Truyện
ngắn
Dang Dở
Hoàng
Minh Thúy
Tôi ngồi rất lâu trước phong thư mở ngỏ. Lá thư
này, tôi đọc thuộc ḷng từng dấu chấm,
phết đă ba hôm nay, nhưng tôi vẫn cứ đọc
đi, đọc lại hoài, tự hỏi ḿnh sẽ
phải hồi âm lá thư như thế nào?
“....Từ Qui à, ba báo cho con
một tin vui. Với ba đó là một cái tin vui thiệt là
vui, nhưng ba biết sẽ làm cho con phân vân và ưu tư. Nhưng bổn phận của ba là
phải báo cho con biết, rồi tùy con liệu
định.
Thằng
Phong, chồng của con vẫn c̣n sống. Nó
vừa trở về. Nó đến nhà
lừng lững như một bóng ma đội mồ
sống dậy. Kể ra th́ nó mất tích hơn
mười năm trời rồi c̣n ǵ! Ai ngờ nó c̣n
sống, được thả về từ miền
Bắc. Ba mừng quá, như vậy là bé Hải và bé Hà
vẫn c̣n cha. Tội nghiệp, đầu tóc của nó
bạc phếch, thân thể gầy c̣m...
Con à, con liệu
phương cách nào, cho nó đi “vùng kinh tế mới”,
để làm ăn, xây dựng đất nước..”
Tôi ngừng tia mắt
lại ở gịng chữ cuối cùng. Bức thư
của cha già đem đến cho tôi sự mừng rỡ
trong nỗi sững sờ. Trời ơi! Phong
vẫn c̣n sống? Và tôi, trở thành
kẻ vong t́nh?
Đă hơn 10 năm,
kể từ ngày biến loạn, Phong biến đi, ra
khỏi cuộc đời tôi như một giấc mơ. Ngày di tản, tôi theo
cha mẹ rời tỉnh lỵ thật sớm. C̣n Phong lui quân cùng với Trung đoàn của chàng,
rồi mất tích luôn từ dạo đó.
Tôi một nách hai con dại, t́m mọi
phương cách để kiếm tin chồng. Nổi trôi theo vận nước, tôi tần tảo bon
chen để mưu sinh, ngày ngày cảm thấy mỏi ṃn
trong tuyệt vọng.
Nhiều đêm trong gíâc
ngủ, tôi thấy Phong hiện về, thân thể
đầy máu, quân phục tả tơi. Nhiều lần, tôi bỏ một
chuyến hàng, đi Lăng Ông, để xin một quẻ
xăm, hỏi về mạng số của Phong và cuộc
đời long đong của ḿnh.
Tôi yêu Phong, lấy chàng khi
vừa đậu xong mảnh bằng Tú Tài. Câu chuyện t́nh bắt
đầu rất nên thơ, kết thúc trong sự êm
đẹp. Phong mang lon Trung Úy,
Đại đội trưởng của một binh
chủng tác chiến. Tôi đi dạy
ngày hai buổi, ngóng chồng sau mỗi chuyến hành quân.
Hai năm lập gia đ́nh. Mười lần chàng về phép. Cuộc
đời chàng gắn liền với súng đạn,
bản đồ và máy truyền tin. Chàng yêu đời lính
như đó là một nghiệp dĩ của chàng, như tôi
yêu phấn trắng, bảng đen và gương mặt
ngây thơ của lũ học tṛ.
Hai đứa con ra đời không
hề thấy mặt cha măi đến ba bốn tháng sau, v́
mỗi lần tôi vào bảo sanh viện là mỗi lần
chàng bận hành quân xa. Riết rồi tôi quen
với cuộc đời của một người
vợ lính. An hưởng những giây phút đoàn
tụ hiếm hoi, chấp nhận sự thương
đau, may rủi của thân phận làm vợ người
quân nhân trong cơn ly loạn.
Kể ra th́ cũng lạ. Từ thời c̣n con gái, tuy có nhiều
người đeo đuổi, nhưng tôi yêu cái hào hùng
của bộ quần áo trận. Tôi thích nét
phong sương của Phong trong màu da rám nắng. Tôi mê mệt h́nh ảnh Phong lúc chàng mặc quân
phục tác chiến, đội nón sắt, đeo ba lô
mỗi lúc sắp xuất quân. H́nh ảnh của Phong
mang đầy nét anh hùng của một người trai
thời ly loạn, có tinh thần trách nhiệm với quê
hương. Và v́ vậy, tôi chấp nhận
cuộc hôn nhân đầy bất trắc với Phong,
chối từ một cuộc sống b́nh an, nếu về
làm vợ một ông kỹ sư điện, con trai duy
nhất của một gia đ́nh giàu có như cha mẹ
đặt để.
Hai năm sau khi lập gia đ́nh, tôi
đựơc tin Phú, viên Kỹ Sư ngày xưa cha mẹ
định chỗ cho tôi, tử nạn trong một công
vụ của sở. Tôi đă nói với cha
tôi về duyên số cuộc đời. Tôi bằng ḷng với hạnh phúc mà tôi đă
chọn.
Sau biến cố 30 tháng 4, 1975, tin Phong
biền biệt. Tôi trở thành góa phụ lúc
hai mươi bốn tuổi đầu. Lặn lội gieo neo, chạy ngược,
chạy xuôi, nuôi con, t́m kiếm tin chồng. Bốn
năm sau ngày ră đàn tan nghé, tôi t́m mọi cách để
mang con vượt biển t́m tự do.
Trước ngày ra đi,
tôi t́m đến bà mẹ chồng, để bà
được thăm cháu lần cuối. Bà cầm tay tôi, khóc
rất lâu. Bà khuyên tôi nên kiếm người
nương tựa, đỡ đần. Tôi
thương bà như mẹ ruột, tôi tự hứa trong
ḷng, sẽ t́m đủ cách giúp đỡ cho bà khi
đến được bến bờ tự do.
Sau hai lần thất
bại, chuyến thứ ba cuộc vượt thoát của
tôi thành công, nhưng đẫm đầy nước
mắt. Đa
số đàn bà trên tàu đều bị hăm hiếp khi
gặp tàu của bọn hải tặc. May mắn cho tôi, Thành, viên tài công cũng là thợ
máy. Chàng che chở bằng cách nhét tôi trong hầm máy,
dùng dầu nhớt đổ đầy tóc tai
nhem nhuốc như con lọ lem. Nhờ
vậy, tôi đă thoát thảm cảnh đau thương
này.
Đến trại tị
nạn, Thành giúp đỡ cho mẹ con tôi đủ
điều. Bé Hải, bé
Hà c̣n nhỏ, nay ốm mai đau. Đời
sống trên đảo thiếu thốn, bó buộc. Hơn bao giờ, tôi cảm nhận
đươc sự cô đơn của một
người đàn bà trong giây phút đó. Không
cha mẹ, không thân nhân quanh ḿnh, tiền bạc đă
mất sạch trong các chuyến vượt biên. Con
cái quá nhỏ. Tôi nợ Thành món nợ ân
t́nh không cách ǵ trả được.
Sau 9 tháng tạm cư, tôi
được vào đất Mỹ. Tôi đến sau Thành
bốn tháng. May mắn cho tôi, chúng tôi gặp lại nhau ngay trên
thành phố. Một lần nữa, Thành
đă là người tôi phải thọ thâm ân.
T́nh cảm nẩy sinh trên con thuyền
nhỏ mong manh, gắn bó hơn khi sống trong một
đảo tị nạn, bây giờ kề cận nhau trên
xứ Mỹ mênh mông. Nhưng chỉ có
chừng đó, tôi vẫn không đi quá xa, v́ tôi vẫn
nghĩ đến Phong và hai đứa con. Với nghị lực bẩm sinh, tôi vẫn
tự hào có đủ bản lănh để vượt qua
sự khó khăn và cám dỗ của cuộc đời.
Nhưng khi sống trên đất
người một thời gian, th́ Thành như một
chiếc dù lớn, cho tôi đựơc ẩn núp khi
mưa gió băo bùng. Khi bắt đầu
vào cuộc t́nh mới, tôi kể cho Thành nghe chi tiết
mọi điều, kể cả tin Phong biệt tích và bà
mẹ chồng đáng thương đang c̣m cỏi ở
một góc quê hương. Thành im lặng rất lâu,
rồi ôm bé Hải ôn tồn:
-Mọi việc xảy ra chỉ v́
chiến cuộc. Anh cũng có một gia
đ́nh đă mất. Vợ và con anh đă chết
trong trận B́nh Long của mùa hè năm 1972. Bây
giờ ḿnh hăy quên hết mọi sự và bắt
đầu trở lại. Anh yêu em, thương bé Hà,
bé Hải, ước mong sao ơn trên sẽ ban hạnh phúc
cho cuộc đời bất hạnh của chúng ḿnh.
Rồi tôi về làm vợ
của Thành, chia xẻ ngọt bùi cay đắng trong
cuộc đời lưu lạc. Thành đă tạo cho tôi một cuộc
sống b́nh an, cho bé Hà, bé Hải t́nh
phụ tử. Tôi vừa biết ơn chàng,
vừa yêu chàng bởi tính khoan ḥa đại lượng.
Cứ mỗi tháng một lần, chúng tôi
lại đi mua quà, đóng thùng gửi về biếu cha
mẹ của tôi và bà mẹ chồng cũ, tức là thân
mẫu của Phong.
Tôi viết thư,
kể hết mọi điều cho cha mẹ tôi về
chuyện đi thêm bước nữa và không quên nhờ cha
mẹ lui tới nhà của Phong để vấn an và
săn sóc cho bà.
Cuộc đời như
thế êm đềm trôi qua.
Bây giờ, tin Phong c̣n sống trở về,
tôi vừa mừng, vừa sửng sờ.
Mấy đêm nay, tôi không
ngủ cho trọn giấc.
Tôi h́nh dung h́nh ảnh của Phong, gầy c̣m, hốc hác.
Chàng sẽ đau đớn biết bao nếu biết tin
tôi nay là vợ của người khác!
Chiến tranh đă
đẩy cuộc t́nh chúng tôi thành dang dở. Chiến tranh và hoàn cảnh đă
đưa đẩy hai đứa con của chàng, thành con
của người khác! Tôi băn khoăn không biết có
nên nói cho Thành biết, tin của Phong đă trở về.
Tôi có nên viết thư thăm Phong?
Tối hôm qua, khi thấy tôi trăn trở, Thành vội vàng đặt bàn
tay lên đài trán, dịu dàng:
-Hai đêm nay, em sao vậy? Coi bộ em
muốn bệnh rồi! Anh bảo em nên
mướn thêm người, để phụ em mua bán.
Tại em ôm đồm nhiều quá!
Tôi cười nhẹ, để chàng yên
tâm:
-Không sao đâu! Anh ngủ
đi, mai sớm c̣n đi làm. Dạo này
mua bán cũng bết lắm. Em lo được mà!
Chúng tôi có một tiệm
rượu nho nhỏ, Thành vẫn đi làm. Ngày Thứ Bảy, chàng ra phụ
việc. Bé Hải và bé Hà đi học. Cuộc
sống đang êm đềm. Lẽ nào
tôi nói với Thành? Nhưng nếu không thố lộ,
tôi lấy lư do ǵ để gửi tiền về tiếp
tế cho Phong, kiếm đường đi “vùng kinh
tế mới”, tức là vượt biển t́m tự do. Phong đă nhận chịu biết bao thiệt tḥi
trong cuộc chiến vừa qua. Mười năm tù
tội dài biết bao nhiêu! Bao nhiêu sinh lực của chàng
đă bị mất đi trong mười năm cải
tạo! Bao nhiêu đắng cay chàng phải
gánh chịu. Trời ơi! Tôi phải
làm sao đây?
Thành sang pḥng bên xem Hải và Hà đă yên
giấc chưa, rồi trở lại giường với
chiếc khăn mặt nóng có tẩm chút dầu Khuynh
Diệp. Chàng nhẹ nhàng nâng đầu tôi lên:
-Để anh lau mặt cho
em, em sẽ thấy dễ chịu.
Tôi im lặng để
Thành đẩy chiếc khăn nóng vào tận chân tóc. Tôi muốn khóc ngay trong giây
phút đó. Tôi muốn nói tôi yêu Thành
lắm, nhưng tôi vẫn xót xa cho Phong. Với
tôi, Phong chưa phạm một điều lầm lỗi.
Vă lại, hai năm ân t́nh, mười
lần về phép chưa bằng mấy năm dài tôi
lận đận với Thành, nhưng với bé Hải, bé
Hà, Phong vẫn là một cái bóng vô vàn kỷ niệm. Tôi quay mặt vào tường, giấu hai gịng
nước mắt. Thành khẻ kéo chăn lên,
đắp nhẹ qua người tôi, giọng dỗ dành:
-Ngủ ngon nhé, em.
* * *
Hai tháng sau
khi nhận được thư nhà. Một buổi sáng
đầu tháng 4, tôi tíêp một người khách lạ. Anh
mua một chai Martel, đến quầy trả tiền.
Khi nhận đồng bạc cuối
cùng thối lại, anh đưa cho tôi một bao thư,
giọng nhẹ nhàng:
-Thư của Nguyễn Trần Phong,
nhờ tôi chuyển lại cho bà!
Tôi ngước nh́n đăm đăm
người khác, rồi thảng thốt kêu lên:
-Anh Phú!
Phú, là Đại đội phó của
Phong.
Giọng Phú ngậm ngùi:
-Mười năm rồi mà chị
vẫn nhớ đến tôi, kể cũng hay!
Nước mắt tôi nḥe nhoẹt khi Phú
ôn tồn kể lại:
-Tôi và Phong bị địch bắt ngay
trên đường di tản. Chúng chuyển bọn tôi
đi liên miên từ trại tù này sang trại tù khác,
cuối cùng chúng tôi không được ở chung nữa.
Hai năm sau, tôi được thả và kiếm
đường vượt thoát khỏi nước
bằng đường bộ, qua ngă Campuchia. Mẹ tôi và
mẹ của Phong vẫn thường liên lạc với
nhau, v́ ở chung thành phố. Nhờ vậy, tôi biết tin
Phong vừa được thả về. Tôi sống ở
đây khá lâu, biết được chị đă yên
bề gia thất. Tôi không đến thăm chị, v́ tôi
muốn chị quên hết để lập lại cuộc
đời. Nhưng từ khi biết tin Phong trở
về, tôi có liên lạc với anh ấy....và đây, thư
của Phong nhờ tôi trao lại cho chị.
Tôi run rẩy nh́n tuồng chữ của
Phong. Nét bút phóng khoáng. Mỗi một nét chữ gợi bao
h́nh ảnh cũ của những bức thư t́nh ngày
xưa chàng viết gửi cho tôi, của t́nh yêu đầu
đời trong trắng. Phú vừa quay lưng, tôi khóa
cửa tiệm, lảo đảo dựa vào tường,
rồi ngồi xuống mở thư:
Từ Qui,
Chắc em
vô cùng ngạc nhiên khi nhận thư của anh, phải
không? Thật ra, anh không làm bận ḷng em và làm em phải
băn khoăn, nên anh xin vắn tắt vài gịng để em
hiểu rơ sự việc.
Anh bị
bắt trên trường rút quân, rồi bị đưa ra Bắc, sau
mười năm mới được thả về. Anh
có đến nhà thăm ba má, được biết tin
của em và con. Hơn nữa, anh cũng liên lạc
được với Phú, người Đại
Đội Phó của anh ngày xua, nhờ vậy, biết rơ
hơn về cuộc sống của em và các con.
Anh rất
mừng khi biết em đă có một cụôc sống
ổn định. Anh cũng không trách hờn ǵ em cả,
chẳng qua là do hoàn cảnh mà thôi. Ít ra th́ Hải và Hà
đă có được một người cha tốt, em có
một người chồng trung hậu.
Phần
thiệt tḥi của anh, anh nhận chịu, v́ chẳng qua
đó là cái số của ḿnh.
Ba có nói,
đă viết thư qua cho em, nhờ em lo cho anh đi “vùng
kinh tế mới”. Nhưng thật ra đó là chuyện
không cần thiết nữa.
Vùng Kinh
tế mới mà anh chọn không phải là vùng kinh tế
mới như ba đă nói với em. Nói ít, chắc em
hiểu nhiều. Khi em nhận được thư này,
th́ anh đă đi rồi, đi xa lắm. Anh cám ơn em
đă gửi quà và quan tâm đến Mẹ trong suốt
thời gian dài vừa qua. Mẹ anh đă mất tuần
rồi, v́ quá già. Thành phố này đâu có c̣n ǵ, để
giữ chân anh nữa!
Mong em
dạy dỗ con trở thành người hữu dụng.
Dù cho ở phương trời hay góc bề nào, anh cũng
luôn cầu nguyện cho em và cho hai con.
Măi măi yêu
em,
Nguyễn
Trần Phong
Tôi áp chặt thư Phong vào ngực, khóc
rất nhỏ nhưng nghe những giọt lệ đang
chảy ngược vào cổ họng. Mùi vị của
nước mắt mặn chát. Tôi cảm thấy ḿnh
bất lực, không giúp ǵ được cho chàng.
Từ đây, măi cho đến lúc ĺa
đời, làm sao tôi sống an vui trong cuộc đời
no ấm, dư thừa mà không tưởng nghĩ
đến Phong? Chàng đi lại con đường ngày
xưa đă chọn, từ ngày rời bỏ ngưỡng
cửa Đại Học, để mặc áo lính. Con
đường đầy bụi đỏ của
mỗi chuyến hành quân. Con đường đầy
śnh, bụi, muỗi ṃng, vác ba lô trèo đèo vượt
suối của người lính Bộ Binh, sư đoàn 18.
Mỗi con sông, mỗi góc rừng của vùng trời
miền Đông, đều có vết máu, vết chân
đồng đội. Đă có bao nhiêu máu, xương
của chàng và đồng đội đổ xuống cho
quê hương. Kết quả là mười năm tù
tội, khổ sai, để bây giờ trở về
chỉ c̣n hai bàn tay trắng và cả một gia đ́nh tan
nát.
Nhưng, con đường ngày xưa
chàng chọn, đôi khi c̣n được đi trong
nắng mai đầy sắc hồng của hoa lá trong ngày
hội khao quân. C̣n bây giờ, con đường chàng
chọn, chỉ có ḿn bẫy, bóng tối và sự thiếu
thốn tận cùng. Liệu Phong c̣n bao nhiêu sức lực,
để đi hết cho đoạn đường
chiến binh, để t́m ra điểm sáng vinh quang ở
cuối đường hầm?
Tôi ngồi lặng với muôn ngàn câu
hỏi. Tôi ngồi đó, với những giọt lệ
ngắn, dài, thương cho người chồng cũ va
khóc cho sự bất lực của ḿnh.
* * *
Ngày 30 tháng 4 trên xứ người. Tôi
đưa hai con tham dự một cuộc mít tinh trong thành
phố tôi ở. Trong màu cờ vàng, trong tiếng hoan hô,
đả đảo vang trời, tôi mường
tượng h́nh ảnh của Phong đâu đó. Hơn bao
giờ hết, tôi thấy Phong lung linh trên ngọn cờ
vàng bay phấp phới. Trong giây phút giao cảm này, tôi
biết ḿnh sẽ phải làm ǵ, sống ra sao, dạy con
thế nào, để xứng đáng với sự hy sinh
của Phong và đồng đội của chàng./.
Hoàng Minh Thúy
(Trích trong Tuyển Tập
Truyện Ngắn “Mùa Xuân Chiến Thắng”, phát hành năm
1986)