Truyện Ngắn

 

 

Thương Hoài Ngàn Năm

 

Hoàng Minh Thúy

 

 

“Sao ray rứt măi nhau trên báo

Để đọc thư xong, lại khóc thầm!”

(Thơ Nhất Tuấn)

 

Đă lâu lắm rồi, em dự định không viết ǵ thêm nữa, nhất là về t́nh yêu của chúng ḿnh. Tất cả chỉ c̣n là cay đắng, chỉ c̣n là những muộn phiền. Có nhiều đọc giả viết thư hỏi em về những truyện t́nh dở dang đăng trên báo. Em đă trả lời:

-Phần đầu của cuộc t́nh, tôi đă kể, phần giữa của cuộc t́nh, gói trong bao kỷ niệm tôi đă tŕnh bày. Nhưng, đoạn kết của mối t́nh này, xin cho tôi được giữ kín.

Quả thật, em đă chôn trong một góc trái tim, h́nh ảnh của anh, kỷ niệm của chúng ḿnh với biết bao nuối tiếc.

Ngày đó, em đă lang thang hằng giờ trên bến sông buồn. Nh́n xuống chân cầu, nơi chiến hạm của anh thường bỏ neo, chỉ là khoảng trống vắng, v́ tàu của anh ra cửa biển từ bao giờ. Nh́n xa xuống cầu B, em thấy chiếc 502 sừng sửng, kiêu hảnh với lá cờ căng gió trên cao. Bộ Tư Lệnh Hải Quân im ĺm cửa đóng, ngày cuối tuần, doanh trại buồn vắng, chỉ có trên bờ sông, đầy người qua kẻ lại, nhưng không có ai một ḿnh, lang thang sầu muộn như em.

Anh nhé, đừng khơi những chuyện xưa

Để em sống nốt, tháng năm thừa

Trong t́nh ân ái không hương vị

Em khổ một ḿnh, anh biết chưa?

 (thơ Nhất Tuấn)

                  * * *

....Tôi đă chấm dứt mối t́nh mật ngọt của ḿnh, rồi tôi cũng ngồi khóc một ḿnh. Có ai để lau giọt lệ nóng cho tôi? Có ai ngồi nắm tay tôi trong một buổi chiều mưa, dỗ dành:

-Thôi, em đừng khóc nữa. Thua keo này, ta bày keo khác. Em cố gắng học, rồi thi lại kỳ II.

Hậu quả của những ngày lo làm văn nghệ, bích báo, trốn giờ bỏ lớp đi chơi, bây giờ không có tên trên bảng vàng. Từ cổng trường, thấy tôi rưng rưng nước mắt, chàng cười nhẹ, bảo tôi lên xe. Tôi khép nép bên vai người yêu. Chàng lên tay ga, nhẹ nhàng lách xe ra khỏi cổng đông nghẹt người qua lại. Chiếc Vespa lượn vài ṿng rồi phóng thẳng chỗ hai đứa thường ḥ hẹn. Mưa bắt đầu nhỏ xuống, lay bay, lá me theo gió từ trên cao tuông xuống, vướng trên vai chàng, trên tóc tôi...

Chàng chở tôi vào công viên Trần Quí Cáp trú mưa, rồi lau những giọt mưa bụi bám trên tóc, trên áo của tôi, thầm th́:

-Thôi nhé. Ngày mai em bắt đầu lo học đi nhé. Anh không có cơ hội đến quấy rầy em nữa đâu, v́ ngày mai..ngày mai, tàu anh sẽ nhổ neo!

Tôi đang giũ những hạt mưa bám vào hai ống quần, vội vàng ngước lên thảng thốt, mắt mở to:

-Mai anh đi rồi? Thật ư?

Không trả lời, anh trải vội chiếc ao mưa nhà binh xuống băng đá, dưới mái hiên của nhà trú mưa trong công viên:

-Ngồi xuống đây em! Anh đi kỳ này hơi lâu đấy, có lẽ cả tháng mới về. Hy vọng khi tàu về, th́ em đă thi xong kỳ II. Không được buồn. Thế nào rồi em cũng đậu mà. Thi đậu xong, anh có quà phương xa về, thưởng cho em.

Đang rầu v́ bị hỏng thi, lại càng tái tê hơn khi biết anh sắp phải đi xa. Đời thủy thủ hải hồ xuôi ngược. Những lần chiến hạm chàng nhổ neo, tôi cũng ra tận bến tàu từ lúc trời tờ mờ sáng. Hai đứa vào ngôi quán nhỏ ở đầu đường Hai Bà Trưng, nói bao nhiêu chuyện cũng chưa thấy đủ, đă nghe tiếng c̣i tàu buồn bả vang lên. Lần chia tay này, rơi đúng vào dịp hỏng thi! Buồn ơi là buồn!

Những nữ sinh đẹp không bao giờ học hành chăm chỉ được. Tôi cũng vậy, v́ phải dành th́ giờ đọc thư t́nh của mấy anh trên lớp, của anh hàng xóm, của các anh trường khác vẫn vơ khi gặp trên đường về. Sau đó, đem thư các anh ra mổ xẻ cùng chúng bạn, cười nói thỏa thuê, ḷng vui thầm khi biết ḿnh đang là cái “đinh” của nhiều người. Tôi dốt Toán nhưng giỏi Việt Văn, v́ vậy ngay năm Đệ Nhị, tôi chọn Ban C là ban Văn Chương để theo, rồi tôi đậu bằng Tú Tài I như đang ngủ mơ! Lần đó, sau khi thi đậu, Thành đưa tôi đi khiêu vũ và hướng dẫn tôi những bước nhảy đầu đời trong một buổi tiệc cuối năm của một binh chủng.

Năm sau, thay v́ học ngày học đêm, chuẩn bị thi lấy bằng Tú Tài II, tôi lại lo làm Bích báo, lo tổ chức Văn Nghệ, sẳn sàng “cúp cua” mỗi lần tàu của chàng về bến. Kết qủa là ôm nỗi buồn da diết của kẻ hỏng thi.

                  * * *

Tôi quen chàng trong một tiệc mừng xuân trên một chiến hạm. Ngay lần đầu tiên, tôi bị lôi cuốn trong không khí thân mật của ông Hạm Trưởng lịch sự và anh chàng Hạm Phó rất dễ thương.

Sau buổi cơm, đựơc lệnh của ông Hạm Trưởng, chàng đưa tôi đi ḷng ṿng trong hầm tàu cho tôi quan sát, qua đến pḥng nghỉ của các sĩ quan và sau cùng đưa tôi lên đài Chỉ Huy.

Gió từ mặt sông thổi lên mát rượi. Mái tóc dài của tôi bay quấn quít trên bộ chiến phục màu xanh của chàng. Và khi câu chuyện chấm dứt, chúng tôi đă không rời nhau ra được. Một lọn tóc dài của tôi quấn chặt lấy nút áo của chàng. Gió trời buổi ấy sao mà kỳ quái. Nhẹ nhàng, lay hoay, chàng gỡ tóc tôi ra. Tôi ngượng ngùng biết bao khi trở lại pḥng ăn, Hạm Trưởng cười tinh quái:

-Cô Hằng quan sát chiến hạm của chúng tôi hơi kỹ đó nhé. C̣n Hạm phó, chắc là đưa cô Hằng xem hết các nơi rồi chứ?

Chàng cười rất lớn khi tŕnh bày lư do chúng tôi ở quá lâu trên đài Chỉ Huy v́ những sợi tóc quái ác trong cơn gió vô t́nh.

Ngày chúng tôi quen nhau, tôi đang bắt đầu năm Đệ Nhị.  Một tuần lễ sau ngày gặp nhau trên chiến hạm, vừa ra khỏi trường tôi đă thấy anh chàng Hạm Phó thơ thẩn dưới một gốc cây! Và cứ liên tục như thế trong suốt 20 ngày, cho đến khi chiến hạm của chàng bắt đầu cho một cuộc hải tŕnh.

Đoạn đường đi bộ từ trường đến nhà, bao giờ chàng cũng than là ngắn và chàng cứ lưỡng lự khi tới một ngă quanh:

-Hằng nè! Hay là Hằng vào nhà cất cặp đi, rồi ra phố Bonard với anh!

Bao giờ tôi cũng nghiêng đầu rất điệu, ôm cặp che nụ cười của ḿnh:

-Thôi anh, giờ này Bố em sắp về rồi, em ngại lắm.

Khi Thành đi rồi, tôi mới thấy tâm tư ḿnh trống vắng. Tôi thấy nụ cười của chàng thấp thoáng, dáng chàng đứng chờ mong nhẫn nại dưới gốc cây me già chiều tan học. Tôi càng xuyến xao khi nhận những tờ thư mỏng, viết tuyệt đẹp. Những lá thư bắt đầu với các tên hải đảo xa xăm chỉ thấy trên bản đồ. Lời thư bao giờ cũng tha thiết nồng nàn. Thành kể cho tôi nghe những phiên quart đêm lạnh buốt, chập chờn ánh sao trời, tưởng tượng đôi mắt người xa. Và có những ngày sóng bạc đầu bủa giăng, con tàu ngă nghiêng trong cuồng phong, đến những đàn hải điểu bay rời rạc trong hoàng hôn của buổi chiều.

Tôi đă thao thức v́ những tờ thư xanh đó. Tôi đă nghe tiếng nói của trái tim ḿnh xao động, thầm th́. Và, tôi để cho bước chân t́nh yêu len lén vào:

Hoa không đợi mà t́nh cờ bướm đến

Ḿnh yêu như chưa từng có bao giờ

 (thơ Nhất Tuấn)

Sau những ngày dài dằng dặc xa cách, chiến hạm của Thành trở về bến cũ, chàng đến t́m tôi.

Thành phố vào mùa mưa nên buồn ảm đạm. Chúng tôi không nh́n thấy mưa buồn, không thấy lạnh trong tiết trời thay đổi, chỉ thấy h́nh ảnh của nhau trong đôi mắt. Hai đứa lội mưa b́ bỏm, đi lang thang trong phố xá thưa người, đứng trước hàng hiên, chui vào rạp chiếu bóng, hối hả nói với nhau nhiều đề tài, trên trời dưới đất, những hoài băo, những ước mơ. Tôi sẳn sàng bỏ học, cúp cua, khi nghe tin chàng về bến.

Lúc yêu chàng, tôi yêu màu áo trắng thiết tha, màu quân phục Hải Quân, tôi yêu luôn màu xanh, màu áo chàng mặc mỗi lúc tàu sắp hú c̣i, rời bến. Tôi yêu chàng nên thích nh́n anh bán xăng Esso đầu phố, v́ thấy anh ta mặc đồng phục sao mà giống hệt màu chiến y của Thành. Và tôi trải dài t́nh yêu ḿnh trên các đặc san Quân Đội, kể lể chuyện t́nh đôi lứa và đem giọng hát của ḿnh qua các tiệc khao quân....Trong tiếng hát, là tiếng ḷng của người em gái hậu phương gửi cho người t́nh đang trong vùng hải chiến.

Cho đến bây giờ, hơn mười năm chẳn trôi qua, tôi vẫn c̣n nhớ, nhớ như in buổi hẹn ḥ đầu tiên của tôi với Thành. Hôm ấy, tôi dậy rất sớm, sửa soạn rất kỹ, nhưng đến rất trễ. Tôi hỏi chàng, giọng ngập ngừng, e ấp:

-Anh Thành, anh đợi em, có lâu không?

Chàng khẻ nhăn mặt, xem đồng hồ, rồi cười:

-Anh đến sớm hơn nửa giờ, c̣n em đến trễ gần nửa giờ!

Tôi ṿ khăn tay, cúi mặt lắp bắp:

-Em dậy rất sớm, em cũng mong gặp anh đúng hẹn, nhưng...

   Thành mở to mắt:

-Nhưng, nhưng...tại sao?

Không dấu được, tôi buộc miệng:

-Tại con Nhàn. Nhàn nó bảo...

Rồi tôi ấp úng kể lể:

-Nó bảo, em nên đến trễ, để cho anh chờ, anh...sẽ..

Thành bật cười, cười rất lớn:

-Cô Nhàn? Nhàn học chung lớp với em hả? Trời đất! Nhưng, lần sau đừng nghe cô Nhàn nữa nhé! Một phút gần người yêu của anh quí hơn một ngày, v́ em biết đó, có bao giờ tàu anh neo bến quá hai mươi ngày đâu!

Những kỷ niệm ấy bây giờ trở thành dĩ văng, tôi đă xếp lại trong một góc của trái tim. Tôi làm thơ đăng báo. Tôi viết cho tôi đọc, viết cho lứa tuổi mười tám ngày xưa và tôi viết như để tạ lỗi cùng chàng, phân giải nỗi đau của trái tim. Dù hôm nay, chúng tôi đă xa nhau muôn trùng trong cuộc sống, nhưng mối t́nh ngày cũ của chúng tôi, là kỷ niệm đẹp dấu yêu muôn đời:

Rồi đây sương gió hoàng hôn phủ

Trả xác thân này cho cỏ cây

Nếu có linh hồn trong cơi chết

Ḿnh t́m nhau lại để sum vầy

    (thơ Nhất Tuấn)

                * * *

Khi tên tôi nằm trên bảng vàng th́ mối t́nh của tôi cũng chấm dứt, v́ chàng là con trai độc nhất của một gia đ́nh! Lần đầu tiên đến nhà của Thành, tôi đă ngỡ ngàng với tia nh́n soi mói của....sáu bà chị. Người nào cũng chưa chồng, đều là cô giáo. Các chị không có mấy thiện cảm với tôi, có lẽ v́ tôi...diện quá!

Quả thật, ngày hôm ấy tôi diện rất thời trang. Sau khi xem bảng, thấy có tên ḿnh trong danh sách trúng tuyển. Tôi và Nhàn xách xe Honda chạy ḷng ṿng phố Bonard. Ngang qua bến Bạch Đằng, Nhàn reo to:

-Ê! Hằng ơi! Tàu của ông Thành về! Tàu về!

Tôi trả số cho xe chậm lại, đăm đăm nh́n con tàu thân yêu của chàng với hải kỳ phất phới tung bay trong nắng. Con số tàu quen thuộc rơ nét như cuốn hút tôi. Ḷng như mở hội, rất nhanh, tôi quay đầu xe, chở Nhàn về nhà, rồi hấp tấp thay quần áo, trang điểm thật đẹp chứ không để mặt mũi đơn sơ như hằng ngày, để đi t́m người yêu. Trước khi ra cửa, tôi gọi điện thoại xuống cầu B, người trực máy cho biết Thành vừa rời tàu. Buồn bă, cụt hứng, tôi chạy xe lanh quanh khu nhà của Thành, hy vọng gặp chàng đâu đó, hy vọng nh́n thấy chiếc xe Vespa của chàng dựng ngoài sân. Nhưng ngôi nhà im ĺm cửa đóng. Ngần ngại giây lâu, tôi quyết định gơ cửa. Hôm ấy là chiều chủ nhật.

Tôi thật vô cùng bối rối, khi ngồi trong pḥng khách của nhà chàng, giữa những người thân thuộc của Thành mà sao tôi cảm thấy như đang ngồi trong hải đảo hoang vu. Các chị ra, vào nh́n ngắm tôi, không thấy ánh mắt thiện cảm. Tôi nh́n tấm nắp bàn thêu tay, kết ren tỉ mỉ phủ trên mặt bàn ăn. Những tờ báo xếp ngay ngắn, vuông vức trong ngăn tủ và một tờ báo xem dở dang, đang có bài viết của tôi. Tôi thấy viết ch́ đỏ khoanh đậm tên tác giả. Đó là tên của tôi! Năm phút sau, tôi cáo từ, trong ḷng h́nh dung một bóng mây nào đó, đang che phủ con đường t́nh yêu đầu đời của ḿnh.

Không phải chờ lâu, trời chưa sụp tối, Thành đến. Chàng mang cho tôi những vỏ ṣ, vỏ hến rất đẹp của những hải đảo chàng ghé qua. Chuyện tṛ khoảng năm mười phút, tôi xin phép Cha, theo chàng xuống phố. Thành hỏi vài câu về chuyện tôi đă ghé nhà của chàng buổi trưa nay, có vẻ không vui như thông lệ dù chàng biết tin tôi vừa thi đậu. Ra tới phố Bonard, hai đứa tôi vào tiệm kem Phương Lan, nh́n người qua kẻ lại, nắm tay nhau đi trên hè đường Nguyễn Du, rồi ghé rạp chiếu bóng Rex xem phim mới về.

Những ngày sau đó, bằng bản tính bén nhậy của một người đàn bà, tôi ḍ dẫm câu chuyện, biết Thành đang thuyết phục các chị để họ đẹp ḷng đi cưới tôi. Tôi dùng chữ “thuyết phục” v́ các chị cho tôi có nhiều nghệ sĩ tính quá, óc tưởng tượng phong phú quá nên bước chân vào nghiệp văn chương thơ phú rất chuẩn, ăn diện quá, sợ sau này khó làm người vợ đảm đang, dè xẻn chi tiêu với đồng lương của lính tráng. Đời của một người lính Hải Quân quanh năm xa nhà, tôi c̣n trẻ quá, liệu có vào được khuôn phép của một người vợ hiền khi chồng xa nhà hằng tháng?

Tôi thấy Thành bù đầu khi nghe các chị vẽ ra viễn tượng về con người và cá tính của tôi. Gạt bỏ tự ái, tôi vẫn t́m đến nhà, kết thân với các chị trong những ngày Thành ra khơi v́ công vụ. Tôi muốn t́m t́nh cảm êm ấm của một đại gia đ́nh, v́ tôi mất mẹ từ thửơ nhỏ. Không anh chị em, tôi sống và bơi lội trong t́nh cảm tràn đầy sự chiều chuộng của cha. Các chị của Thành đón tôi trong sự dè dặt, quan sát kín đáo. Tôi phải cắt ngắn các móng tay dài, tôi mặc áo trắng thay v́ áo màu rực rở. Tôi lăng xăng vào phụ bếp và thật bối rối, khi một chị đưa cho tôi một trái thơm, bảo tôi gọt vơ, cắt tỉa, bày trên bàn ăn. Mười tám tuổi, ngây thơ, khờ dại, quen được Cha nâng niu cưng chiều, dưới đôi mắt xét nét của sáu bà chị không có chồng, tôi thấy mệt mỏi trong tấm lưới của gia đ́nh Thành. “Giặc bên Ngô không sợ bằng bà cô bên chồng”, tôi đọc câu này trước đây không hiểu cho tận, bây giờ th́ tôi thấy quá thật đáng sợ hơn là giặc...Ngô! Đôi khi, tôi cảm thấy ḿnh như một món hàng đang được đem ra phân loại, đánh giá! Những lần gặp gỡ sau đó, tôi thường ưu tư mỗi khi nghe Thành đề cập đến các chị, như một gián tiếp, khi th́ chê trách, khi th́ khen thưởng những món ăn tôi nấu, màu áo tôi mặc, cách tôi dọn bàn ăn.

Lần chia tay vào mùa mưa, khi tàu chàng rời bến cho một chuyến công tác hai tháng. Tôi về, xếp hết chồng thư cũ vào một ngăn tủ, tự nhủ ḿnh phải đóng cửa trái tim, bởi v́ ḷng tự ái của một cô con gái quen được nâng niu, cưng chiều. Tôi có tự ái, có sự kiêu hănh, bởi v́ quanh tôi, có nhiều chàng trai tuấn tú khác nữa! Các chị quên một điều, tôi c̣n trẻ, đẹp và rất tài hoa. Ngoài phương diện văn thơ, tôi c̣n đàn hay, hát giỏi và rất đẹp. Khi tàu chàng hăy c̣n ngoài biển, tôi viết bài thơ thứ nhất, nhắn gởi cho chàng biết, lư do ĺa xa. Bài Tùy Bút thứ hai là nỗi ngậm ngùi của một cuộc t́nh tan vỡ. Tôi đă đưa h́nh ảnh Thành ra khỏi cuộc đời, đă bỏ hẹn, trốn tránh, khi Thành t́m đến. 

Bảy tháng sau, tôi lên xe hoa. Chồng tôi là một y sĩ, đẹp trai, con nhà giàu. Tôi gián tiếp cho các chị biết rằng, nếu tôi muốn, tôi có tất cả: xe hơi, nhà lầu, danh vọng. Quả thật, trong đời sống nh́n từ bên ngoài, tôi có đầy đủ những điều mà người phụ nữ b́nh thường mong đợi, nhưng tôi không có t́nh yêu chân thành, kỷ niệm hoa bướm của thời gian đầu ḥ hẹn để nâng niu làm thăng hoa cho cuộc hôn nhân.

Ngày đám hỏi, tôi mang thiệp hồng đến tận nhà Thành với các phần quà của lễ: bánh cốm, trầu cau, trà ngon. Tôi mời tất cả sáu bà chị. Tôi thỏa măn khi nh́n nét ngỡ ngàng trên khuôn mặt của họ. Các bà không tham dự, chỉ có Thành đi đại diện.

Trong tấm rèm thưa của cô dâu trong ngày hôn lễ, tôi đi giữa hai hàng ghế của nhà thờ, nh́n thấy đôi mắt đăm chiêu của Thành ḍ hỏi. Chuông thánh đường vang lên rộn ră, tôi cúi mặt khi đi ngang qua hàng ghế chàng ngồi. Tôi đă dẫm nát trái tim của ḿnh, của chàng, v́ một chút tự ái trẻ con. Tôi đă khóc khi xe cưới chạy một ṿng thành phố, qua những con đường có bước chân ḥ hẹn của chúng tôi. Xe hoa chạy qua bến Bạch Đằng lộng gió, tôi thấy tàu chàng neo ở cầu B. Chồng tôi ngạc nhiên khi thấy tôi quay kiếng xuống, tôi đưa mặt ra, ngửi chút gió từ bờ sông thổi vào nghe buốt lạnh cả trái tim con gái. Ngày mai này, tôi giă từ đời thiếu nữ, bước chân vào cuộc hôn nhân do tôi chọn lựa.

Tôi tự hỏi, tôi có được hạnh phúc không trong cụôc đời làm vợ:

Viết một bài thơ cuối gởi ai

Tại sao tôi cứ hỏi tôi hoài

Em, Anh, Ai...đắn đo từng chữ

Đêm lạnh nhiều đêm, lạnh rất dài

    (thơ Nhất Tuấn)

Sàig̣n ngày. . .  tháng . . .  năm. . . .

Anh Thành

Và bây giờ khi em nhận thức được rằng, em đă đánh vỡ đời ḿnh trong một phút giận hờn th́ mọi sự đă quá muộn. Trong những đêm lạnh vắng ngồi ôm con đợi chồng về sau canh bạc, em đă biết thế nào là trái đắng, thế nào là khổ đau.

Đă mấy năm qua, em muốn được ngủ yên, ngủ quên trong thời gian đang đến. Nhưng chiều nay, đọc thấy thơ anh trên báo. Bài Ngăn Cách ngày xưa em viết chỉ gửi cho anh, để ḿnh anh đọc, sao chiều nay lại lạc lơng chốn này? Té ra trái đất tṛn. Nhưng xin anh hiểu cho rằng: bây giờ em vẫn sống. Nhưng không phải cho em mà để cho con.

Xin vĩnh biệt./.

Hoàng Minh Thúy

(Trích Tuyển Tập Truyện Ngắn của HMT phát hành năm 1985)