Phạm
Văn Hòa
Chiếc
Lá Cuối Cùng
*
**
Here, just
around the corner from the turn of the century, in
*
**
Anh mượn tựa chuyện ngắn
của O'Henry để viết về những ngày tháng
cuối cùng của em. Có gì
đau lòng hơn khi biết mình một ngày nào đó sẽ
vĩnh viễn ra đi. Có gì
đau lòng hơn khi biết rằng các phương
thuốc trị liệu trở thành vô vọng. Có gì đau lòng hơn khi biết
rằng các "con bệnh" khác được dịp
đua nhau hoành hành cái thể xác trời cho gắn bó
với cuộc đời chúng ta bao nhiêu lâu nay. Có gì đau lòng hơn là không nói
được lời nào, khi mà ta vẫn còn cảm
nhận được những diển biến quanh mình,
và còn bao nhiêu nỗi đau đớn khác nữa dồn
dập ùa vào ta như thác lũ . . . nhưng để
rồi khi giả biệt chỉ còn để lại
lời trăn trối cuối cùng qua vài giọt
nước mắt len lén ươm ra từ khóe
mắt. Nỗi đau đó có
nói hết chưa những chất chứa trong lòng? Vài giọt nước mắt kia
có nói được những gì mình muốn cho người
sống sót hay chỉ thêm xót xa mà thôi? Em đi rồi, ngủ yên
giấc ngủ thiên thu. Còn
người ở lại bị đè nặng bao nhiêu
khắc khoải, gặm nhấm từng giây phút, nhất
là lúc về đêm khi bóng tối và tiềm thức
đồng lõa dày vò cho đến khi mỏi mệt trong
giấc ngủ cô đơn.
Văn hào O'Henry cũng viết về
chiếc lá cuối cùng mà anh trích tóm lượt để
viết về em hôm nay. Anh
ưa thích bài viết này từ
nhỏ, có phải đây là lời SẤM cho biết
cuộc đời mình sau này sẽ gắn liền
với? Nào ai đâu biết
được tương lai cho đến khi thực
tế xảy ra cho mình, mà "Chiếc Lá" đó lại
là em đang xanh tươi bỗng dưng héo hắt tàn
tạ. Để rồi chính
anh phải sụt sùi đưa tiễn chiếc lá cuối
cùng bay theo gió! Âu, phải
chăng là định mệnh đã viết sẵn cho em và
anh trong cuộc sống này mà anh và em đã thủ diễn
vai trò một cách tuyệt bích như số phận đã
được an bài.
Em biết đời nào anh tin mấy
chuyện đó. Cũng như
khi sanh tiền, "Thầy bói" coi em là sẽ trúng
số. Anh cười
cười. Em cho là bị anh
chế nhạo. Đến
giờ này anh còn nghiệm thêm những điều xảy
đến cho anh, cho em mà không giải đoán
được. Như con
số 13 quái ác đã gắn liền với cuộc
đời em cho đến phút chót.
Ngày sanh: 26/5. Ngày mất:
16/6. Tuổi thọ: 67. Làm sao có sự trùng hợp lạ
đời như vậy! Vì
vậy, những lúc gần đây, những dao động,
những biến cố dồn dập xảy đến
đời mình làm anh phải xét lại những gì mình
đã nghĩ trong quá khứ, như mộng mị, như
dị đoán, đâu là CHÂN, đâu là GIẢ.
Em là chiếc lá, ráng tươi qua mùa
Đông giá rét dù tiết Thu đã đổi màu úa vàng. Những mong tiết Xuân sẽ đem nhựa
sống để cây cổ thụ đâm chồi nảy
lộc. Em đã sống qua bao
mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Nhưng tiếc thay, mùa Đông năm rồi là mùa
Đông chót, gió Đông qua là sự rét buốt cuối cùng mà
em phải gánh chịu. Thế
mới biết sức người có hạn, như cây
cổ thụ sống trăm năm rồi có ngày cũng
khô héo. Mùa Xuân năm nay, khi hoa
tươi muôn sắc, khi cỏ non xanh tận chân trời,
khi vạn vật đổi màu thoát khỏi cái võ co ro
suốt mùa Đông. Vạn
vật được tái tạo hồi sinh khi Xuân
đến đúng như quy luật của Tạo vật. Chỉ ngoại trừ em, dù
với sức phấn đấu còn sót lại, em vẫn
không tìm lại được mùa Xuân, sinh khí héo hắt
để tàn khi chớm Hạ.
Khi những đáo sen đầu mùa thơm ngát trong
hồ thì em đã vĩnh viễn ra đi. Thôi,
"Biệt
ly, nhớ nhung từ đây,
Chiếc
lá rơi theo heo may . . ."
(Biệt
Ly của Doãn Mẫn)
Chiếc lá, từ lúc non cho đến
lúc lìa cành qua bao lần thay màu đổi sắc từ lúc
Xuân khởi, Hè đến, Thu tàn, Đông sang. Nhưng khi đã lìa cành thì gió
sẽ đưa đi thật xa thì sẽ không bao giờ
trở đậu lại cành cũ. Cuộc đời đúng là
giấc mơ. Hình hài chỉ
là lớp võ khoát ngoài cho một kiếp người.
Tết năm nay, em không tham dự
được tiệc Xuân của hội ái hữu
đồng hương. Anh
biết em buồn lắm mà không nói. Vậy mà, em hối, em nhắc anh
ngày một là phải tham dự với bà con. Đã hứa với em, anh
đến với bà con khi trong lòng khắc khoải, vì
bỏ em một mình. Em nói không
sao! Các sự hy sinh của em
dù nhỏ nhoi đó thôi, đủ biết lòng em như
thế nào. Bà con biết
điều đó, nên một tháng sau, anh chị trong hội
tổ chức buổi tiệc Xuân tại nhà mình, có đông
người tham dự. Hôm
đó nhà mình thật vui, bà con thật vui . . . và trớ trêu
thay đó là buổi tiệc cuối cùng trong đời
em. Từ nay, còn bao nhiêu
bữa tiệc khác mà anh có dịp tham dự trong suốt
những ngày tháng còn lại của đời mình, mãi mãi
sẽ thiếu bóng dáng em.
Từ đây, các cuộc vui sẽ không bao giờ
được tròn, được trọn vẹn. Chiếc dép đã lẽ
đôi. Chiếc lá cuối cùng
đã bay theo cơn gió!
Em biết mình hơn anh, hơn bác sĩ,
hơn bất cứ ai biết em.
Vậy mà em vẫn câm nín, gánh chịu một mình. Anh bắt gặp em nhiều
lần soi gương và dấu tiếng thở dài. Anh quay mặt giả vờ như
không thấy.
Những ngày tháng cuối cùng em nằm
tại phòng ở lầu ba của bệnh viện. Bên ngoài cửa sổ có cây to bóng
mát. Cành lá sum xê của
những ngày đầu Hạ.
Anh đi vòng quanh bệnh viện mà lòng vui vui vì căn
phòng em ở vào vị trí đẹp nhất của nhà thương. Anh thầm nghĩ biết đâu
đây là điềm báo là em sẽ được lành
bệnh. Dạo đó anh tin
đủ thứ, anh hy vọng đủ thứ và anh
cũng lo đủ thứ lo.
Đó là tâm trạng hoang mang của con người
với tương lai bấp bênh, với hy vọng càng ngày
càng vơi đi theo năm tháng.
Căn phòng 315! Chín nút
tốt quá phải không em. Trong
đám lá xanh trên cây ngoài cửa sổ phòng em, một ổ
chim, mà hai con trống mái thay phiên ấp trứng. Anh thèm được như hai
con chim kia. Anh báo cho em. Em chỉ cười nhẹ. Em nghe anh tả mà chỉ khẻ
gật đầu. Em không còn
sức để ngồi ngắm đôi chim. Anh say sưa kể em nghe khi quan
sát chúng. Đôi mắt anh thay
cho đôi mắt em lạc thần mệt mỏi.
Hôm nay, đôi chim kia, không biết chúng bay
đến phương nào hay là vẫn còn ở tổ
cũ. Còn em chắc đang
ở nơi nào đó đầy âm thanh yêu thương,
đầy ánh sáng nhiệm mầu, cây xanh, hoa thắm, vì
chỉ có nơi đó mới xứng đáng để
đền công bội hậu cho những gì em đã
để lại trần gian.
Mấy ngày cuối cùng trên trần thế, nhà quàn là
trạm dừng chân cuối cùng, bao nhiêu người
đưa tiễn em với lòng thương mến. Hình ảnh đó, tâm tình đó
không thể mua được bằng tiền, không thể
đo lường được bằng đơn
vị. Đó là biểu
tượng cho tình yêu thương mà mọi người
dành cho em, là cái QUẢ em được hưởng do cái
NHÂN em đã làm trong trong suốt cuộc đời làm
NGƯỜI.
Cảm ơn em đã để lại
lòng anh những điều ấm áp nhất khi nghĩ
về em, những chất liệu tinh túy nhất khi
viết về em, và những yêu thương dâng đầy
như dòng Hậu giang nơi em sanh ra không bao giờ cạn
nước.
Chiếc
Lá Cuối Cùng,
Đã lìa
cành,
Nương
theo cơn gió,
Bay cao, cao
vút,
Mất hút
trong nắng mai . . .
Phạm
Văn Hòa
Ngày 27 tháng 7, 2009
"Để
tưởng niệm ngươì vợ thân yêu"