Anh
Vân
Dây Oan
Tôi sống chung với Thế đă gần
sáu tháng nhưng không biết được ǵ về Thế,
ngoài cái vóc dáng hơi gầy, cao, gương mặt
xương xương, cái mũi thẳng, cái miệng rộng
và đôi mắt thật buồn. Cái đơn vị hai
pḥng trên lầu của một chung cư to lớn nầy,
lúc trước tôi mướn chung với Quảng, Quảng
có người yêu, dời đi nơi khác và giới thiệu
cho Thế dọn vào.
Tôi và Thế đi làm việc cùng ca, sáng
bảy giờ rưởi rời nhà, chiều năm giờ
rưởi về đến nhà. Khoảng thời gian c̣n lại
trong ngày, chúng tôi sống cạnh nhau nhưng tôi vẫn không
biết nhiều về Thế. Thế rào chung quanh anh một
bức tường kiên cố, kín mít như con ốc rút vào
chiếc vỏ.
Lúc trước sống chung với Quảng,
chúng tôi thường có những buổi chiều thật
thoải mái, ăn cơm chung với nhau, tán gẫu chuyện
đời, chuyện thời cuộc, nhắc lại những
kỷ niệm đẹp đẽ đă đánh mất
sau cuộc đổi đời.
Nay sống chung với Thế, Thế nấu
ăn riêng. Nấu xong, Thế mang thức ăn vào pḥng ngủ
vừa là pḥng làm việc, ăn trong đó. Có những buổi
tối, cùng ngồi trên sô-pha ở pḥng khách xem Ti-vi. Đáng
lẽ trong những khoảnh khắc ngắn ngủi
đó, chúng tôi có dịp nói chuyện với nhau th́ Thế vẫn
giữ thái độ lạnh lùng, xa cách, vừa xem Ti-vi vừa
trầm ngâm hút thuốc. Xem đến chương tŕnh nào
không thích, Thế đứng lên bỏ vào pḥng, không hề một
lần đề nghị với tôi đổi sang đài
khác.
Dường như Thế mang trong ḷng một
tâm sự năo nề lắm hay một phạm tội nào
đó mà Thế muốn tự trừng phạt ḿnh.
Tính tôi hiếu động, thích bông
đùa, thích nghe và kể chuyện tiếu lâm, thích nh́n thấy
nụ cười nở trên môi người khác. Những
thứ đó chạm vào sự câm lặng của Thế
như đụng phải một bức tường bằng
nước đá. V́ vậy sống chung với Thế tôi
vẫn thấy lẻ loi.
Điều càng làm tôi ngạc nhiên hơn
nữa, là Thế được Trang, một cô gái đẹp
làm chung sở yêu tha thiết.
Trang đến đây hai lần. Lần
đầu gặp tôi và thế đang ngồi xem Ti-vi. Tôi dợm
đứng lên bỏ vào pḥng để Trang và Thế
được tự do tṛ chuyện nhưng Thế đă
giữ tôi lại. T́nh yêu Trang dành cho Thế lộ liễu
ra ngoài. Cả ba người đang ngồi trong một
pḥng khách nhỏ nhưng Trang như không nh́n thấy tôi. Ánh
mắt Trang dành cho Thế thật thiết tha, thật âu yếm.
Trong khi đó th́ Thế chỉ trả lời nhát gừng,
gương mặt lạnh lẽo. Đôi lúc tôi mơ ước,
nếu có được một người yêu đẹp
và duyên dáng như Trang, chắc tôi phải hạnh phúc lắm.
Lần thứ hai, trong lúc tôi vừa mở
cửa pḥng bước ra th́ gặp Thế đang nói với
Trang một câu thật phũ phàng như xua đuổi: “Chị
làm phiền tôi nhiều quá! Tôi đă nhiều lần nói với chị,
xin để cho tôi yên.” Nói xong Thế bỏ vào pḥng.
Tôi muốn bước vội trở vào
nhưng không c̣n kịp. Bất nhẫn trước thái
độ của Thế, tôi bước tới nh́n Trang với
ánh mắt đầy thương xót. Tôi kéo ghế mời:
“Cô Trang ngồi xuống đây, tôi rót nước cô uống
nhé?”
Trang đưa tay chùi nước mắt,
nói với tôi: “Thôi, anh để cho Trang về.”
Lần đó, tôi muốn đẩy cửa
pḥng để gây sự với Thế nhưng tôi nhịn
được.
Mấy ngày sau đó, tôi không muốn nói
chuyện với Thế cho đến một đêm Trung
thu nhằm ngày Chúa nhật, tôi đang nằm trên ghế
xích đu, trên sân thượng nhỏ ở sau vừa uống
cà-phê vừa ngắm trăng th́ Thế về. Thế
bước ra sân thượng, ngườc mắt nh́n
trăng một lúc rồi hỏi tôi:
- Tôi lấy ghế ra ngồi nói chuyện
với anh nhé?
Tôi ngạc nhiên đến chưng hửng.
Dưới ngọn đèn điện và dưới ánh
trăng rằm, mặt Thế đỏ gay.
Tôi nói:
- C̣n một cái ghế xích đu trong nhà
kho, của anh Quảng để lại, anh lấy ra nằm
cho thoải mái. Anh uống cà-phê không?
- Uống. Anh cho tôi một ly thật
đặc.
Tôi thầm nghĩ, uống cà-phê đặc
giờ nầy làm sao ngủ nhưng tôi vẫn đi nấu
nước pha cà-phê trong khi Thế lúi húi đập bụi
trên miếng vải bố đă lâu ngày không được
sử dụng rồi đem ra trải cạnh chỗ tôi nằm.
Giữa tôi và Thế là cái bàn nhỏ. Tôi đem cà phê ra đặt
trên bàn, phía bên Thế. Thế châm lửa đốt một
điếu xi-gà to rồi nhả ra một ngụm khói lớn.
Thái độ của Thế đối với Trang tuần
trước vẫn c̣n làm tôi bất b́nh.
Tôi quay lại Thế:
- Tôi có thể hỏi anh vài câu không?
Thế cũng quay qua nh́n tôi.
- Được.
Hơi thở Thế nồng nặc mùi
rượu khiến tôi phải quay mặt sang hướng
khác.
- Cô Trang đẹp và dễ thương
chớ. Sao anh có thể đối với cô ấy tàn nhẫn
như vậy?
-...
- Thái độ của anh hôm ấy phũ
phàng quá. Tôi không bao giờ ngờ anh có thể cư xử
với Trang như vậy.
Tôi nghe tiếng Thế thở mạnh.
- Tôi không muốn yêu ai nữa. Tôi muốn
sống măi như vậy để tạ tội với
người tôi yêu.
Tôi ngạc nhiên:
- Tạ tội với người anh
yêu? Nếu không thể yêu Trang th́ tại sao không cư xử
với Trang như một người bạn?
- Tôi đă nhiều lần nói với cô ấy
như vậy nhưng Trang đă không đứng ở vị
trí của một người bạn.
Bên cạnh tôi, Thế lại thở dài
năo nuột. Sống với Thế đă gần sáu tháng,
đây là lần thứ nhứt Thế đi chơi về
khuya và lại uống rượu. Tôi chợt nghĩ đến
nỗi khổ tâm của Thế. Nỗi khổ đó to lớn
như thế nào mà đă biến một người
đàn ông khoảng bốn mươi tuổi, c̣n tràn đầy
sinh lực như Thế chịu sống âm thầm như
một kẻ ẩn tu. Sự ác cảm nẩy sinh kể từ
lúc tôi thấy được thái độ phũ phàng của
Thế dành cho Trang, tự nhiên giảm dần trong tôi.
- Anh Ân!
- Hử?
- Anh khinh tôi phải không?
- Bây giờ th́ không. Lúc nầy Trang ra sao?
- Tôi cố tránh Trang và Trang cũng tránh
tôi. Thà như vậy rồi Trang sẽ quên tôi. Tôi không thể
yêu ai được nữa, nhất là trong lúc nầy.
- Anh có điều ǵ khổ tâm lắm phải
không?
- Không phải điều khổ tâm mà là
niềm ân hận, một trọng tội mà tôi phạm phải.
V́ tự ái, tôi đă gây ra cái chết cho người tôi yêu.
Tôi ngồi bật dậy:
- Trời ơi!...
Dưới ánh trăng, gương mặt
Thế không c̣n đỏ mà trắng bệch như mặt
người chết.
- Tôi muốn thuật lại câu chuyện
của tôi cho anh nghe, để ḷng tôi nhẹ bớt và nếu
có dịp nhờ anh thuật lại cho Trang biết. Làm
chung sở, tôi và Trang cố tránh nhau nhưng có những lần
chạm mặt không tránh được, tôi thấy mắt
Trang nh́n tôi đầy vẻ oán hận. Mỗi lần
như vậy, tôi khổ tâm và buồn lắm. Tôi
thương Trang và tôi thương tôi nữa. Phải chi
tôi gặp Trang trước, có lẽ tôi sẽ yêu Trang rất
dễ dàng. Trang đẹp đẽ, dịu dàng và có tư
cách hơn Bích nhiều. Tôi cũng là con người có tâm hồn,
chớ phải gỗ đá ǵ đâu.
Tôi hỏi:
- Người yêu của anh tên Bích à?
Thế như không nghe tôi hỏi, ngồi
im lặng. Thỉnh thoảng rít từng hơi thuốc dài
và nhả khói mù mịt. Đêm đă khuya, những v́ sao lấp
lánh trên nền trời như những hạt kim
cương được gắn lên một tấm thảm
lớn màu xanh thẫm. Không khí mát lạnh hơi
sương thoang thoảng dịu dàng hương hoa lài từ
một bụi lài trồng trong chậu gần đó. Thế
lại thở dài năo nuột.
- Phải, nàng tên Bích. Tôi quen với Bích
thật t́nh cờ, trong một bữa tiệc tàn. Đức,
một người bạn thân kéo tôi đến giới thiệu
với một thiếu phụ c̣n rất trẻ.
Đức cúi đầu chào người
đàn bà và nói với tôi: “Đây là nữ sĩ Quỳnh
Hương mà mầy ái mộ đây.” Rồi quay qua tôi,
Đức nói tiếp: “Xin giới thiệu với chị
Quỳnh Hương, đây là hoạ sĩ Quang Nhật,
người rất ái mộ chị. Bài thơ nào của chị...”
Tôi kinh ngạc ngắt ngang lời Thế:
- Ra anh là hoạ sĩ Quang Nhật?
- Phải.
- Những bức tranh trong pḥng là tác phẩm
của anh, phải không?
- Phải.
Tôi nh́n Thế một lần nữa. Tôi
nhớ một hôm, tôi có dịp bước vào pḥng Thế,
thấy mấy bức tranh đẹp, tôi đứng ngắm
nghía và trầm trồ một bức tranh có tên là “Lẻ Bạn”
vẽ từ phía sau một người con gái đứng
bên thành cầu, nh́n cảnh mặt trời lặn trên đỉnh
núi xa. Có một cánh chim cô lẻ bay về muộn. Bóng chiều
sắp tắt nên h́nh ảnh người con gái chỉ c̣n
là cái bóng mờ, với mái tóc thề buông phủ xuống bờ
vai. Màu sắc bức tranh thật sống động
như cảnh thật bên ngoài. Ngắm bức tranh, tôi vừa
nói với Thế: “Tên Lẻ Bạn đặt cho bức
tranh thật tuyệt. Trông người con gái có vẻ cô
đơn quá, cánh chim về muộn cũng cô đơn nữa.
Nhứt định khi vẽ bức tranh nầy, tâm trạng
của hoạ sĩ cũng rất cô đơn.”
Tôi quay qua và bắt gặp ánh mắt vừa
ngạc nhiên vừa thích thú của Thế nhưng Thế
không nói ǵ cả. Tôi không ngờ Thế là Quang Nhật, một
tài năng vừa vươn lên sau năm 1975 mà giới yêu
nghệ thuật hội hoạ đều biết tiếng.
Tôi nghĩ, nếu là người khác, khi được
khen, chắc phải tỏ ra sung sướng, hănh diện
và nhận ngay ḿnh là tác giả. Đàng nầy Thế chỉ
mỉm cười nh́n tôi...
Tiếng Thế vẫn đều đều
bên tai tôi:
- Khi gặp được Quỳnh
Hương tức Bích rồi, tôi đâm ra thất vọng.
Sắc đẹp của Quỳnh Hương thường
quá, nếu không muốn nói là xấu. Tôi thầm nghĩ: “Phải
chi không biết được con người thật của
Quỳnh Hương có lẽ hay hơn, để h́nh ảnh
tưởng tượng của nàng đẹp măi trong tâm hồn
tôi v́ tôi rất yêu thơ của Quỳnh Hương.”
Quỳnh Hương bạo dạn
đưa tay cho tôi bắt. Tôi cầm bàn tay khô cứng của
nàng mà không một cảm giác thích thú nào hết...
Tôi quen với Bích từ đó và mỗi
ngày một thân hơn. T́nh yêu đến với chúng tôi thật
nhanh chóng. Chắc anh cũng thừa biết người tị
nạn ở đây, những kẻ không đi được
cùng với gia đ́nh, ai cũng cô đơn cả, cô
đơn khủng khiếp. Nếu ai hỏi tôi, “cái khổ
của người tị nạn là ǵ?” Tôi sẽ trả lời
ngay là “sự cô đơn.” Cô đơn đến tận
cùng phải không anh Phong? Bích không đẹp nhưng tôi tự
an ủi: “Cái đẹp ở tâm hồn mới đáng quư.
Một nhà thơ có tài như Bích, chắc tâm hồn phải
đẹp.” Tôi ru ngủ tôi bằng ư tưởng đó.
Bích đang sống với một người
chị. Cả hai đều độc thân. Một hôm Bích
dẫn tôi đến nhà nàng chơi. Ở đây tôi gặp
Nga, chị của Bích. Sắc đẹp của Nga đă
làm tôi sững sờ trong lần đầu gặp gỡ.
Có lẽ nh́n thấy được ánh mắt kinh ngạc
của tôi, Nga vừa cười vừa nh́n tôi với ánh mắt
như chế giễu: “Hân hạnh được quen với
hoạ sĩ Quang Nhật. Em tôi cứ nhắc đến
ông luôn.” Tôi lúng túng: “Hân hạnh được quen với
chị.”
Nh́n Nga rồi nh́n Bích, tôi thấy rơ sự
bất công của định mệnh. Nga cao hơn Bích gần
một cái đầu, gương mặt Nga được
kết hợp bằng những đường nét thanh tú
và sắc sảo của người phương Tây, nước
da hồng hào, khoẻ mạnh. Nga mặc áo thun màu xanh nhạt
bó sát vào người, vừa vặn để nhô lên một
phần ngực trắng mát, tṛn trịa và rắn chắc.
Nga cố tạo vẻ nghiêm trang trên gương mặt
nhưng ánh mắt không giấu được nét tinh quái.
Nga nh́n tôi như khiêu khích. Nga là chị nhưng trông nàng trẻ
hơn Bích độ vài ba tuổi. Sắc diện chênh lệch
giữa Nga và Bích làm tôi thấy tội nghiệp Bích và có lẽ
Bích cũng khổ tâm về điều đó.
Yêu Bích một thời gian, tôi mới nhận
ra một điều, một nhà thơ có tài chưa hẳn
tâm hồn họ đẹp, chỉ cần một tâm hồn
phong phú và giàu tưởng tượng là đủ. Nhan sắc
Bích không đẹp mà tâm hồn nàng cũng vậy, gần
như bịnh hoạn. Sau nầy tôi mới biết, ngoài
tôi ra, Bích c̣n giao thiệp rất thân mật với một
kư giả tên Hoài, một thằng hủi trong giới cầm
bút. Hỏi Bích th́ Bích trả lời, trong giới cầm
bút, chuyện quen biết với người nầy,
người khác là chuyện rất b́nh thường. Câu trả
lời của Bích rất hợp lư nhưng bạn bè, nhiều
người khuyên tôi nên xa Bích nhưng tôi không để ư
đến lời khuyên đó. Một hôm làm t́nh xong với
Bích nh́n thân thể khô cằn của nàng, tôi liên tưởng
tới thân thể tươi
mát của Nga. Tôi nói đùa: “Phải chị Nga chịu khoả
thân cho anh vẽ, chắc bức hoạ sẽ đẹp lắm.”
Bích cười cười và nh́n tôi với ánh mắt thật
kỳ lạ. Nàng trả lời: “Để em hỏi chị
Nga xem.” Tôi chỉ tưởng nói đùa với Bích rồi
thôi. Nào ngờ Bích đem câu chuyện đó nói lại với
chị nàng. Đâu khoảng một tuần lễ sau, trong
giấc ngủ trưa, Nga gọi điện thoại cho
tôi. Đầu dây bên kia, tiếng Nga vui vẻ: “Nầy hoạ
sĩ Quang nhật, chúng ta quen nhau đă lâu, bây giờ tôi
đề nghị, chúng ta nên sửa đổi cách xưng
hô, gọi nhau là anh em nghe thân mật hơn, ông đồng
ư không?” Tôi trả lời nhát gừng: “Sao cũng được.”
Tiếng Nga liến thoắng: “Vậy th́ hay quá! Anh Quang Nhật,
em nghe Bích nói, anh muốn em làm người mẫu khoả
thân cho anh vẽ, phải không? Em rất hân hạnh về lời
đề nghị đó nhưng với một điều
kiện là không cho Bích biết.” Tôi chưng hửng, không biết
phải trả lời thế nào. Chuyện giấu Bích th́
không khó khăn ǵ. Tôi và Bích đi làm việc giờ giấc
khác nhau. Trong khi Nga ở Việt nam mới qua khoảng sáu
tháng nên chưa có việc làm, chỉ cần Nga lái xe lại
nhà tôi th́ mọi việc sẽ đâu vào đấy. Thấy
tôi lưỡng lự hơi lâu, Nga hỏi: “Anh Quang Nhật
sợ à? Chuyện giấu Bích có ǵ khó khăn đâu mà anh sợ.”
Tôi trả lời: “Ừ, sao cũng được ,
nhưng chị lái xe lại nhà tôi nhé. Vẽ trong pḥng làm việc
sẽ tiện cho tôi hơn.” Nga đồng ư ngay. Nàng nói:
“Thế th́ ngày mai, em sẽ đến vào buổi sáng. Sao
anh Quang Nhật kêu em bằng chị? Em nhỏ tuổi
hơn anh mà.” Tôi thầm nghĩ: “Yêu Bích mà gọi chị của
Bích bằng em th́ nghe sao được,” nhưng rồi tôi
cũng trả lời cho qua: “Ừ, th́ sao cũng được.”
Nga cười gịn giă bên kia đầu dây: “Anh th́ lúc nào sao cũng
được. Nhớ câu trả lời nầy nhé.” Nga cúp
điện thoại.
Ngày hôm sau, Nga lái xe đến nhà tôi vào
lúc mười giờ sáng. Nàng không trang điểm ǵ cả
nhưng gương mặt vẫn trắng hồng, mái tóc
để rối một cách cố ư. Nga mặc áo thun
đen làm nổi bật màu da ngà ngọc, đẹp một
cách man dại. Nga giục tôi bắt tay vào việc ngay. Trong
pḥng làm việc, tôi đă bắc sẵn một cái
đi-văng nhỏ để Nga nằm. Thông thường
một người mẫu trước khi khoả thân, họ
vào pḥng thay đổi y phục rồi mới choàng chiếc
áo khoác vào. Đến vị trí, họ mới cởi áo
khoác ra. Tôi đă dặn kỹ Nga như vậy nhưng nàng
không làm theo ư tôi. Nga đứng quay lưng lại phía tôi, cởi
áo thun ra. Nga không mặc đồ lót. Cái lưng Nga thật
đẹp, dài và khoẻ mạnh. Nàng khom người cởi
quần Jean. Cái quần jean khá chật, Nga cởi một
cách khó khăn. Cái tư thế khom khom người, cởi
quần ra, đưa cái mông tṛn lẳn, chắc nịch và
trắng nơn nà làm t́nh dục trong người tôi nổi lên
dữ dội. Tôi từng vẽ nhiều người mẫu
khoả thân nhưng chưa lần nào tôi bị động
t́nh như vậy. Tôi sợ hăi, bước lại tủ lạnh,
rót một ly nước lớn, uống luôn một nửa
ly nước để trấn áp t́nh dục. Tôi đến
sửa lại thế nằm cho Nga. Tôi để nàng nằm
nghiêng về phía trái, tay trái chỏi lên mặt, chân phải
co lên về phía trước. Tôi lấy cái khăn lông nhỏ
che đoá hoa thầm kín của Nga lại nhưng Nga vất
cái khăn đi. Trên làn da trắng mát của Nga, tôi không t́m
thấy một vết sẹo nhỏ nào. Trên phương
diện mỹ thuật, thân thể Nga toàn bích.
Chỉ hai buổi làm việc, kết quả
coi như xong, chỉ cần phải sửa lại vài chỗ
mà không cần sự có mặt của Nga. Bức hoạ thật
sinh động làm tôi vô cùng đắc ư. Tôi chưa từng
vẽ được bức hoạ khoả thân nào đẹp
như vậy. Không biết có phải trong lúc vẽ, tôi bị
động t́nh hay không mà gương mặt Nga nhất là
đôi mắt như toát ra sự mời gọi. Nga cũng
trầm trồ không tiếc lời. Mỗi lần Nga làm việc
với tôi khoảng hai giờ, lần nào tôi cũng bỏ
vào phong b́ một trăm đô-la, coi như tôi và Nga không ai nợ
nần ǵ nhau. Nàng là người mẫu, tôi là hoạ sĩ,
thế thôi.
Một buổi chiều cuối tuần,
tôi gọi điện thoại mời Bích đi ăn
cơm. Thường khi Bích đến nhà tôi, nàng hay ngồi
ở pḥng khách nghe nhạc hoặc đi thẳng vào pḥng ngủ.
Ít khi nàng bước chân vào pḥng làm việc của tôi. Lúc
tôi tắm xong, trở ra, không thấy Bích đâu, chỉ thấy
trên bàn, trong pḥng khách một miếng giấy nhỏ với
ḍng chữ: “Em đến nhà anh Hoài mời anh ấy đi
ăn cơm. Thành thật xin lỗi anh.” Tôi vội chạy vào pḥng làm việc
th́ thấy miếng vải trắng phủ lên bức hoạ
khoả thân của Nga đă bị Bích vất xuống sàn
nhà. Tôi gọi điện thoại cho Nga hay là Bích đă thấy
bức hoạ khoả thân. Nghe xong, Nga chỉ cười
khúc khích rồi cúp máy.
Thế ngừng nói, quay người về
phía tôi, dụi điếu xi-gà trên cái gạt tàn thuốc.
Đêm bắt đầu lạnh, trời
mênh mông và đầy sao. Ánh trăng sáng vằng vặc làm
tôi liên tưởng đến những đêm trăng quê
nhà. Tôi muốn vào lấy cái áo ấm nhưng câu chuyện
Thế đang kể dở dang và tôi cũng nóng ḷng muốn
nghe tiếp.
Thế thở dài:
- Ḷng dạ đàn bà quả t́nh sâu hiểm,
khó ḍ. Qua Mỹ, Nga thấy Bích đă có nhà cửa, nghề
nghiệp vững chắc và cả tên tuổi trong giới
cầm bút nên Nga muốn tỏ cho Bích thấy, chỉ có sắc
đẹp là quan trọng hơn cả. Họ là chị em
ruột mà cư xử với nhau như vậy, khiến
tôi sợ hăi ḷng dạ đàn bà. Riêng tôi, tôi không biết,
tôi có yêu Bích không nữa dù tôi đă sống với Bích
như một thứ “già nhân ngăi non vợ chồng.” Có lẽ
tôi cô đơn quá nên cần có Bích, chớ sự thật,
Bích không có ǵ hấp dẫn tôi cả và thường làm tôi
bực ḿnh nhiều hơn vui vẻ.
Tôi chen vào:
- Chuyện Nga khoả thân cho anh vẽ,
có lẽ Nga tiêt lộ cho Bích biết chứ ǵ?
- Tôi cũng đoán vậy.
- Nga ra điều kiện không cho Bích biết
nên anh giấu Bích nhưng chính Nga đă tiết lộ
điều đó khiến Bích nghi ngờ anh. Phải không?
Nguy hiểm thật!
Thế gật gù, nói tiếp”
- Khi biết Bích đến nhà Hoài để
mời Hoài đi ăn cơm, tôi chỉ mỉm cười,
không giận Bích mà c̣n có ư tội nghiệp nàng nữa. Một
ư định quái ác nảy ra trong đầu, tôi muốn gọi
điện thoại mời Nga đi ăn nhưng tôi dằn
ḷng được. Đến mười một giờ
đêm, tôi gọi tới nhà Bích và Nga đă cho biết, Bích
vẫn chưa về. Tôi định tuyệt giao luôn với
Bích th́ khoảng một tuần sau, Bích điện thoại
xin lỗi tôi về vụ đi ăn với Hoài. Tôi cũng
không trách ǵ Bích. Vài ngày sau nữa, Bích gọi điện thoại
đến nhà, xin vài tấm h́nh để làm b́a và phụ bản
cho tập thơ.
Theo lời hứa, tôi mang h́nh đến
nhà Bích đúng theo giờ giấc Bích dặn nhưng lại
không có Bích ở nhà. Nga ra mở cửa cho tôi vào. Sau ngày vẽ
bức hoạ khoả thân của Nga, tôi cứ bị h́nh ảnh
trần truồng của Nga ám ảnh. Cái mông tṛn lẵn, chắc
nịch, đôi g̣ bồng đảo căng tṛn với hai
núm vú đỏ au và đôi chân dài khoẻ mạnh cứ hiện
ra trong đầu những lần tôi thèm muốn đàn bà
hoặc những đêm dài trằn trọc, không ngủ
được.
Nga tiếp tôi ở pḥng khách. Nga vừa
mới tắm xong. Nàng mặc bộ đồ bằng lụa
mỏng màu hột gà. Vài lọn tóc ướt phủ xuống
phía trước, thấm vào lụa, dán sát vào ngực Nga làm
hiện ra mờ mờ bộ ngực căng tṛn khêu gợi
đến tận cùng. Tôi như bị mê đi, bước
tới, cúi xuống hôn nhẹ lên môi Nga. Nga không phản
đối, c̣n ṿng tay ôm cứng lấy tôi. Ngọn lửa
dục hừng hực cháy trong tôi làm tôi mê mẩn, không biết
ǵ nữa. Tôi kéo Nga xuống thảm, lột hết quần
áo nàng ra. Tấm thân ngà ngọc của Nga lồ lộ, tuyệt
đẹp. Tôi cắn nhẹ lên núm vú đỏ au của
nàng. Nga rên rỉ vừa đưa tay giúp cởi quần áo
tôi ra. Tôi nằm lên tấm thân nóng hổi dục t́nh của
nàng, làm t́nh hùng hục như con hổ đói mồi. Nga rên
rỉ, thỉnh thoảng kêu lên vài tiếng thảng thốt,
vô nghĩa. Đến lúc cả hai chúng tôi nghe khoái cảm
lên đến tột đỉnh th́ Bích về.
Thấy cảnh đó, Bích rú lên một
tiếng quái gỡ, chạy thẳng vào pḥng. Vậy mà Nga vẫn
chưa chịu buông tôi ra cho đến lúc tôi nằm lả
trên người nàng...
Thế thở ra một hơi dài và nói
như than thở:
- Tôi không ngờ con người của
tôi tồi tệ tới như vậy.
Tôi an ủi Thế:
- Theo tôi nghĩ trong trường hợp
của anh mấy ai tránh nổi.
- Rồi sau đó th́ sao?
- Tôi lái xe ra về mà ḷng ray rứt, xấu
hổ với Bích. Đến tối, Nga gọi điện
thoại cho tôi biết là Bích đă mang va-li quần áo lớn,
tới nhà Hoài ở. Nghe được chuyện đó, tôi
thấy tội lỗi của tôi nhẹ đi và tôi nghĩ
cũng nên dứt khoát với Bích kể từ lúc đó.
Độ mười ngày sau Nga gọi
cho tôi yêu cầu tôi đến nhà Hoài chở Bích về. Tôi
hỏi lư do th́ Nga cho biết là tất cả nữ trang của
Bích đă bị Hoài lấy bán hết v́ thua bạc. Cả
hai gây nhau và Bích bị Hoài đánh đến sưng cả
mặt mũi. Nga cũng cho tôi biết là nếu tôi đến
chở, Bích sẽ chịu về và bằng ḷng quên tất
cả những chuyện đă qua. Tôi cười lớn
trong điện thoại và nói với Nga: “Bích đă tự
lái xe đến nhà Hoài được th́ cũng nên tự
lái xe về nhà. Tôi không thể đến chở Bích về
v́ tôi không muốn Hoài cười tôi đến lượm
một món đồ phế thải đem về xài.” Tôi lại
cười lớn một lần nữa rồi cúp điện
thoại.
Thế nói tiếp với giọng rên rỉ:
- Tôi không ngờ tôi độc ác đến
như vậy. Trong người chúng ta dường như
có hai ông, một thiện, một ác và lúc đó ông ác đang
thắng thế. Tôi nghĩ, bỏ Bích trong trường hợp
đó là hay nhất, cho nàng một bài học để
đừng bao giờ bắt cá hai tay.
Tôi nhún vai:
- Anh cũng là kẻ bắt cá hai tay.
Thế dường như giật ḿnh về
lời nói của tôi, ngồi im lặng nhả khói. Không khí
giữa chúng tôi có vẻ nặng nề. Tôi nghe Thế thở
dài, lẩm bẩm:
- Vâng, tôi cũng là kẻ bắt cá hai
tay!
Một lúc thật lâu, Thế kể tiếp:
- Đêm đó, tôi đang ngủ th́
điện thoại reo. Tôi nh́n đồng hồ. Bốn
giờ ba mươi lăm phút sáng. Tôi dở ống liên hợp
điện thoại lên th́ nghe tiếng Nga hớt hải:
“Anh Thế, Bích đă tự tử chết rồi!”
Tiếng Thế run run:
- Tôi nghe như sét nổ bên tai.
Trong lúc thảng thốt, tôi bật khóc
như đứa trẻ. Tôi chưa kịp lên tiếng th́
Nga đă cúp máy. Tôi gọi lại, không ai trả lời.
Bích chết trong trường hợp
như vậy.
Thế đốt lại điều
xi-gà bỏ dở lúc nảy. Khói thuốc có mùi khen khét khó chịu.
Thế im lặng ngước mắt nh́n trời bâng khuâng.
Câu chuyện đă làm tôi bàng hoàng. Dù sao
th́ Bích cũng đă chết rồi. Cái khổ c̣n lại là
của người sống. Vả lại tôi thấy Thế
không có trách nhiệm ǵ về cái chết của Bích, dù là
trách nhiệm với lương tâm.
Tôi nói:
- Bích chết đâu phải lỗi ở
anh. Bích chết v́ sự phản ứng nông nổi của
chính Bích. Lần đầu, khi thấy bức ảnh khoả
thân của Nga, Bích đă trả đũa ngay bằng cách
không đi ăn với anh để mời Hoài đi
ăn với nàng. Đến mười một giờ
đêm, anh gọi lại nhà, Bích vẫn chưa về. Thời
gian đó, ai biết được chuyện ǵ đă xảy
ra giữa Bích và Hoài. Trong khi đó, anh vẫn chưa phản
bội Bích. Lần thứ hai, Bích bỏ đi sống hẳn
với Hoài, coi như Bích đă trà thù anh rồi. Phần sau
đó là việc của Bích. Đặt lại vấn đề,
nếu Bích sống và có hạnh phúc với Hoài th́ Bích có tự
tử không? Một hoạ sĩ khi thấy một cảnh
đẹp, một mẫu người đẹp, ai lại
không háo hức muốn vẽ. Bích muốn làm cho hả giận
mà không cần nghĩ ǵ đến hậu quả việc
Bích làm.
Thế hỏi:
- Tại sao tôi không đến chở
Bích về rồi sau đó tuyệt giao với Bích cũng
được?
- Gặp tôi, tôi cũng cư xử
như anh. Anh có phải thần thánh ǵ mà không tự ái. Vả
lại, anh cũng đâu ngờ là Bích sẽ chọn cái chết
để trả thù anh. Sống với loại người
bịnh hoạn như Bích, nếu Bích không chết th́ anh cũng
chết. Trường hợp tôi là anh, có lẽ tôi cư xử
c̣n tệ hơn anh, chắc tôi đă phạm tội ngay lần
đầu Nga thoát y trước mặt. Vậy mà anh đă
tự chủ được trong hai lần đă là hay lắm
rồi. Nếu có tội th́ kẻ có tội là Nga. Nga muốn
quyến rũ anh để làm khổ Bích, cũng có thể
Nga yêu anh, muốn giựt anh từ tay Bích và cũng để
chứng tỏ cho Bích biết, nàng cũng có những mặt
khác hơn Bích.
Thế quay qua nắm tay tôi, đôi mắt
mở to nh́n tôi như biết ơn, như cảm kích.
Tôi cảm động v́ ánh mắt
đó.
Thế hỏi tôi như một đứa
trẻ:
- Tôi không có trách nhiệm ǵ về cái chết
của Bích, phải không anh Ân?
Tôi thấy tội nghiệp Thế quá.
Tôi nói rất rơ ràng:
- Anh không có trách nhiệm ǵ về cái chết
của Bích. Đừng tự dày ṿ ḿnh một cách vô lư. Bích
chết, đó là chọn lựa của Bích, không liên hệ
ǵ tới anh.
Tôi đứng dậy bắt tay Thế
thật chặt mà nói với giọng dịu dàng như một
người anh nói với đứa em:
- Vô ngủ Thế! Khuya rồi, lạnh
quá! Mai c̣n đi cày nữa.
Thế trả lời:
- Cám ơn anh. Anh vô ngủ trước
đi. Tôi muốn ngồi ngoài nầy thêm một lúc.
Tôi vừa quay đi th́ Thế gọi lại:
- Anh Ân, mấy lần rồi tôi muốn
đốt bỏ bức hoạ của Nga nhưng lần
nào đem ra, thấy bức hoạ đẹp quá, tôi lại
tiếc, không nỡ đốt. Nếu anh thích, tôi sẽ tặng
anh.
Thấy Thế vui vui, tôi nói đùa:
- Anh tặng th́ tôi cũng cuốn lên cất
đó. Sống bên cạnh không có đàn bà mà treo h́nh khoả
thân trong pḥng, mỗi lần t́nh dục nổi dậy rồi
cứ diễn cái tṛ “năm thằng bóp cổ một thằng”
th́ sống thế chó nào nổi.
Thế cười lớn. Sống chung
với Thế gần sáu tháng, hôm nay tôi mới thấy Thế
cười. Tôi thích thú cười theo.
Nằm trên giường, suy nghĩ lại
câu chuyện của Thế, tôi thấy thương Thế
và nhận ra Thế là một người tốt.
Rồi chợt nhớ đến Trang,
tôi tự hỏi: “Tại sao tôi không thể là ông mai cho Trang
và Thế?” Chỉ có Trang mới giúp Thế quên cái chết
của Bích nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Ngày mai, tôi sẽ đi t́m Trang.***