Tạp Ghi

Đón Xuân  Ất Mùi

Nhớ Lại Xuân xưa

                    Hoàng Minh Thúy

(Tạp chí Xây Dựng – Năm thứ 32 – số 805 – Phát hành ngày 21-2-2015)

 

Quay đi, ngoảnh lại mà Tết đă tới rồi. Đồng hương Houston sau những cuộc vui chào mừng năm mới Dương lịch với người bản xứ, đang rộn ràng mua sắm, cúng lễ cuối năm, biếu xén cho nhau, chào mừng Tết Nguyên Đán.

Từ nửa tháng nay, hương Xuân bao trùm các khu chợ Việt Nam: mứt sen, mứt bí, hạt dưa, thèo lèo, kẹo, trà, trái cây tươi ngon, hoa tươi nơn nà.. khoe ḿnh trên các quầy, sạp.. Cũng trong thời gian này, một số đông đồng hương đă lấy vé phi cơ t́m hương vị vui xuân quê nhà.  Trong khi đó, hai tháng nay, những ai đang sinh hoạt trong các Hội Đồng Hương, lai cắm cúi tất bật hoàn tất đặc san, lo gửi thiệp mời và xếp chỗ cho tiệc mừng Xuân, tạo niềm vui cho các người cùng tỉnh. Các chương tŕnh vui xuân của các Hội đoàn Quân đội cũng như hội Đồng Hương thay phiên nhau tổ chức  trong suốt tháng 2 và tháng 3, 2015.

Nh́n lịch tŕnh vào các ngày cuối tuần, tôi thường băn khoăn không biết làm sao cho phải “đạo” với thân hữu, v́ gần đây, gót chân tôi “biểu t́nh” và tim của anh Hải Lăng thường gây khó dễ, khi yếu, khi mạnh, đến nỗi BS Chuyên Khoa Tim Mạch quyết định phải “để máy” vào, trợ giúp cho nó hoạt động đều đặn. Sau mấy lần ra vô bệnh viện, trái tim “lộn xộn” của anh tạm..ngủ yên với một dụng cụ có tên là Pace Maker, đặt trên phía trái của lồng ngực. Chân thành cám ơn vị bác sĩ Gia Đ́nh đă sớm t́m ra căn bệnh, gửi ngay vào nhà thương để BS Chuyên Khoa quyết định, nếu không th́ chuyện tử sinh không biết xảy ra lúc nào!

*Tết ở hải ngoại có ǵ vui?

Kể từ khi qua tuổi 65, tôi không hề mong Tết, v́ sợ thời gian làm bạc thêm màu tóc, sợ nếp nhăn tạo h́nh trên khuôn mặt, sợ nhớ về tuổi thơ khi tiếng chuông Giáng Sinh bắt đầu reo vang, v́ sắp sửa đón chào năm mới.

Cuối năm, Houston có nhiều ngày thời tiết rất xấu, vừa mưa dầm, vừa lạnh. Trời không chút nắng, đường xá ẩm ướt, nhạc xuân vang vọng trong tiệm ăn, trong khu thương mại VN. Nắng xuân không có trên quê người, hoa không nở, cây cỏ úa xào, ḿnh trong cái lạnh cuối năm, chỉ khiến cho ḷng người cô lữ thêm bùi ngùi.

Những ngày cận Tết, tôi thơ thẩn dạo khu chợ Á Đông, cố ư mua chút quà có gói giấy xanh, giấy đỏ, tặng xui gia, thân hữu, hoặc chọn một chậu hoa màu sắc rực rở, bày lên bàn thờ cho ấm áp ngôi nhà... Đôi khi dạo quanh cả buổi mà không chọn được món nào vừa ư, v́ ḷng cứ  bay bổng thênh thang, ngậm ngùi nhớ tuổi thơ ngày cũ.

Thuở lên năm, lên bảy. Sắp đến Tết, Saigon trời rất lạnh, lạnh như hôm nay, mùa Đông nơi xứ người. Ba tôi dậy sớm, dẫn hai chị em tôi, đứa 6, đứa 4 tuổi, ra tiệm hủ tíu của một người Tiều Châu, đầu đường Yên Đổ, mở cửa từ lúc 3 giờ sáng.... Saigon ngày ấy –1952 - vắng tanh, đất rộng, người thưa, cuộc sống nhàn nhă, sinh hoạt hằng ngày trôi qua một cách chậm răi.

Khi các bác xích lô kéo nhau ra tiệm, người ăn bánh bao, kẻ uống cà phê, bàn chuyện về quê ăn Tết, th́ đă có cha con tôi ngồi ở bàn đầu của quán. Hai tách cà phê của quán b́nh dân ngày đó, pha bằng Vợt, được chủ đặt trên dĩa mỏng mang ra, bốc hơi nóng.  Ba tôi lấy cái dĩa, sớt chút cà phê sữa trong cái tách sành, thổi thổi cho mau nguội. Tôi ngồi cheo leo trên cái ghế sắt chông chênh, tay vân vê hai đuôi tóc, mắt to tṛn, chăm chú nh́n Ba tôi chậm răi xé bánh tiêu, rồi đẩy sang cho hai chị em, mỗi đứa một dĩa. Chúng tôi ngồi nhâm nhi cho tới mặt trời ló dạng. Khi trả tiền, Ba không quên  xách g̣ mên đựng hủ tíu, bánh bao về nhà khi má tôi và các em nhỏ vừa thức dậy...

Mười mấy năm sau, cũng một chiều cận Tết, Saigon mù sương, nhiều gió, đầy lá me bay. Đậu Tú Tài I, Ba dắt đi mua xe Velo Solex, chiếc xe thời trang mà đám con gái ước ao. Hôm sau, tôi mặc áo dài màu tím Huế, chạy Velo solex, đến cái quán Tiều t́m kỷ niệm cũ ở đầu đường Yên Đổ, th́ chủ quán đă qui tiên. Người con trai thay cha, bụng quấn tạp-dề tiếp khách, nói tiếng Việt giỏi hơn tiếng Tàu. Trước quán,  không c̣n thấy mấy bác xích lô nữa, mà là các ông tài xế lái xe Taxi.. Tôi ngó quanh, t́m cái bàn của ḿnh ngồi lúc năm bảy tuổi. Nhưng bây giờ nền quán lót gạch bông, không c̣n ghế bằng sắt với 4 chân mở ra, xếp lại, chủ đă thay bằng ghế gỗ, quầy trả tiền thiết kế khang trang. Mọi sự đều  thay đổi theo thời gian. Tôi nôn nao đi sâu vào con hẻm, ngẩn ngơ buồn, khi t́m măi mà không ra con bạn cũ của thời Tiểu Học. Năm học lớp Nhứt, chúng tôi có lần tắm mưa từ máng xối tuôn xuống hoặc từng che cặp-táp lội mưa về nhà...Cô ta đă không c̣n nơi đây nữa, cô đă về đâu đó của vùng sông rạch Cà Mau v́ biến cố gia đ́nh. Lúc ấy, cuộc chiến Quốc Cộng ngày một leo thang, gây thảm hoạ cho dân chúng ở các miền thôn, xă.

Trưa Chủ nhật, ra khỏi quán Tiều, tôi chạy xe trong màn mưa lay bay, ḷng bâng khuâng. Saigon buồn tênh trong không gian đẫm nước. Phút này, sao thèm quá một ly trà nóng có mùi gừng cay, bên người bạn tâm đắc, với gịng nhạc tiền chiến. Qua khu Tân Định, Đa Kao có tiệm chè Hiển Khánh, có rạp hát cinê Đa Kao chiếu toàn phim Pháp. Tôi ước ǵ được nh́n lại chiếc răng khểnh, nụ cười xinh, đôi mắt to tṛn của cô bạn cũ...Mấy năm gần đây, mỗi lần nói chuyện với chủ tiệm bánh Pháp Lê Đức Bakery (anh là con trai của chủ rạp ci-nê Đakao), nhắc về rạp hát và tiệm thạch chè Hiển Khánh. Tôi như nh́n thấy cái bóng của tuổi 17, 18,  lảng đảng hiện về trên con lộ vắng vẻ, chạy xe song song với bạn lúc tan trường, hoặc nhớ lại những cuốn phim t́nh cảm sướt mướt của cô đào Aubrey Hepburn đóng với tài tử Geogry Peck mà thuở đó nhóm nữ sinh chúng tôi mê mệt.

Thời gian lặng lẽ trôi. Biến cố tháng 4 xảy ra. Đại gia đ́nh lần lượt ly tán. Mọi người phải bương chảy để t́m cuộc sống yên thân trong chế độ CS.

 Năm 1982, tôi bỏ nước ra đi và may mắn được định cư ở một xứ sở tự do, văn minh nhất thế giới.

Chẳng bao lâu, th́ nhận tin từ VN, cô em kế của tôi, Hoàng Thúy Loan - con bé thường hay ra quán Tiều, ăn bánh tiêu chấm cà phê sữa, lâm trọng bệnh rồi qua đời sau khi ra khỏi trại tù CS về tội vượt biên. Năm ấy cô tṛn 37 tuổi.

Hai năm sau, ba tôi bị tai biến mạch máu năo, tạ thế.

Hai đám tang đều thiếu mặt tôi!

Thời gian này, ở quê người, tôi miệt mài đi biểu t́nh, măi mê tổ chức các chương tŕnh giúp các cựu quân nhân ở các trại tị nạn Đông Nam Á, mặc kệ tiếng khen-chê-bôi bẩn, v́ ḷng tị hiềm. Tôi ôm nhiều ước vọng trong trái tim sôi bỏng, lúc nào cũng nhớ VN, nhớ những người vợ lính thân phận côi cút ở vùng kinh tế mới, xă Minh Thạnh, Quận Chơn Thành, tỉnh B́nh Long, mà gia đ́nh tôi là một trong những nạn nhân, phải rời xa thủ đô!

Tờ Xây Dựng ra đời. Vừa bắt tay làm báo, tôi tổ chức gây qũy châm dầu cho con tàu Cứu Nguy Người Vượt Biển tên Akuna (1985) do BS Trần văn Tính làm đại diện tại Houston. Cũng thời gian này, lo kiếm tiền để gửi qua giúp các chi hội Cựu Quân Nhân ở các trại tị nạn Hồng Kông, Phi Luật Tân,Thái Lan, Nam Dương..

Năm 1988, cùng với vợ chồng ca sĩ Diễm Chi-Dương Hữu Chương và anh em Ban Nhạc The Moon (CA),  bằng tiền túi chúng tôi bay sang  uỷ lạo anh em cựu quân nhân các trại tị nạn tại Hồng Kong với sự giúp đỡ của sơ Mỹ Hạnh,

Năm sau (1989), khi vừa có Passport, cùng với anh Trần văn Chiến (LLĐB), và Trung Tá TQLC Trần Thiện Hiệu (Chủ tịch Hội Cụu QN), chúng tôi bay qua Thái Lan thăm, ủy lạo các quân nhân các trại tù tị nạn: Soisuan Plu, trại tị nạn Dongkred, trại Banthad, trại Panatnikhom. Dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của tướng Công Binh Nguyễn văn Chức, chúng tôi vào ngủ đêm tại vùng biên thùy Đông Dương để thăm, ủy lạo đoàn quân kháng chiến. Thời gian này, có Phong Trào Phục Quốc của Chiến sĩ Lê Quốc Tuư khởi động tại Pháp với anh hùng Trần văn Bá (sau này bị tử h́nh tại VN). Tại Hoa Kỳ rầm rộ với những hoạt động của các phong trào phục quốc, qui tụ lực lượng cựu quân nhân Quân Lực VNCH. Rồi sau đó, nghe tin chiến sĩ Vơ Đại Tôn bị “mất tích” ở rừng núi đất Lào, sau bị bạo quyền đưa ra xét xử. Chẳng bao lâu Đề Đốc Hoàng Cơ Minh của Mặt Trận QG Thống Nhất Giải Phóng VN và nhiều phục quốc quân hy sinh trên đường biên giới xâm nhập quốc nội..(Xem chi tiết trong tập Lật Chồng Báo Cũ).

Năm 1995. Làn sóng cựu Tù nhân Chính trị ào ạt tới Hoa Kỳ. Dưới sự yểm trợ nồng nhiệt của ông bà LS Phạm Thiên Tráng và nhiều ân nhân đọc giả, chúng tôi quay sang tổ chức 3 chương tŕnh Gây qũy Cứu trợ HO (tặng mỗi anh 50 đô la, tham dự văn nghệ, xổ số với phần quà giá trị), kế tiếp giúp cho các con HO có học tŕnh xuất sắc được học bổng (chọn 5 em, mỗi em 1 ngàn đô la). Nay, có em đă trở thành Bác sĩ, Nha sĩ.

Năm 1996. Bắt tay Công Tác Cứu trợ anh em TPB/VNCH ở quê nhà..

Nh́n lại: Ba mươi mốt năm làm báo, là bao nhiêu công tác đă thực hiện với nhiều công sức, chỉ mong có một điều: đem chút hạnh phúc an ủi người lính năm xưa.

                      ***

Khi xuống thuyền bỏ nước ra đi (1982), tôi tưởng chỉ tạm thời xa xứ vài năm cho qua một giai đọan, rồi chúng ta sẽ trở về. Tôi không hề nghĩ, tôi phaỉ chọn xứ Mỹ làm quê hương thứ hai. V́ vậy, trong những năm gần đây, sau khi cưới dâu, gă con, làm tṛn bổn phận người mẹ, mỗi lần Đông tàn, Xuân đến, tôi có tâm trạng hụt hẩng, cô đơn, trống trải, giống như tâm trạng của nhiều người Việt tị nạn cao niên, trong những ngày đón Xuân nơi đất khách. Ai mà không thấy ḷng nao nao buồn khi nghe cô ca sĩ hát rằng “đón xuân này, tôi nhớ xuân xưa...”

 Do vậy, tôi lao đầu vào công việc, gọi là chút phần nào đó, đáp trả lại ân t́nh những nam sinh thuở trước, đă hy sinh máu, xương, tuổi trẻ, cho nhóm nữ sinh chúng tôi được hưởng trọn vẹn mùa Xuân của người dân phố thị.

Mười tám tuổi, tôi và các em gái thảnh thơi đi xem chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ trong tiếng đại bác vọng về thủ đô Saigon đèn hoa sáng chói. Đêm 30 tết, tôi rực rỡ áo dài màu, tung tăng đi chùa Lăng Ông để hái lộc đầu năm trong ánh sáng hoả châu le le lói một góc phi trường Tân Sơn Nhứt. Tới bây giờ tôi mới hiểu rằng, tôi sống quá vô t́nh và thờ ơ, đă quên đi  cũng giây phút đó, nhiều anh lính trẻ đón Xuân ở tiền đồn trong sự căng thẳng của đạn thù, ḿn bẩy! Do vậy, từ khi ra khỏi nước, đọc được nhiều hồi kư của các người lính, nước mắt tôi luôn đầm đ́a mỗi lần nghe tiếng kèn mặc nịêm trong lễ truy điệu áo năo vang lên trong các sinh hoạt hội đoàn Quân Đội..Trên ngọn cờ vàng, tôi nh́n thấy những khuôn mặt của tuổi trẻ VN, trong đó có bạn đồng trường, bạn chung xóm... Những người chưa dám nói tiếng yêu, v́ bổn phận làm trai đè nặng trên vai chiến sĩ, rồi lần lượt họ nằm xuống đâu đó trên các vùng đất quê hương. Sự trăn trở, thao thức này, là năng lực giúp tôi vượt qua bản chất thông thường của một người đàn bà, bền chí dồn nỗ lực cho công tác yểm trợ những người lính.

                    ***

* Tết Dương lịch năm nay, 2015. Như một thông lệ, tôi cũng chạy ngược, chạy xuôi, lo kiếm ít tiền gửi về quê nhà. May quá, có một thân hữu tặng 3 ngàn, có kẻ năm trăm, người ba trăm đô la, nhờ vậy mà ḷng cũng thảnh thơi đôi chút, v́ đem mùa Xuân đến cho một số anh em thương tật ở quê nhà. (Xin xem chi tiết trong Trang Báo Cáo về việc Yểm Trợ TPB/VNCH).

Cuối năm 2014, tôi cũng phải “ra -vô” nhà thương hai ba lần v́ trái tim của anh Hải Lăng gây... khó dễ. Nhưng, phước trời c̣n thương nên mọi sự cũng đều qua. Có vào trong bệnh viện, sẽ thấy cuộc sống ngoài đời sao mà đẹp quá, cho nên hạnh phúc ở rất gần, nó là những điều rất giản dị, mà ḿnh không nh́n thấy. Hạnh phúc hơn nữa, là phải chấp nhận cái ǵ mà số phận đă an bày, không trách trời, than đất. Việc công, việc tư ổn định. Số báo Xây Dựng Xuân Ất Mùi (# 804) đă hoàn tất trong nỗ lực để đến tay bạn đọc đúng thời gian, như một qui định từ 31 năm qua. Báo vừa in xong, c̣n thơm mùi mục, có kẻ đă “ăn cắp” 16 xâu báo, tổng cộng gần 300 tờ khi nó hăy nằm trong kho hàng của nhà in!

                     ***

* Khi bạn có số báo Tân Xuân (#805) trên tay, th́ chúng ta thêm một tuổi. Houston may mắn không có băo tuyết như các tiểu bang vùng Đông Bắc, thỉnh thoảng chỉ có mưa bụi giăng giăng thành phố...Mưa làm chúng ta ray rứt đắm ch́m trong kỷ niệm, nhưng mưa cũng làm sạch đường phố, làm không gian bớt ô nhiễm và giúp cho ly cà phê đầu ngày thêm đậm đà.

Năm nay, đă 40 năm tha hương. Những người cao niên như chúng tôi, tham dự đám ma nhiều hơn đám cưới. Mỗi lần từ nhà quàn ra, thấy ḷng nặng nề, v́ phải chứng kiến cảnh ra đi của nhiều thân hữu, để lại những ước vọng dở dang...

Trái với khu vực buồn bả này, ngoài đường ồn ào náo nhiệt, dập d́u xe cộ. Thành phố vẫn thản nhiên qua bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông. Tất cả đều vô thường. Có có không không. Gẫm lại thấy Houston của chúng ta may mắn quá. Mười năm gần đây phát triển tột bực, cái ǵ cũng có, các dịch vụ tiện ích cho con người đều ở trong tầm tay. Trong nhà thương, đông đảo BS Việt Nam, lại có thức ăn Việt nữa. Lại c̣n có hai vị dân cử gắn bó với sinh hoạt đấu tranh của cộng đồng NVQG. Dân biểu Hubert Vơ và Nghị viên Richard Nguyễn.

Đi một ṿng trong vùng Tây Nam, tập trung hằng ngàn cửa hàng lớn, nhỏ của người VN, nhất là các pḥng trà, mang văn nghệ làm đẹp đời sống.. Các quán ăn mỗi lúc một nhiều, làm giàu thêm văn hoá ẩm thực của dân tộc Việt.

Tóm lại, mừng năm con Dê 2015 - có diễn hành, có hội chợ Tết của chùa Liên Hoa, chùa Tịnh Luật tổ chức, qui tụ nhiều danh tài trong bộ môn ca nhạc, không kể các tiệc Xuân của hội đoàn Quân Đội, c̣n có tiệc vui Xuân của các hội đồng hương Phú Quốc, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Quang Trung, Hội Tương Tế Làng Kế Môn.. v.v. Mong sao tiếng trống của Lân, tiếng cười ḍn của con trẻ nhận phong bao ĺ x́, nhưng bắt tay xiết chặt, kèm theo lời chúc Tết chân thành của bằng hữu, sẽ đuổi xua bao nhiêu muộn phiền của đời sống đă xảy ra trong suốt năm qua, của mỗi người trong chúng ta.

Mừng Xuân Ất Mùi, thân ái mến chúc các cơ sở thương mại phát tài, các ân nhân mạnh thường quân của Thương Phế Binh gặp vạn sự lành, các bạn đọc, đoạt mọi điều đang ước nguyện, sức khỏe tràn đầy, thâm tâm an lạc./.

Hoàng Minh Thúy