Tạp ghi:
Nhớ Chuyện Xưa
Nghĩ Chuyện Đời Nay
Hoàng Minh Thúy
(Tạp Chí Xây Dựng – Năm Thứ 34 –
Số 878 – Phát hành ngày 9-12-2012 tại
Tuần lễ
vừa qua
Những cơn
mưa lớn làm tôi nhớ về những ngày buồn bă trên
vùng Kinh Tế Mới miền Đông (Chơn Thành, tỉnh
B́nh Long), nơi có những người sĩ quan sau tháng
năm dài cải tạo, lê tấm thân tàn tá túc, đốt
củi, hầm than, ngậm đắng nuốt cay, tránh xa
thị thành - giả biệt những nơi chốn anh
đă có lần xênh xang áo măo…
Những cơn
mưa nhỏ lại khiến tôi nhớ tháng ngày thơ ngây
của tuổi học tṛ, nhất là những năm
Đệ Lục, Đệ Ngũ
ở Sàig̣n.
Có lần
đội mưa theo mấy chị
học lớp trên đến chân cầu Công Lư xem … bói. Mấy chị
đang tuổi cặp kê muốn xem bao giờ sẽ
lấy chồng, chồng sẽ có chức phận ǵ,
cuộc đời sau này vui buồn hay đau khổ.
C̣n ḿnh đang
tuổi trèo cây me, hái trộm hoa nhà hàng xóm, ngẩn
ngơ khi bà thầy bói hỏi cô muốn xem cái ǵ: t́nh duyên, gia đạo. T́nh duyên th́ làm ǵ có anh chàng nào
đi theo với cái tuổi c̣n đánh
đũa, chơi u bắt mọi.
Gia đạo th́ có cha mẹ lo hết
từ đầu đến chân. Con bé nh́n bạn ngẩn ngơ
cười rúc rích, rồi rụt tay
lại, bị mấy chị lớn mắng mỏ mấy
câu.
Cứ như
thế, mưa lớn tôi cũng ngồi ngẩn ngơ, mà
mưa nhỏ tôi cũng... ngất ngư
buồn. V́
vậy, càng lớn tuổi, tôi sợ mưa như
người già sợ trời trở gió. Nếu không muốn nh́n mưa mà
nhớ về kỷ niệm, tôi lay hoay t́m đậu xanh
để nấu chè, t́m bơ để
làm bánh, để bận rộn với bột với
đường, v́ vậy thân thể không nở bề
dọc, cũng ph́nh bề ngang v́ cái tật thích lăng
xăng trong bếp.
Chiều
nay,
***
Ngày
đó chúng tôi vừa quá tuổi đôi mươi, cùng làm
chung một cơ quan nên có dịp gặp gỡ nhau
hằng ngày. Sở
làm của chúng tôi là một dăy cao ốc lớn nhiều
tầng, đối diện với vườn hoa Tao
Đàn (Sàig̣n), có hàng trăm nhân viên.
Sáng
làm việc từ 8 đến 12 giờ, chiều từ 2
đến 6 giờ. Khoảng thời gian hai tiếng đồng
hồ nghỉ trưa này gây trở ngại cho những
người có nhà ở xa.
Cho nên trong nhóm phụ nữ có rất đông
người ở lại dùng bữa trưa trong Sở,
đi ăn quà ở Ngă Sáu, sát văn pḥng chỉ một
block đường, hoặc long nhong ngoài chợ Bến
Thành chọn vải may áo dài, hoặc ngủ gà ngủ
gật trong pḥng.
Tôi, Duyên và một
số cô bạn khác thường ở lại Sở
buổi trưa, v́ ngại đi đi về về
giữa lúc trời đứng bóng, nóng hừng hực mà
đường lại kẹt xe.
Trong khoảng
thời gian rỗi rảnh này, đám đàn bà con gái chia
thành từng nhóm, nói với nhau đủ thứ chuyện
trong lúc rủ nhau đi ăn uống, hoặc đủng đỉnh
vào vườn Tao Đàn xem hoa ngắm cảnh. Gặp ngày trời mưa
dầm, th́ đưa nhau lên
tầng lầu cao nhất, ngồi trong Câu Lạc Bộ
của Sở, vừa ngắm quang cảnh thành phố
Sàig̣n mờ mịt mù sương vừa dùng bữa trưa
cũng thú vị lắm.
Những khi
thời tiết xấu như vậy, Câu Lạc Bộ
đông nghẹt khách, nên chúng tôi phải chờ đợi
rất lâu mới đến phiên “order” thức ăn,
thường chỉ có các loại bánh ḿ kẹp thịt
như: Hamcheese, Hamburger, hoặc Hot Cake ăn với mật
ong, bánh Donut với cà phê hoặc trà nóng, trái cây tươi như bom, cam
hoặc trái cây đóng hộp.
Những lúc
phải xếp hàng như thế, trong khi tôi sốt
ruột xuưt xoa, chong mắt nh́n lên bảng thực
đơn chọn món ăn, hoặc ngắm bồi bếp
tíu tít chiên thịt, làm hot cake, th́ Duyên đứng nh́n mưa
bay bay qua khung cửa kính với đôi mắt thích thú và
đă có ước muốn, khi nào chết th́
được ...chết trong mưa. Tôi gạt ngang:
-Nè, đừng có
nói gở như vậy, không tốt đâu.
Là người Công
Giáo, Duyên không tin lời tôi giảng giải và cũng không
mấy tin chuyện bói toán vẫn vơ.
Một buổi
trưa, trời mưa lâm râm, không đủ ướt
đất, Sau khi ăn trưa ở một nhà hàng sát bên
Sở, chuyên bán thức ăn nấu theo kiểu Pháp,
một cô bạn chung pḥng rũ Duyên và tôi đi xuống
Khánh Hội gặp ông bác mới từ Pháp qua.
Tâm nói:
-Ông bác của tôi là nhà tử vi
đẩu số. Giỏi nổi tiếng! Khách
của bác, phải ghi tên trước cả tuần
mới được gặp. Mấy bồ theo tôi xuống thăm bác, tôi nói bác xem giúp
cho, nhất là Duyên, nghe tin bồ sắp lấy chồng
phải không?
Duyên gật
đầu, đi theo tôi và Tâm. Tôi học
trường Đạo nhiều năm, gặp Cha
nhiều hơn gặp Sư nên tôi thuộc kinh Lạy Cha
nhiều hơn niệm Phật, bởi v́ ba tôi bảo:
-Đạo nào
cũng dạy người ta ăn ở hiền lành, làm
lành tránh dữ, mấy đứa tụi con theo
đạo nào cũng được.
Do vậy nhà
thờ tôi cũng vô mà nhà chùa tôi cũng vào. Giáng Sinh th́ tôi la cà với lũ bạn ở Vương Cung Thành
Đường, gần nhà th́ đi nhà thờ Chúa Cứu
Thế. Ngày
Phật Đản tôi đi chùa Xá Lợi hoặc thơ
thẩn ở chùa Vĩnh Nghiêm. Ở đâu tôi
cũng trân quư và ngưỡng mộ tất cả mọi
lời kinh dạy.
Thật ra trong đời sống, chu
toàn được Đạo Làm Người cũng đă
khó khăn rồi! Tuy nhiên, dù thường hay viếng
Lăng Ông Bà Chiểu đêm Giao Thừa, hay có vô ra mấy
chỗ hầu đồng từ ngày c̣n nhỏ, tôi vẫn
không mê say chuyện bói toán, v́ ba tôi bảo:
-Bói ra ma, quét nhà ra
rác. Đi xem bói
chỉ rước cái lo vào thân. Cứ ở hiền
gặp lành. Cái số ḿnh nó vậy rồi th́ chạy trời
không khỏi nắng. Gieo quả nào ta gặt quả nấy. Miễn sao ăn
ở cho phải, rồi ông bà sẽ phù hộ cho ḿnh.
Hôm ấy trời
mưa lâm râm, ai nấy đều ra khỏi pḥng, tản
mạn đâu đó, nên nghe lời rũ
của Tâm, tôi đồng ư theo Duyên và Tâm. Cả ba đèo nhau trên chiếc xe Honda đi xuống Khánh Hội, khỏang
10 phút là tới.
Tôi
nhớ bác của Tâm tên là Ích.
Ông rất đẹp lăo, ăn
mặc sang trọng và bề thế, có vẻ quư mến Tâm
v́ là cháu ruột lâu ngày mới gặp. Thấy có nhiều khách chờ,
nên tôi và Tâm đều nhường cho Duyên xem, v́ lư do Duyên
sắp lập gia đ́nh, chúng tôi sẽ trở lại ngày
khác. Bác Ích dùng kiếng
rọi, soi bàn tay của Duyên, ngắm
tướng mạo, hỏi ngày sinh tháng đẻ, rồi
nói rằng:
-Người
chồng mà cháu định lấy, không hợp với cháu
đâu. Sẽ có
nhiều chuyện không tốt xảy ra và cháu là
người thua thiệt.
Duyên cười
tủm tỉm, dáng vẻ không tin:
-Tại sao vậy
bác?
-Bác không trả
lời được. chỉ biết rằng, anh ta không hợp và
cháu sẽ chịu đựng nhiều chuyện không vui sau
này.
Khi
chúng tôi ra về, bác Ích giữ Tâm ở lại, nói nhỏ
điều ǵ đó. Khi
đến sở làmTâm nói với tôi:
-Bác nói số
của Duyên không tốt, không thọ. Đường
t́nh duyên lộn xộn lắm, nhưng chắc là Duyên không
tin. Minh
biết anh chồng tương lai của Duyên mặt
mũi đẹp trai, con một, dân du học, giáo sư
đang dạy tại Trường Kỹ Thuật Cao
Thắng.
Tôi nói với Tâm:
-Ngày mai nói cho Duyên
biết đi!
Tâm gạt phắt:
-Nó không tin! Nói ra nói vào chỉ vô ích, đám hỏi đă xong
rồi hai tháng nay, bộ bồ không biết sao?
Mà thật thế,
nh́n cái dáng hào hoa phong nhă của anh chàng mỗi chiều lái
Vespa đến đón Duyên, ai mà không thấy xứng
đào, xứng kép, lại là Giáo Sư của trường
Kỹ Thuật công lập, con một, khỏi lo chuyện
đi lính, giữa lúc chiến tranh sôi sục lúc bấy
giờ. Đấy không
phải là một cuộc hôn nhân an b́nh và
tốt đẹp sao?
Tôi và Tâm lúc ấy
vừa có con đầu ḷng, đường đời
chưa đi qua mấy nên chẳng có nhiều kinh
nghiệm, hơn Duyên vài ba tuổi, nên chả dám có ư
kiến ǵ. Hơn nữa
mới làm việc chung chưa tṛn
một năm, nên không dám nói ra, nói vào, sợ lỡ duyên
của bạn.
Khi Duyên làm lễ
hôn phối xong th́ vào Sở xin nghỉ việc, từ giă
đồng nghiệp chung pḥng với
đôi mắt sáng ngời của một người
đang bơi lội trong niềm tin yêu của một
đời sống đôi lứa.
Tôi và Tâm đứng nh́n theo bóng nàng khuất trong thang
máy, ḷng thầm mong bạn đừng gặp cảnh không
may, như bác Ích đă nói mấy tháng trước đây.
Rồi từ
đó, chẳng nghe tin tức ǵ của Duyên cả và Duyên
chẳng chơi thân với ai trong Sở nên không
được rơ, cô nàng có hạnh phúc hay không sau ngày lên xe hoa, làm phép cưới tại nhà thờ
rất ư trang trọng.
Hai năm sau, trong
khi tôi và Tâm vẫn c̣n làm nơi chỗ cũ, chúng tôi
đang vui v́ vừa được lên lương, th́
nhận tin sét đánh: Duyên
nhảy từ lầu 10 của khách sạn Caravelle chết
với bào thai sáu tháng vào lúc 9 giờ
sáng.
Câu chuyện t́nh
của cô được lên trang trong của một tờ Nhật
Báo, đăng tải nhiều kỳ với đầy
đủ mọi chi tiết, nhờ tập nhật kư cô
để lại cho thân mẫu
và được trao cho nhà báo khai thác.
Tôi ngồi chết
sửng trong buổi sáng mưa bay bay khi nhận hung tin,
chợt nhớ đến lời của Duyên ước ao
trong buổi trưa nào đó trên lầu cao của Câu
Lạc Bộ, nhớ đến lời của bác Ích khi
nắm lấy bàn tay cô giải đoán chuyện tương lai. Qua cuốn Nhật Kư để
lại, người ta mới biết rằng cô trao duyên
nhằm tên trí thức “đào mỏ”, bởi bố mẹ
Duyên là chủ một hăng làm giày rất lớn. Đám cưới xong mấy
tháng, anh giáo sư yêu cầu cô vợ xin tiền bố
mẹ để mua nhà, bằng không th́ phải chịu
cảnh chung đụng, làm dâu với bà
mẹ chồng khắc nghiệt chỉ có một
người con duy nhất.
Duyên không chấp
thuận, thế là cả chồng lẫn mẹ lời ra
tiếng vào, tiền đong gạo phát. Buồn phiền nên Duyên hư thai lần thứ nhất sau khi uống
một túp thuốc an thần, được đưa vào
nhà thương rửa ruột.
Lần thứ hai,
sau cuộc cải vă, người chồng giáo sư lên chân
hạ tay, Duyên bỏ về nhà cha mẹ
ruột ở. Nhờ
vậy, bố mẹ Duyên mới biết cớ sự. Ông bà giữ cô con gái lại nhà,
nhưng anh chồng lên khóc lóc, nài nỉ, van xin. Mềm ḷng Duyên xách
gói trở về nhà mẹ chồng. Chưa được sáu tháng th́
nàng chọn cái chết khốc liệt với lời
ước nguyện: sẽ
làm ma để báo oán gia đ́nh chồng suốt
đời.
Th́ ra, sau khi đón
vợ về chưa được bao lâu, đêm hôm
trước ngày xảy ra câu chuyện, anh giáo sư bảo
vợ về nhà mượn bố mẹ ruột một
số tiền, nhưng nàng từ chối, yêu cầu anh
chồng nếu muốn, th́ lên nói thẳng với cha
mẹ vợ. Tức giận,
anh giáo sư cho vợ hai bạt tai, sau khi
nói qua, nói lại vào lúc nửa đêm. Sáng sớm hôm sau khi
chồng đến trường, bà già chồng xách giỏ
đi chợ, Duyên mặc nguyên bộ áo dài trắng,
quần trắng, gọi xích lô đến nhà hàng Caravelle ngay
trung tâm thành Sàig̣n. Lên lầu 10, nàng gọi bồi cho một tách cà
phê. Người bồi
quay lưng, Duyên leo qua lan can và gieo ḿnh
xuống đường với bào thai trong bụng. Nghe nói trong ngày tang lễ, bố
mẹ Duyên khóc lóc thảm thiết v́ trước đây ông
bà đă từng đưa Duyên đến nhà hàng này, để dự đám
cưới con của một người bạn, nhờ
vậy mà nàng biết được địa
điểm và nơi chốn để chọn chỗ
giải quyết cuộc đời. Người thiếu
phụ trẻ tuổi – con nhà giàu - gieo ḿnh từ lầu 10
của nhà hàng Caravelle, chết trong bộ quần áo màu
trắng, là cái tin chấn động Sàig̣n lúc bấy
giờ. Tôi không hiểu tại sao một người xinh
đẹp, con gái nhà giàu, có nghề nghiệp chuyên môn
(Kế Toán), lại giải quyết cuộc đời
của ḿnh trong quyết định vội vă như
thế?
Sau đó, tôi
được nghe kể rằng, Duyên đă thực hành
lời ước nguyện của nàng: Mỗi đêm, hồn ma nàng
hiện về, khua muỗng lanh canh vào ly như đang pha
sữa cho con uống, khiến bà mẹ chồng và anh chàng
giáo sư không ngủ được phải dọn nhà
đi nơi khác.
**
Cái chết của
Duyên khiến mấy người con gái làm việc trong
cỏ quan USAID đang tính chuyện hôn nhân chùn lại, ai
nấy rũ nhau đi kiếm bác Ích
để nhờ xem… tương lai. Mấy bà lớn
tuổi sau khi xem báo, có đề tài để bàn
chuyện, đem ra mỗ xẻ thân thế, tánh t́nh của
anh chồng đào mỏ của Duyên không bỏ sót góc
cạnh nào cả.
Trưa nào cũng được nghe: Thế nào là
người trí thức và không trí thức. Thế nào là
người có tư cách và không có tư cách. Người có
bằng cấp cao có phải là người trí thức? Người có
bằng cấp cao có phải là người có tư cách?
Thực tế, có
người con gái nào khi lớn lên mà không mong ước có
được một người chồng học
thức, nghề nghiệp vững chắc để
nương tựa tấm thân liễu yếu ớt,
mỏng manh, mong được dựa bóng cây Tùng, cây Bách;
nào ai muốn dựa vào thân cây khoai ḿ hoặc cây đu
đủ, rồi bắt ḿnh ṿi tiền cha mẹ
đắp gốc, vun phân? Có người
mẹ vợ nào không mong ước có được chàng
rể học thức, nghề nghiệp vững chắc,
để con gái ḿnh trao thân gửi phận.
Số phận
sẽ vô cùng đắng cay nếu chẳng may va nhằm chàng rể tuy có học thức mà
lại muốn đào mỏ! Nhục nhả làm sao kể
hết nếu gặp anh chồng tuy có ngành nghề hốt
bạc mà không có tư cách: ve
thư kư, ve văn vợ bạn, bao gái, hà tiện với
vợ con, lật lọng xảo trá với bạn bè,
trịch thượng xấc láo với cha mẹ vợ
trong giao tiếp hằng ngày, (th́ làm sao mà có chuyện
phụng dưỡng lúc tuổi già?)…
Gặp những
trường hợp này, quả là một điều
đại bất hạnh cho thân phận liễu
bồ! Sướng
làm sao được khi ta ở nhà cao cửa rộng, mà
cha mẹ chui rúc khu “low income”.
Sung sướng ǵ
khi muốn biếu cha mẹ một món tiền, phải
giấu đút chồng như một người ăn cắp.
Vinh hạnh ǵ khi cả thành phố biết chồng
ḿnh đem tiền đi bao gái non. Ngẳng mặt lên
sao được khi người ta nói chồng ḿnh là…
kẻ “già chơi trống bỏi”. Thà rằng lấy anh chồng cu ly mà ḿnh giữ
vai tṛ nội tướng, hạnh phúc chan ḥa khi anh cu ly này
chân thật với vợ con, tôn trọng gia đ́nh nhà
vợ cũng như gia đ́nh của anh.
Đó là kết
luận chung chung của một số
phụ nữ lớn tuổi, lúc đó đă là bà nội,
bà ngoại đang làm việc trong Sở, sau hằng tháng
dài bàn bạc về tư cách của người chồng
qua câu chuyện của Duyên.
Riêng
mấy cô trẻ tuổi th́ ngồi lắng nghe để
rút kinh nghiệm cho đời sống.
Chuyện của
Duyên cũng thương tâm như chuyện cô bạn
học cùng học lớp luyện thi Tú Tài với tôi
thưở xưa, đă v́ người yêu là một anh
chàng vừa tốt nghiệp Y Khoa phụ răy, mà chọn
lấy cái chết khốc liệt hơn nữa: Cô cho xăng vào đầy một
thau nhôm, ngồi vào đó, châm lửa tự tử. Cô chết đi với một bào
thai ba tháng bởi anh bác sĩ tân khoa, báo
tin sẽ cưới vợ theo lệnh của gia đ́nh,
mặc kệ cho cô giải quyết thân phận không
chồng mà chửa của ḿnh!
Cả hai
đều là những người con gái có nhan sắc, con
nhà, nhưng số phận không may va
nhằm chàng họ Sở! Sự từ giă cơi đời
của họ một cách đau thương, chỉ
để lại cho gia đ́nh vô vàn nỗi chua xót, mang thêm
tội bất hiếu đối với cha mẹ!
* * *
Từ
những chuyện đă chứng kiến kể trên,
khiến tôi có quan niệm không nên đánh giá con người
qua bằng cấp, tiền bạc, hoặc danh vị;
nhất là sau cuộc đổi đời 1975.
Ai anh hùng, ai hèn nhát,
ai sĩ khí, đều dần dần lộ mặt sau
bước chân của thời gian.
Trước năm
1975, có ông Tướng đă phát biểu với các cựu
sinh viên sĩ quan khi thăm viếng một quân
trường, sau khi thấy các anh chào tay.
Ông nói như sau:
Thử hỏi,
trong cuộc biến động tháng Tư đen 1975, là
sĩ quan chỉ huy cao nhất nh́ trong Quân Đội VNCH,
ông có thẳng thắn cho các thuộc cấp biết: phải… chạy như tôi,
chạy cho mau, để không bị CSVN bắt đi
học tập khiến nhà tan cửa nát, thân thể suy ṃn.
Hay là cũng giống như hầu hết các tướng
lănh, các cấp chỉ huy khác, đă ra lệnh cho thuộc
cấp tử thủ, giữ an ninh hậu cứ,
để ḿnh rảnh rang lo cho bầu đoàn vợ
lớn, vợ bé, con sen …v…v… ra đi với đầy
đủ va li lớn nhỏ?
* * *
Gẫm ra th́
mới biết: Các bạn
cứ làm theo những điều tôi nói,
chứ đừng làm theo những điều tôi làm!
(Xây Dựng số 293 phát hành ngày
8 tháng 7, 1995)