Hoàng Minh Thúy
Một Ṿng
Cách Houston hơn 4
giờ bay, San Jose c̣n có tên gọi là Thung Lũng Hoa Vàng,
nằm trong tiểu bang Cali, là một thành phố nhỏ,
đất hẹp, người đông, giá nhà đắt gấp
3 lần nếu so sánh với Houston. Nhưng,
Bắc Cali có thời tiết thật đẹp, mà ai
đă một lần ghé qua, khi về luôn nhớ
đến.
Năm nay, tôi bay
sang đây tham dự Ngày Lễ Hiền Mẫu với
đại gia đ́nh. Chuyến bay của hăng Hàng Không
Southwest không c̣n chỗ trống, đi đúng giờ,
đến cũng đúng giờ. Phi trường
Sắp đến
mùa Hè,
Đứng
trong nắng vàng chan hoà cành cây ngọn cỏ, dân
Nhờ thời
tiết khá đẹp, không nóng, không lạnh, 75 độ
mà đêm Chủ Nhật, tiệc mừng Ngày Lễ Mẹ
do Hoàng Mộng Thu tổ chức sau lưng nhà (back yard) đă
thành công tốt đẹp. Thức ăn
mua ở nhà hàng, thân hữu nấu tặng, có
bà con Sóc Trăng làm nhiều loại bánh Miền
Dịp
này, ông Cortesse cho biết, sẽ dự tranh chức vụ
Thị Trưởng kỳ tới.
Vợ
chồng rất đẹp đôi, ra sân nhẩy disco. Ông Cortesse cũng
như ông Giao Chỉ Vũ văn Lộc, phát biểu ngắn
gọn.
Có one man band và
Biệt đoàn Văn nghệ Lam Sơn (20 người),
chuyên viên thu video, thôï chụp
h́nh và nhiều thân hữu đến chúc mừng, ăn uống,
khiêu vũ (trên sàn ci măng) từ 5 cho đến 11
giờ khuya mới về. Sân khấu làm rất đẹp,
đầy mầu sắc, Hoàng Vinh và Bảo Hoàng thay nhau làm
MC. Không kể mấy người em của tôi lên hát (Hoàng
Ly, Mộng Thanh, Thanh Tâm, Hoàng Vinh. . .) c̣n nhiều khuôn mặt
ca nghệ sĩ trong vùng.
Ca
sĩ nhiều qúa tôi không nhớ tên. Nhạc Lính,
Nhạc chiến đấu, nhạc ngoại quốc. . . Có vũ thiếu nhi,
các em hát tiếng Việt rất giỏi.
Âm
thanh hay, ngoài trời thoáng mát, nên mọi người có
một ngày Mother Day rất vui. Ngoài trời
thoáng mát, nên mọi người có một ngày Mother Day rất
vui.
Dịp này, mẹ
tôi đến tận bàn, ĺ x́ mỗi khách tham dự một
phong bao Đỏ, trong có tờ giấy bạc 2 đô la
(tiền mới) và một vé
số, để khách có lộc của người cao niên.
Năm nay 87 tuổi, 15 lần sinh nở, trí óc bà vẫn
minh mẫn, dáng đi tuy có hơi chậm chạp, nhưng
vẫn thích đánh bài tứ sắc, có thể ngồi suốt
8 tiếng đồng hồ.
Đêm nay, bà vui quá.. Mấy ngày sau,
xem băng Video đă thu h́nh cuộc vui mà
bà là nhân vật chính, rồi tủm tỉm cười.
Sáng
hôm Thứ Ba, tôi yêu cầu được đi viếng
qua các khu thương mại mới khai trương. Mướ giờ
sáng, cửa tiệm mới mở cửa. Mấy năm
gần đây, giá nhà lên rồi sụt, tuy nhiên quán ăn,
nhà hàng Việt, cũng như đền, chùa, mỗi ngày
một tăng thêm bởi con số đồng hương
đến chọn
Sáu ngày đoàn
tụ với đại gia đ́nh, tôi có hàng chục
buổi ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều, ăn
mệt nghỉ; bởi trong gia đ́nh, các cô em đều
có tính thích đi...nhà hàng. Ăn xong, c̣n lang thang đi mua quà
vặt: bánh ngọt, xôi, chè, đậu hủ nước
đường, chả lụa, hột vịt lộn.. Thành phố
Dịp này, khi
đi qua đường Senter thấy khu vườn
Nhật, cạnh đó Việt Museum, với ngọn cờ
vàng bay phất phới bên cờ Hoa Kỳ, tôi ghé vào.
Đây là Viện
Bảo Tàng Thuyền Nhân và VN Cộng Hoà do cựu
Đại tá Vũ văn Lộc (Giám đốc cơ quan
IRCC) tức nhà văn Giao Chỉ thiết lập. Bước vào ngôi nhà này, thấy dĩ văng 40
năm hiện về, như câu viết trên tường “Lấy
tro tàn lịch sử, ta xây dựng bảo tàng. Đem quá khứ huy hoàng, gửi tương lai
vĩnh cửu”. Ngôi nhà dùng làm Viện Bảo Tàng nằm trong khu
công viên có tên là
Kiều Trang,
nhỏ hơn tôi vài tuổi, trước năm 1975 là ca
sĩ Tâm Lư Chiến, vợ một cựu Thiếu Tá, ông
đă anh dũng hy sinh (mất xác) trong trận An Lộc mùa
Hè đỏ lửa, năm 1972. Cách đây không lâu, tại
San Jose, Kiều Trang đă dàn dựng một show văn
nghệ có tên “B́nh Long Anh Dũng” để tưởng nhớ
những anh hùng quân đội đă hy sinh, trong đó có phu
quân.
Trang điểm
đơn sơ, ăn nói lưu loát,
Kiều Trang làm việc bán thời gian (partime) cho Viện
Bảo Tàng, để hướng dẫn du khách và
giảng nghĩa những di vật đang trưng bày trong
Viện. Bà là thành viên trong Biệt Đoàn
Văn nghệ Lam Sơn mà Hoàng Mộng Thu, cô em thứ
bảy của tôi, là cố vấn.
Năm 2011 Kiều
Trang đă sang Houston trong dịp Biệt Đoàn Văn
nghệ Lam Sơn bay qua tŕnh diễn trong ngày 30 tháng 4.. Do
vậy, chúng tôi có buổi tâm t́nh thật vui và tâm
đầu ư hợp. Lanh quanh trong Viện Bảo Tàng, tôi
gặp lại nhiều h́nh ảnh cũ, liên quan
đến quân lực VNCH và thuyền nhân, mà nhà văn Giao
Chỉ đă lượm lặt, xếp thành hàng. Những kỷ vật và h́nh
ảnh này, làm người xem nhớ đến thập
niên đầy máu, nước mắt của người
Việt tị nạn trong suốt cuộc chiến 20
năm và trên con đường vượt thoát đi t́m
tự do. Gĩưa nhiều h́nh ảnh, di
vật được xếp đặt ngay ngắn trong
Viện Bảo Tàng, có một kệ sách. Nh́n chăm chú, tôi thấy trong một ngăn
tủ có nhiều tác phẩm Hồi Kư, Tiểu Thuyết,
Dịch Thuật, của nhiều nhà văn, trong đó có
cuốn đă không c̣n xuất hiện nữa. Tôi
thấy hồi kư của tôi, phát hành cách đây 20 năm,
cuốn Lật Chồng Báo Cũ, dày 600 trang. Cuốn
sách này ghi lại nhiều sự kiện vui buồn và
những công tác tôi đă thực hiện trong 10 năm
điều hành tờ báo Xây Dựng. (Bây giờ đă 30
năm!).
Tôi thầm nghĩ,
những du khách khắp nơi, có ghé qua đây, chắc không
ai rỗi rảnh mà ngồi đọc sách, tuy nhiên, hàng
trăm cuốn sách dày, mỏng, cũng như các di vật
do sự nhặt nhạnh, lượm lặt, sưu
tầm của người thực hiện Viện Bảo
Tàng này, sẽ để lại cho đời sau, biết
nguyên do nào dân Việt lưu lạc đến đây.
Thành lập
được một Viện Bảo Tàng không phải
điều dễ, kiếm được ngân khoản
của City để có nhà
lưu giữ, có nhân viên đến quét dọn, trông
coi, có nhân viên tiếp đón du khách cũng là một vấn
đề. Đấy là công khó của nhà văn Giao Chỉ
tức cựu Đại Tá QL/VNCH Vũ văn Lộc. Nay,
th́ ai cũng có thể ghé qua Viện Bảo Tàng Việt,
trong giờ làm việc. Nhất là có dịp đưa các
con, em ghé qua để chúng biết cội nguồn.
Gần quá ngọ,
ông bà Lộc nghe tin tôi đến thăm Viện, cũng
vội vàng dong xe đến, sau khi
rời pḥng mạch bác sĩ (khám định kỳ). Nghe
nói ông bà đều bị đặt máy trợ tim cho nên phải đi viếng bác sĩ
thường xuyên. Bà là nhân viên Red Cross nay
đă nghỉ hưu, rất sắc sảo trong mọi
vấn đề.
Đứng nh́n nhà
văn Giao Chỉ ve vuốt bức tượng, vách
tường, tôi biết ông để tâm vào đứa con
tinh thần này rất nhiều. Cái nh́n của một
người đă 80 tuổi với di sản do chính ḿnh
gầy dựng, có đôi chút đăm chiêu, bâng
khuâng. Nắng Cali hôm nay chan hoà cây kiểng, thời tiết
rất đẹp..Cái nóng nhè nhẹ
đủ làm má giai nhân thêm hồng, chứ không mang mồ
hôi nhễ nhại tuôn xuống vầng trán. Thành phố này về trưa, nhất là con
đường Senter sao quá đổi êm đềm.
Ngồi trong bóng mát của ghế đá, nh́n lá cờ vàng tung bay, thấy ḷng ấm lại. Du khách không muốn dời chân, bâng quơ ngắm
hoa, nh́n cảnh. Buổi trưa của một ngày
giữa tuần, sinh hoạt trong công viên rất êm ả..
Ông bà Giao Chỉ Vũ
văn Lộc mời chúng tôi đi dùng cơm trưa,
nhưng Kiều Trang đỡ lời:
-Việc đó, có
Kiều Trang. Hai bác về nhà nghỉ.
Khi quay lưng, ông
Giao Chỉ c̣n ân cần:
-Bill đó,
để hai bác nhé.
Tôi nh́n theo hai ông bà sánh đôi nhau ra băi đậu xe.
Ḷng tôi như chùn lại. Người 74,
kẻ 80...Như thân mẫu của tôi đây, 87 tuổi. Tuổi già như đèn lụn bấc, không
biết sẽ tắt lúc nào.
Hôm
nay, chúng tôi được Kiều Trang đăi ăn ở
nhà hàng Nha Trang. Chúng tôi cùng nhau nhắc lại kỷ niệm
của ngày 30 tháng 4, 2011, khi Biệt đoàn Lam Sơn (15
người) đến tŕnh diễn, đă được
Giám đốc La Minh Trí đăi ăn bao bụng ở Kim
Sơn Bellaire, 2 lần trong 1 ngày và được đăi
ăn Bún Ḅ Huế ở nhà hàng Kim Châu..
So với
Hai
giờ trưa, Hoàng Mộng Thu đưa tôi đến
Hội Trường của Khu Hội Cựu Tù Nhân Chánh
Trị.
Hội
trường rộng khoảng 500 sq.ft, được bao
vây bởi nhiều gian nhỏ, có gian treo huy hiệu quân
lực VNCH, có một gian làm pḥng thờ các tướng lănh
đă tự xử trong tháng 4 đen và nhiều h́nh ảnh
quá cố, của những người cựu quân nhân VNCH
đă nằm xuống trong mấy năm gần đây,
dĩ nhiên là người đă từng sinh hoạt và
sống tại San Jose.
Trong hội
trường, thiết trí sân khấu, âm thanh, đèn màu,
sẵn sàng cho thuê mướn để hội họp, ra
mắt sách, băng nhạc, và có thể làm sàn nhảy. Mỗi khi có tổ chức, th́ các rèm nhung sẽ
được kéo kín để che các gian pḥng thờ.
Người
tiếp đón chúng tôi là một cựu tù nhân Chánh Trị
(Đại úy Mai Chuyên). Nghe nói tiền thuê nhà
mỗi tháng 3,500 đô la. Tôi thầm nghĩ, không
biết cách nào Hội sẽ lo cho chu
toàn. Chắc là phải nhờ đến sự đóng góp
của chủ nhân cơ sở thương mại
Việt... Mà, dính đến tiền bạc, th́ chắc phải
có điều tiếng nọ kia.
Buổi chiều, tôi bảo HM Thu
đưa tôi đến viếng một kiểng chùa.. Sau 2 năm, chùa mở lớn
hơn và tiện nghi hơn. Có lẽ, sau 40 năm xa
xứ, sĩ số đồng hương Việt
đến tuổi cao niên ngày càng đông, nên họ
thường t́m đến Chùa như một sự an
nghỉ, tỉnh tâm, sám hối, cho nên Chùa ở đâu
cũng có và chùa nào phát triển rất mau, nhờ Phật
tử góp công,của hậu hỉ.
Tôi ḷ ṃ bước
qua một căn nhà khác, gần đó, để gặp
một thiền sư, mà HM Thu rất trân quí và hay góp
tịnh tài.
Bảy
giờ ba mươi tối, hoàng hôn đang xuống,
trời bắt đầu mù sương. Ngồi
trong gian pḥng rộng mở ngỏ, nh́n ra phiá núi âm u, tôi
được nghe vị thầy tâm sự đôi
điều về phương cách thiền nguyên thủy
của ông. Sống là phải cố
gắng giúp đời (ông thường đi chữa
bệnh miễn phí). Chết là hết,
là không c̣n ǵ nữa. Tôi vừa nghe ông nói chuyện
với HM Thu, vừa phóng tia nh́n ra xa. Gần chân ngọn núi trọc, tôi chợt thấy
một người đàn ông, râu tóc bồm xồm,
ngồi trước một nhà kho nhỏ xíu, lủi
thủi dùng cơm chiều. Trong bóng đêm đang
dần xuống, h́nh ảnh này trông vừa buồn bả,
vừa cô đơn, khiến tôi nghĩ đến cố
thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, đă chết lạnh trên xe, trong một kiểng Chùa. Gia
đ́nh ông đâu, mà ông ngồi đó như một
chiếc bóng, đ́u hiu, quạnh quẻ chỉ thấy cây
cỏ và gió lạnh của buổi chiều đang dần
tàn?
Đang định
bước ra hỏi thăm, th́ HM Thu đă chia tay cùng thiền sư.
Một ngày lang thang đường phố của tôi qua
rất mau. Buổi tối ở
Bởi vậy, khi
chia tay với đại gia đ́nh, rời khỏi San Jose
với thời tiết mát lạnh 70 độ ban ngày, 55
độ ban đêm, tôi chạm mặt với cái nóng
hực hỡ 87 độ của Houston khi vừa xuống
phi trường, Vậy mà, tôi thấy ḿnh như con cá,
đang thả xuống nước, v́ sau hơn 30 năm
ngọt bùi cay đắng với thành phố này, tôi đă
quen và yêu nó thiết tha.. Mỗi cửa tiệm, mỗi góc
đường, đều có lần đă bước chân
qua../.
Hoàng Minh Thúy
Tháng 5, 2013