Tạp Ghi

Chương tŕnh “Nhớ Người Thương Binh

– Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa”

Nhân Ngày Quân Lực

19 tháng 6 năm 2009

Hoàng Minh Thúy

 


Tối 29 Tết, chương tŕnh gây quỹ của Liên Hội Cựu Quân Nhân VNCH/Houston tổ chức (24 tháng 1,09) giúp cho anh em TPB/VNCH ở quê nhà, đạt kết quả với số tiền thu vào hơn 30 ngàn đô la. Kết quả này, làm cho những ai nặng ḷng với anh em thương binh đều rất vui.

Sau tháng 4 năm 1975, những người c̣n kẹt lại quê hương, chắc chắn không bao giờ quên được h́nh ảnh những thương phế binh của Quân Lực VNCH kiếm ăn ở bến Bắc Mỹ Thuận, lê lết chợ trời, hẩm hiu nơi góc quán... Bao nhiêu năm trôi qua, mà h́nh ảnh tiều tụy đau thương này luôn ở trong mắt tôi, nên tôi luôn tự hứa phải làm một cái ǵ để xoa dịu vết thương vật chất, lẫn vết thương tinh thần của họ sau khi đến bến bờ tự do. Tôi thường lẩm cẩm nghĩ rằng, nếu là con trai, trong thời ly loạn, chắc chắn tôi cũng phải gia nhập quân đội. Có thể tôi đă trở về trong đôi nạng gỗ, hay nằm trong quan tài ở tuổi thanh xuân như nhiều anh lính mới vừa rời khỏi quân trường (thà là như vậy), c̣n hơn kéo lê cuộc đời tàn tật suốt quảng đời c̣n lại.

Nhờ sự dấn thân của họ, nên tôi được tiếp tục việc học, thênh thang dạo phố, rảnh rang mơ mộng, làm thơ, viết báo trong khi bạn cùng lớp, cùng trường phải lên đường thi hành nghĩa vụ người trai thời loạn. Đây là một món nợ, tuy không ai đ̣i, nhưng ta có bổn phận trả. V́ vậy mỗi khi nghe ai giúp đỡ cho thương binh, ḷng tôi rộn ràng, ấm áp, mong được góp phần.

Sau hơn ba mươi năm lưu lạc, nghĩ lại cho cùng, bên này ăn sung, mặc sướng, ḿnh c̣n nay ốm may đau, trong khi các thương phế binh ở quê nhà, nay đă cao niên, lại sống trong t́nh trạng thiếu dinh dưỡng, thiếu vệ sinh mà các vết thương cũ, mảnh đạn c̣n nằm trong thân thể, bây giờ đợi lúc già lăo, bộc phát, hoành hành.

Mấy năm gần đây, tuy Tổ Chức Yểm Trợ TPB/QL/Việt Nam Cộng Ḥa do chúng tôi phát động đă giải tán (1992-1997), sau khi giúp trên Hai Ngàn Hai Trăm TPB ở quê nhà, nhưng mỗi cuối năm chúng tôi thường được các thân hữu tin cậy, t́m đến, nhờ chuyển tiền giúp anh em. Nhờ vậy, mà biết nhiều tin không vui. Tiền đến nơi, người thương binh này qui tiên năm ngoái, đôi khi vừa mới tạ thế tuần rồi. (Các hồ sơ này chúng tôi nhận được từ năm 2000, hoặc 2001). 

Danh sách thương binh nhận tiền phải thay đổi, trong khi các công ty Chuyển Tiền trong dịp cuối năm âm lịch rất bận rộn. Chỉ có hai đô la chi phí, mà đôi khi t́m người nhận hai, ba lần mới gặp. Khi biết người thương binh đă qúa văng, nhân viên đi giao phải thông báo cho công ty bên Mỹ hay, chúng tôi thay tên người khác, mà công ty không đ̣i thêm thù lao. Do vậy, xin nhân cơ hội này, cám ơn Công ty ABC và công ty Lẹ Chuyển Tiền, đă giúp chuyển tiền rất nhanh trong dịp cuối năm vừa qua. Mỗi anh TPB đựơc  một trăm đô la, đến trong dịp Tết, từ nửa ṿng địa cầu của những người không quen, xem như gửi được chút t́nh thương về cho họ trong cảnh khốn cùng.

* Ngày Mùng Một Tết, tôi làm một chuyến “du xuân cho biết sự t́nh”, gặp được anh Jimmy Hứa chủ chợ và cũng là chủ nhà hàng Phoenix Seafood. Anh chàng này là thân chủ quảng cáo của báo Xây Dựng từ hơn hai mươi năm nay, kể từ khi anh làm chủ chợ Ḥa B́nh ở trung tâm thành phố Houston.

Mỗi lần tôi xin Ghi Sổ Vàng, anh luôn đóng góp Hai Trăm Đô La trong các chương tŕnh báo Xây Dựng tổ chức yểm trợ cho Lính: Hội Cựu Quân Nhân ở trại tị nạn Đông Nam Á, yểm trợ Cựu Tù Nhân (HO) vừa đến Hoa Kỳ, sau cùng là Yểm Trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Ḥa ở quê nhà.

Hôm ấy, Jimmy Hứa rất bận rộn trong dịp chuẩn bị đại khai trương chợ Mama tức là chợ Hồng Kông I, tuy nhiên, anh nhắc lại câu nói mà tôi nghe hơn 3 lần, từ khi anh mở nhà hàng Phoenix Seafood, vùng Tây Nam, Houston.

Sau khi chúc Tết, Jimmy Hứa nói:

-Trong các chương tŕnh chị thực hiện, em thích nhất chương tŕnh giúp anh em tàn tật ở quê nhà. Chị làm đi, em sẽ giúp cho.

Jimmy Hứa khoảng  50 tuổi, nói tiếng Việt giỏi như tiếng Tàu, là một người Việt gốc Hoa, mà luôn luôn nghĩ đến anh em Lính ở quê nhà, làm cho tôi rất cảm kích. Nhưng, năm 2001, sau khi bị bịnh Thyroid hoành hành, sụt xuống hơn hai mươi pounds, tôi không c̣n năng lực để làm việc nữa. Do vậy, v́ vấn đề sức khỏe, tôi trả lời:

-Để khi nào thuận tiện, chị sẽ tính, bây giờ anh chị lớn tuổi rồi, không có sức như xưa, vả lại, cháu nội, cháu ngoại nhiều quá, phải bỏ chút th́ giờ cho chúng.

Hôm nay, ngày Mùng Một Tết, tôi cũng vẫn trả lời như mọi năm, không ngờ anh ta nói một câu, làm tôi không thể... quay lưng:

-Tiền bạc đâu có mang theo khi chết! Hơn nữa, mấy ảnh ở bển cũng lớn tuổi như ḿnh vậy!

Đang quay đầu xe chợ, nghe câu này, khiến tôi chợt nhớ việc các thương phế binh vừa qua đời trong dịp chuyển tiền hôm Tết dương lịch, tôi dừng lại:

  -Em yểm trợ cái ǵ, cho chị biết thử xem.

Anh chàng cười cười:

-Em tặng chị hai chục bàn!

-Chị vừa tham dự tiệc xuân của hội Thủy Quân Lục Chiến, hôm đón Tết Tây. Chị thấy thức ăn rất ngon, nghe nói em lấy Mười Tám Đồng một bàn?

-Đúng rồi! Anh em Lính mà, em đâu có tính cao được! Giúp cho họ mà!

-Em có cho chị Thực Đơn đó không?

-Được!

Tôi kèo nài:

-Cho ba chục bàn, th́ chị làm!

Jimmy Hứa ngần ngừ giây lát rồi gật đầu:

-Ờ, cũng được!

Hôm ấy là giữa buổi trưa của ngày Mùng Một Tết Kỷ Sửu, tôi   Jimmy Hứa đứng trong ngôi chợ Hồng Kông I, khang trang  sạch sẽ, vừa đổi tên là Mama, chúng tôi đều mặc quần áo mới, đón xuân về. Thấy anh ta vui vẻ, thoải mái trong nụ cười, tôi...kèo nài thêm điều kiện khác:

-Nhưng, em phải cho chị tối Thứ Bảy và trong tháng 6, v́ đó là dịp lễ Quân Lực.

Jimmy Hứa bốc điện thoại gọi nhân viên của nhà hàng để xem ngày, rồi quay lại tươi cười:

-Em cho chị ngày 13 tháng Sáu, được không, v́ đó là tối Thứ Bảy theo ư của chị.

Thiệt t́nh, tôi muốn chắp tay, vái anh ta, bởi không ngờ hôm nay, ông bà nào “nhập” khiến tôi xin đủ thứ, anh ta đều chịu!

Kể từ khi khai trương nhà hàng Phoenix Seafood, Jimmy Hứa vẫn nhắc tôi việc gây quỹ giúp thương binh ở quê nhà. Tôi nghĩ rằng, anh ta cho tôi vài chục bàn, thực đơn là các món ăn thường và phải tổ chức vào tối Thứ Sáu hoặc ngày Chủ Nhật, chứ tôi đâu có ngờ!

Từ biệt Jimmy Hứa, tôi không c̣n muốn đi đâu nữa. Tôi lên xe, khóa cửa, gọi điện thoại cho anh Hải Lăng báo tin vui:

-Có tiền rồi! Có tiền rồi!

Hải Lăng hỏi:

-Trúng số hả! Thiệt không?

-Không, không phải trúng số, mà vừa gặp Jimmy Hứa ở chợ.. Anh chàng nhắc lại chuyện thương phế binh, rồi cho ḿnh 30 bàn, thức ăn giống của Hội TQLC vừa rồi, lại cho đêm Thứ Bảy nữa! Chắc là chúng ta phải tổ chức trong dịp Quân Lực năm nay.

Tôi nghe tiếng cười thoải mái của Hải Lăng, giọng reo vui:

-Trời ơi! Bà nói làm sao mà... hay vậy?

Tôi xuống giọng:

-Chắc là ông bà...nhập! Hà!Hà! Vậy là thương phế binh có tiền rồi!

Tôi quay đầu xe, chạy một mạch về nhà, không đi t́m không khí mùa xuân ở các khu thương mại nữa, bởi v́ xuân đang tràn ngập trong ḷng. Tôi thấy trời đẹp, nắng hôm nay sao quá long lanh. Tôi không cảm thấy lạnh mặc dù hôm nay gió thổi mạnh.

     Tôi gọi ngay cho anh chàng Thủ Quỹ Phạm Gia Khôi (em của BS Nhảy Dù Phạm Gia Cổn), người rất tha thiết và luôn áy náy từ khi giải tán Tỗ Chức Yểm Trợ TPQL/Việt Nam Cộng Ḥa. Mặc dù phải cày mỗi ngày 10 tiếng để hỗ trợ cho ái nữ học Y Khoa sắp tốt nghiệp, anh vẫn quay quắt đi xin tiền của các cháu, để gửi về quê nhà mà anh cho đó là thực hiện “hạnh” bác ái. Có lẽ anh nghĩ rằng, nhờ vậy mà hai đứa con của anh ngoan và học rất giỏi. Nhất là cô con gái duy nhất – MaiKhoi Pham, 27 tuổi, sắp sửa lănh 2 Bằng Cấp của hai ngành một lần (Doctor of Podiatric of Medicine và Master of Business Administration), với hạng Danh Dự (top five).

Tôi gọi cho em gái Hoàng Mộng Thu, v́ đêm hôm qua, cô báo tin và kể chuyện về chuyến đi gây quỹ cho TPB ở Sacramento, (cách Bắc Cali khoảng 2 tiếng đồng hồ lái xe). Cô ta reo lên:

-Trời ơi, ba chục bàn, đâu phải ít, vậy th́ em sẽ qua giúp chị.

Tôi ra điều kiện:

-Đây là dịp 25 năm sinh nhật của tờ báo, đây cũng là buổi tổ chức cuối cùng, v́ anh chị đă mệt rồi. Em rủ Hoàng Ly (tức Hoàng Thúy Liễu) nữa, để yểm trợ anh chị và mấy em phải bỏ tiền túi ra mà trả tiền vé phi cơ, để chị khỏi mang tiếng!

Tuy nghèo nhất trong số các chị em (v́ hay làm chuyện ta bà), cũng là người rất sốt sắng trong công tác xă hội, Hoàng Mộng Thu trả lời ngay:

-Được, em sẽ nói với chị Hoàng Ly!

Hai cô em tôi đều làm cho bệnh viện, phụ trách phần thuốc men với các Dược Sĩ, cho nên sự sống, chết của một kiếp nhân sinh đều chứng kiến hằng ngày. Do vậy, tinh thần xă hội đều đầy ắp trong trái tim của họ.

Tôi gọi cho anh chị Nguyễn Thanh Châu (bún ḅ Kim Châu) vùng Northwest. Sau khi Tổ ChứcYểm Trợ TPB giải tán, vợ chồng anh bạn này đă tiếp tục công việc của chúng tôi trong âm thầm, bằng phương tiện của họ, tức xin tiền lẻ của thực khách, thêm tiền chẵn của ḿnh, để gởi về quê nhà. Tuy phương tiện eo hẹp, nhưng nhờ nhiều thực khách có ḷng, thấy chủ quán ngồi đọc thư thương phế binh, nên rộng ḷng góp tay chia xẻ. Nhờ vậy, cũng đă giúp được nhiều đồng đội trong suốt gần 10 năm qua. Nghe tin chúng tôi “tái xuất” giang hồ, anh chị đều rạng rỡ, hứa sẽ hết ḷng hỗ trợ, v́ đó là nguyện vọng của hai người.

Tôi rất vui, hăng hái xúc tiến công việc, v́ biết rằng ḿnh có rất nhiều “đồng chí”...

Tôi gọi cho nghệ sĩ Trần Thanh Tùng. Anh là cựu quân nhân Biệt Động Quân.

Không ngờ ng̣ai tài ca hát, đóng kịch, anh c̣n là nhạc sĩ chuyên sáng tác nữa.

Bài “Nỗi Ḷng Người Thương Binhtheo điệu Tân Cổ Giao Duyên của Trần Thanh Tùng sáng tác sau một đêm không ngủ. Khi anh dạo đàn cất tiếng hát, làm miếng bánh ḿ như mắc kẹt trong cổ họng tôi trong buổi điểm tâm.

Giữa mùa Đông nơi xứ người, trời buổi sáng, rất lạnh, nắng không có, tiếng hát mở đầu với âm điệu Bolero chập chùng, giọng ca ấm áp:

Tôi với anh, xưa cùng chung vai chiến đấu.

Nay tôi thân phế tàn, anh làm kíêp lưu vong. Nơi quê người, anh có nhớ tôi không?

Riêng tôi vẫn, một ḷng ngóng trông anh.

Một ḷng, chờ đợi các anh.

Đem lá cờ vàng về, .... lại mảnh giang san.

Tôi nh́n Tùng, nghiêng một bên vai, dạo nhạc, mở đầu bằng bài Vọng Cổ nghe sao áo năo:

Tôi lớn lên vào thời ly loạn.

Dâng đời trai hiến trọn cho quê hương.

Trong trận chiến tôi mù ḷa đôi mắt.

Bạn bè tôi, đứa cụt, đứa què.

Thằng nằm lại...nghĩa trang..

………………….

-Đàn kêu tích tịch, t́nh tang.

Hỡi người đồng đội, cờ vàng hiển linh

Nếu c̣n nhớ đến thương binh.

Đui, mù, què, cụt, th́ xin chút ḷng.

Tôi nghe không hết bản nhạc, nước mắt cứ tuông rơi. Người ca sĩ này đang xuất hồn theo tác phẩm của ḿnh...:

Xa cố hương bao năm, giờ đây, người đi có biết.

Quê cũ đang điêu linh, toàn dân thống khổ, lầm than.

Ngày từng ngày đợi mong, người lưu vong sớm quay trở về. Dựng cờ vàng vinh quang, mẹ Việt Nam khát khao trông chờ.

Trước khi đi làm việc, Trần Thanh Tùng nói:

-Nhạc phẩm này, em viết riêng cho chương tŕnh của chị, tặng cho báo Xây Dựng nhân dịp kỷ niệm 25 năm, như một món quà, bày tỏ ḷng ngưỡng mộ, tri ân chị đă và đang làm công tác giúp cho anh em thương phế binh ở quê nhà..

Đoản bi kịch này sẽ do Trần Thanh Tùng và Hoàng Mộng Thu (vai người vợ) thủ diễn, sẽ làm sống lại một trong những cảnh đời tang thương của người thương binh ở quê hương.

Qua hôm sau, tôi gọi cho Trầm Lăng (HQ), Hoàng Châu (KQ), Hạ sĩ Tuyên (Bộ Binh), Quang Vinh (Truyền Tin) v.v.  đề nghị, mời gọi. Đây là những “nhân tài của thành phố, tôi đă quen và hết ḷng tin cậy về sự hiểu biết và tận lực của họ mỗi khi nhận công việc. Các anh đều vui vẻ nhận lời, lo sắp xếp, dàn dựng chương tŕnh.

Sau tiết mục của Trần Thanh Tùng và Hoàng Mộng Thu phụ trách, sẽ c̣n 3 màn nữa. Màn nào, nghe qua chi tiết, tôi đều hài ḷng.

 “Gánh hát” do tôi lèo lái, qui tụ toàn các thành viên có trái tim hướng về thương binh, dù không có thù lao, nhưng làm việc rất tận tụy. Ngay bây giờ, họ đă bắt tay vào việc.

Lợi dụng những ngày nắng đẹp, những buổi sáng thời tiết trở nên ấm áp, tôi ra giữa trời, giang hay tay, muốn ôm cả không gian vào ḷng.

Thế là, từ hôm mùng Hai Tết tới nay, tôi không c̣n th́ giờ để xem truyền h́nh, đọc sách. Nào là nhờ Trần Trí Hoàng, chuyên viên Điện Toán, phụ trách hệ thống điện toán, màn h́nh, để mỗi khi nhận tiền sẽ cho dữ kiện vào máy, để hội trường cùng nh́n thấy, không mất th́ giờ của xướng ngôn viên, hoặc không bị thất lạc.

Sau đó, nhắc nhở Hoàng Mộng Thu gửi chi tiết của các hoạt cảnh, làm cách nào, để hai tiếng đồng hồ của chương tŕnh nhạc kịch, sẽ chuyên chở đầy đủ ư nghĩa của chủ đề “Hướng về thương phế binh”.

Nhắc nhở nhạc sĩ Phan Thanh phải lo sao cho hệ thống âm thanh phải tuyệt hảo, để không làm gián đoạn chương tŕnh v.v.

Sau cùng, công tác quan trọng nhất, đi xin Sổ Vàng.

Một thân hữu khi “bị” tôi gọi xin tiền, đă ân cần:

-Chị! Chị! Anh Chị đă làm nhiều rồi, đủ rồi. Bây giờ kinh tế đang lúc khó khăn, đừng ôm vào nữa. Tổ chức một đêm văn nghệ, mừng tờ báo 25 tuổi, sẽ kiếm ít nhất là 10 ngàn đô la, đi du lịch.....

Tôi lập lại lời của anh chàng Jimmy Hứa, rồi cười:

-Tôi có thể tổ chức kiếm tiền cho thương phế binh nhưng không thể làm để bỏ vào túi riêng của ḿnh, bà ơi! Chắc là cái ..số của tôi như vậy! Hy vọng bà thu xếp th́ giờ, tham dự và ..kư Sổ Vàng!

Và cứ như thế trong suốt tuần lễ khởi đầu từ ngày mùng Hai Tết Kỷ Sửu cho đến đến hôm nay, ngày 4 tháng 2, tức Mùng Mười, tôi đă ghi vào Sổ Vàng - Tám Ngàn Đô La. (Xin mở ngoặc ở đây, để cám ơn anh Đào văn Thảo, chủ nhân nhà thuốc Hoa Đà, người đă nhiều lần khuyên tôi nên trở lại làm công tác này), LS Tammy Trần, anh chàng La Trí của nhà hàng Kim Sơn, vợ chồng Trung và Loan là chủ nhà in, Bà Lương Y Lê thị Thu Cúc, Ô. Lê văn Giảng (tiệm vàng Lê Chung), anh chị Tiến –Mai (tiệm vàng Kim Hoàn) và anh Hoàng Xuân Lư (Việt Travel). Các thân hữu kể trên vui vẻ, “mở hàng” cho tôi mà không hề chần chừ.

Tôi vui quá, nguyên cả ngày không ăn mà vẫn thấy no!

Bây giờ tới tháng Sáu, tuy xa mà gần, v́ chúng tôi phải lo thanh lọc hồ sơ, đi ghi Sổ Vàng và ban Văn Nghệ phải lo chuẩn bị kể từ bây giờ.

Trân trọng kính mời bạn đọc, thân hữu, chia xẻ tấm ḷng, để chúng ta góp gió thành băo, thổi chút t́nh thương về quê nhà./.

Hoàng Minh Thúy