Anh Vân

 

 

Kẻ Bại Trận

 

 

Nếu nói hắn là bạn thân của tôi th́ không đúng mà bạn sơ giao cũng không phải. Giao t́nh giữa chúng tôi đă hơn hai năm dài. Mỗi lần có dịp ăn uống, tôi thường mời hắn và ngược lại hắn cũng hay mời tôi. Trung b́nh một tuần lễ chúng tôi gặp nhau đôi ba lần thường th́ hắn đến nhà tôi nhưng chúng tôi khó thân nhau được v́ chúng tôi có nhiều điểm mâu thuẫn nhau như hai thái cực.

Hắn tên Hương, cái tên nghe như con gái nhưng thân thể hắn cao lớn, mày rậm, mắt ốc nhồi, hàm bạnh ra và đầy râu, trông thật dữ dằn. Lần đầu tiên gặp hắn, tôi thích hắn ngay. Lúc đó hắn đang nói chuyện với khoảng năm sáu anh em và họ đang bàn về đề tài “Tôn Giáo Và Đời Sống.” Tôi bước vào trong lúc họ đang tranh luận sôi nổi nên không ai để ư đến tôi. Tôi ngồi xuống cái ghế ở góc nhà nghe hắn đang chỉ trích tôn giáo. Hắn nói: “Tôn giáo chỉ là miếng đất hứa cho những kẻ kém khả năng tranh đấu với đời sống vào đó ẩn núp.” Hắn kết luận: “Con người chỉ là một tổng hợp các tế bào, là một con vật biết lao động. Con người phải tự quyết định đời sống của ḿnh. Phải có can đảm đứng lên làm một cuộc cách mạng xă hội để được sống hạnh phúc. Đời sống con người bi thảm hay không đều do con người gây ra cả, không có chuyện Thượng Đế nhúng tay vào.” Hắn đem một câu nói của Chúa Jésus Christ ra chế nhạo. Lời nói của hắn cho đến bây giờ, đă hơn hai mươi năm, tôi vẫn c̣n nhớ rơ. Hắn nói: Chúa bảo: “Chúa khiến cho mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công b́nh cùng độc ác.” Lập lại xong lời Chúa, hắn cười nửa miệng, bảo: “Theo tôi, chuyện khiến mặt trời mọc lên soi cho kẻ lành, không soi cho kẻ dữ, làm mưa cho kẻ công b́nh, không làm mưa cho kẻ độc ác. Chuyện đó Chúa làm không nổi.”

Tôi không thích lập luận của hắn v́ tôi tin có Thượng Đế trong đời sống tâm linh con người nhưng phải thú thật, lúc đó, hắn đă làm tôi thích thú. Lúc nói chuyện, mặt hắn thật sinh động, đôi mày rậm thỉnh thoảng nhướng lên, cặp mắt trợn tṛn trong những lúc hắn hăng say. Toàn thể gương mặt hắn toát ra một sức sống mănh liệt.

Sau buổi nói chuyện, tôi được chủ nhà mời ở lại dùng cơm và chủ nhà đă giới thiệu hắn với tôi. Lúc đó, tôi mới biết hắn là đồng nghiệp, cùng nghề gơ đầu trẻ với tôi. Hắn dạy ở trường cách xa trường tôi khoảng mười lăm cây số. Ban đêm hắn về quận lỵ ngủ.

Trong bữa ăn chủ nhà có đăi rượu. Rượu vào lời ra. Câu chuyện lai xoay quanh vấn đề tôn giáo và hắn lại đem tôn giáo ra chỉ trích. Tôi đă phản đối hành động và lập luận của hắn. Tôi bảo: “Tôn giáo thuộc về đời sống tâm linh con người. Phần thiêng liêng đó, anh không được quyền xúc phạm.”

Chúng tôi đă căi nhau dữ dội. Hắn nổi nóng, thách tôi đánh nhau với hắn và tôi đă nhận lời ngay. Tôi thấp người hơn hắn nhưng tôi tập thể dục hằng ngày nên thân thể tôi nở nang, rắn chắc và khoẻ mạnh. Hắn sững sờ một giây khi thấy tôi chấp nhận lời thách thức của hắn một cách b́nh tĩnh. Chủ nhà và bạn bè phải can gián nhiều lần mới hoà giải được giữa chúng tôi.

Tối hôm sau, tôi đang ngồi học dưới ánh đèn th́ hắn đến gơ cửa xin vào nói chuyện. Hắn ngỏ lời xin lỗi tôi và nói:

- Những người nóng tính thường là những người ngay thẳng và can đảm.

Hắn nhận xét tôi chỉ đúng một nửa. Tôi không phải là người can đảm. Sự nóng tính của tôi đă chứng tỏ tôi là người không làm chủ nổi t́nh cảm của ḿnh.

Hắn hỏi:

- Anh vừa dạy vừa học thêm à?

- Ừ.

- Nghe bạn bè nói, anh học để chẩn bị thi Tú Tài II?

- Ừ.

Hắn móc thuốc ra mời tôi:

- Anh có nghĩ là anh sẽ bị gọi vào trường Bộ Binh Thủ Đức không?

- Tôi biết chuyện đó.

- Thế anh không ngại chuyện phải đi tác chiến?

Tôi hơi ngạc nhiên:

- Có ǵ mà ngại. Đất nước là của chung, mọi người phải có bổn phận bảo vệ tự do cho phần đất c̣n lại nầy.

Hắn vừa đốt thuốc vừa hỏi tôi:

- Anh cho rằng chế độ chúng ta đang sống là chế độ tự do? Chúng ta đang sống ở một quận lỵ xa xôi, hẻo lánh, chúng ta không thấy và không biết nhiều về thời sự. Hiện có bao nhiêu chuyện tồi tệ đang xảy ra ở thủ đô Sài-g̣n. Chuyện Phật giáo đang bị đàn áp. Anh biết chuyện đó không?

Tôi mỉm cười trêu hắn:

- Anh cũng quan tâm đến chuyện tôn giáo à?

Biết tôi nói xỏ nên hắn nổi nóng:

- Tôi không tin tôn giáo, một thứ bùa ngải mê hoặc ḷng người. Đối với tôi, Chúa hay Phật ǵ cũng chỉ là những bức tượng bằng xi măng hay bằng gỗ. Muốn đập bỏ hay đốt đi bất cứ lúc nào cũng được nhưng tôi biết anh tin tưởng và nhiều người khác cũng tin tưởng. Anh từng bảo với tôi, tôn giáo gắn liền với đời sống tâm linh con người. Chẳng lẽ đời sống tâm linh của người Công giáo th́ được tôn trọng c̣n của những người Phật giáo th́ bị chà đạp chăng? Xă hội nầy cần phải thay đổi toàn diện mới được.

Tôi cũng nổi nóng:

- Tôi không đồng ư việc anh so sánh tôn giáo như một thứ bùa ngải mê hoặc ḷng người. Đó là một tri thức có tính cách tự do. Anh t́m hiểu, anh tin rồi anh chấp nhận. Không ai lấy dây trói anh, dẫn anh tới chùa hay tới nhà thờ. Chuyện Phật giáo bị đàn áp, tôi cũng chỉ nghe đồn. Có thể có những điều chúng ta chưa hiểu rơ, cũng có thể tin tức bị xuyên tạc, thổi phồng nên tôi không muốn bàn đến. C̣n chế độ nầy có tự do hay không, anh tự xét lấy nhưng nên nhớ rằng, tự do không phải là một trạng thái vô biên giới nhất là trong giai đoạn có chiến tranh với kẻ nội thù. Anh bảo xă hội nầy cần phải được thay đổi toàn diện. Anh có chắc mọi sự thay đổi đều tốt đẹp hết chăng? Chỉ sợ chúng ta đứng bên nây đồi, thấy đồi bên kia xanh hơn, chúng ta khổ công đổ mồ hôi, nước mắt, hy sinh xương máu đề t́m sang đồi bên kia. Đến nơi chúng ta mới đau đớn nhận thấy màu xanh đó chỉ là màu xanh của cỏ dại.

Nét bất măn hiện rơ trên mặt hắn và hắn đứng lên từ giă ra về.

Tôi nhận ra tôi đă bất lịch sự trong cách tiếp đăi hắn.

Lúc đó tôi mới hai mươi bốn tuổi, tính khí c̣n sôi nổi, bồng bột. Tôi kéo tay hắn lại.

- Anh ngồi chơi. Tôi pha trà mời anh.

Hắn từ chối. Lúc hắn ra về, tôi mới nhận ra hắn là một người rất táo bạo. Chỉ mới gặp tôi hai lần, lần nào cũng có căi nhau mà hắn đă dám chỉ trích nặng lời chế độ chúng tôi đang sống. Nếu lúc đó, tôi viết tờ báo cáo mật về lời nói và tư tưởng của hắn với chính quyền là hắn mang hoạ ngay nhưng tôi đă không làm điều đó.

Thời gian sau, cứ vài ngày hắn qua tôi chơi một lần. Có khi hắn pha sẵn cà-phê, châm vào một cái b́nh thuỷ nhỏ, mang qua để tôi và hắn uống vừa bàn chuyện thời sự. Tranh luận đến lúc nào gay go, tôi nổi nóng th́ hắn xoay câu chuyện sang chiều hướng khác dù tôi biết tính khí hắn rất nóng nảy.

Sự qua lại gần như thường xuyên của hắn đă khiến t́nh bạn giữa chúng tôi được cải thiện. Sự lợt lạt và ác cảm buổi ban đầu không c̣n nữa nhưng thân nhau đến độ đậm đà cũng không được. V́ hắn quyết liệt gần như tàn bạo, c̣n tôi th́ đa cảm đa sầu. Tôi chỉ thích những thừ t́nh cảm êm ái, nhẹ nhàng. Ngoài giờ đi dạy và học thêm, tôi giải trí bằng cách đọc sách báo, nghe nhạc hay xem phim ảnh.

Một đêm, khoảng mười hai giờ khuya, tôi vẫn c̣n cắm cúi ngồi đọc bài văn tiếng Pháp. Bài văn diễn tả tâm trạng của một người đàn ông bị đi đày sang xứ bên cạnh. Cứ mỗi chiều về , người đàn ông bị đi đày thường đến ngồi trên một tảng đá lớn, gần biên giới để nh́n cảnh hoàng hôn xuống trên quê hương ông ta và cũng để hít thở không khí được ngọn gió từ miền đất quê nhà thổi sang. Đọc xong đoạn văn, tôi buột miệng: “Bài văn hay quá!” Nói xong, tôi nghe tiếng hắn cười khẽ bên ngoài vách và tiếng nói khá lớn: “Hay đến thế à? Đúng là anh đă t́m được sự hứng thú trong việc học hành.”

Tôi đứng dậy mở cửa, mời hắn vào nhà. Tôi liếc mắt nh́n cái đồng hồ trên bàn viết. Mười hai giờ hai mươi lăm phút.

Tôi hỏi:

- Anh Hương cũng thức khuya quá vậy?

Hắn cười:

- Tôi cũng có nhiều việc cần phải làm lúc ban đêm. Chúng ta giống nhau ở điểm nầy. Nhiều đêm, tôi đi ngang qua nhà anh và thấy anh thức học rất khuya.

Hắn yêu cầu tôi tóm tắt câu chuyện vừa đọc. Tôi chiều hắn, tóm tắt lại câu chuyện. Nghe xong, hắn gật gù:

- Rơ ràng anh là người có tâm hồn và có ḷng ái quốc cao độ nhưng anh nên biết rằng, ḷng nhiệt thành đặt không đúng chỗ sẽ có hại cho riêng anh và cho bao nhiêu người khác.

Tôi không muốn tranh luận với hắn nên chỉ nhếch môi cười lạt. Hắn tự kéo ghế ngồi xuống, móc thuốc ra hút, ngồi trầm ngâm một lúc rồi hỏi tôi:

- Anh có biết ngày nay, pháo binh Vĩnh Châu pháo vào mật khu làm hơn hai mươi “giải phóng quân” phải hy sinh?

Tôi giựt ḿnh:

- Anh gọi mấy thằng Việt cộng là giải phóng quân?

Hắn như không nghe tiếng tôi, tiếp tục với giọng buồn buồn:

- Thật là một tin đau ḷng!

Tôi nh́n hắn trân trối. Rơ ràng Hương, bạn tôi, nếu không là một thằng Việt cộng nằm vùng th́ cũng là một tên thân cộng.

Tôi cố t́nh chọc tức để nhận diện hắn rơ ràng hơn.

- Mấy con chuột lắt đó chết là phải rồi. Đ.m, phá phách hoài không để ai yên ổn làm ăn hết.

Mặt hắn đỏ gay. Dưới ánh đèn, hai mắt hắn nh́n tôi như đổ lửa nhưng hắn cố gắng giữ giọng ôn tồn:

- Anh có từng t́m hiểu chủ nghĩa Cộng sản chưa mà mỗi lần đề cập tới những người đang chiến đấu giải phóng dân tộc, anh đều dùng lời lẽ quá nặng nề.

Tôi vẫn quyết liệt với hắn:

Tôi ít t́m hiểu về chính trị nhưng anh thấy cái chết của anh Châu, Trưởng toán Thanh Niên Cộng Hoà không? Bọn ác ôn đó đă chặt đầu, chặt tay, chân anh Châu và xếp đống trước miếu Thần Hoàng ở xă Tân Thành...

Hắn ngắt lời tôi một cách nóng nảy:

- Nhưng nó là thằng có tội với nhân dân.

Tôi sôi giận:

- Tội ǵ? Khác chiến tuyến th́ đương nhiên coi nhau như kẻ thù nhưng hành động như vậy là phi nhân. Một chủ nghĩa dă man như vậy, nếu thành công th́ nhân dân sẽ khiếp đảm đến thế nào? Tuyên bố làm một công cuộc cách mạng giải phóng con người mà xem mạng người không bằng cỏ rác th́ ai dám tin. C̣n chuyện ném lựu đạn vào chợ thịt ở quận Quản Long tuần qua, làm chết hai người đàn bà và một trẻ thơ, làm bị thương hơn mười người. Đó là phương cách tốt trong đấu tranh à? Những người đàn bà và trẻ thơ đó, tội ǵ? Tôi tởm những hành động như vậy. Có lẽ tôi sẽ không chờ đợi lệnh gọi nhập ngũ, tôi sẽ t́nh nguyện gia nhập quân đội sớm hơn.

Hắn đứng dậy, gương mặt lạnh lùng, không bắt tay từ giă tôi như mọi khi.

Hắn nói:

- Tôi gặp anh đêm nay có lẽ là lần cuối cùng. Anh nên nhớ rằng anh đă quay lưng lại với tôi. Sau nầy có việc ǵ xảy ra, anh đừng hối hận.

Hắn bỏ về, lầm lũi trong đêm tối như một bóng ma.

Sáng hôm sau, tôi đang đứng trên bục giảng bài th́ ông Hiệu trưởng hớt hải vào báo:

- Văn pḥng quận mời anh đến Ban An Ninh tŕnh diện gấp.

Tôi lo lắng đạp xe đến văn pḥng quận. Ở đó, Trưởng Ban An Ninh Quận hỏi tôi về Hương. Tôi đă đoán được hết tám phần mười câu chuyện. Tôi thuật lại giao t́nh giữa tôi và hắn. Tôi giấu nhẹm đi những lời chỉ trích quá đáng của hắn về chế độ của miền Nam.

Hắn đă bỏ theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam từ đêm hôm đó.    

                    * * *

Mười hai năm sau, đời sống với bao nhiêu thay đổi. Vào cuối tháng Sáu, năm một ngàn chín trăm bảy mươi lăm, tôi t́nh cờ gặp lại hắn trong lúc khăn gói đi tŕnh diện học tập. Hắn thay đổi nhiều, gầy và già hơn nhưng gương mặt sáng ngời lư tưởng.

Gặp tôi, hắn cười đắc thắng, tiếng cười gịn giă như xoáy vào tai tôi. Ánh mắt hắn rực lên như hai tia lửa: “À, thằng bại trận đây rồi! Phải chi lúc trước mầy nghe lời tao.”

Cũng may, hắn chỉ nói với tôi qua ánh mắt.

Hắn bước tới bắt tay tôi:

- À, Vân! Lâu quá không gặp. Anh đi đâu đây?

Tôi mỉm cười thản nhiên:

- Đi tŕnh diện học tập.

Hắn hỏi:

- Anh cấp bậc ǵ?

Tôi nh́n lên cầu vai hắn, đáp:

- Tôi cùng cấp bậc với anh, Trung uư.

Hắn cười khà khà:

- Nhưng anh là nguỵ quân, c̣n tôi là chiến sĩ cách mạng.

Tôi nh́n thẳng vào mặt hắn đáp rất rơ ràng:

- Đúng. Biên giới ngăn cách giữa chúng ta là ở điểm nầy.

Hắn lại cười khà khà, vỗ vai tôi:

- Đùa chút thôi. Cứ yên chí đi học tập. Đảng đă cho biết thành phần biệt phái như anh chỉ học tập mười ngày. Lời Đảng nói như đinh đóng cột. Hăy thành khẩn học tập để hiểu biết cụ thể đường lối của Đảng và nhà nước.

Hắn dúi cho tôi gói thuốc thơm nhưng tôi chỉ rút một điếu rồi hoàn trả gói thuốc lại cho hắn.

Nỗi đau đớn và tức giận của kẻ bại trận làm tôi nghe nóng ở mặt, lùng bùng ở hai tai. Uất khí làm tôi muốn nghẹt thở. Tôi từ giă hắn để bước chân vào địa ngục môn.

Ngụp lặn trong địa ngục mười bốn tháng ṛng ră, thỉnh thoảng tôi nhớ lời hắn nói: “...thành phần biệt phái như các anh chỉ học tập mười ngày. Lời Đảng nói như đinh đóng cột. Hăy thành khẩn học tập...”

Trong tù, tôi đă học hỏi và hiểu biết thêm được nhiều điều. Tôi đă biết thế nào là chủ nghĩa Cộng sản, nhận diện rất rơ ràng những con người cộng sản, những con người máy, được sản xuất rập khuôn, suy luận một chiều, nói năng cùng một kiểu cách, ngây ngô và ngu dốt như nhau. Đặc biệt là họ đă mất hết nhân tính đối với những người không cùng một chiến tuyến với họ. Sống trong chế độ Cộng sản, tôi mới biết được địa ngục không phải chỉ có trong tranh vẽ được treo ở các chùa mà là một thứ địa ngục có thật trong đời sống. Cũng trong thời gian trong tù, tôi mới nhận rơ được thế nào là ḷng ái quốc, nó không c̣n mơ hồ và trừu tượng như trước kia. Ḷng yêu thương đồng bào ruột thịt tha thiết hơn và ư thức đấu tranh để sống c̣n với kẻ thù càng rơ rệt và mănh liệt hơn cả bao giờ. Tôi nghĩ, phải giựt sập chủ nghĩa Cộng sản không phải chỉ riêng ở Việt Nam mà trên toàn thế giới để loài người được sống yên ổn và hạnh phúc.

                   * * *

Bốn năm sau, kể từ ngày tôi đi tù, trong lúc đang t́m đường dây để vượt biên, tôi gặp lại hắn. Hắn già đi đến nỗi tôi phải ngạc nhiên. Đầu hắn bạc gần hết, dù hắn chỉ lớn hơn tôi hai tuổi. Sự buồn phiền lộ rơ trên gương mặt như thể hắn đang thất vọng về một chuyện ǵ. Hắn kéo tôi vào quán cà-phê bên đường:

- Vào t́m cái ǵ uống, nói chuyện một lúc.

- Tôi không có tiền.

Hắc tặc lưỡi:

- Tôi mời anh th́ tôi trả.

Hắn gọi cà-phê đen cho tôi và cho hắn rồi im lặng nh́n tôi một lúc.

- Anh học tập bao lâu?

Giọt lệ uất hận chợt ứa ra ở khoé mắt, tôi cười lớn:

- Mười ngày như thông cáo của Uỷ Ban Quân Quản và anh cũng đă cho tôi biết như vậy. Đảng nói như đinh đóng cột, sao c̣n phải hỏi lại?

Hắn nh́n tôi một lúc lâu:

- Mỉa mai nhau làm ǵ? Chúng ta vẫn c̣n là bạn bè với nhau mà.

Tôi không tha hắn dễ dàng như vậy:

- Anh là chiến sĩ cách mạng, tôi là nguỵ quân. Liệu chúng ta c̣n là bạn với nhau được chăng?

Hắn im lặng, gương mặt có sắc giận. Tôi thấy không nên đi xa hơn nữa.

Tôi hỏi:

- Trông anh buồn vậy? Thất vọng chuyện ǵ phải không?

- Tôi sắp phải đi xa.

- Đi đâu?

Tôi vừa bị hạ tầng công tác, mất chức Huyện uỷ và sắp phải đi chiến đấu bên Cao Miên.

- ...

- Nhưng có lẽ tôi sẽ không đi.

Tôi đă nắm được một phần lớn những diễn biến tâm lư trong đầu hắn. Tôi đă nhận rơ tâm trạng hắn. Một con người với nhiều lư tưởng, giàu ḷng nhiệt thành như hắn làm thế nào sống nổi trong cái chế độ tàn khốc, coi việc nói dối như một chính sách, coi việc trả thù như một đường lối. Những tiếng nhân dân, cách mạng, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc chỉ có trong các khẩu hiệu, chỉ là những sáo ngữ được dùng ở đầu môi chót lưỡi của bọn cán bộ. Phần lớn các cán bộ cao cấp là những kẻ cuồng tín, tham lam và ngu dốt. Hắn làm sao chịu đựng nổi những kẻ như vậy?

Cuộc chiến bẩn thỉu đă chấm dứt. Huyền thoại chống Mỹ cứu nước đă để lộ ra cái mặt trái dơ bẩn, loang lổ máu me. Sự đau khổ vô bờ mà người dân hai miền đă phải chịu đựng trong cuộc chiến nay lại phải tiếp tục chịu đựng sau cuộc chiến v́ sự trả thù hèn hạ của bọn người chiến thắng. Nỗi sợ hăi thường xuyên ám ảnh từng mỗi con người trong một thứ địa ngục vô h́nh nhưng có thật, dă man, tàn bạo không sao nói nổi. Bao nhiêu máu xương đă bị phung phí để đổi lấy một đất nước tan nát, một xă hội băng hoại đến tận cùng.

Tôi hỏi hắn một cách tàn nhẫn:

- Bây giờ anh đă thấy màu xanh bên kia đồi chỉ là màu xanh của cỏ dại không?

Và ánh mắt tôi loé lên lời nói của hắn bốn năm về trước: “À, thằng bại trận đây rồi! Phải chi lúc trước mầy nghe lời tao.”

Hắn nghiêm mặt nh́n tôi:

- Anh không sợ tôi nổi nóng, gọi công an bắt anh à?

- Tôi không tin anh làm như vậy cũng như lúc trước tôi đă không gọi an ninh bắt anh.

Hắn ngước mắt nh́n tôi, ánh mắt có pha lẫn một chút ǵ tŕu mến. Có lẽ hắn nhớ lại những kỷ niệm lúc chúng tôi c̣n sống với nghề gơ đầu trẻ.

Hắn thở dài:

- Thuở trẻ chúng ta hay căi nhau cho đến bây giờ hai thứ tóc trên đầu, chúng ta vẫn hay căi nhau nhưng như thế không có nghĩa là t́nh bạn của chúng ta không thắm thiết.

Tôi xúc động, ngạc nhiên nh́n hắn. Hồn lâng lâng nhẹ nhàng một thứ t́nh bằng hữu. Rơ ràng hắn rộng lượng hơn tôi nhiều nhưng sự ấm ức trong ḷng khiến tôi không thể ngừng lại.

Tôi nói tiếp:

- Nếu cùng lắm, anh có gọi công an bắt th́ tôi trở lại trại cải tạo. Xă hội bên ngoài và trại cải tạo cũng là một thứ nhà tù, chỉ khác nhau là nhà tù bên ngoài rộng răi hơn, được gặp mặt vợ con hằng ngày nhưng vẫn không được quyền làm những ǵ ḿnh muốn, không được quyền nói những ǵ ḿnh nghĩ. Sống mà cứ phải nói yêu những cái ḿnh rất ghét và cứ phải nói ghét những ǵ ḿnh yêu. Sống như vậy c̣n khổ hơn chết nữa anh Hương ơi!

Hắn vẫn ngồi trầm ngâm trước ly cà-phê đă nguội. Ngoài trời nắng thật gay gắt. Vài giọt mồ hôi đọng trên vầng trán đầy những nếp nhăn của hắn.

Tôi hỏi:

- Anh c̣n nhớ lời anh nói với tôi trước khi anh bỏ vào chiến khu không?

- Lời nói ǵ?

- Anh nói với tôi: “Ḷng nhiệt thành đặt không đúng chỗ sẽ làm hại chính ḿnh và bao nhiêu người khác.”

- Tôi thật không ngờ...

Một màn nước mỏng bao phủ đôi mắt hắn. Tôi muốn trút tất cả nỗi uất hận của tôi vào hắn như một sự trả thù nhưng nh́n gương mặt đau đớn của hắn, tôi lại không nỡ.

Bầu trời đầy nắng vàng, đời sống đầy hoa thơm cỏ lạ, tràn ngập tiếng hát câu cười. Một xă hội hoàn toàn b́nh đẳng, không c̣n cảnh người bóc lột người đă tan tành mây khói trong ḷng hắn. Tinh thần hắn hoàn toàn sụp đổ.

Hắn thở một hơi dài rồi nói với giọng buồn bă:

- Có những điều người ta phải lao tâm khổ trí cả đời, bất chấp hiểm nguy đến tính mạng để đeo đuổi nhưng đến lúc đạt được thành quả rồi người ta lại không dám nh́n đến nó.

Nắng bên ngoài dịu dần, quán cà-phê đă hết người, chỉ c̣n tôi và hắn đang ngồi đối diện bên nhau. Thấy hắn buồn, tôi cố ngồi với hắn thêm một lúc nữa rồi mới từ giă ra về.

Đạp xe được một quăng đường khá xa, ngoảnh đầu nh́n lại, tôi thấy hắn vẫn c̣n ngồi trầm tư trong cái quán cà-phê bên đường.

            ANH VÂN