ANH VÂN
Vô Quy
Lăng Nhân
Vô Quy là một
hoạ sĩ tài danh mà người dân làng Vĩnh Trạch
đều biết tiếng nhưng không được
mọi người kính trọng v́ cho ông là kẻ chỉ biết
có tiền. Không ai biết gốn gác của
Vô Quy ra sao, từ đâu đến, chỉ biết được
trong một ngày đầu Xuân đẹp trời,
người dân làng Vĩnh Trạch thấy một
người đàn ông có vẻ phong trần nhưng c̣n
rất trẻ, gương mặt tuấn tú, khôi ngô. Đôi mắt như sao trời hàm chứa một
nghị lực vô biên. Bộ y phục lấm bụi
đường, mái tóc bồng bềnh che cả hai tai và phủ dài chí ót. Hai tay
xách hai cái túi vải lớn đă cũ, đến dựng
một túp lều tranh ở cuối làng bên cạnh một
bụi trúc già. Sáng hôm sau, người dân trong
làng thấy chàng hoạ sĩ phong trần đó đem tranh
ra trưng bày ở đầu làng, cạnh ngôi chợ
nhỏ để mọi người đến xem. Kẻ sĩ trong làng nghe tin cũng ṭ ṃ đến
thưởng thức những bức tranh tuyệt mỹ
của Vô Quy.
Trúc Lang là một kẻ sĩ văn hay
chữ tốt, được mọi người
thương mến và kính trọng, phục tài Vô Quy,
bước tới làm quen và đặt ra nhiều câu
hỏi:
- Thưa hoạ sĩ, thật hân
hạnh cho người dân làng Vĩnh Trạch chúng tôi
được tiếp đón một hoạ sĩ tài hoa
như ông. Vậy ông có thể cho chúng tối
biết quư danh và ông từ đâu tới chăng?
Vô Quy mỉm cười thật
tươi và trả lời vui vẻ:
- Thưa tiên sinh, tôi không có quư danh. Tên chữ của tôi là Vô Quy. Tôi chỉ là
một kẻ lang bạt kỳ hồ,
làm bạn cùng mây nước, trăng sao. Không
ở một nơi nào nhất định nên bằng
hữu bốn phương gọi tôi là Vô Quy Lăng Nhân.
- Thế ông có thể cho chúng tôi biết
quan niệm về nghệ thuật của ông chăng?
- Xin tiên sinh đặt câu hỏi rơ
hơn.
- Theo ông th́ nghệ thuật vị
nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh?
Vô Quy trả lời không đắn
đo:
- Với tôi bao giờ nghệ thuật
cũng vị nhân sinh. Nghệ thuật
phục vụ con người, làm đẹp cuộc
sống, làm đời sống con người thêm phần
đa dạng và phong phú. Riêng tôi, tôi
chỉ phục vụ những người giàu có, lắm
bạc nhiều tiền mà thôi.
Gương mặt Trúc Lang tối
sầm lại và nét bất măn hiện rơ lên đôi mắt,
đồng thời bên ngoài cũng có những tiếng
sầm x́ to nhỏ phản đối câu trả lời
của Vô Quy nhưng chàng vẫn thản nhiên mỉm
cười.
Trúc Lang hỏi:
- Thế ông cho rằng những
người nghèo như chúng tôi không có đời sống
tinh thần chăng?
Vô Quy điềm đạm trả
lời:
- Thưa tiên sinh, tôi không bảo thế. Người nghèo vẫn có đời sống tinh
thần nhưng cơm gạo cần hơn. Ngày nào tất cả mọi người có cơm
đủ no, áo đủ ấm, lúc đó mới cần
đến những thứ nầy. Trong lúc hầu
hết người dân trong làng Vĩnh Trạch cơm
chưa đủ no ḷng, áo chưa đủ ấm thân,
trẻ con chưa được đến trường,
người già không được săn sóc chu
đáo th́ những bức tranh của tôi chỉ là những
thứ xa xỉ đối với họ. Vả lại khi
tôi vẽ một bức chân dung hay một bức tranh cho
họ th́ họ trả công tôi bằng cái ǵ đây?
Người chung quanh
kể cả Trúc Lang đều bất măn với câu
trả lời của Vô Quy nhưng không ai bắt bẻ
được câu nói của chàng. Mọi
người tản dần, ai trở về phần
việc nấy.
Vô Quy bỗng quay về phía Trúc Lang,
hỏi:
- Thưa tiên sinh, có phải quư danh
của tiên sinh là Trúc Lang chăng?
Trúc Lang vừa quay lưng bỏ đi,
nghe hỏi, ngạc nhiên dừng chân lại:
- Sao ông biết tên tôi?
- Ông là một kẻ sĩ văn hay
chữ tốt trong làng Vĩnh Trạch nầy, ai lại
không biết danh.
Vừa nói Vô Quy vừa móc trong túi áo ra
một cái phong b́ lớn trao cho Trúc Lang:
- Tiên sinh về nhà mở phong b́ ra
đọc những lời tôi viết và xin làm theo những lời tôi dặn.
Nghe Vô Quy nói như ra lệnh khiến
Trúc Lang muốn nổi nóng nhưng Trúc Lang vốn là
người quân tử, tâm tính như thuỷ, công phu hàm
dưỡng rất cao và cũng v́ ṭ ṃ muốn biết Vô
Quy viết ǵ trong đó nên nhẫn nhịn trả lời:
- Tôi sẽ đọc lá thư
của ông nhưng tôi không hứa ǵ với ông cả.
Vô Quy trả lời:
- Vâng, tôi chỉ cần có vậy.
Vô Quy cuốn những
bức tranh lại rồi trở về túp lều tranh
của ḿnh bên cạnh bụi trúc già ở cuối làng.
Tin Vô Quy, một hoạ sĩ tài danh
đến làng Vĩnh Trạch và chỉ đặc
biệt phục vụ cho những kẻ lắm bạc
nhiều tiền chẳng mấy chốc đồn đă
ra khắp nơi. Những người giàu có mời Vô Quy
đến tận nhà vẽ chân dung cho ông bà, cha mẹ
họ để chẳng may những người thân yêu
nầy mất đi th́ có di ảnh để lại
thờ phượng. Trước khi vẽ,
bao giờ Vô Quy cũng định giá cả trước và
đưa giá ra thật cao, đôi lúc khiến khách hàng
nổi giận.
Một hôm Vô Quy được vị
Hương Cả trong làng mời đến nhà vẽ chân
dung cho ông và Vô Quy đưa ra cái giá một trăm lạng
bạc khiến ông Hương Cả nổi trận lôi
đ́nh:
- Một bức hoạ chân dung cao
lắm là năm mười lạng bạc mà mầy
đ̣i tao phải trả đến một trăm
lạng.
Vô Quy mỉm cười, trả lời:
- Yêu cầu ông dành cho nghệ sĩ
một tối thiểu ḷng kính trọng, xin vui ḷng thu hồi hai tiếng “mầy tao” lại.
Nếu ông nhờ một trăm hoạ sĩ đến,
mỗi người hoạ cho ông một bức chân dung
rồi tôi cũng hoạ cho ông một bức. Khi bức
hoạ của tôi hoàn tất, ông sẽ đốt một
trăm bức hoạ kia đi. Nghĩ lại giá tiền tôi đưa ra vẫn
c̣n rất rẻ.
Nghe câu nói đầy vẻ cao ngạo
của Vô Quy, ông Hương Cả giận lắm nhưng
cũng nói:
- Thôi được, mầy... à hoạ
sĩ bắt đầu vẽ đi.
Ông Hương Cả, áo dài khăn
đóng chỉnh tề ngồi ngay ngắn trên chiếc
ghế bằng gỗ giáng hương nạm ốc xa
cừ cho hoạ sĩ vẽ. Vô Quy bày giá
vẽ và dụng cụ ra. Chàng
đứng im lặng một lúc, t́m những nét đặc
biệt trên gương mặt rồi say mê làm việc.
Chỉ trong ṿng tàn hai nén hương, bức
hoạ đă thành h́nh.
Ông Hương Cả
bước tới, trợn mắt há miệng nh́n bức
chân dung của ông mà có cảm tưởng như ai cắt
cái đầu của ông đặt trên miếng vải. Ông bước chồm tới về
phía Vô Quy, ôm nghệ sĩ tài hoa nầy vào ḷng vừa nói:
- Ông quả là một hoà sĩ tài hoa
hiếm có trong đời.
Rồi quay về phía nhà sau, ông la
lớn:
- Gia nhân đâu! Hăy bày rượu
thịt ra đây để ta được cái hân hạnh
uống vài chung rượu nhạt
với một thiên tài hiếm có trong đời.
Vài ngày sau đó, tiếng
đồn về tài năng của Vô Quy vang đi rất
xa. Những
người giàu có dư ăn, dư mặc trong làng thi nhau
mời Vô Quy đến vẽ chân dung hoặc những
bức tranh để trang trí trong nhà. Ai
cũng phàn nàn Vô Quy tính tiền quá đắt nhưng khi
bức trang hoàn tất th́ mọi người đều
phải công nhận rằng tài năng của Vô Quy quả
hiếm có trong đời.
Người dân nghèo trong làng Vĩnh
Trạch, ai cũng khinh ghét Vô Quy nhưng mọi
người đều lạ lùng là Trúc Lang, kẻ sĩ
được kính nể nhất trong làng, mỗi lần
gặp Vô Quy đều cúi đầu chào một cách kính
cẩn. Người ta không biết trong phong
b́ mà Vô Quy đă gởi cho Trúc Lang đă viết những ǵ
trong đó. Tài năng của Vô Quy
đồn tới giai nhân Tiểu Phượng trong làng.
Một hôm Tiểu
Phượng sai giai nhân mời Vô Quy đến nhà hoạ
cho nàng bức chân dung.
Tiểu Phượng là con gái độc nhất của ông
Bá Hộ Cẩn, mồ côi mẹ từ thuở nhỏ. Thương con, bá hộ Cẩn không thèm tuc
huyền, sống thui thủi với đứa con gái mà ông
thương yêu như vàng ngọc. Nhiều lần bá
hộ Cẩn nài ép con lập gia đ́nh để sau
nầy ông yên ḷng nhắm mắt nhưng trai tráng trong làng
không ai lọt được vào mắt xanh của Tiểu
Phượng, kể cả Trúc Lang. Tiểu Phượng
cho rằng Trúc Lang chỉ là kẻ sĩ yếm thế,
không chịu dấn thân nên không thể làm nên chuyện
lớn. Gia đ́nh giàu có nức tiếng,
ruộng c̣ bay thẳng cánh nhưng từ ngày bá hộ
Cẩn qua đời, Tiểu Phượng sống trơ
trọi một ḿnh trong ngôi nhà khang trang rộng rải.
Tiền bạc không biết tiêu xài sao cho
hết nên nàng đâm ra xem thường tiền bạc.
Nghe Vô Quy là một nghệ sĩ có tài nhưng
chỉ biết có tiền nên Tiểu Phượng có ư khinh
ghét.
Vô Quy đến. Cả hai sững sờ nh́n nhau một
lúc nhưng Tiểu Phượng không thèm mời ngồi,
đặt ngay câu hỏi:
- Nghe ông chỉ phục vụ những
kẻ có tiền thôi phải không?
- Thưa phải.
- Nghe nói trong đời, ông chỉ
biết có tiền thôi phải không?
Vô Quy vẫn thản nhiên trả lời:
- Thưa phải.
Tiểu Phượng nói tiếp:
- Một nghệ sĩ mà trong
đầu...
Vô Quy ngắt ngang:
- Tôi đến để làm việc cho
tiểu thư không phải đến
để tiểu thư phỏng vấn. Nếu
thời gian kéo dài ra th́ số tiền tôi tính càng cao lên.
Xin tiểu thư đi ngay vào đề
cho.
Tiểu Phượng giận đến
xanh mặt nhưng cố dằn ḷng, hỏi:
- Tôi muốn ông hoạ chân dung cho tôi. Xin ông cho biết giá.
Vô Quy hỏi:
- Tiểu thư
muốn hoạ bán thân hay toàn thân?
- Toàn thân.
- Năm trăm lạng bạc.
Tiếng “năm trăm lạng bạc”
lạnh, sắc phát ra nghe như tiếng pha
lê rơi xuống nền gạch làm Tiểu Phượng
lẫn cô nữ tỳ sững sờ.
Tiểu Phượng hỏi lại:
- Năm trăm lạng bạc?
- Vâng, năm trăm lạng bạc.
- Một bức chân dung năm trăm
lạng bạc?
- Vâng, năm trăm lạng bạc.
Giọng của Tiểu Phượng
lạnh lùng:
- Được, tôi
nhận lời. Ông bắt đầu làm việc là vừa.
Tiểu Phượng
đến ngồi trên chiếc ghế mây, cạnh cái bàn
nhỏ, bên trên đặt một cái b́nh hoa bằng thuỷ
tinh loại đắt tiền, có cắm một đoá hoa
hồng màu trắng tuyệt đẹp.
Vô Quy đứng im, nh́n
chăm chú vào mắt Tiểu Phượng một lúc. Ánh mắt sáng ngời của Vô Quy làm
Tiểu Phượng vội vàng nh́n sang nơi khác.
Vô Quy nói:
- Xin tiểu thư
đừng nh́n nơi khác. Hăy quay ánh mắt
trở về hướng cũ.
Tiểu Phượng bỗng la lên:
- Nhưng xin ông đừng nh́n chăm
bẳm vào mặt tôi chớ.
Vô Quy mỉm cười,
không lộ vẻ ǵ nóng giận. Chàng nói nhẹ nhàng:
- Không nh́n vào mặt tiểu thư th́ làm sao vẽ chân dung tiểu thư.
Nh́n cái hoa hồng đặt cạnh tiểu thư,
bỗng nhiên tôi đâm ra thương hại nó.
- Tại sao?
- V́ tiểu thư
đẹp quá khiến nó trở thành trơ trẽn.
Tiểu Phượng đỏ
mặt nhưng giữ thái độ im lặng. Sau khi nghỉ xả
hơi hai lần, bức chân dung đă thành h́nh. Đây là buổi làm việc mà Vô Quy thấy
mệt nhọc nhất trong đời cầm cọ
của chàng. Chàng đă say mê ngắm cái dung nhan
nguyệt thẹn hoa nhường và để hết tâm
trí đưa những nét cọ điêu luyện lên
xuống như gió cuốn mây bay nên khi buông cọ ra, Vô Quy
thấy tinh thần mỏi mệt. Chàng
thở phào một cái thật mạnh rồi đứng
yên nh́n tác phẩm của ḿnh. Chàng nghiêng ḿnh mời
Tiểu Phượng:
- Mời tiểu thư
đến xem có vừa ư chăng?
Tiểu Phượng đứng ngây
người nh́n bức chân dung của ḿnh mà không tin trên
đời nầy có người tài hoa như vậy. Nàng
buột miệng:
- Trông bức hoạ như có sự
sống. Ông là một nhân tài hiếm có trên
đời nhưng tiếc rằng trong cuộc sống,
ông lại xem đồng tiền trên hết. Một tâm hồn như vậy không thể là
hoạ sĩ được. Ông chỉ
là một anh thợ vẽ có tài mà thôi.
Vô Quy mỉm cười hỏi:
- Tiểu thư phân
biệt sự khác nhau thế nào giữa anh thợ vẽ
và một hoạ sĩ?
Giọng Tiểu
Phượng đầy vẻ kiêu ngạo.
- Ông không phân biệt được à? Để tôi giải thích cho ông hiểu.
Một anh thợ vẽ, vẽ bằng ánh mắt và bàn tay,
c̣n một hoạ sĩ cũng vẽ bằng ánh mắt và
bàn tay mà c̣n với tất cả sự rung cảm của
tâm hồn nữa.
Vô Quy hỏi:
- Nếu tôi không đặt cả tâm
hồn vào việc sáng tác, không rung cảm được
cái sắc đẹp của tiểu thư th́ làm thế
nào bức hoạ có sự sống như tiểu thư
vừa mới khen.
Tiểu Phượng đỏ mặt
không trả lời được. Nàng phát nổi nóng khi
thấy ánh mắt Vô Quy loé lên tia sáng như giễu cợt.
Tiểu Phượng là thứ cành vàng lá ngọc, quen
sống trong sự nuông chiều của cha già và sự
hầu hạ của đám gia nhân trong nhà, chưa ai dám trái
ư hay vô lễ với nàng. Nay thấy ánh mắt như
giễu cợt của Vô Quy, nàng cho rằng đă bị xúc
phạm nên buông lời sỉ mạ Vô Quy:
- Một nghệ sĩ mà trong đầu
chỉ biết có tiền th́ khối óc đó chỉ là
một thứ bùn nhơ.
Vô Quy không c̣n kiên nhẫn
nổi, quắc mắt nh́n Tiểu Phượng:
- Nầy tiểu thư,
tiểu thư có biết đương nhiên xúc phạm
đến kẻ khác là hành động của hạng
người thiếu giáo dục không? Tiểu thư cho
rằng trong đầu tôi chỉ biết có tiền,
thế c̣n tiểu thư? Nhà tiểu thư ruộng c̣ bay
thẳng cánh, đem cho tá điền mướn với giá
cắt cổ, lại cho bọn trung gian đứng ra thu
lúa. Bọn nầy dựa vào thế lực của tiểu
thư, tác oai tác phúc, làm khổ dân nghèo. Tiểu thư có
biết chuyện đó không? Có lẽ tiểu thư c̣n
nhỏ quá, tối ngày chỉ quanh quẩn trong tháp ngà nên
không biết ǵ về những việc làm đó, có từ
đời ông, đời cha của tiểu thư. Trong
đời, tiểu thư chưa hề đổ ra
một giọt mồ hôi mà lúa thóc chứa đầy
vựa, c̣n dân nghèo làm đầu tắt mặt tối mà
vừa xong mùa gặt đă không c̣n một hạt lúa trong
nhà. Có khi nào tiểu thư đem một hạt lúa ra
bố thí cho kẻ nghèo đói không? Hay tiểu thư
vẫn thản nhiên trước sự khổ đau
của những người sống chung quanh tiểu
thư? Như vậy khối óc của tiểu thư có
phải là một thứ bùn nhơ không?
Vô Quy trở giọng hét lớn:
- Tiền công trả cho tôi đâu, đem
ra ngay. Tôi không muốn đứng trong ngôi nhà nầy
nữa.
Tiếng hét của Vô Quy làm Tiểu
Phượng run lên nhưng bản tính ương ngạnh,
nàng ném tiền xuống đất vừa nói:
- Đó, tiền đó, lấy rồi cút
khỏi mắt ta.
Vô Quy nhẫn nại, cúi xuống
nhặt tiền rồi bước ra khỏi nhà Tiểu
Phượng.
*
* *
Một tuần lễ sau, Vô Quy đang
ngủ trưa th́ có gia nhân của Tiểu Phượng
mời Vô Quy đến nhà. Vô Quy vội vă thay quần áo và
mang túi vải đồ nghề theo.
Bước chân vào nhà, Vô Quy thấy
Tiểu Phượng đang ngồi trên cái ghế bành
bọc da, trang điểm cực kỳ mỹ lệ.
Giữa pḥng khách có dựng một cây cột nhỏ
bằng đồng sáng ngời, phía trên có bốn cái móc
nhỏ, treo một cái quần lót đàn bà.
Tiểu Phượng cất tiếng
chào, giọng mỉa mai:
- Chào hoạ sĩ tài danh của làng
Vĩnh Trạch.
- Chào tiểu thư. Tôi chỉ là kẻ
rày đây mai đó. Tôi không phải người của làng
Vĩnh Trạch.
- Hôm nay tôi mời ông đến vẽ
cái quần lót của tôi. Ông định giá bao nhiêu?
Gương mặt Vô Quy vẫn b́nh
thản, chàng trả lời:
- Một ngàn lạng bạc.
- Được lắm. Tôi muốn
ngồi đây xem ông làm việc.
- Tiểu thư cứ tự nhiên.
Vô Quy đem đồ nghề ra, theo thói
quen thường lệ, chàng đứng nh́n chăm chú cái
quần lót rồi bắt tay vào việc. Thời gian hút
chưa tàn điếu thuốc Vô Quy đă vẽ xong.
Tiểu Phượng đứng xem. Tuy
không nói ra nhưng nàng cũng phải công nhận Vô Quy
quả là một hoạ sĩ tài hoa hiếm có trong
đời. Nàng lên tiếng mỉa mai, để trả thù
lần trước đă bị Vô Quy lớn tiếng
nhục mạ.
- Một hoạ sĩ chỉ biết có
tiền như ông th́ chỉ đáng vẽ cái quần lót
của tôi thôi.
Vô Quy cười lạt:
- Tâm hồn tôi trong sáng như nhật
nguyệt, bao la như biển cả th́ cái quần lót
của tiểu thư đâu thể làm vẩn đục
tâm hồn tôi được. Vả lại tôi từng
vẽ chân dung cho tiểu thư và tôi không bao giờ có ư so
sánh giá trị con người của tiểu thư với
cái quần lót.
Tiểu Phượng tái mặt.
- Tiểu thư trả tiền
để tôi c̣n ra về.
Trả tiền xong, Tiểu
Phượng đứng nh́n theo chàng hoạ sĩ kỳ
lạ, con người mà nàng vừa khinh ghét, vừa sợ
hăi và vừa thán phục.
* * *
Cả tuần nay, dân chúng trong làng
Vĩnh Trạch xôn xao bàn tán v́ trong làng sẽ có
được một ngồi trường cho trẻ con
đến học không phải trả tiền. Trên
miếng đất cạnh bụi trúc già, nơi Vô Quy
dựng túp lều tranh, công nhân đang hăng hái làm
việc. Gạch được chuyển lên từ
những chiếc ghe chài lớn trên con sông gần đó.
Công việc do Trúc Lang đứng ra quán xuyến. Nhiều
người ṭ ṃ hỏi Trúc Lang, ai là người đă
bỏ tiền ra cất ngôi trường th́ Trúc Lang chỉ
trả lời là của một ân nhân xin được
giấu tên. Nhiều thanh niên không có việc làm cũng nhào
vô tiếp việc mà không nhận tiền công. Vô Quy cũng
đứng đó nh́n mọi người làm việc,
gương mặt rạng rỡ như ánh sáng ban mai.
Dưới chân chàng là hai cái túi vải đă bạc màu. Hôm
nay là ngày Vô Quy rời làng Vĩnh Trạch và chàng cũng
không biết ḿnh sẽ đến đâu. Bên cạnh chàng là
Trúc Lang và vài kẻ sĩ trong làng, ai ai cũng tỏ ra
lưu luyến và buồn bă v́ sự ra đi của Vô Quy.
Trong lúc mọi người đang
đứng nh́n công nhân làm việc th́ có bốn lực
điền khiêng cái kiệu chạy nhanh đến và
dừng lại chỗ Vô Quy. Một thanh niên đến
trước mặt Vô Quy, cúi đầu thật sát và
thưa rằng:
- Thưa ông, tiểu thư chúng con kính
mời ông đến cho tiểu thư thưa việc. Mong
ông đừng để tiểu thư con thất
vọng.
Vô Quy lưỡng lự đưa
mắt nh́n Trúc Lang như hỏi ư kiến nhưng Trúc Lang
chỉ mỉm cười, im lặng. Không để cho Vô
Quy kịp quyết định, hai thanh niên cúi xuống xách
hai cái túi vải lớn để lên kiệu rồi cúi
đầu mới:
- Kính mời ông.
Vô Quy miễn cưỡng bước lên
kiệu. Bốn anh lực điền khiêng chiếc
kiệu chạy nhanh, chẳng mấy chốc đă
đến nhà. Vừa bước xuống Vô Quy đă
thấy Tiểu Phượng đang đứng
đợi ở cổng ngoài. Hôm nay nàng không trang
điểm nhưng đôi môi vẫn đỏ, đôi má
vẫn hồng và làn da trắng mát. Vô Quy ngạc nhiên
về thái độ của Tiểu Phượng. Chàng
tự hỏi: “Cô gái kênh kiệu ngày nào đây sao?” Và trong
ḷng gợn lên một chút xao xuyến.
Tiểu Phượng đưa tay
nắm tay Vô Quy dẫn vào nhà. Bọn gia nhân ngạc nhiên lơ
mắt đứng nh́n.
Vào đến pḥng khách, tự tay
Tiểu Phượng kéo ghế mời Vô Quy ngồi. Nàng
quỳ gối xuống thảm, bưng b́nh trà mạn
đà rót vào hai cái chén nhỏ bằng bích ngọc,
đoạn hai tay dâng chén trà lên mời Vô Quy rồi ngồi
xuống đối diện với chàng.
Vô Quy dùng hai tay nhận chén trà từ tay
Tiểu Phượng vừa
nói với giọng đầy cảm xúc:
- Tiểu thư quá đa lễ.
Tiểu Phượng hỏi:
- Mời ông dùng trà. Có phải hôm nay ông
rời làng Vĩnh Trạch chăng?
- Thưa phải.
Gương mặt Tiểu Phượng
bỗng thoáng nét buồn bă:
- Xin ông tha cho tôi cái tội đă cố
t́nh làm nhục ông. Tôi như con ếch nằm trong đáy
giếng, thấy trời bằng vung.
Vô Quy cười buồn:
- Xin tiểu thư an ḷng. Tôi lúc nào
củng cố gắng quên đi những điều mà
người khác cố ư hay vô t́nh làm tôi đau ḷng. Nếu
ở đó chấp nê những điều nhỏ nhặt
th́ người ta sẽ không làm được việc ǵ
cả. Mời tiểu thư dùng trà.
Hai người nâng chén trà vừa nh́n nhau
vừa uống từng ngụm nhỏ.
Tiểu Phượng hỏi:
- Có phải ngôi trường do ông đă
bỏ tiền ra xây cất chăng?
- Sao tiểu thư nghĩ vậy?
- Tôi đoán thế. V́ ở đây,
tất cả con cái nhà giàu đều được
gởi ra tỉnh học nên những người có
tiền đâu ai nghĩ đến chuyện nầy.
Vả lại những người giàu có trong làng chỉ
muốn người dân măi măi thất học để
dễ bốc lột hơn. C̣n Tiểu Phượng tuy
đă hai mươi tuổi nhưng cứ sống măi trong
tháp ngà như lời ông đă nói nên thật t́nh Tiểu
Phượng chẳng hiểu biết ǵ. Tiểu
Phượng cũng muốn sống một cuộc
đời có ích cho người khác nhưng không ai
hướng dẫn. Việc làm của ông đă khiến
Tiểu Phượng suy nghĩ bao đêm dài.
Mắt Vô Quy chợt sáng lên nhưng chàng
không trả lời thẳng câu hỏi của Tiểu
Phượng mà chỉ nói:
- Ngày tôi bước chân đến làng
Vĩnh Trạch, tôi chỉ mang theo hai cái túi vải và
một chút bạc vụn. Nay tôi rời làng Vĩnh
Trạch cũng chỉ hai cái túi vải và một chút
bạc vụn trong túi áo.
- Tâm hồn ông cao cả quá. Thế mà có
lúc... tôi...
Tiểu Phượng rưng rưng
nước mắt nói tiếp:
- Tôi không bao giờ ngờ trong
đời lại có người xả thân sống v́
kẻ khác. Cả tuần nay, nghe dân làng xôn xao bàn tán về
ngôi trường vừa được xây cất, tôi
nghĩ ngay đến ông. Nhiều đêm nghĩ
đến hành động cao đẹp của ông, tôi
đă khóc v́ xấu hổ và vô cùng hối hận đă
cư xử không phải với ông.
Vô Quy cười thật tươi.
Chàng không ngờ hành động của chàng lại thức
tỉnh được một cô gái đầy ḷng kiêu
ngạo như Tiểu Phượng. Chàng nói:
- Ngôi trường đó được
thành h́nh cũng do tiểu thư đóng góp một phần
không nhỏ, một ngàn năm trăm lạng bạc.
Mặt Tiểu Phượng đỏ
hồng lên trông càng xinh đẹp. Nàng bưng b́nh trà lên,
châm thêm vào chén của Vô Quy. Nàng đáp:
- Ông nói càng làm Tiểu Phượng thêm
hổ thẹn nhưng ông có thể cho Tiểu
Phượng biết v́ lư do ǵ ông xây ngôi trường mà
không là cái bịnh viện hay cây cầu. Những thứ
đó dân trong làng đều cần cả.
Gương mặt Vô Quy đầy
vẻ phấn khởi. Chàng thấy Tiểu Phượng
là người có thể chia sẻ những ưu tư
với chàng, khác với Trúc Lang, chỉ biết chờ
đợi để làm theo những điều chàng
dặn bảo mà không một sáng kiến hay băn khoăn
thắc mắc.
- Tiểu thư thấy đó, Vĩnh
Trạch là ngôi làng đông dân nhưng hầu hết
đều nghèo khổ, chỉ khoảng mười gia
đ́nh giàu có mà những gia đ́nh nầy lại sống
bám trên sức lao động của những người
cùng khổ. Lúa thu hoạch được hầu hết
lọt vào vựa lúa của các đại điền
chủ c̣n những người lao động vất
vả lại chẳng có ǵ. Nếu cứ cái đà nầy
th́ muôn đời những người cùng khổ chỉ
là những tên nô lệ cho bọn người giàu có. Xă
hội đầy dẫy những bất công như
vậy th́ chúng ta làm sao có thể ngồi yên.
Tiểu Phượng có vẻ nóng
nảy:
- Nhưng ông đi rồi th́ những
bất công vẫn c̣n nguyên đó.
Vô Quy mỉm cười:
- Ngôi trường đó sẽ san
bằng được những bất công trong
tương lai. Việc cải thiện xă hội đâu
phải chỉ trong một ngày, một buổi hay một
vài năm. Nhờ ngôi trường đó, Trúc Lang cùng vài
kẻ sĩ trong làng sẽ đào tạo ra một thế
hệ tương lai có học, có hiểu biết và
thế hệ tương lai đó sẽ kết hợp
lại thành một sức mạnh, giật sập
những bất công xă hội. Bây giờ nếu tôi và
tiểu thư cùng hợp tác để làm việc nầy
th́ thế lực của những người giàu có nơi
đây sẽ nghiền nát chúng ta.
Tiểu Phượng xoè bàn tay ra làm
lưỡi đao chém vào cổ nàng vừa nói:
- Phụp! Cả ông và Tiểu
Phượng đều đứt đầu.
Vô Quy cười lớn:
- Đầu của tôi có đứt th́
chẳng có ǵ đáng phàn nàn, c̣n cái đầu xinh
đẹp của tiểu thư mà đứt đi th́
đau xót biết chừng nào.
Tiểu Phượng cười gịn giă,
đôi mắt sáng ngời đầy vẻ hạnh phúc
nhưng rồi nàng lại buồn ngay, âm thanh giọng nói
như tiếng thở dài.
- Nhưng rồi ông sẽ ra đi.
Tiểu Phượng đứng dậy
lấy cây đờn t́ bà vừa nói với Vô Quy:
- Trước giờ ông đi, Tiểu
Phượng xin được ngâm tặng ông vài câu thơ
tiễn biệt:
Nói xong nàng dạo đàn. Những ngón tay
tháp bút mềm mại, dịu dàng lướt trên các dây đàn đưa ra
những âm thanh năo ḷng. Giọng ngâm cất lên êm
đềm, buồn bă:
“Rồi mai anh sẽ ra đi.
Bước
chân khuấy động xuân th́ cỏ non.
Đêm
nằm giấc ngủ hao ṃn
Soi
gương vẫn thấy t́nh c̣n quẩn quanh...”*
Tiếng đàn nhỏ dần rồi
chấm dứt nhưng dư âm ngân dài như vô tận.
Trong khoé mắt của Tiểu Phượng đă rưng
rưng hai giọt lệ trong khi Vô Quy ngồi im lặng,
đôi mắt mơ màng như thả hồn về chốn thần tiên nào.
Bỗng Tiểu Phượng quỳ
sụp xuống cầm lấy tay Vô Quy nói với giọng run run:
- Vô Quy! Anh Vô Quy! Nếu Tiểu
Phượng bỏ lại tất cả tài sản cho dân
nghèo làng Vĩnh Trạch để theo anh sống cuộc
đời rày đây mai đó th́ anh có chấp nhận cho
Tiểu Phượng theo cùng.
Vô Quy giựt ḿnh sửng sốt. Chàng run
lên và đôi mắt rực lên một vùng trời hạnh
phúc. Vô Quy chưa kịp nói ǵ thỉ đă nghe Tiểu
Phượng nói tiếp:
- Hai mươi năm nay, em sống
như con cá trong chậu, con chim trong lồng, đời
sống tuy đầy đủ như vô vị và buồn
chán. Bây giờ em muốn thoát khỏi chiếc lồng son
để cùng anh bay khắp vùng trời cao rộng,
sống một cuộc đời có ư nghĩa. Xin anh
đừng từ chối lời cầu xin của em.
Vô Quy cảm động quá, không ngờ
đời chàng lại có những giờ phút nầy. Chàng
cúi xuống đỡ Tiểu Phượng đứng lên.
Vô Quy nói:
- Ôi! Nếu trên bước
đường giang hồ, có em bên cạnh th́ anh sẽ
không c̣n cô đơn nữa, em sẽ là người bạn
đường, người bạn đời và cũng
là một tri kỷ của anh.
Tiểu Phượng bật khóc:
- Cám ơn anh Vô Quy. Đời em coi như
thoát được cảnh cá chậu chim lồng.
Vô Quy nói tiếp ư nghĩ ḿnh:
- Em Tiểu Phượng, đời
người có một điểm giống nhau là ai cũng
phải chết nhưng khác nhau ở chỗ là những ǵ
ḿnh làm trong đời sống và những ǵ ḿnh để
lại sau khi chết. Nếu tất cả tài sản
của em để lại cho dân nghèo th́ cái chương
tŕnh của anh càng thêm vững chắc. Anh sẽ nói với
Trúc Lang thành lập một nhóm người để
kiểm soát việc chi thu. Trích ra một số ruộng
đất cho gia nhân của em. Số ruộng đất
c̣n lại sẽ giữ nguyên, cho tá điền mướn
với giá rẻ, lấy tiền đó trả công cho
những người dạy học, tổ chức
những bữa ăn trưa cho học sinh, hoặc giúp cho
những người nghèo đói trong làng, anh ra đi càng
thêm yên tâm.
Trong lúc Vô Quy say sưa nói về những
kế hoạch trong tương lai của làng Vĩnh
Trạch th́ đầu óc Tiểu Phượng làm việc
rất nhanh. Nàng nghĩ, sống đời cá chậu chim
lồng dù tiền bạc thừa mứa cũng chẳng
hạnh phúc ǵ. Nay bỏ đi để có một tấm
chồng tài hoa, xứng đáng cho ḿnh trao thân gởi
phận như Vô Quy th́ c̣n ǵ hạnh phúc hơn nhưng nàng
biết sống cuộc đời lang bạt kỳ
hồ như Vô Quy sẽ không có ǵ bảo đảm.
Rồi cũng phải có nhà cửa đàng hoàng để
dừng chân trong những lúc mỏi mệt v́ cuộc
sống. Nàng sẽ giữ lại mớ nữ trang và
số tiền bạc trong nhà cũng đủ cho nàng và Vô
Quy sống nhàn nhă trong quăng đời c̣n lại của hai
người.
Thế là Trúc Lang và vài kẻ sĩ trong
làng được mời tới chia số tài sản
của Tiểu Phượng ra theo như kế hoạch
của Vô Quy.
Tin Tiểu Phượng để
lại tất cả các bất động sản cho dân
nghèo đă làm sửng sốt giới giàu có c̣n đối
với người nghèo trong làng th́ Vô Quy và Tiểu
Phượng là hai thiên thần do Thượng đế
sai xuống để cứu giúp họ.
Từ ngày Vô Quy và Tiểu Phượng
bỏ đi, theo thời gian, ngôi trường mỗi
năm một phát triển rộng ra. Mọi người
có ư mong đợi một ngày nào đó hai ân nhân của dân nghèo
làng Vĩnh Trạch sẽ trở lại thăm làng
nhưng Vô Quy và Tiểu Phượng như hai cánh chim ngàn,
bặt vô âm tín. Nhiều người chợt nhớ
lại tên chữ của chàng. Vô Quy có nghĩa là không bao
giờ quay về.
(*) Thơ Lan Rừng