bài
diễn văn trong số này). Tuy mới nhận chức
vụ Hội Trưởng (2013),
nhưng ông đă cho các hội viên thấy tài sắp
xếp, khéo léo trong công việc điều hành hội, tái
tổ chức để các sinh hoạt định kỳ
của hội thêm qui cũ, nhất là Qũy Hậu Sự
và phát hành Đặc San.
Nh́n trong đặc
san báo cáo, trong năm qua có 27 hội viên nằm xuống,
người ta biết rằng Hội Trưởng cũng
như Ban Chấp Hành Hội chắc chắn rất bận
rộn trong công tác tương tế. Với hơn 500
hội viên, đây là một Hội Đồng Hương
có tầm vóc lớn trong thành phố, v́ hầu hết các
khuôn mặt tích cực trong sinh hoạt chánh trị cộng
đồng là cựu quân nhân VNCH, là hội viên của
Hội.
12:15: Nghi thức cúng
lễ với trưởng ban xướng lễ là cụ
Hoàng Ngọc Tuệ, chủ nhân tiệm vàng Hoàng Ngọc và
các vị trong ban Nghi Lễ (Nguyễn Đôn Hà, Nguyễn
Cửu Nuôi, Lê văn Hoàng, Nguyễn Khoa Trai, Phan Hiếu,
Trần văn Huyền, Tôn Thất
Dương). Lễ cúng kéo dài hai mươi
phút. Hội trường ch́m lắng
với tiếng chiêng, tiếng trống, văn tế ngân
nga với tiếng nhạc lễ, đưa hồn
người nhớ về không khí miếu, đền
của xứ Huế cổ kính của miền Trung.
Đây là vùng đất chịu nhiều oan khiên, tai ương do bọn CS vô thần phủ
chụp trong cuộc chiến Tết Mậu Thân (1968),
với hằng ngàn nạn nhân bị thảm sát.
12: 35: Chương tŕnh
tiếp diễn với là phần phát biểu của Dân
Biểu tiểu bang TX Hubert Vơ, Nghị viên đơn vị
F Richard Nguyễn và Chủ tịch Cộng Đồng NVQG
Houston Phan Quốc Cường.
1:00: Cơm trưa
nhiều món rất ngon của nhà hàng
Hôm
nay, cũng là dịp các cháu nội, ngoại, tha hồ
chụp ảnh cho bà, để lưu niệm. Các giọng nam
đóng góp, có TQLC Trần Ngọc Toàn, KQ Tô
Văn, ca nhạc sĩ Hoàng Tường...Mỗi
người một vẽ, mỗi tiết mục
đều mang hồn dân tộc trong cuộc sống tha
hương.
Đến 3:30
chiều, chương tŕnh chấm dứt, khán giả
lưu luyến chia tay, v́ đa số
đông, đều ở tuổi đă cao niên, thời gian
khoẻ mạnh không c̣n nhiều. Khi ra cửa, khách
đều không quên mang tập Đặc San “Cố Đô
Huế”, v́ đây là công khó của nhiều người, mà
trách nhiệm nặng nhất, là cháu của ông Hội
Trưởng, đặc trách Báo Chí – ông Hà Trọng
Được.
Đặc san in
trên giấy trắng, đóng b́a, dày trên 200 trang, tŕnh bày sáng
sủa, đẹp mắt. Ngoài phần báo cáo
tài chánh rất chi tiết, minh bạch, các bài chọn
đăng đều liên quan đến Huế.
Thật sự, làm một tờ báo cho một Hội
Đồng Hương không khó (sau khi kiếm đủ
tiền in ấn), nhưng chọn bài sao cho đầy
đủ t́nh ư, liên quan đến nhân văn, lịch
sử của quê ḿnh, nhóm chủ biên phải mất khá
nhiều th́ giờ và phải có tinh thần yêu bộ môn
văn, thơ, th́ mới thực hiện được.
Chủ bút phải chọn lọc thật cân phân các
tiết mục văn, thơ như dọn một mâm
cỗ, có món khai vị và các món ăn chính, v́ qua tờ báo, người ta
biết tŕnh độ và đường lối, cũng
như lập trường của nhóm chủ biên.
Nh́n tổng quát,
ngoài bài vở có nội dung liên quan đến xứ
Huế, h́nh thức của tờ báo rất đẹp
mắt, lay-out nghệ thuật, không có lỗi chính tả,
cho nên tác giả nào có bài được chọn, chắc
chắn sẽ lấy làm vinh hạnh.
Đây
là một đặc san của một hội Đồng
Hương rất có giá trị, chắc chắn sẽ
được lưu giữ trong tủ sách Gia đ́nh.
Muốn biết
thêm về Hội Cố Đô Huế,
Phóng viên Xây Dựng
Bài Diễn Văn Của Ông
Hội Trưởng
Kính thưa quư
vị trưởng thượng, quư vị quan khách, quư
vị truyền thông báo chí, quư
Hội Đoàn, và kính thưa các anh chị thuộc đại gia
đ́nh Hội Cố Đô Huế.
Thay mặt, Hội
Cố Đô Huế, tôi xin trân trong chào đón sự hiên
diện của toàn thể quư vị hôm nay và đặc
biệt quư vị từ phương xa đến
Theo như thông
lệ hằng năm, Hội Cố Đô Huế thường tổ chức Ngày
Nhớ Huế để tưởng niệm đến
các bậc tiền nhân, anh hùng dân tộc và đồng
bào đă hy sinh qua các biến
cố Thất thủ Kinh Đô năm 1885 và Tết Mậu
Thân năm 1968. Sự tưởng niệm
nầy cũng là một cơ hội để các con em
thuộc thế hệ trẻ, có dịp biết
đến truyền thống văn hóa dân tộc Việt.
Kính thưa quư
vị,
Nói đến
Cố Đô HUẾ là nói đến mảnh đất đă tích tụ bao
đời, những tinh anh cùa dân tộc trong nhiều
lảnh vực, cố đô Huế là chứng nhân của
lịch sử Huy hoàng có, đau thương có: thinh rồi
suy, suy rời lại thịnh, trải qua bao nhiêu thăng
trầm của lich sử, nhưng Cố Đô Huế
cũng đứng vững và vươn lên và luôn giữ
măi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại
xâm, chống lại kẻ đem lại điêu tàn cho
đất nước. Đó cũng là một niềm
tự hào của người Huế nói riêng và là của dân
tộc Viêt, nói chung.
Cố đô
cũng là một trung tâm văn hóa với nhiều danh lam
thắng cảnh và vô số di tích lịch sử, kiến
trúc xưa cổ bao gồm:
Thành tŕ, cung đ́nh, lăng tẩm, đền miếu …
tất cả mang một sắc thái dân tộc đặc
biệt, ḥa nhập với thiên nhiên mây trời sông núi,
vớí giá trị nghệ thuật cao, có thể nói rằng
đó là một trong những kỳ quan Đông Nam Á,
Để bảo
tồn văn hóa dân tộc đặc biệt là Văn Hóa
xứ Huế,
ở Hải Ngoại, Hội Tương Tế
Cố Đô Huế đă thành lập tiên khởi từ
năm 1987 tại
Đến
đây tôi cũng xin tóm tắt sự hoạt động
của Hội Cố Đô trong một năm qua.
Trong
năm qua, Ban Cấp Hành Hội Tương Tế đă
tích cực hoạt động trong các lănh vực Quan, Hôn,
Tang Tế. Ngoài ra để phát triển sự đoàn
kết, t́nh cảm gắn bó giữa những người
trong Hội, Hội cũng đă tổ chức những
sinh hoạt như Pinic, hội hop. Đây cũng là
niềm vui, niềm an ủi của
những người trong Hội trong cuộc sống tha
phương.
Nhân đây, tôi cũng xin
đươc tỏ ḷng biết ơn sâu xa đến anh
chị em trong Ban Tổ chức, Ban cúng tế, ban Văn Nghệ đă bỏ
ra rất nhiều công sức cho tổ chức ngày Nhớ
Huế hôm nay.
Hôm nay cũng là Ngày
Father Day, chúng tôi xin chúc quư vị được
Thượng Đế ban cho thiên chức làm Cha, có một
ngày thật vui vẻ, thật hạnh phúc.
Một lần
nữa, thay mặt Hội Tương Tế Cố Đô
Huế, chúng tôi chân thành cám ơn toàn thể quư vị tham dự
Ngày Nhớ Huế hôm nay, kính chúc quư vi mạnh khỏe an
lành và luôn t́m thấy nguồn vui trong cuộc sống.
Nếu Ban Tổ
Chức có ǵ thiếu sót, xin quư vị niệm t́nh tha
thứ
Trân trọng kính
chào quư vị./.