Tạp Ghi
Xin Hăy
Đến Với Chúng Tôi,
Góp Chút T́nh
Huynh Đệ Chi Binh
Hoàng
Minh Thúy
Anh không c̣n
đôi chân
Lướt
trên sàn khiêu vũ
Anh không c̣n
đôi tay
Kê
đầu em giấc ngủ
Thân anh
không toàn vẹn
Phân
nửa gửi chiến trường
Trong mùa Hè
đổ lửa
Trên núi
đồi quê hương
Tôi xin mượn mấy câu thơ
của một người thương binh nào đó,
đọc được trên hệ thống Internet,
để mở đầu bài Tạp Ghi hôm nay, nói về
chương tŕnh Hát Cho Người Thương Binh Quân Lực
Việt Nam Cộng Ḥa, nhân ngày sinh nhật của báo Xây
Dựng kỷ niệm hai mươi lăm sinh hoạt
trong cộng đồng.
Hơn hai mươi lăm năm qua, v́
thường hay tổ chức các chương tŕnh Hát Cho
Lính, nên mỗi khi có dịp lên hội thoại trên các
đài phát thanh, đài truyền h́nh, các
xướng ngôn viên hay hỏi tôi, động lực nào
đă thúc đẩy tôi miệt mài tổ chức những
công tác yểm trợ cho Lính trong suốt quảng
đời dài?
Thưa bạn đọc, hầu như
cả thành phố Houston đều biết rằng, v́ các
chương tŕnh này, tôi đă hứng chịu bao nhiều
đ̣n thù của sự tị hiềm, ganh ghét, bao nhiêu
đắng cay của thói đời đổ ập trên
tờ Xây Dựng trong suốt thời gian qua. Tôi biết có
nhiều đọc giả lẫn thân hữu thắc
mắc, dù bị trù dập thê thảm mà tại sao tôi cứ tŕ chí
đeo đuổi công tác này? Thế nào cũng có
người “suy bụng
tiểu nhân ra ḷng người quân tử” nghĩ
rằng chắc có được chút “sơ múi” bỏ túi, chứ ai mà có th́ giờ
rảnh rang trên xứ Mỹ! Thật sự, theo
đuổi công tác này, tôi c̣n chi tiền trong ví ra để
trả cho nhiều khoản linh tinh mà không hề tính toán! V́
lư do trên, tôi đă có một loạt bài Tạp Ghi, viết
trong suốt mấy tháng vừa qua, từ lễ Tạ
Ơn năm 2008 cho đến hôm nay, để tâm sự
cùng bạn đọc. ... Các bài này được lưu
giữ trong trang web của tạp chí Xây Dựng qua
địa chỉ: www.xaydunghouston.com)
Hai mươi lăm năm là một
đoạn đường dài của một đời
người, huống chi nó c̣n lê thê hơn với cuộc
sống của một tờ báo biếu, sống và lưu
hành nhờ quảng cáo thương mại. Thường
th́ rất hùng mạnh trong buổi đầu, sau đó ngắc
ngoải rồi...tạ từ ra đi trong âm thầm,
như nhiều tờ báo ở hải ngoại.
Nhưng, cho dù trải qua nhiều sóng
gió, thăng trầm, cho đến giây phút này, tâm t́nh
người chủ trương vẫn như lúc ban
đầu, thiết tha với sinh hoạt cộng
đồng, đậm đà với t́nh của người
hậu phương dành cho Lính. Và Xây Dựng
luôn phát hành đúng hạn kỳ, chưa gián đoạn
một số nào trong suốt 25 năm.
-Năm 1985. Từ năm đầu tiên
bước vào sinh hoạt trong cộng đồng, nhờ
sự tiếp tay của Đoàn Thanh Niên Thiện Chí
của thành phố Dallas, chúng tôi đă tổ chức
Đêm Dạ Vũ “Hát Cho Người Vượt Biển”
thu được vừa Sổ Vàng vừa tiền bán vé,
năm ngàn đô la, gửi cho BS Trần văn Tính, lúc đó
làm Chủ Tịch chương tŕnh yểm trợ châm
dầu cho con tàu Akuna (do cựu Đại Tá Bailey
điều động). Cùng với tàu Anamur
(Tây Đức), hai tàu này ḷng ṿng giữa hải phận
quốc tế, để vớt thuyền tị nạn.
-Năm 1985 – 1988: Chúng tôi tổ
chức Đại Nhạc
Hội “Hát Cho Lính”, rồi ra mắt sách (Tuyển Tập
Truyện Ngắn của HMT, phát hành năm 1985 nhân
Đệ I Chu Niên của Xây Dựng) thu được
1,400 đô la, đem nhập quỹ. Độc giả có
ḷng thương Lính, thường gởi về đóng góp,
nhưng thời gian này, đa số đồng
hương chưa ổn định nhà cửa, xe cộ, chỗ làm, nên sự góp quỹ
rất khiêm tốn.
Tuy vậy, chúng tôi vẫn nỗ lực
trong tinh thần góp gió làm băo, tổ chức Văn nghệ,
kêu gọi trên báo, đi xin ân
nhân, giúp quỹ cho các Chi
Hội Cựu Quân Nhân hoạt động ở các trại
tị nạn Đông Nam Á, như các trại ở: Nam Dương, Hồng Kông, Phi
Luật Tân, Thái Lan. Ngân khoản này nằm mục đích
giúp cho các Chi Hội Cựu Quân sinh hoạt – theo lời yêu
cầu của chúng tôi – tặng cho mỗi cựu quân nhân
mới đến trại năm đô la – mỗi cựu
quân nhân hoặc nạn nhân hải tặc, đang nằm bệnh viện
của trại mỗi tháng năm đô la để mua
thức ăn bồi dưỡng.
Mỗi tháng hai lần, bằng tiền
túi chúng tôi gửi qua Bưu Điện (năm đô la/
tờ) mỗi trại l tờ báo Xây Dựng, làm món quà tinh
thần để các anh chuyền tay nhau đọc, v́ báo
chí lúc đó là l tặng phẩm rất quí, giúp cho thuyền
nhân biết các sự việc xảy ra trong đời
sống ở nước tự do.
Tại Houston, hiện có hai cựu quân
nhân đă từng biết đến các chương tŕnh
này, khi 2 ông c̣n hoạt động trong Chi Hội Cựu
Quân Nhân ở trại tị nạn Galang (Nam Dương),
đó là cựu SVSQ Thủ Đức Vơ Hiếu và cựu
SVSQ Thủ Đức Lê Đ́nh Cương.
Năm 1988. Bằng tiền túi chi trả cho vé phi
cơ, chúng tôi đă mang tiền của ân nhân đến
trao tận tay các chi hội Cựu Quân
Nhân ở Hồng Kông qua sự giúp đỡ của sơ
Mỹ Hạnh, lúc đó đang phục vụ tại
trại Chimawan. Phái đoàn từ Hoa Kỳ sang có 9
người, trong đó có nhà báo Dương Hữu
Chương và ca sĩ Diễm Chi (mời đọc
Cuốn Lật Chồng Báo Cũ xem chi tiết).
-Năm 1989, cũng bằng tiền túi,
chúng tôi viếng thăm 3 trại tị nạn ở Thái
Lan (trại Dongrek, trại Pananikhom, kể cả trại tù
Susan Phlu chuyên giữ các người vượt biên
đường bộ trong thành phố Bangkok) qua sự giúp
đở của tướng Công Binh Nguyễn văn
Chức, lúc đó ông đang thành lập căn cứ Kháng
Chiến trong vùng biên giới Thái- Việt.
Trong
chuyến đi này, chúng tôi đă mang tiền của ân nhân
trao tận tay các chi hội ở 3
trại. Tháp tùng có cựu Trung Tá TQLC Trần
Thiện Hiệu, ông Trần văn Chiến (Lực
Lượng Đặc Biệt).
Chương tŕnh Yểm Trợ cho Các
Hội Cựu Quân Nhân trại tị nạn Đông Nam Á kéo dài 3 năm, cho đến khi qui
chế của các nước có chánh sách thanh lọc hồ
sơ tị nạn, đóng cửa các trại, trả
người tị nạn về lại Việt Nam.
-Năm 1992.
Làn sóng cựu tù nhân chánh trị ồ ạt
đến Hoa Kỳ, Xây Dựng liền bắt tay yểm
trợ cho các HO mới đến Houston, bằng cách tổ
chức hai chương tŕnh gây quỹ: tặng mỗi gia
đ́nh năm mươi đô la, vé xem văn nghệ
miễn phí, tham dự cuộc xổ số với:
quạt máy, nồi cơm điện, ḷ hâm thức ăn
và lô độc đắc là xe hơi cũ (xin của các
mạnh thường quân, hoặc đi mua). Hai
đại mạnh thường quân trong suốt thời
gian đó là ông bà BS Hồ Tấn Phước và ông bà LS
Phạm Thiên Tráng. Có 400 gia đ́nh HO đă tham dự..Kinh tế Hoa Kỳ lúc này đang phát
triễn mạnh, do vậy tấm ḷng của các ân nhân
cũng rộng răi hơn.
-Cũng trong năm này (1995) chúng tôi phát
giải cho con em HO, lợi tức thấp, có học tŕnh
xuất sắc. Có 5 em nhận giải,
mỗi em một ngàn đô la. Nay có em đă ra Nha
Sĩ, Bác Sĩ
Đến lúc này, hai đứa con tôi
đă lớn, nên chúng tôi nhờ các cháu đi xin các vật
dụng trong nhà, như: quần áo và đồ gia dụng
(chén đũa, nồi, nệm, bàn ghế v.v.) chở
đến tận các chung cư của HO cư ngụ,
để trao tặng.
Năm 1992 – 1997: Theo lời đề
nghị của những HO cao niên, chúng tôi hướng
về các thương binh, lập Nhóm Yểm Trợ
TPB/QLViệt Nam Cộng Ḥa, để an
ủi cho các thương phế binh ở quê nhà. Văn
pḥng cũng là nhà sách, bán buôn th́ ít mà tíêp khách đến
tặng tiền th́ nhiều. Công tác tiến hành nhanh chóng,
nhờ có ông Chủ Tịch Lê Đại Hiền tận
tụy, cùng các thân hữu chung tay góp sức thanh lọc
hồ sơ như anh Nguyễn Thanh Châu, Khôi Phạm v.v. nên
đă giúp hơn 2,200 thương phế binh, người
th́ 50 đô la, kẻ một trăm đô la hoặc hơn,
do sự chỉ định của ân nhân.
Lúc đó, đ̣n tị hiềm (nhà
văn Nguyên Vũ với tờ báo Lên Đường) ganh
ghét, bôi bẩn, ngày càng thêm tệ hại, nặng nề
đến nỗi phải xách chiếu ra ṭa v́ ông ta đă
viết rằng, báo Xây Dựng tống tiền các chủ
tiệm, gây quỹ không đúng luật lệ của
tiểu bang, không xin giấy phép v.v.. Thời gian này,
việc chuyển tiền về Việt Nam rất khó
khăn, mỗi địa chỉ phải trả từ 9
đến 10 đô la cho công ty ABC, là công ty duy nhất
mới mở cửa hoạt động, chỉ có một
văn pḥng trong khu chợ Ḥa B́nh (downtown, Houston).
Chúng tôi đi ḷng ṿng từ sáng
đến chiều để gom góp yêu thương gởi
về cho anh em thương tật. Tiền đi xin các ân
nhân đă nhiêu khê, từ 20 đô la trở lên nhưng không
thấy mệt (v́ chúng tôi đang ở tuổi trung niên) nhưng
gửi về lại càng khó khăn hơn. Đôi khi quay
quắt trong việc chuyển tiền, v́ không biết cách
ǵ mà gửi đến các vùng thôn ấp xa xôi, bởi công ty
ABC không nhận. Khi đó, Tổ Chức
Yểm Trợ TPB/QL Việt Nam Cộng Ḥa phải nhờ
một số thân hữu, chuyển trao khi họ về
thăm quê nhà và cũng trả lệ phí như gửi qua
công ty ABC. Tiền
trong quỹ có, mà gửi đi nhỏ giọt bởi
phải chờ sự thuận tiện, v́ thế mà có
lời ong tiếng ve, Xây Dựng giữ tiền gây
quỹ, để làm thương mại. Lời qua
tiếng lại, cuối cùng xách chiếu ra toà, tốn
tiền luật sư (túi riêng!) cả ngàn đô la!!
Nản cho t́nh đời đen bạc,
với các thư rơi, thư nặc danh bôi bẩn, bút
chiến ... cho nên, sau khi ông Chủ Tịch của Tổ
Chức Yểm Trợ TPB/Việt Nam Cộng Ḥa về Cali
dưỡng già, sau khi giúp hơn 2,200 anh thương binh
(từ tháng 7,1992 – tháng 7,1997) chúng tôi
dẹp văn pḥng (nhà sách Xây Dựng ở downtown), đóng
cửa chương tŕnh giúp thương binh, “lên núi” tu thân.
-Tuy nhiên, (năm 2001), v́ lời mời
gọi của anh Phạm Kim Đ́nh, chúng tôi lại
đăng báo, đi xin xe lăn
để anh tháo ráp, bỏ công phí gởi về quê nhà.
Gởi về 8 chiếc xe lăn th́ anh
Đ́nh bị tai nạn, qua đời!
Thời gian c̣n lại, chúng
tôi có th́ giờ để chữa bệnh (tyroid) và sống
cạnh kề con cháu (cả một bầy), hưởng
thú điền viên, chuẩn bị chương tŕnh cho
tuổi già đang tới.
* * *
Mấy năm nay, tôi khấp khởi
mừng thầm, khi nghe thấy nhiều tiểu bang,
rầm rộ tổ chức các chương tŕnh yểm
trợ, an ủi cho những đồng đội hẩm
hiu, đang lần lượt nằm xuống trong sự
cô đơn ở quê nhà, trong đó có Liên Hội Cựu
Quân nhân Houston. Nhờ sự yểm trợ này, ít ra,
người thương binh của chúng ta, cũng có
được niềm vui khi đồng bào hải
ngoại chia xẻ chút ân t́nh, cho
người đă hy sinh tuổi trẻ, thân xác cho
đất nứơc trong một giai đoạn đau
thương của lịch sử.
Ít ra, các chiến sĩ bạc
phước của chúng ta, cũng có được
một buổi cơm ngon và mua được cái ḥm
để liệm xác...
Ít ra trước khi về cơi vĩnh
hằng, họ có được nụ cười và
sự thư giản tinh thần khi
biết ḿnh không bị đồng đội bỏ
rơi.
Năm nay,
nhân ngày 30 tháng Tư năm 2009, trong chương tŕnh “Ba
Mươi Năm Nh́n Lại”, Ban Giám Đốc đài
truyền h́nh Hồn Việt
có nhă ư dành cho tôi một buổi tâm t́nh với khán giả (với
xướng ngôn viên Ngọc Ân). Buổi hội thoại khá
dài với nhiều câu hỏi lư thú, khiến tôi giật ḿnh
trong tâm trạng của một người, khi nh́n lại
quăng đời đi qua và những công tác giúp cho Lính..
Hai mươi lăm năm của
tờ Xây Dựng với sỏi đá và hầm hố bao
quanh. Trên con đường này bao nhiêu là lỗ gà, lỗ
chân trâu, được người tị hiềm đào
xới, dàn trải với nhiều thứ dơ bẩn
nhất, trong mục đích làm cho người lữ hành
nhụt chí, bỏ cuộc. Và thật sự,
họ đă thành công. Người bị thiệt tḥi
nhất, sau khi chúng tôi bỏ cuộc, là các chiến sĩ
thương tật đau khổ ở quê nhà!
Mấy lăm năm nay, sau khi đóng
cửa chương tŕnh Yểm trợ Thương Binh,
thỉnh thoảng nhận thư
nhắc nhở, nhận Thiệp Chúc Tết của các anh
ở quê nhà, ḷng tôi thắt thỏm, khi biết có anh đă
tự tử v́ bị vợ, con lần lượt từ
biệt. Có anh than thở, đau đớn
về tinh thần v́ gia đ́nh, rồi c̣n bị
thương tật tái phát hành hạ, v́ cha mẹ già
yếu qua đời, không ai cậy nhờ nửa đêm
tối lửa tắt đèn. Về quê
th́ không có cách chi để mưu sinh, sống trong các thành
phố th́ làm sao có chỗ cư ngụ, giữa khi sinh
hoạt nơi đây ngày càng thêm đắt đỏ.
Chánh phủ đương quyền chưa
giúp đủ cho thương binh của họ, làm sao mà
“ngó ngàng” đến thương binh Việt Nam Cộng Ḥa.
Do vậy, bao nhiêu khó khăn đau khổ dàn trải trong
đời sống phủ vây trên những h́nh ảnh tang
thương này. Nhận được tiền từ vùng
trời xa của đồng hương chưa một
lần gặp mặt, chẳng phải là sự an ủi lớn hay sao?
Tính đến hôm nay, sau
mươi lăm năm ẩn cư, chúng tôi lại “xuống
núi” trong tinh thần hăng hái như độ nào, bởi
có sự thúc đẩy mănh liệt của thân hữu
mạnh thường quân và nhất là sự hỗ trợ
các cơ quan truyền thanh trong vùng. Chúng tôi mạnh dạn tổ chức
Hát Cho Người Thương Binh QLVNCH nhân ngày báo Xây
Dựng tṛn con số hai mươi lăm lưu hành, nhân
mùa Quân Lực 19 tháng 6, 2009..
* * *
Khi bạn đọc cầm tờ báo XD
số 656 trên tay, th́ chỉ c̣n một tuần nữa,
buổi Đại Hội Hát Cho Người Thương
Binh được tổ chức, tại nhà hàng Pheonix
Seafood, 6 giờ 30 chiều Thứ Bảy 13 tháng 6, 2009.
Tính đến hôm nay, chúng
tôi đă nhận được trên 38,000.00 Mỹ Kim,
đă gửi về quê nhà cho 276 thương binh.
Nh́n hàng trăm hồ sơ
dàn trải trên mặt bàn, với bao nhiêu h́nh ảnh đau
thương của những thân thể không lành lặn,
chúng tôi đang tự hỏi, ḿnh có thể chấm dứt
chương tŕnh giúp thương binh sau tháng 6 này không?
Trong năm qua, tôi tham
dự một nghi thức phủ cờ cho một cựu
quân nhân nằm xuống.
Chung quanh ông có thân nhân, bạn bè, ṿng hoa và tiếng kinh cầu
của chư tăng tụng niệm, khiến tôi nhớ
những cái chết âm thầm của những thương
binh Việt Nam Cộng Ḥa ở quê nhà. Họ chết trong
đói và lạnh trước mái đ́nh, hay dưới
gầm cầu, bên cạnh một con kênh có ḍng nước
đen kịt, tanh hôi mùi bùn, hoặc trong ṿng tay của
người lối xóm. Không có tấm áo lành lặn
để liệm xác, làm ǵ có được lá cờ vàng
phủ trên quan tài trong sự tiễn đưa đông
đảo của bằng hữu vây quanh!
Thưa bạn đọc, đêm nay,
nếu có lướt trên sàn nhảy trong một bài luân
vũ, hay thoái mái giang tay kê đầu cho
vợ hiền yên giấc nồng trong khung cảnh tiện
nghi của một xứ sở văn minh, xin hăy nhớ
đến những người chiến binh thương
tật của chúng ta ở quê nhà.
Khi vui sướng bên cạnh con cái
ăn mừng ngày chúng thành đạt, có cháu nội,
ngoại xinh đẹp vây quanh trong khung cảnh nhà cao,
cửa rộng, xin hăy nhớ rằng, cũng trong thời
gian này, có người thương binh tê liệt hơn 30
năm trong cô đơn trên l giường tre, có
người mù hai mắt ṃ mẫm bên lề
đường, có anh cụt
chân đang lăn xe đi bán nhang, bán vé số, đi đàn
hát trước cửa nhà hàng, kiếm không đủ
cơm ăn trong ngày.
Các anh thương binh
chỉ mong có chân giả, để có thể gượng
đi không cần ai dắt d́u. Họ mong có tay giả để chống chỏi
nếu như xe lăn lật ngă..Họ
không c̣n cơ hội để sống như chúng ta: dư
thừa vật chất, thoải mái tinh thần.
Chúng ta đă có qúa nhiều may mắn
của bề trên ban cho: thân thể lành mạnh, con cháu vây
quanh, bạn bè đông đủ. Chúng ta có nhiều bờ
vai bên cạnh, để dựa vào than thở, khóc lóc
mỗi khi có chuyện không may. Trái lại, người
thương binh kia, chỉ mong có
được chút t́nh chia xẻ của đồng
hương, của đồng đội, để làm
hành trang về miền miên viễn. Bạn
ơi, c̣n chờ ǵ nữa?
Xin mời bạn chia xẻ chút ân
sủng của thượng đế mà bạn và gia
đ́nh đang hưởng, đến cho người
khốn khó, bằng cách tham dự chương tŕnh Hát Cho
Người Thương Binh, trong ngày 13 tháng 6, 2009, lúc 6
giờ 30 chiều, hoặc thiết thực hơn hết
là, gửi chi phíêu đề tên:
Phạm Khôi.
Memo:
thương phế binh và gửi về địa chỉ
của báo Xây Dựng:
Xây
Dựng
Tiền của quí vị sẽ
đến tận tay thương binh qua
hệ thống chuyển tiền của Công Ty LE hay Công Ty
ABC (Northwest), không qua bất cứ tổ chức nào ở
quê nhà. BTC cũng chi tiêu hạn chế tối đa, kể
cả trang trí sân khấu, cũng bằng công sức lao động của anh em nghệ sĩ,
đi mượn cây kiểng của bằng hữu
hoặc cơ sở thương mại.
Quí vị không cần
đợi trúng số, hoặc khi... giàu mới có thể
đóng góp trong công tác này.
Chúng tôi đang góp gió làm băo, không quan ngại số tiền
là bao nhiêu, v́ biết rằng tùy theo ngân
khoản của gia đ́nh mỗi người.
Quí vị sẽ thảnh thơi khi làm
một việc tuy nhỏ nhưng ẩn chứa biết
bao ân t́nh của người phương
xa, dành cho kẻ khốn khổ ở quê nhà. Hồ sơ
thương tật của anh em gửi về mỗi ngày
một nhiều, Ban Tổ Chức “Hát Cho Người
Thương Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa” đang
chờ trông, để có thể Đóng Lại Sổ Vàng
ngày 30 tháng 6, 2009, v́ chúng tôi cũng đă đến tuổi
cao niên, bệnh tật hoành hành, cần hưu
dưỡng...
Đại diện cho anh em
Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Ḥa ở quê nhà,
chân thành cảm tạ sự hưởng ứng của quí
vị.
Trước khi ngưng bút, xin chép
một vài câu thơ của Mường Giang, hy vọng
sẽ vẽ lại một phần h́nh ảnh đời
sống của một người thương binh
hiện nay ở quê nhà:
Ra ngó,
gặp anh người hát dạo
Cụt
chân, mù mắt, lết xe lăn
Phong
trần nhuộm bạc đời trai trẻ
Nhưng
nét nam nhân vẫn khắc hằn
Mấy
chục năm sầu bao biển lệ
Mà anh
vẫn giữ áo hoa rừng
Chiến y
chằng chịt trăm lần vá
Bạc
phết, đoạn trường, lắm thảm
thương
Người thương binh mà thi sĩ
Mường Giang gặp, không bao lâu th́ đă nghe tin:
-Mới
hay anh đă ôm đàn chết
Trong
một đêm mưa trước mái đ́nh
Hoàng
Minh Thúy