Tạp Ghi:

THÁNG 4 MUỘN PHIỀN

                                                                        Hoàng Minh Thúy

(Tạp chí Xây Dựng – Năm thứ 33 – Số 837 phát hành ngày  14-5-2016 tại HoustonTexas)

 

Tôi xé thời gian ra từng mảnh

Sao vẫn c̣n nguyên tháng Tư buồn

Tôi hoá thời gian ra vàng mă

Tàn tro bám chặt ở trong hồn!

 (Thơ Trần Mộng Tú)

Tháng 4 của tôi vừa đi qua với biết bao biến động xảy ra trong đời sống hằng ngày: Houston mưa to gió lớn gây lụt, phi cơ đ́nh trệ, trường học đóng cửa, sinh hoạt nhiều hội đoàn phải hủy bỏ.

Tại quê nhà th́ xảy ra chuyện nhà máy Trung Quốc ở Vũng Áng (Hà Tỉnh) xả độc chất, là nguyên nhân làm cho hàng lọat cá chết nổi đầy trên các băi biển ở các tỉnh miền Trung. Hôm nay cá chết đă đi tới biển Nha Trang...

Chánh phủ Hoa Kỳ tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh Chiến tranh Việt Nam tại Austin, Texas, mà khách được mời tham dự là những tên phản chiến năm xưa như: Henry Kissinger, John Kerry, Tom Hayden, Dan Rather...có thêm Đại sứ CSVN Phạm Quang Vinh góp tiếng nói. Tất cả diễn tiến này, là để chuẩn bị mở đường cho TT Obama sẽ đến thăm viếng VN. Người Việt tị nạn vùng Houston, Dallas phải kéo nhau biểu t́nh để gióng lên tiếng nói của cộng đồng Việt.

 Houston cũng tổ chức biểu t́nh (Thứ Bảy 8 tháng 5) trước toà Lănh sự CSVN và Trung Quốc.

Cũng trong tháng này, nhiều độc giả về ăn Tết, thăm viếng thân nhân.. kể lại những câu chuỵên đau ḷng của các vùng quê mà họ đă đi qua.

Tóm tắt lại, khi bên VN tổ chức ăn mừng “Ngày Giải Phóng Miền Nam” th́ ở Houston này, những người đă hy sinh th́ giờ, thời gian, tài chánh tranh đấu để bảo vệ chính nghĩa trong các năm qua, đang ngậm ngùi, để nước mắt chảy ngược vào tim, xót xa v́ sự bất lực của ḿnh..

* * *

Tháng 4 năm nay, tôi tṛn 70 tuổi. Trong dịp sinh nhật, tôi không tổ chức tiệc mừng, v́ tôi ghét tháng 4. Mỗi khi nhớ đến, tôi lại nghĩ đến chữ: tháng Ba lui quân, tháng Tư tan hàng, tháng Năm tù tội, tháng Sáu vượt biên... Những từ ngữ này luôn ở trong tâm tư từ khi con thuyền vượt biển của tôi, may mắn tắp vào bờ sau một tuần lễ ra khơi (1982).

Tờ báo XD ra đời năm 1983, là cái mốc thời gian của sự làm việc thật hăng say, không phải chỉ riêng ḿnh tôi, mà c̣n đông đảo các bạn đồng hành.

Các anh chị góp tiền túi để tổ chức những cuộc biểu t́nh liên tục với những Đêm Không Ngủ tại pḥng trà hay vũ trường, biểu t́nh trước City Hall, tranh đấu cho các thuyền nhân c̣n đầy trong các trại tị nạn Đông Nam Á được chấp thuận đi định cư tại các nước tự do, cùng lúc gióng lên tiếng nói để CS VN thả tù nhân Chánh Trị c̣n trong các “trại cải tạo” từ Nam ra Bắc. Tham gia biểu t́nh chống phim phản chiến phổ biến trong các rạp hát, có nội dung ngầm  bịên hộ cho chánh sách của chánh phủ HK.

Cũng như nhiều anh chị khác, khi đi biểu t́nh cũng như tham dự các chương tŕnh tranh đấu, tôi phải đưa con nhỏ theo. Quá nửa đêm, trong mưa to gió lạnh, lúc tan hàng chúng gật gù, lúc thúc chạy theo cha mẹ ra băi đậu xe.

Sau đó là những năm làm việc tận lực, xử dụng báo Xây Dựng như là phương tiện để bắt tay trong công tác cộng đồng:

-Hưởng ứng lời kêu gọi của BS Trần văn Tính, chúng tôi tổ chức Đại Nhạc Hội, gây qũy kiếm tiền châm dầu cho con tàu Akuna đi cứu nguy người vượt biển (1985)..Sau này, BS Tính từng giữ chức Chủ tịch Cộng đồng NVQG 03 nhiệm kỳ (1992-1998).

- Tổ chức đại nhạc hội Hát Cho Lính (1985-1986, 1987, 1988) để có tiền gửi sang yểm trợ các Hội Đoàn Cựu quân nhân Thuyền nhân có qũy hoạt động trong các trại tị nạn: Nam Dương, Hồng Kong, Thái Lan. Các Hội Đoàn Quân Đội của trại, dùng tiền tổ chức các ngày lễ 30 tháng 4, Quân Lực 19 tháng 6,  tặng mỗi anh mới đến trại 5 đô la để mua tem thư gửi về gia đ́nh, tặng nạn nhân hải tặc hằng tháng, có chút quà bồi dưỡng thể xác sau những đớn đau đă gặp trong cuộc vượt biển.

-Năm 1988, bằng tiền túi, tôi và Hải Lăng tháp tùng phái đoàn 9 người gồm: vợ chồng ca sĩ Diễm Chi-Dương Hữu Chương, vợ chồng vơ sư Bảo Truyền, vợ chồng nhạc sĩ Quốc Thái, nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Cang ... đi thăm và uỷ lạo các trại tị nạn (trại cấm) ở Hồng Kông (trại Tuemun và trại tị nạn Chimawan), dưới sự hướng dẫn của Sơ Mỹ Hạnh. Lúc đó, Sơ là nữ tu của ḍng Caristas, đang chịu trách nhiệm tinh thần của thuyền nhân, là người duy nhất được ra vào các trại cấm.

-Năm 1989, bằng tiền túi, chúng tôi cùng anh Trần văn Chiến, cựu thông dịch viên Lực Lượng Đặc Biệt (Lực Lượng Hải Ngọai Yểm Trợ các phong trào Phục Quốc) và anh TQLC Trần Thiện Hiệu (Tổng Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH  Houston, nay anh chị dời về Virginia), dưới sự hướng dẫn của tướng Công Binh Nguyễn văn Chức, mang thuốc Tây đi vào vùng biên giới (Thái-Miên) và yểm trợ tài chánh cho các Kháng Chiến Quân của khu chiến biên thùy Đông Dương.

Chuyến đi này (nay nghĩ lại mới thấy nguy hiểm) mỗi người mang trong túi hàng chục ngàn đô la. Thời gian tuy chỉ có 3 tuần, nhưng đă ghé thăm và trực tiếp yểm trợ tài chánh cho các thuyền nhân, bộ nhân, thuộc thành phần cựu Quân Nhân ở các trại tị nạn Panatnikhom, trại Banthad (biên giới Thái Lan)... Dịp này, chúng tôi cũng vào thăm và uỷ lạo trại tù Soisan Phlu (trong thủ đô Bangkok), là nơi giam giữ các người vượt biên đường bộ.

-Năm 1993. Sau khi các trại tị nạn đóng cửa, Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc ép buộc thuyền nhân phải về nước, chúng tôi bắt tay yểm trợ các cựu Tù Nhân Chánh Trị CS mới đến Houston với quà tặng và tiền mặt  ($50/mỗi người). Ngoài anh em trong nhóm như anh Lê Đại Hiền, anh Trần văn Chiến v.v. công tác này có anh Lê Hữu Phúc (lúc đó là Hội Trưởng Biệt Động Quân Houston) hỗ trợ đắc lực. Bây giờ anh đă dời về Virginia.

-Hai năm sau (1995), báo Xây Dựng quay sang lo cho anh em Thương Phế Binh VNCH ở quê nhà, với sự trợ giúp của các anh: Lê Đại Hiền (dưỡng già ở Nam Cali), Phạm Gia Khôi, Nguyễn Thanh Châu, Trần văn Chiến (anh vừa trở về từ Afghanistan, sau 12 năm làm việc), Trần Trí Hoàng (hiện nay là Trưởng nhóm Hoa Lư)... Miệt mài như vậy mà tờ báo Xây Dựng đến nay đă hơn 30 tuổi, kiên cường chịu đựng bao nỗi đắng cay trù dập của sự tị hiềm, ganh ghét. Chúng tôi vẫn giữ lập trường, đi đúng con đường ḿnh đă chọn. Không hối tiếc hay hổ thẹn với lương tâm.

* * *

Tháng 4, năm 2016. Houston có nhiều ngày mưa dai dẳng. Nước ngập bốn bề thành phố. Bó chân trong nhà, ngồi xem lại tập Album. Mỗi  tấm ảnh chập chùng bao kỷ niệm, ḷng ưu tư nhớ các câu thơ của Vũ Đ́nh Liên:

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

Vơ Đại Tôn ghé Hoa Kỳ (hiện ở Úc Châu). Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đến Houston (đă ra người thiên cổ). Đại tá Nhan Minh Trang đă ra người thiên cổ. Nhà văn Nguyễn văn Ba ra mắt sách (đột ngột từ trần tại Canada). Nhà văn Anh Vân (đă qua đời, Nam Cali). Các anh đă có mặt trong show Chân Dung Nguời Lính lần lượt qui tiên: Hải Quân Trung Tá Hồ Quang Minh, Biệt Cách 81  Thiếu Tá Nguyễn Sơn, Thiếu Tá Pháo Binh Minh Đạo Nguyễn văn Uyên...

Houston năm nay có Quân Cảnh Trương văn Cao, tuần này có KQ Nguyễn Ngọc Phách vừa từ giă anh em...

Quay qua ngó lại, những người thân quen lần lượt biến ra khỏi cuộc nhân sinh, mà cờ Vàng vẫn chưa bay trên đất nước thân yêu.                            * * *

Hai ba ngày lay hoay với chồng ảnh cũ, ḷng thật nặng nề, tâm tư lẩn quẩn trong ṿng tṛn kỷ niệm.

(H́nh: Tặng tiền cho đồng hương vượt biên tỵ nạn, bị chính quyền TháiLan bắt, nhốt tại trại tù Soisan Phlu- Bangkok – Thái Lan)

Năm nay 2016, tṛn tuổi 70 thấy chân mỏi, gối chùn. Trên đầu giường, đủ lọai thuốc và kem dưỡng da như các kệ hàng của tiệm thuốc Tây. Mỗi lần ra khỏi nhà th́ thuốc nhức đầu, đau bụng, dầu gió, kiếng lăo, kiếng mát nằm đầy trong bóp. Mỗi khi phải xa nhà th́ trằn trọc nguyên đêm. Quả thật thời gian đă “giết” đi nhiều năng lực, bào ṃn thể chất và sự hăng hái của con người.

Bây giờ, nh́n lại tập ảnh cũ mèm sau 33 năm, nghĩ lại thuở trước, thấy..  giật ḿnh.

Lúc đó (1982), 36 tuổi, ḷng đầy niềm tin và sự kiên cường. Trái tim nồng nàn luôn có bóng Cờ bay và tiếng hát Quốc Ca: Công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi. Cùng với nhiều anh chị, chúng tôi đă dũng cảm đứng lên, gánh trách nhiệm của một người dân lưu lạc.

Trong khi phần lớn người Việt tị nạn sau khi ổn định, lo tậu nhà lớn, mua đất đầu tư, th́ tôi, Hải Lăng và một số anh em.. miệt mài bàn chuyện kháng chiến, chống CS để trở lại quê nhà.

V́ vậy, khi nghe ai “rủ rê” là xách túi lên vai, trong khi hai đứa con, c̣n rất nhỏ (15 và 8 tuổi).

Nhiều lần ra khỏi Hoa Kỳ, vào những nơi khỉ ho c̣ gáy, thiếu thốn mọi phương tiện giao thông vùng biên giới Thái-Việt, thật sự rất hiểm nguy cho thân mạng. Hai ba chục năm về trước, không có internet hay điện thọai cầm tay để có thể liên lạc gọi xe cứu cấp. Nửa đêm về sáng, chiếc xe truck nhỏ xíu chở chúng tôi băng băng trên những con đường vắng vẻ sát vùng biên giới, đưa phái đoàn vào rừng. Sau đó xe lái vào những con đường ṃn cấm người lai văng, đầy cây cao bóng cả và ổ gà, thỉnh thoảng có h́nh đầu lâu gạch tréo, ra dấu cấm thợ rừng lai văng. Nếu như xe lật nơi đây, th́ nạn nhân chỉ có nằm mà chờ.. chết!

Lúc ra khỏi nước Mỹ, không nghĩ đến chuyện nên mang theo chai dầu gió, thuốc đau bụng, thuốc sốt rét, thuốc chống muỗi, băng cứu thương... v́ nghe mấy anh kêu một tiếng, là lo viết bài kêu gọi, lo đi xin ngân khoản mà làm việc (chân thành cám ơn các vị mạnh thường quân, nhất là ông bà LS Phạm Thiên Tráng) rồi bỏ vào túi xách hai bộ đồ, leo lên phi cơ, ḷng phơi phới vui, giống như đi picnic tại Hoa Kỳ!

Hôm nay, nghĩ về những sự kiện, nh́n lại đọan đường đă trải nghiệm, thấy ḿnh thật là may mắn, khi hăy c̣n vẹn toàn thân thể! Xin tạ ơn Trời!

***

Chiều nay lật chồng báo cũ, xem  các tấm h́nh xưa.. Những tấm ảnh vẽ một khung trời đầy nắng và hoa của một tuổi trẻ với t́nh yêu quê hương nồng nàn. Không biết những kháng chiến quân đó bây giờ ra sao, sau 26 năm, trại giải thể, tan hàng?

Quay lại Houston, nghĩ đến t́nh trạng bây giờ thấy buồn quá. Anh Lê Đại Hiền, anh Hải Lăng, anh Trần văn Chiến v.v. ...  đă qua con số 70. Các cựu quân nhân VNCH, thành phần rường cột của đất nước, lần lượt biến dần đi trong sinh hoạt đấu tranh của cộng đồng. Các anh vắng mặt v́ bạo bệnh, v́ Chúa, Phật đă gọi về. Tro cốt nhiều anh đă trôi ra biển, hoặc chỉ c̣n là một cái ..hũ,  nương tựa cửa Chùa.

Tháng 4, 2016. Sau cơn mưa băo của ngày 17 và ngày 18, Houston trở lại sinh hoạt b́nh thường. Sáng Thứ Ba ngày 19, tôi bay một lèo sang San Jose, trước thăm gia đ́nh, sau đi viếng Bức Tường Tưởng Niệm, đốt nhang cầu nguyện các vị anh hùng tuẫn tiết mà Biệt đoàn Lam Sơn của cô em Hoàng Mộng Thu đă tạo dựng cách đây 2 năm.

Chiều Chủ nhật 24 tháng 4, vùng Thung Lũng Hoa Vàng rất đẹp. Cỏ xanh biếc, hoa nở rợp sân, thời tiết se se lạnh ở nhiệt độ 60. Khu công viên không ai lui tới, v́ sắp đến giờ đóng cửa. Lúc này, dân Việt đang tập trung rất đông ở nhà hàng, chợ, và trong các khu thương mại sầm uất. Chỉ có tôi và Hoàng Mộng Thu. Cô đang săm soi tên tuổi của những ân nhân đă góp tiền dựng nên Bức Tường đá đen này, trong đó có Hội Trại Gia Binh Houston. Cô đang nói đến buổi cúng giỗ mà nhóm của cô (Biệt Đoàn Lam Sơn) sẽ tổ chức tuần tới..  đúng Thứ Bảy ngày 30 tháng 4.

Tôi vào ngôi nhà mang tên Viet Museum, trưng bày di sản của người tị nạn Việt Nam của ông Vũ văn Lộc làm Giám Đốc.

Có rất nhiều di tích của người lính VNCH, từ các bộ Quân Phục (đă cũ) cho đến vật dụng như: bi-đong, ba-lô, nón sắt, dây ba-chạc.. Tất cả kỷ vật làm đắng miệng, khi nh́n lại. Một nữ nhân viên đang chuẩn bị ra về, tay chỉ trên lầu cao, th́ thầm:

-Mấy hôm nay, nghe tiếng giày rầm rập, tôi nghĩ mấy ổng về trong dịp 30 tháng 4.

Tôi cười buồn, bước ra sân, thẩn thờ đến ngồi dưới chân bức tường. Tôi  nh́n măi những khuôn mặt anh hùng, đă tuẫn tiết, ghi khắc trên Bức Tường Tưởng Niệm, ḷng hắt hiu buồn, nhớ lại khoảng thời gian này, của 41 năm về trước: các chiến sĩ vô danh, CSQG Nguyễn văn Long, TSQ Hồ Ngọc Cẩn, các vị tướng: Lê Nguyên Vỹ, Lê văn Hưng, Trần văn Hai, Nguyễn Khoa Nam, Nguyễn văn Phú..... Ôi, không có nỗi đớn đau nào hơn, khi mà những hy sinh hào hùng của họ đang dần đi vào quên lăng!

Khi gió lộng của buổi chiều thổi mạnh, nhạt nḥa nước mắt, tôi xoa tay trên mặt đá đen, từ giă.. ḷng  thầm nghĩ: Ước ǵ các thế hệ hậu duệ may mắn ở Hoa Kỳ, cũng sẽ có nhiều nhiệt t́nh như thời gian chúng tôi đă trải qua, để yểm trợ tuổi trẻ trong nước đứng lên, lật đổ chế độ bạo quyền. Kẻo rồi, không bao lâu nữa cái tên VN sẽ bị xoá trên bản đồ thế giới...      

Giờ này, tuổi trẻ trong nước đứng lên mạnh mẽ biểu t́nh đ̣i đất cho dân, đ̣i tự do dân chủ, đ̣i chủ quyền, chống chánh phủ hèn yếu mà không sợ tù ngục. Các nhạc phẩm của Việt Khang vọng lên trong các buổi văn nghệ đấu tranh...Mới đây là bài thơ “Đất Nước Này Ngộ Quá Phải Không Anh” được phổ nhạc loan truyền..Dân đang sục sôi khí thế, lửa trong ḷng đă bùng lên, họ đang nh́n ra hải ngọai...

* * *

Khi đang soạn quần áo để từ biệt Cali, lên phi cơ trở lại Houston, quê hương thứ 2 chưa xa mà đă nhớ. Ngoài chồng-con-các cháu, c̣n có độc giả, có thành viên của Hội Gia Binh, có bạn bè của nhóm Coffee talk, bạn trong Gym.. ḷng nặng chĩu khi nghe tin KQ Nguyễn Ngọc Phách vừa thở hơi cuối cùng, lúc 6 giờ chiều Chủ Nhật 24 tháng 4..

Tháng trước đây, khi dựng Bảng Tên Đường mang tên các anh hùng đă tuẫn tiết Tháng Tư Đen, ở Kirkwood/Bellaire. Ngoài Nha sĩ Nguyễn văn Diệu - người chịu trách nhiệm lănh nhận công tác- c̣n có KQ Nguyễn Ngọc Phách gọi địên thoại nhắc tôi ra chứng kiến, để viết bài. Khi gặp nhau, ông buồn bă nói:

-Nó (ung thư Phổi) đă “ăn” khắp nơi rồi, không cách ǵ mà chữa chạy! Tôi vừa đi làm chemo ở nhà thương về.

Nh́n chung, thấy ông vẫn b́nh thường, đi đứng nhanh lẹ, tôi tưởng là câu nói đùa. Ai ngờ!

Tối Thứ Hai 25 tháng 4, tôi bay về, thi thể KQ Nguyễn Ngọc Phách đă nằm trong pḥng lạnh. Các người bạn cho biết, chờ qua 30 tháng 4, sẽ đi..thiêu. Rồi đây, tất cả sẽ trở thành tro bụi. Rồi đây, tất cả chỉ c̣n là kỷ niệm.

                    * * *

Một ngày ta nên cố t́m một nguồn vui để sống cho..vui”. Vậy mà gần hết tháng 4, tôi chưa thấy niềm vui của ḿnh. Nhưng may quá, chương tŕnh Đêm Tưởng Niệm với T́nh Khúc Lính với  danh ca Thanh Tuyền –Đan Nguyên, vừa được tổ chức ở Baby Club đêm 30 tháng 4, 2016, đă cho tôi t́m lại muôn vàn kỷ niệm thời con gái của một tuổi trẻ lăng mạn, nhưng  rất hào hùng của các thanh niên miền Nam, biểu tượng qua  lời ca trong một nhạc phẩm:

Năm 21 tuổi, tôi đi vào quân đội mà ḷng này chưa hề yêu ai (nhạc phẩm Biển Mặn của Trần Thiện Thanh).

Xin cám ơn anh, người lính Việt Nam Cộng Hoà./.

       Hoàng Minh Thúy