Lời Nguyện Cầu Cho Một Mùa Xuân

Hoàng Minh Thúy

 

Cha tôi là quân nhân của một binh chủng tác chiến. Cả cuộc đời ông gắn liền với vơ nghiệp. Ông đă leo từ cấp bậc Thiếu Úy lên đến Thiếu Tá, Tiểu Đoàn Trưởng của một đơn vị thiện chiến.

Mẹ tôi là một người đàn bà, có vóc dáng nhỏ nhắn, xinh đẹp với mái tóc dài luôn vấn cao. Tuy rằng cha tôi không đẹp trai cho lắm, nhưng sự oai nghi, dũng lược cùng khí khái ngang tàng của một người chọn binh nghiệp làm một cái nghề, là yếu tố thu hút mẹ tôi. Có lẽ ông mê đời lính, v́ chí hướng của ông mang tham vọng của một người hùng. Mẹ tôi là một giai nhân, mơ sự hào hùng ấy nên đă từ chối nhiều cuộc t́nh bằng an, để về làm vợ của một kẻ chỉ biết suốt đời gối đầu lên ba lô. Rồi tôi ra đời trong sự ấm êm giữa hùng khí của Cha và sự dịu hiền của Mẹ.

Suốt cuộc đời thơ ấu, tôi sống êm đềm trong một cư xá sĩ quan. Nơi đó, ngày ngày mẹ tôi đi dạy học, thắp thỏm đợi cha về sau những chuyến hành quân dài, ngắn. Những chiến trường sôi động và nổi tiếng đều có gót chân của Cha đi qua. Đă bao lần mẹ tôi bâng khuâng, lo ngại, chờ đợi một hung tin. Nhưng, không! Cha luôn luôn trở về bằng an, đôi khi phải nằm bệnh viện vài tuần, rồi ông trở về nhà. Vết thương chưa hoàn toàn b́nh phục, ông lại hăng hái ra đi...

Trong những ngày cuối cùng của biến cố tháng Tư đen, Cha tôi vẫn biền biệt. Người ta chạy đôn, chạy đáo, mua vàng, đổi đô la, t́m đường bỏ nước, th́ Cha tôi vẫn tử thủ ở đơn vị. Khi cờ CS phất phới trên kỳ đài của dinh Độc Lập, lồng lộng tiếng kêu quân đội hăy đầu hàng của tướng Dương văn Minh, Cha về nhà. Đôi mắt trủng sâu, râu ria tua tủa. Tôi thấy người già đi hơn mười tuổi. Mẹ tôi khóc rấm rứt chờ đợi sự quyết định của người. Trong niềm tin gửi ân cần ấy, mẹ tôi trao trọn quyền quyết định cuối cùng cho Cha. Nhưng ông từ chối một sự chạy trốn. Ghe của Cậu Tư tôi không chờ đợi được nữa, nhổ neo đi t́m tự do.

Hai tuần sau, chúng tôi rời khỏi căn nhà thân yêu với những thứ hành trang nhẹ nhàng nhất, để trở về quê ngoại. Nước mắt Mẹ tôi thánh thót rơi trên suốt các nẻo đường quanh co khi phải rời bỏ một nơi, mà chúng tôi đă sống quá êm ái của một thời gian rất dài. Bà khóc cho một cuộc đổi đời bi đát. Cha tôi đăm chiêu trong suốt cuộc hành tŕnh.

Thời gian ngắn ngủi một tháng sau đó, tôi đă làm quen với bờ sông buồn chảy qua khu vườn ăn trái của ông bà ngoại. Tôi đă làm quen với h́nh ảnh cha mẹ tôi ngồi ven bờ sông mỗi buổi chiều. Nh́n mái tóc dài của Mẹ hong gió, phất phơ quấn quít quanh cổ Cha, tôi liên tưởng đến h́nh ảnh chia ly của một cuốn phim Tàu nào đó. Quả thật, có một ngày Cha tôi đă bước xuống xuồng, để đi “học tập cải tạo”. Mẹ tôi đứng dựa bên gốc cây Liễu, nh́n theo măi cho đến khi bóng xuồng khuất trong màn sương mỏng của buổi chiều đang xuống.

Từ đó, tin Cha biền biệt. Nước mắt mẹ tôi nḥe nhoẹt hằng đêm. Sự chờ mong tin xa làm cho bà mệt mỏi. Rồi trong một đêm mưa, tiếng Cha quen thuộc gọi qua khung cửa sổ. Như một cơn gió đêm, Cha xuất hiện với hai người đàn ông lạ mặt. Mẹ tôi nấc lên, gh́ chặt lấy Cha, không màng đến mùi hôi thúi bốc lên từ thân thể của ông. Cha gầy, đen, lỡ lói, râu ria xồm xoàm, nhưng nét quen thuộc trong đôi mắt sáng quắc của ông, đủ để cho tôi nhận ra đấy là người cha thân yêu của ḿnh. Tôi níu cánh tay Cha. Rất nhanh ông nói:

-Ḿnh ạ! Anh được tổ chức kháng chiến giải thoát và phải vào rừng ngay bây giờ. Anh ghé qua thăm em và con. Liệu lo cho nó ra đi t́m cậu Tư, nếu có dịp. Ḿnh ạ, hăy can đảm lên!

Quay sang tôi, ông xoa đầu âu yếm:

-Con đă lớn! Hiểu bổn phận ḿnh phải làm.

Rồi nâng mặt tôi lên, nh́n sâu vào đôi mắt của tôi, ông nói:

-Cố gắng lên, con nhé!

Hai người đàn ông lạ, vỗ nhẹ vai Cha. Ông bương bă quay ḿnh ra bóng tối. Cuộc tao ngộ tưởng chừng như một giấc mơ ngắn ngủi. Chỉ xuất hiện được năm, mười phút rồi tan biến. Đêm mù mịt tối. Mẹ tôi kéo vội tôi ra bờ sông vắng vẻ. Bà gục xuống người tôi, như một thân cây đổ.

* * *

Từ ngày đó, tôi bổ học, tập cuốc, tập cày. Tập cúi đầu trước những người quen cũ lần lượt xuất hiện, ḍ xét mẹ con tôi. Khu vườn trái cây trở thành một tổ ấm, che chở, chăm bón mẹ con tôi. Một cuộc sống tuy thiếu thốn, vất vả, nhưng cũng qua ngày.

Mẹ tôi ngày càng ít nói. Đêm đêm bà thường đốt nhang, thầm lặng van vái thật lâu trước bàn thờ ông bà ngoại. Bà cúi đầu thật sâu, thầm th́ khấn, thành kính, lặng lẽ. Rồi tiếng mơ tụng kinh của bà lóc cóc vang lên, ru tôi vào giấc ngủ chập chờn đầy h́nh ảnh người cha xa vắng..

Cây mai vàng trước sân lác đác những nụ hoa mơn mởn, cùng một lúc với tiếng thở dài u uẩn của mẹ hằng đêm. Mái tóc dài đen nhánh của bà trở nên xơ xác, lấm tấm những sợi bạc.

Buổi chiều bà vẫn ra bờ sông, nơi mà bà cùng cha thường ngồi tâm sự. Nh́n dáng Mẹ ngồi hong tóc lẽ loi, mơ mộng nh́n gịng nước chảy xuôi, tôi mơ hồ thấy nỗi đau xót tủi hờn của một người thua trận. V́ thua trận nên cha tôi phải vào rừng. Tôi thay tay viết thành tay cầy, tay cuốc. Mẹ phải khom lưng trên những luống rau, nuôi heo, kiếm tiền độ nhật. Mẹ phải cúi đầu thật sâu, phải thưa dạ với những kẻ chiến thắng ḍm ngó, ḍ xét.

Ngày Mùng một Tết, cái tết đầu tiên của người thua trận, của một thành phố vừa bị đổi tên, tôi không dược mặc áo mới, không có tiền mừng tuổi của mẹ tặng cho như những mùa Xuân cũ. Tôi đă già đi hơn số tuổi của tôi. Tôi đă chửng chạc, biết chia xẻ nỗi đắng cay, đan khổ, buồn nhớ của mẹ.

Khoảng Mùng Mười, khi cả hai mẹ con cùng mệt mỏi th́ một tin thư mang gịng chữ quen thuộc của cha. Chỉ có năm gịng ngắn ngủi...Bà ôm tôi, cười trong nước mắt nhạt nḥa:

-Phong! Đúng là chữ của cha!

Vâng, chỉ có chừng đó thôi nhưng gói ghém biết bao mừng vui của bà ̣a vỡ. Bà chặt cánh mai nở muộn, cắm lên bàn thờ, ś sụp lạy. Mẹ con tôi ăn Tết muộn, nhưng rất vui.

Thời gian sau đó lặng lẽ trôi qua. Nụ cười của mẹ tắt dần theo từng tờ lịch rụng. Khu vườn đă quạnh vắng, càng buồn tẻ hơn trong những ngày sau tết.  Đêm đêm bà ra trước bàn thiên khấn vái. Tôi nghe có một cái ǵ đó chạy rờn rợn theo sống lưng. Tôi mường tượng đâu đó h́nh ảnh của cha tôi. Tôi thường bước ra sân, ôm chặt mẹ, đẩy nhẹ vào nhà, lau cho mẹ những hạt lệ nóng chảy đầm đ́a..

Mùa Xuân thứ hai đến rồi qua đi trong sự chờ đợi khắc khoải của hai chúng tôi. Mẹ con tôi bật dậy, nín thở, vui mừng khi nghe tiếng chó sủa xa xa. Tiếng mái chèo đập vào mạn thuyền. Vừa mừng, vừa sợ. Nhưng, không...Không có ǵ hết!

Qua ngày Mùng Mười, Mười Một, Mười Hai, mẹ tôi hầu như không ngủ. Bà ngồi trước bàn thờ nghi ngút khói và hương trầm. Tiếng tụng kinh buồn thảm, ngân nga. Tôi trăn trở trên bộ ván gơ. Mắt mở thao láo nh́n dáng bà ngồi nhẫn nại ê a..Tôi nh́n khung ảnh ông bà ngoại hiền từ, rồi tôi úp mặt xuống gối, bịt cả hai tai lại.

Qua Tết, bà ngả bệnh, nằm xuống. Trên đôi môi khô héo, bà gọi tên cha. Âm thanh nức nở, day dứt. Tôi đôn đáo chạy thuốc, t́m thầy. Nhưng hỡi ơi, có thuốc nào chữa cho bà khỏi chứng trầm kha?

Trong một đêm mưa, bà gọi tên cha tôi lần chót. Tôi nắm chặt tay bà. Không khóc. Ḷng tôi chất ngất hận thù.

        * * *               

Tôi chôn mẹ tôi dưới gốc cây Liễu, cạnh bờ sông. Tôi ước mong linh hồn bà được ngủ yên nơi mà thuở xưa là kỷ niệm của bà. Nếu có dịp ghé sang đây, Cha tôi sẽ dễ dàng nh́n thấy chỗ gởi nắm xương tàn của người vợ hiền yếu đuối ngày nào. Ngày chôn mẹ, tôi không khóc. Tôi đứng lặng rất lâu, nghĩ đến những mùa Xuân cũ. Ḷng tôi dấy lên những âm thanh thê thiết. Tôi đă được trui luyện trưởng thành của một sự đau đớn, trong hận thù, trong nỗi cô quạnh của một kẻ mất hết người thân yêu.

Những ngày c̣n lại sống trong khu vườn cũ là một cái mốc vô cùng đớn đau. Tin cha vẫn bằng bặc. Mỗi chiều đốt nhang trên mồ Mẹ, tôi đă toan tính những chuyện phải làm để được ra đi.

Tôi không thể bó tay chờ đợi trong nỗi ray rứt không tên. Cha tôi ở đâu? C̣n sống hay đă chết? Tôi phải làm ǵ để nuôi dưỡng ngọn lửa phục thù?

Rồi tôi t́m cách được móc nối vào một người chủ ghe đang toan tính vượt biên. Tôi được xếp vào công tác chuyển dầu ra băi, được chấp thuận cho đi. Tôi băn khoăn rất nhiều trước một quyết định táo bạo: bỏ lại mẹ tôi nằm hiu quạnh bên bờ sông buồn, dưới gốc cây Liễu không khói nhang. Bỏ lại người cha c̣n biền biệt trong rừng già. Bỏ lại quê hương dấu yêu. Tôi gục đầu xuống khoang thuyền. Lần đầu tiên sau ngày Mẹ chết, tôi đă khóc. Khóc thật nhiều.

Mùa Xuân kế tiếp, tôi đón Giao Thừa trong một trại tị nạn. Thiếu thốn vật chất lẫn tinh thần. Những ngày cuối Đông, gió lành lạnh thổi. Tôi cảm nhận sự cô đơn đầy ắp của ḿnh, khi nh́n những gia đ́nh vượt biển có cha mẹ, vợ  chồng, con cái. Họ quây quần bên mâm cơm. Tôi quay mặt đi nuốt ực sự nghẹn ngào. Tôi tưởng rằng ḷng ḿnh đă chai đá. Tôi tưởng trong tôi chỉ c̣n sự lỳ lợm bất cần. Nhưng không! Trong những tháng ngày dài chờ đợi để được chấp thuận định cư ở nước thứ ba, tôi đă sống trong sự cô đơn dài dằng dặc. Nhiều lần tôi đă chảy nước mắt. Những ngày cuối tuần, tôi vào Thư Viện, t́m đọc tất cả các báo, từng mẫu tin của các tổ chức chánh trị. Tôi hy vọng t́m thấy trong đó, có dính líu ǵ đến các hoạt động của Cha tôi. Người c̣n sống hay đă chết? Hiện giờ đang ở vùng trời nào?

Tôi sợ những mùa Xuân đến, v́ nó luôn luôn gợi cho tôi nhớ nhưng bức rức, nhớ đến căn nhà kỷ niệm, h́nh ảnh mẹ tôi trước bàn thiên, nhớ mộ mẹ nằm hiu quạnh bên bờ sông buồn. Tôi nhớ đến cử chỉ của Cha hấp tấp lúc tạ từ. Cho đến chết, tôi không bao giờ quên tin nh́n trao gửi, tin cậy cha đă dành cho tôi, đứa con trai duy nhất của ông.

Tôi nhớ xót xa từng bóng dừa rũ lá, từng mái chèo khua nước trên sông. Tôi nhớ những ngày cuối cùng trước khi bỏ nước ra đi, tôi đă ra đứng rất lâu bên mồ của Mẹ, thầm lặng kể cho mẹ nghe những giấc mơ của nhiều nửa đêm. Trong bóng tối hắt hiu của buổi chiều đang xuống, trong tiếng xào xạc của những tàu lá chuối, trong nỗi cô đơn, tôi nói với mẹ rằng:

-Mẹ ơi! Một ngày nào đó con phải ra đi. Xin mẹ hăy phù hộ cho con. Xin mẹ hăy hiểu rằng, ra đi không phả là một sự chạy trốn hèn nhát, mà để mưu đồ. Con muốn t́m một con đường....Con muốn...Mẹ ơi!

Vâng! Tôi muốn nhiều thứ lắm, nhưng không phải để cho cá nhân tôi. Tôi muốn gặp lại Cha, tôi muốn con đường trở về của người không phải ở trong bóng tối của một đêm mưa. Tôi muốn ngọn cờ Vàng, ba sọc Đỏ đă từng tắm máu của cha và các chiến hữu, không phải nằm lăn lóc ngoài góc đường trong ngày thua trận. Ngọn cờ chính nghĩa đó phải được dương cao, được nâng lên bằng đôi bàn tay trân trọng tôn kính.

Mùa Xuân này tôi tṛn hai mươi tuổi. Tuổi ươm mơ đầy nhựa sống của một thanh niên. Tôi không hút thuốc, không đánh bạc, không bạn gái. Tôi sống khô khan, cằn cổi bên những trang sách, trong những ngày hội họp với các Hội Đoàn, trong sự nôn nóng được trở về, được giải phóng quê hương.

Nén nhang này, tôi thắp trên phần đất lạc loài của xứ Mỹ thênh thang. Tôi ước ao một ngày nào đó, con đường trở về của tôi cũng thênh thang như những xa lộ tân kỳ của xứ người. Ngày ấy, ôi c̣n nỗi vui mừng nào hơn nữa? Tôi sẽ quỳ xuống, hôn những cánh hoa Mai của khu vườn cũ. Tôi sẽ được ngửi lại mùi hương bàng bạc của những luống hoa, của hoa bưởi, hoa cau chung quanh căn nhà kỷ niệm. Và lúc đo, chắc chắn tôi sẽ t́m được hạnh phúc của một đời sống b́nh yên. Đời sống của một kẻ có quê hương./.

Hoàng Minh Thúy

(trích trong Tuyển Tập Truyện Ngắn, phát hành năm 1985)