Tạp Ghi

Mừng Xuân

Tân Măo

 

Hoàng Minh Thúy

 

Quay đi, ngoảnh lại mà Tết đă tới sau lưng. Đồng hương Houston sau những cuộc vui chào mừng năm mới Dương lịch của người bản xứ, đang rộn ràng mua sắm, cúng lễ cuối năm, biếu xén cho nhau, mừng Tết con Mèo.

Để phục vụ nhu cầu này, hương Xuân bao trùm các khu chợ Việt Nam: mứt sen, mứt bí, hạt dưa, thèo lèo, kẹo, trà, trái cây, hoa tươi nơn nà khoe ḿnh trên các quầy, sạp.. Thời gian này, trong khi một số người chộn rộn valy, tuùi xaùch t́m hương vị mừng xuân ở quê nhà, không màng chuyện biểu t́nh, đấu tranh chống CS, chống Trung Quốc xâm thực VN đang tổ chức hằng tuần trong thành phố, th́  những ai đang sinh hoạt hội Ñồng Hương, cắm cúi lo hoàn tất đặc san Xuân của tỉnh (như anh Phạm Ḥa của Hội Sóc Trăng), lo gửi thiệp mời và xếp chỗ cho tiệc mừng Xuân (như bà Hồ Sắc-Hội Thiếu Sinh Quân). Tháng 2 và tháng 3, các Hội đoàn Quân đội cũng như hội Đồng Hương thay phiên nhau tổ chức hằng tuần.

Nh́n lịch tŕnh vào 2 ngày cuối tuần, tôi phát chóng mặt, không biết sẽ thu xếp ra sao cho đủ th́ giờ tham dự, có khi trong cùng một ngày mà có hai, ba buổi vui xuân tổ chức. Buổi trưa ở nhà hàng này, buổi chiều ở nhà hàng kia, có nghĩa là chúng tôi sẽ chạy show mệt nghỉ!

Tôi thường băn khoăn, nhất là các chöông tŕnh tổ chức đêm Chủ Nhật, trong khi ngày Thứ Ba báo phải đi nhà in. Làm sao viết cho xong các bài Phóng sự trong ngày Thứ Hai?

                 ***

Kể từ khi tṛn tuổi 60, tôi không hề mong Tết, v́ sợ thời gian làm bạc màu tóc, sợ nếp nhăn tạo h́nh trên khuôn mặt, sợ nhớ về tuổi thơ khi tiếng chuông Giáng Sinh reo vang, v́ sẽ đón chào năm mới. Nhưng theo luật tạo hoá, vẫn phải chấp nhận như mọi người.

Cuối năm âm lịch, Houston có nhiều ngày thời tiết rất xấu, vừa mưa dầm, vừa lạnh. Trời không chút nắng, đường xá ẩm ướt, nhạc xuân vang vọng trong tiệm ăn, trong khu thương mại VN. Nắng xuân không có trên quê người, hoa không nở, cây cỏ úa xào, ḿnh trong cái lạnh cuối năm, khiến cho ḷng người cô lữ thêm bùi ngùi.

Đến ngày cận Tết, tôi thơ thẩn dạo khu chợ Á Đông, cố ư mua chút quà có giấy xanh, giấy đỏ tặng cho ông bà xui gia, hoặc chọn một chậu hoa màu sắc rực rỡ để bày lên bàn thờ cho ấm áp ngôi nhà... Đôi khi dạo quanh cả buổi mà không chọn  được quà vừa ư, v́ ḷng cứ ngậm ngùi nhớ tuổi thơ ngày cũ. Thuở lên năm, lên bảy. Sắp đến Tết, Saigon trời rất lạnh, lạnh như hôm nay, mùa Đông nơi xứ người. Ba tôi dậy sớm, thường dẫn hai chị em tôi, đứa 6, đứa 4 tuổi, ra tiệm hủ tíu của một người Tiều Châu, đầu đường Yên Đổ, mở cửa từ lúc 3 giờ sáng.... Saigon ngày ấy vắng tanh, đất rộng, người thưa, cuộc sống nhàn nhă, sinh hoạt hằng ngày trôi qua một cách chậm răi.

Khi các bác xích lô kéo nhau vaøo tiệm, người ăn bánh bao, kẻ uống cà phê, bàn chuyện về quê ăn Tết, th́ đă có cha con tôi ngồi ở bàn đầu của quán. Hai tách cà phê của quán b́nh dân ngày đó, pha bằng Vợt, được chủ đặt trên dĩa mỏng mang ra, bốc hơi nóng.  Ba tôi lấy cái dĩa, sớt chút cà phê sữa trong cái tách sành, thổi thổi cho mau nguội. Tôi ngồi cheo leo trên cái ghế đẩu, tay vân vê hai đuôi tóc, mắt to tṛn, chăm chú nh́n ba chậm răi xé bánh tiêu, rồi đẩy sang cho hai chị em, mỗi đứa một diă. Chúng tôi ngồi đó nhâm nhi cho tới mặt trời ló dạng. Ba tôi sau khi trả tiền, không quên tay xách g̣-mên đựng hủ tíu, bánh bao, về nhà khi má tôi và các em nhỏ vừa thức dậy...

Mười mấy năm sau, cũng một chiều cận Tết, Saigon mù sương, nhiều gió, đầy lá me bay. Tôi mặc áo dài màu tím Huế, chạy velo solex, đến cái quán Tiều t́m kỷ niệm cũ ở đầu đường Yên Đổ, th́ chủ quán đă qui tiên.

Người con trai thay cha, bụng quấn tạp-dề tiếp khách, nói tiếng Việt giỏi hơn tiếng Tàu.

Trước  quán,  không c̣n thấy mấy bác xích lô mà là các ông tài xế lái xe taxi..

Tôi ngó quanh, t́m cái bàn của ḿnh ngồi lúc năm bảy tuổi! Nhưng bây giờ nền quán lót gạch bông, không c̣n ghế đẩu với 4 chân mở ra, xếp lại, mà thay bằng ghế gỗ, quầy trả tiền thiết kế khang trang. Mọi sự đều thay đổi theo thời gian. Tôi nôn nao đi sâu vào con hẻm, ngẩn ngơ buồn, khi t́m măi mà không ra con bạn cũ, của thời Tiểu Học.

Năm học lớp Nhứt, chúng tôi có lần tắm mưa từ máng xối tuôn xuống hoặc che cặp-táp lội mưa về nhà...Cô ta đă không c̣n nơi đây nữa, cô đă về đâu đó của vùng sông rạch Cà Mau v́ biến cố gia đ́nh.

(H́nh: Toán Quốc Quân Kỳ của Nhẩy Dù và HM Thúy – năm 1990)

Ra khỏi quán Tiều, tôi chạy xe trong màng mưa lay bay, ḷng bâng khuâng. Saigon buồn tênh trong không gian đẫm nước.. Phút này, sao thèm quá một ly trà nóng có mùi gừng cay, bên người bạn tâm đắc, với gịng nhạc tiền chiến. Qua khu Tân Định, Đa Kao có tiệm chè Hiển Khánh, có rạp hát cinê Đa Kao chiếu toàn phim Pháp. Tôi ước ǵ được nh́n chiếc răng khểnh, nụ cuời xinh, đôi mắt to tṛn của cô bạn cũ... Gần đây, mỗi lần nói chuyện với chủ tiệm bánh Pháp Lê Đức Bakery (anh là con trai của chủ rạp ci-nê Đakao), nhắc về rạp hát và tiệm thạch chè Hiển Khánh cuûa gia ñ́nh, tôi như nh́n thấy cái bóng của ḿnh hiển hiện ra trên con lộ vắng vẻ, song song với bạn lúc tan trường, hoặc nhớ lại những cuốn phim t́nh cảm sướt mướt của cô đào Audrey Hepburn đóng với tài tử Geogry Peck.

Thời gian lặng lẽ trôi.. Năm 1982, tôi vượt biên. Ra đi chẳng bao lâu, th́ nhận tin từ VN, cô em kế của tôi, con bé thường hay ra quán Tiều, ăn bánh tiêu chấm cà phê sữa, qua đời sau khi ra khỏi trại tù CS về tội vượt biên. Cô tṛn 37 tuổi.

Hai năm sau, ba tôi lâm bạo bệnh, tạ thế.

Đám tang nào, cũng không có mặt… tôi!

Thời gian này, ở quê người, tôi miệt mài, măi mê tổ chức các chương tŕnh giúp các cựu quân nhân ở các trại tị nạn Đông Nam Á, mặc kệ tiếng khen-chê-bôi bẩn, v́ ḷng tị hiềm. Tôi ôm nhiều ước vọng trong trái tim sôi bỏng, lúc nào cũng nhớ VN. Nhớ những thaân phaän coâi cuùt cuûa người vợ lính ở vùng kinh tế mới, xă Minh Thạnh, Quận Chơn Thành, tỉnh B́nh Long, mà gia đ́nh tôi là một trong những nạn nhân, phải rời xa thủ đô, để chồng sớm được “tha” về!.

Vừa bắt tay làm báo, tôi tổ chức gây qũy châm dầu cho con tàu Cứu Nguy Người Vượt Biển tên Akuna (1985) do BS Trần văn Tính làm đại diện tại Houston. Rồi lần lượt đi thăm (1988, 1989), uỷ lạo anh em cựu quân nhân ở trại tị nạn Chimawan, trại Tuemun tại Hồng Kong, rồi năm sau bay qua Thái Lan thăm các trại Dongkred, Banthad, Panatnikhom, vào ngủ đêm tại vùng biên thùy Đông Dương để ủy lạo đoàn quân kháng chiến.

Thập niên 80, có Phong Trào Phục Quốc của Chiến sĩ Lê Quốc Tuư khởi động tại Pháp với anh hùng Trần văn Bá (sau này bị tử h́nh tại VN).

Tại Hoa Kỳ rầm rộ với những hoạt động của các phong trào phục quốc, qui tụ lực lượng cựu quân nhân Quân Lực VNCH.

Rồi sau đó, nghe tin chiến sĩ Vơ Đại Tôn bị “mất tích” ở rừng núi đất Lào, năm 1982 bị bạo quyền đưa ra xét xử.

Chẳng bao lâu Đề Đốc Hoàng Cơ Minh của Mặt Trận QG Thống Nhất Giải Phóng VN và nhiều phục quốc quân hy sinh trên đường biên giới xâm nhập quốc nội…

                    ***

Khi xuống thuyền bỏ nước ra đi (1982), tôi tưởng chỉ tạm thời xa xứ vài năm, cho qua một giai đọan, rồi chúng ta sẽ trở về.

Tôi không bao giờ nghĩ, tôi phaỉ chọn xứ Mỹ làm quê hương thứ hai, để lo đi học, lo làm giầu, sống đời gía áo túi cơm. V́ vậy, trong những năm gần đây, sau khi cưới dâu, gả con gái, làm tṛn bổn phận người mẹ, mỗi lần Đông tàn, Xuân đến, tôi có tâm trạng hụt hẫng, cô đơn, trống trải, buồn bă, giống như tâm trạng của nhiều người Việt tị nạn cao niên, trong những ngày đón Xuân nơi đất khách. Ai mà không thấy ḷng nao nao buồn, khi nghe cô ca sĩ hát rằng “đón xuân này, tôi nhớ xuân xưa...”

 Do vậy, tôi cố t́m công tác để làm, gọi là chút phần nào đó, đáp trả  ân t́nh những nam sinh thuở trước, đă hy sinh máu, xương, tuổi trẻ, cho nhóm nữ sinh chúng tôi được hưởng trọn vẹn mùa Xuân của người dân phố thị.

Mười tám tuổi (1964), tôi và các em gái thảnh thơi đi xem chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ trong tiếng đại bác vọng về thủ đô đèn hoa sáng chói.

Đêm 30 tết, tôi rực rỡ áo dài màu, thong dong đi lễ Lăng Ông để hái lộc đầu năm, trong ánh sáng hoả châu le le lói một góc phi trường Tân Sơn Nhứt.

Bây giờ nhờ các trang chiến sử, tôi hiểu rằng, tôi đă sống quá vô t́nh và thờ ơ, đă quên đi cùng giây phút đó, nhiều anh lính trẻ đón Xuân ở tiền đồn trong sự căng thẳng của đạn thù, ḿn bẫy!. Do vậy, nước mắt tôi luôn đầm đ́a mỗi lần nghe tiếng kèn mặc niệm, trong lễ truy địêu áo năo vang lên… Trên ngọn cờ vàng, tôi nh́n thấy những khuôn mặt của tuổi trẻ VN, trong đó có bạn đồng trường, bạn chung xóm... Những người chưa dám nói tiếng yêu, v́ bổn phận làm trai đè nặng trên vai chiến sĩ, rồi lần lượt họ nằm xuống đâu đó trên quê mẹ thân yêu.

V́ vậy, sự trăn trở, thao thức này, là năng lực giúp tôi vượt qua bản chất thông thường của một người đàn bà, mà kiên tŕ theo đuổi việc yểm trợ thương phế binh.

                ***

Năm nay, Houston của chúng ta, đang xảy ra vấn nạn cộng đồng, tổ chức bầu cử không minh bạch, tài chánh thâm lạm, xảy ra tranh căi gay gắt, đưa đến kiện thưa, cho nên cuộc sống thường nhật của một cá nhân liên quan đến ngành truyền thông (trung thực), phải ghi thêm nhiều công việc. Và khi đă bận rộn, th́ cứ phải vừa đi, vừa chạy..

(H́nh: biểu t́nh tuần hành trên đường Milam- Downtown Houston – 1990)

Hôm qua, tôi lội mưa đi chợ Tết, v́ nghĩ rằng thời tiết này, chợ sẽ vắng. Tuy nhiên, chợ cũng tấp nập, v́ đă bầy ra nhiều mặt hàng chỉ bán trong dịp mừng năm mới âm lịch: Kẹo bánh, mứt, trà, trái cây khô, hoa nylon đủ lọại... Khách chọn quà xuân cũng đông không kém ǵ ngày Chủ Nhật.

Tôi hấp tấp mua, xếp hàng chờ trước quầy thu ngân, th́ có một anh đẩy xe chợ, đứng trước, quay đầu chào, cười rất tuơi:

-Em nhường chị trả tiền trước!

Tôi lịch sự:

-Không sao! Tôi chờ được, anh mua nhiều quá, cần về trước hơn tôi.

Anh chàng phân bua:

-Em có tiệm ăn, hùn với bạn, mới mở, nhưng em biết chị bận rộn hơn em..

-Ủa! Anh biết tôi hả?!

-Dạ, v́ chị là người thường hay giúp Lính!

-A, anh muốn ám chỉ mấy anh thương phế binh!

Anh chàng gật đầu rối rít:

-Đúng! Mấy anh đó tội lắm, tiếc là em mới qua, chưa thảnh thơi để góp công, góp của với chị! Trước khi qua đây, xóm em ở, có mấy anh, nhắc đến tên chị.

Tôi thân mật, thay đổi cách xưng hô:

-Ờ!  Nhường cho chị được trả tiền trước là đủ rồi. V́ chút nữa đây, khi ra khỏi chợ, th́ chị phaỉ chạy đi lấy tiền mấy người bạn hứa cho, để kịp gởi về VN cho mấy ảnh ăn Tết.

Thường, gặp những hôm thớ tiết xấu, mưa dầm dề, tôi chỉ muốn tắt điện thọai, đắp chăn, ngồi đọc sách cũ, nghe nhạc Lính.. Nhưng, hôm ấy mưa cả ngày, tôi lái xe chạy lanh quanh ngoài đường, đi ăn trưa với ca sĩ Kim Phượng, đi chợ, rồi c̣n ghé qua nhà hàng Saigon Maxim, trên đường Wilcrest, để mua bánh chưng, gị thủ, kẹo đậu phọng nữa... mà không thấy mệt, v́ sau khi về, nghe anh chàng thủ qũy của chương tŕnh Yểm Trợ TPB - Phạm Gia Khôi gọi, giọng rất cao:

-Chị! Mới được 500 đô la!

-Nhặt được hả?

-Không! Không phải!

-Tại sao Khôi nói là “được”?

-Của người ta cho, để tặng thương phế binh!

-Trời! Vui quá!

-C̣n vui hơn nữa!

-Cái ǵ thêm nữa?

-Vui v́ người cho tiền, không phải là người Việt Nam!

- Trời, trời! Chuyện lạ à nha!

A, th́ ra đây là một người bạn chung sở với Khôi. Người Mỹ gốc Ư, tên Allen Feliciano, là thợ hàn.

 Anh chàng này 35 tuổi, có vợ và hai con: 3 và 1 tuổi.

Thấy Khôi (thợ tiện) mỗi khi làm xong việc trước thời hạn, là đem hồ sơ Thương Phế Binh ra đọc, chọn lựa. Anh ta mon men đến xem, hỏi han khi thấy h́nh ảnh mấy anh TPB ở VN gửi qua.... Người th́ có hai hố mắt sâu thẳm, anh th́ cụt cả đôi chân, anh mất hết hai cánh tay..H́nh ảnh nhà tranh xiêu vẹo, mái lá chênh vênh, chắc đă làm chạnh ḷng, nên Allen xin đóng góp.

Khôi từ chối, v́ đă có lần ghé chơi, thấy nhà Allen chẳng có giàu có ǵ, 2 con c̣n rất nhỏ, nhưng Allen khăng khăng:

-Khôi! Giúp cho tôi! Tôi thấy hạnh phúc, sung sướng, khi tôi biết 500 đô la của tôi, về đến tận tay 5 người lính tàn phế này!

Khi Khôi đưa cho tôi 5 tờ giấy trăm, tôi thắc mắc:

-Nghe nói Allen, con c̣n nhỏ, nhà không dư dả, Khôi có t́m hiểu tại sao Allen phát tâm cho thương phế binh nhiều như vậy?

-Khôi có nói, nói với Allen nhiều điều về những chân lư ḿnh tin tưởng. Giản dị nhất là câu: Làm phước th́ được phước, gieo nhân nào th́ gặt qủa đó. Chị mà gặp Allen chị hết hồn, v́ toàn thân nó xâm đầy, mặt mày coi cũng..dữ. Allen nói, chỉ mong gặp điều tốt, chỉ mong 2 đứa con của Allen sau này lớn lên ngoan ngoăn, chịu học hành là Allen vui! Allen cũng lắng nghe cách thức gửi tiền về VN của ḿnh. Hắn nói, như vậy tốt, tổng số tiền về trọn tay người nhận, đừng có bị trả tiền thuê văn pḥng, mướn thư kư hết phân nửa như nhiều tổ chức từ thiện lớn của Mỹ.

Từ ngày chúng tôi lo công tác Yểm Trợ cho anh em TPB, th́ anh chàng Allen này là người Mỹ đầu tiên đóng góp giúp anh em TPB/VNCH  vơí số tiền 500 đô la. Đây không phải là số tiền nhỏ, so với lương tháng của l người thợ hàn, như vậy là cái “tâm” và “ḷng tin” của anh ta đối với trời đất phải lớn và đặc biệt hơn chúng ta nhiều lắm. Cũng vui vui khi thấy Khôi đă thuyết phục một người Mỹ về luật nhân quả của nhà Phật.

Tôi nghĩ thầm, chắc là Allen thấy 2 đứa con của Khôi đă thành công. Đứa con gái đang thực tập ở bệnh viện, đứa con trai vừa bước vào trường Y, nên Allen nghĩ rằng, điều mà Khôi làm từ hàng chục năm nay, đă cho Khôi cáí “nhân” tốt lành, qua sự thành đạt của 2 đứa con của Khôi và Mai chăng?

Tôi đưa hết chồng thư của mấy anh TPB vừa gửi qua, để Khôi chọn, lọc và anh Hải Lăng sẽ là người lọc sau cùng, để chắc chắn người nhận tiền, phải là anh em Lính của Quân Lực VNCH.

Tuần lễ này là những ngày cận Tết rồi, chúng tôi vui quá, v́ sau khi có 3 ngàn của BS Lê Trúc-Thu Thủy (con trai của anh chị Lê Trực-Tường An), đến số tiền này (500 đô la) và c̣n vài ba ân nhân nữa (nhạc sĩ Linh Phương ($100), bà quả phụ Tịnh Chí ($100). Rồi tuần tới đây, có chị Thủy Nguyễn – chưa bao giờ gặp mặt - đại gia đ́nh Kim Sơn, anh chị Ph.T.Th.. v.v.), sẽ góp thêm nụ cười cho một số anh em tàn phế ở quê nhà trong mùa Xuân Tân Măo.

Cũng xin khoe với bạn đọc, trong màn mưa mỏng cuả ngày Thứ Hai (24 tháng 1, 11) đầu tuần lạnh giá, tôi vừa đi chuyển tặng 37 anh em TPB ở quê nhà, mỗi anh 100 đô la, qua Công ty Lẹ Chuyển Tiền, với hy vọng đem chút tươi vui, ấm áp đến gia đ́nh họ trong mùa xuân Tân Măo.

Xin cám ơn các nhân viên như Huyền, Vân, Anh Thư... luôn luôn dành nhiều ưu tiên và chu toaøn  thủ tục rườm rà mà cô Thúy đ̣i hỏi, (để tŕnh báo lại với các ân nhân).

Cuối năm nay (2010 và 2011), tại thành phố này đă có hai tổ chức hướng về anh em TPB ở Quê nhà:

-Hội Quán Lính (với chủ tịch điều hành Bùi Đạt) vừa tổ chức cơm gây qũy (bỏ túi) tại nhà hàng Lucky Dragon, ngày 11 tháng 12, 10, thu được 5 ngàn đô la.

-Mới tuần rồi – 8 tháng 1, 2011, có gia đ́nh Hội Thủy Quân Lục Chiến Houston, tổ chức cơm tối văn nghệ, tại nhà hàng Phoenix Seafood, thu được 19 ngàn.

-Trần Trí Hoàng (Nhóm Hoa Lư) vừa khoe, các anh chị hội viên đóng góp trên 1 ngàn đô la để gíup nhóm anh em thương phế binh mà họ đă từng giúp trước đây. 

Như vậy, mùa Xuân năm nay, Houston của chúng ta đă mang về bao nhiêu hơi ấm cho một số anh em thương tật ở quê nhà.

Có niềm vui nào lớn hơn nữa không? 

               ***

Khi bạn có số báo này trên tay th́ chỉ hơn tuần nữa là chúng ta thêm một tuổi. Houston may mắn không có băo tuyết như các tiểu bang vùng Đông Bắc, chỉ có mưa bụi giăng giăng thành phố... Mưa làm chúng ta ray rứt đắm ch́m trong kỷ niệm, nhưng mưa cũng làm sạch đường phố, làm không gian bớt ô nhiễm và giúp cho ly cà phê đầu ngày thêm đậm đà. Giá mà có được năm ba người bạn tri kỷ để tâm sự, th́ đời có ǵ vui hơn!.

36 năm tha huơng. Nhiều người đă nằm xuống, để lại tiếng khen chê của một kiếp người. Cũng thời gian này, có bao nhiêu người đă lặng lẽ bỏ Houston ra đi, rồi lại trở về sau cuộc nhân duyên găy đổ. Thành phố vẫn thản nhiên qua bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông với nhiều chuyện vui, buồn xảy ra hằng ngày, hằng tháng.

Buồn nhất chuỵên cộng đồng tranh caĩ. Có người nói rằng, giá đừng có cuộc tổ chức bầu cử, để không xảy ra sự phân hoá ngày càng trầm trọng, nặng nề như hôm nay.

Vui nhất v́ sự phát triển mau và vượt bực, để Houston hôm nay tập trung hằng ngàn cửa hàng lớn, nhỏ cuả người VN, nhất là sinh họat về đêm. Nhiều pḥng trà mọc lên, mang văn nghệ làm đẹp đời sống.. Các quán ăn mỗi lúc một nhiều, làm giàu thêm văn hoá ẩm thực của dân tộc Việt. Không tin, bạn cứ đi một ṿng khu Bellaire là thấy liền ! Nhất là nhà hàng Kim Sơn Bellaire, năm nay tổ chức Đại Hội Ẩm Thực Ngày Tết, từ ngày 29 tháng 1. Chúng ta có thể vui xuân cùng gia đ́nh hay thân hữu t́m hương vị Tết quê hương với các món ăn truyền thống mà gía biểu không tăng

Mừng năm mới Tân Măo, nhiều hội chợ Tết của chùa, nhà thờ tổ chức vui Xuân, qui tụ nhiều danh tài trong bộ môn ca nhạc.

Nhiều tiệc vui Xuân của các hội đồng hương tổ chức mỗi cuối tuần.

Mong sao tiếng trống của Lân, tiếng cười ḍn của con trẻ nhận phong bao ĺ x́, nhưng bắt tay xiết chặt, kèm theo lời chúc Tết chân thành của bằng hữu, sẽ đuổi xua bao nhiêu muộn phiền của đời sống, đă xảy ra trong suốt năm qua, của mỗi người trong chúng ta.

Thân mến chúc bạn đọc, đoạt mọi điều đang ước nguyện, sức khỏe tràn đầy, thâm tâm an lạc.

Hoàng Minh Thúy

Houston, Texas

Mừng Xuân Tân Măo 2011