Truyện Ngắn
Tan
Theo Bọt Nước
Hoàng Minh Thúy
Tôi nhận thư của Lâm vào một ngày cuối
năm khi những cơn gió mùa Đông mang cái lạnh
thổi qua thành phố. Ḷng tôi bàng hoàng, tê tái
khi nh́n những gịng chữ Lâm nắn nót gửi cho tôi.
Trí óc tôi chừng như phiêu lăng, bay nhảy về một
khoảng không gian xưa kia, chỉ có tôi
và Lâm. Ngày đó mộng mơ con gái sao mà đẹp như
một bài thơ và t́nh yêu đầu đời cũng ngân
nga thánh thót như những nốt nhạc dương cầm.
Tóc tôi xanh như màu trời, mắt long lanh và
ṿng môi bao giờ cũng tṛn một nụ cười.
Nhất là trong những ngày cuối năm, khi mà mọi sinh
hoạt thường ngày của nhóm học tṛ chúng tôi
gần như ngưng lại, để tôi tíu tíu chuẩn
bị cho tờ báo Xuân trong lớp, để Lâm kẻ
chữ trang trí cho trường tổ chức những
buổi văn nghệ.
Thủơ đó, tôi học thua Lâm hai
lớp, nổi tiếng nhất trường không phải
v́ tôi giỏi Việt Văn, mê làm Bích Báo mà v́ tôi đẹp
và nghịch nổi tiếng. Khi những ngày cuối năm
sắp đến, Lâm thường ṃ mẫm đến
lớp tôi để “dụ” tôi gia nhập vào Ban Văn
Nghệ của Lâm, để tôi đứng ôm máy vi âm hát
cho Lâm đàn. Có những bản nhạc rất êm ái như
bài Làng Tôi: Làng tôi có cây tre cao ngất từng xanh, có bóng chim
lờ lững..., cho đến những nhạc phẩm
giống như kèn thúc quân lên đường, Lâm luôn luôn
vỗ tay khen tôi hát hay quá xá! Tôi được thầy và
các bạn, kể cả Lâm cưng chiều như một
nàng công chúa. Khi buổi văn nghệ của trường
tan dần và kết thúc, tôi và Lâm là những kẻ sau cùng lo
thu dọn những thứ lỉnh kỉnh để
trả lại sự sạch sẽ và yên tĩnh của sân
trường. Lúc ấy, h́nh như chúng tôi chưa biết
t́nh yêu là ǵ. Thuở học tṛ sao mà ngu ngơ chi lạ. Khi
tôi lên Đệ Tam th́ Lâm đă vào Y Khoa. Trường
học không có Lâm nên chương tŕnh văn nghệ h́nh như
giảm sút. Tôi cũng không c̣n hứng thú để ôm máy vi
âm hát bản Làng Tôi, mặc dù chỗ của Lâm đă có
một anh chàng Đệ Nhất thay thế, đứng
cầm đàn. Anh ta trồng “cây si” tôi ra mặt, nhưng
tôi bắt đầu say mê một điều khác ngoài
giờ Việt Văn, đó là những nửa đêm
về sáng, cặm cụi chép thơ tiền chiến
bằng những gịng chữ thật đẹp, nắn
nót, để làm Lưu Bút trao tặng bạn bè.
Ngày cuối năm, Lâm t́m đến tôi
mời tham dự Dạ Vũ của nhóm sinh viên Văn Khoa
tổ chức. Tôi khép nép nhận lời, để nhẹ
nhàng đặt bàn tay con gái của ḿnh lên cánh tay rắn
chắc của Lâm trong một bản Tango. H́nh như lúc
đó tôi chưa biết Tango là ǵ, nhưng bàn tay và đôi
chân điêu luyện của Lâm, đă đưa tôi vào
nhịp điệu với tất cả sự trang
trọng sẳn có, bằng thứ t́nh cảm học tṛ
trong trắng sau hai ba năm chung trường. Khi cuộc
vui tàn, Lâm đưa tôi về bằng những bước
chân nhẹ, gơ nhịp trên đường khuya. Lúc ấy
tôi mới 17 tuổi. Tuổi ươm mơ của
thời học tṛ, tuổi ngọc ngà trong trắng
biết bao! Tôi vô tư đi bên Lâm, ríu rít như con chim
nhỏ:
-Lâm ơi, Ty không biết nhảy.
Hồi nảy Ty có đạp lên chân của Lâm không?
-Ty ơi! Chị Y Lan hát hay quá Lâm hả?
Câu trả lời của Lâm bao giờ
cũng “ga lăng” đặc biệt:
-Ồ! Ty mới học mà nhảy
như vậy là đẹp lắm đó! Ty biết không,
Lâm phải học cả tháng trời mới biết
đó!
Hoặc nhẹ nhàng hơn:
-Mai mốt lớn lên, Ty c̣n hát hay hơn
chị Y Lan nữa! Không tin Lâm, Ty cứ hỏi Bích Diệp
xem.
Cứ mỗi lần nói một
điều ǵ, sợ tôi không tin là Lâm lôi ngay Bích Diệp ra,
v́ Lâm biết tôi và Bích Diệp thân nhau như bóng với
h́nh.
Từ trên cao, đêm thinh không với
những v́ sao thật sáng. Đêm soi bóng chúng tôi đổ
dài trên đường khuya vắng lặng.
Khi đến trước cửa nhà
ḿnh, tôi đưa tay vẫy Lâm rồi biến nhanh vào khung
cửa hẹp. Đèn nhà bật sáng, v́ đă có chị
Thủy Tiên đứng chờ:
-Gớm! Hôm nay cô em của chị như
một nàng tiên nhỏ. Em đi chơi có vui không?
Tôi xà vào ḷng chị như ngày nào xà vào
ḷng mẹ, tíu tít kể chuyện quên mất Lâm đang c̣n
chần chừ ngoài kia. Chị Thủy Tiên gọi với:
-Lâm ơi! Vào đây uống ly trà nóng
đă.
Bao giờ cũng vậy, chị
Thủy Tiên luôn dành cho Lâm những cảm t́nh đặc
biệt, v́ anh của Lâm là chồng sắp cưới
của chị. Tôi lớ ngớ:
-Thôi! Để cho Lâm về. Khuya
rồi! Mai
mốt gặp nhau nhé Lâm!
Tôi ngây ngô cười nói,
không nh́n thấy đôi mắt buồn buồn của Lâm
sau nụ cười từ giă. Và cứ như thế, ngày
tháng dần trôi qua.
Tôi học hết năm
Đệ Tam th́ Lâm bỏ học vào lính. Tôi đi vào
chương tŕnh năm Đệ Nhị, chuẩn bị
thi Tú Tài I là lúc Lâm thường về thăm thành phố
với mái tóc cắt ngắn và bộ quân phục Sinh viên
Sĩ Quan. Khi ngày cuối năm đến, măn niên học.
Tôi được bầu làm Trưởng ban Văn
Nghệ của trường th́ Lâm về để đàn
cho chúng tôi nghe lại các nhạc phẩm mà ngày
trước. Tôi và Lâm hay hợp ca và đôi lúc các bạn
vỗ tay rầm rầm, chế diễu gọi chúng tôi là
đôi song ca “Ngọc Kỳ, Nguyễn Hữu Thùng”, thay v́
tên của đôi uyên ương nổi tiếng lúc bấy
giờ là Ngọc Cẩm và Nguyễn Hữu Thiết.
Thế rồi sau đó
Lâm đổi đi xa. Tôi thi đậu Tú Tài không có Lâm
về đưa đi bát phố như lời chàng
hứa. Những cuộc hành quân dài, ngắn đưa chàng
mỗi ngày một xa phố thị. Tôi bắt đầu
biết mơ mộng, biết vẫn vơ nghĩ suy khi
nhận được hàng tá thư t́nh của anh hàng
xóm...Nhưng trong mắt tôi, chưa để lọt
một h́nh bóng nào.
Hai năm sau ngày vào quân
đội, Lâm bắt đầu viết cho tôi hằng tá
thư rất dài. Lời thư lúc nào cũng ngọt ngào
như tâm t́nh của anh trai với cô em gái nhỏ. Thư
kể chuyện hành quân, kể chuyện đóng
đồn, chạm địch. Mỗi một trang thư
là một bản t́nh ca, đến nỗi cô bạn Bích
Diệp ghiền và chờ thư của Lâm hàng tuần c̣n
hơn chờ báo hằng ngày ra xem truyện Kiếm
Hiệp. Và cứ thế, mối t́nh đơn
phương của Lâm cứ lặng lẽ trôi ngang.
Năm tôi ngồi
trên cửa Đại Học th́ Lâm là Đại
Đội Trưởng của một đại
đội tác chiến, với hai chiếc hoa mai nở vàng
trên cổ áo. Lâm cao lớn, đẹp trai. Lâm hồng hào
với màu da nâu đồng khỏe mạnh. Lâm là h́nh
ảnh ước mơ của nhiều cô học tṛ,
nhưng trong ḷng tôi, Lâm không phải là thần
tượng.Tôi yêu đời lính nhưng sợ làm vợ
lính. Tôi nhận thấy làm vợ lính là một sự
thiệt tḥi vô cùng. Ngày nào, trong xóm tôi ở cũng có vài
người đàn bà u uẩn buồn, v́ chồng phải
lên đường về đơn vị sau bảy ngày
phép. Để rồi, sống trong sự chờ
đợi, lo lắng về sinh mệnh của chồng,
khắc khoải chờ kỳ phép kế tiếp. Tôi không
thích làm chinh phụ để ra vô mong ngóng, cho dù giữa tôi
và Lâm có nhiều kỷ niệm rất dễ thương
của tuổi học tṛ. Những lá thư dài của Lâm
gửi về, tôi thường đọc cho Bích Diệp
nghe, nhưng chẳng mấy khi tôi siêng năng hồi âm.
Quanh tôi, đầy khuôn mặt thanh niên theo đuổi. Tôi
học giỏi, tôi là cái đinh của những buổi
dạ vũ, là thần tượng của hằng lô gă con
trai. Từ những ngày đủng quần của bậc
Trung Học, tôi thường bắt gặp những ánh
mắt ngất ngây của các nam sinh trong lớp. Khi lên
Đại Học, tôi được nhường chỗ
ngồi, được lấy bài giùm, được các
nam sinh viên săn đón, dành ưu tiên nhiều thứ.
Cứ như thế tôi băng băng tiến vào
đường công danh một cách dễ dàng và gặt hái
thành công. Tuy nhiên, đôi khi tôi cũng bâng khuâng về
những lá thư dài của Lâm. Chàng không bao giờ nói thẳng
rằng chàng yêu tôi cả. Tôi cũng chẳng thèm t́m
hiểu và cũng giả đ̣ một cách rất ngây
thơ là Lâm xem ḿnh như là một người em gai, hay
một bạn chung trường. Cho đến một ngày,
Bích Diệp thầm th́:
-Này! Ty ơi! Mày có
nghĩa là Lâm yêu mày không?
Tôi ởm ờ:
-Ai mà biết!
Bích Diệp chu đôi môi
cong lên rất duyên dáng:
-Ê! Không yêu, ai mà chịu
khó viết thư dài như vậy! Tao mê lối viết
thư của anh chàng này đấy!
-Mê th́ cứ nhào vô!
Tao...de!
-Cái con nhỏ này, ăn
nói bậy bạ!
Rồi tôi tần
ngần cầm phong thu của Lâm lên. Lâm viết chữ
rất đẹp, nắn nót trong thư cũng như ngoài
phong b́. Thư của chàng là một bài luận văn, có
đủ ba phần: nhập đề, thân bài và kết
luận. Tôi nghĩ rằng, ngày xưa Hoàng Đế
Napoléon viết thư cho Josephine hay thế nào th́ chắc Lâm
cũng viết thư hay như thế. Tiếc thay, tôi
chẳng phải là Josephine v́ chưa bao giờ tôi nghĩ
rằng tôi yêu Lâm cả. Ồ! Nhưng có bao giờ Lâm nói
yêu tôi đâu mà tôi phải thắc mắc?
Một lần về phép, Lâm
rũ tôi đi Dạ vũ. Hôm ấy, tôi diện rất
đẹp và mode. Lâm nh́n tôi ngơ ngẩn trong một
thoáng, nhưng rồi chàng lấy lại nét b́nh thản:
-Ty dạo này...lớn
ghê!
Tôi giả vờ rất
ngây thơ tránh tia nh́n của Lâm và lại giả đ̣ không
biết ǵ cả. Đêm hôm đó, bạn bè cũ rất
đông, ai cũng yêu cầu Lâm lên hát. Chàng từ tốn
bước lên sân khấu. Dáng chàng đi chắt nịt
như nhịp điệu quân hành. Lâm sáng ngời trong ánh
đèn và ấp áp trong một bản t́nh ca dang dở:
Tôi đưa em sang sông,
chiều xưa mưa rơi âm thầm!
Hồn tôi như ch́m
lắng, trôi theo lời ca và giọng hát trầm buồn
của Lâm. Tôi trộm nghĩ, giọng ca anh chàng này hôm nay
sao buồn quá. Chắc cuộc đời và t́nh cảm sau
này không mấy ǵ vui.Khi Lâm ngưng tiếng hát, tiếng
vỗ tay, huưt sáo rầm rầm, rồi có tiếng la to:
-Nguyễn Hữu
Thiết đây rồi! C̣n Ngọc Cẩm đâu?
Tôi cười giấu
mặt khi nhớ và nghe lại những kỷ niệm ngày
xưa thân ái, của thời Trung Học, sánh vai Lâm
để hợp ca bài “Trăng Rụng Xuống Cầu”,
bài hát gắn liền tên tuổi của đôi uyên
ương người Huế tên Ngọc Cẩm và
Nguyễn Hữu Thiết. Cả đám bạn cùng réo tên
tôi thật lớn, để buộc tôi phải lên sân
khấu.
Tôi bẽn lẽn rời
chỗ để cùng Lâm hát một nhạc phẩm có
lời ca rất ngọt ngào: “Làng tôi cách xa làng anh, một
con sông dài, một con sông dài, nước chảy trong xanh...”
Đêm hôm đó, khi
đưa nhau về trên con đường khuya vắng,
Lâm ngập ngừng như có điều muốn nói.
Nhưng rồi chàng vẫn không thố lộ điều
ǵ cả ngoài những câu chuyện ngày xưa trong học
đường. Lâm có linh cảm là tôi hững hờ
với chàng. Thật sự, lúc đó mộng con gái của
tôi bay cao quá. Tôi không ưa mẫu người chồng gió
băo như Lâm. Tôi ước ao những điều thật
b́nh thường. Học hành, đỗ đạt,
kiếm chồng địa vị để lanh quanh trong
thành phố Saigon, sống cuộc đời an b́nh. Rồi
tôi gặp Phú. Phú đang thực tập ngành Y và chàng ra
trường cùng lúc tôi tốt nghiệp Đại Học
Sư Phạm. Tôi đi lấy chồng trong sự ngỡ
ngàng của bạn bè. Ai cũng tưởng tôi và Lâm là
đôi nhân t́nh khắn khít. Đâu có ai nghĩ rằng, chúng
tôi ràng buộc với nhau bằng t́nh cảm của
tuổi học tṛ mà thôi.
Ngày tôi gửi Thiệp
Cưới cho Lâm, là ngày tôi không c̣n được gặp
Lâm nữa trong những lần chàng về phép. Tôi đă có
một đời riêng để sống và để lo liệu.
Bích Diệp có lần gặp tôi, nói rằng:
-Ngày mày đi lấy
chồng, là Lâm làm đơn đổi đi thật xa.
Nghe nói ở tận ngoài địa đầu miền
giới tuyến. Con nhỏ này, thật ..ác!
Nghe tin này, tôi thoáng
một phút bồi hồi, khi nhớ đến tia mắt
buồn bả, u uẩn của Lâm, của đêm Dạ
vũ cuối năm nào, chàng đă hát tặng cho tôi: “Tôi
đưa em sang sông, chiều xưa mưa rơi âm
thầm..” Quả thật, không ngờ trong năm đó, tôi
đă...sang sông thật.
* * *
Khi lập gia đ́nh
được hai năm th́ tôi nhận ra rằng, cái bóng
hạnh phúc không dễ ǵ bắt được. Tôi đi
lấy chồng, chỉ để có chồng giống
như các bạn thôi, chỉ để tự hào ḿnh có
được ông chồng bác sĩ, ngoài ra chẳng bao
giờ tôi tự hỏi, tôi có ḥa hợp được
vơi Phú hay không? Hạnh phúc mà tôi tưởng rằng, tôi
dễ dàng nắm lấy khi tôi có đủ điều
kiện để hưởng, không phải như tôi
nghĩ. Tuy nhiên, tôi vẫn chấp nhận và tự nhủ
rằng, cuộc đời của ḿnh, ḿnh đă cọn
th́ ḿnh phải chịu.
Từ đó, tôi tránh không
bao giờ nghĩ đến Lâm hoặc một ai trong
đám bạn bè ngày xưa. Tôi t́m niềm vui trong tiếng
cười trẻ thơ của đứa con đầu
ḷng và duy nhất đó, v́ hai năm sau Phú bị trưng
dụng vào Quân Đội và tử trận trong một
chuyến hành quân.
Tôi trở thành góa phụ
năm tôi hai mươi tám tuổi. Tôi khóc trong tay chị
Thủy Tiên như một đứa trẻ con. Mùa Hè
năm đó, tin chiến sự bùng lên như cơn lốc
dữ. Đi đâu cũng nghe nói đến chiến tranh,
đến chết chóc. Tin ai tín, phân ưu, cáo phó
đậm đầy cột báo hằng ngày. Cho đến
một ngày, chị Thủy Tiên nói về Lâm:
-Ty ơi, em c̣n nhớ Lâm
không? Bây giờ là Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng
cơ đấy! Đẹp trai mà vẫn chưa vợ
đấy nhé! Chú ta vừa bị thương, đang
nằm bệnh viện Cộng Ḥa. Anh chị vào thăm bây
giờ.
Tôi theo Thủy Tiên vào
bệnh viện. Thời gian mới có mấy năm thôi mà
bao nhiêu thay đổi. Tôi già đi, chửng chạc, không
c̣n láu táu, hồn nhiên như thưở trước. Lâm
bị thương ở chân, không nặng lắm, nhưng
chàng phải ở thành phố vài tháng, chống nạng
một thời gian. Lâm chổi dậy, khi thấy tôi
xuất hiện sau lưng chị Thủy Tiên. Chàng nh́n tôi,
sờ sửng! Trong ánh mắt trách móc đó, tôi thấy
những tia nh́n thân ái của ngày xưa. Tôi bối rối,
ậm ừ trong hai làn môi son:
-Anh Lâm! Anh có đau
lắm không?
Lâm khoác tay, ra dấu
mời tôi ngồi, rồi mới trả lời. Giọng
nói vẫn ấm áp, vẫn những lời ân cần
như giọng người anh, dành cho cô em gái nhỏ:
-Ty ngồi xuống
đó đi. Anh có nghe tin buồn của Ty, nhưng
chẳng có dịp nào về thành phố để ghé
thăm Ty. Lại nữa, anh sợ Ty...không muốn gặp
anh!
Tôi ngỡ ngàng:
-Trời ơi! Sao anh
nghĩ như vậy?
Lâm cười rất
buồn. Tôi ngó chung quanh, không thấy vợ chồng
chị Thủy Tiên. Hai người đă kín đáo rút lui ra
ngoài hàng lang tự bao giờ.
Tự dưng tôi xót xa
buồn, cắn môi không nói. H́nh như có những giọt
nước mắt lăn xuống. Mới có mấy
năm, tôi lấy chồng rồi trở thành góa phụ.
Lâm vào nằm bệnh viện ba, bốn lần. Ôi, thời
gian sao mà qua mau và nhiều thay đổi!
Lâm cất giọng
nhẹ nhàng:
-Ty! Lau nước mắt đi!
Tôi bối rối, nở nụ
cười, nước mắt vẫn đọng trên rèm
mi.
Rồi từ đó, tôi thường ra
vào bệnh viện thăm Lâm, mang cho chàng những nụ
cười rất ngọt. Chúng tôi hầu như sống
lại tuổi học tṛ trong suốt thời gian Lâm
dưỡng thương. Lâm cũng chả bao giờ
tỏ t́nh cùng tôi cả. Chúng tôi giữ giới hạn t́nh
bạn trong 3 tháng sau ngày chân của Lâm di chuyển b́nh
thường, chuẩn bị trở lại tiền
đồn.
Đêm cuối cùng trước ngày
hết phép, Lâm đưa tôi đến một vũ trường,
để cùng nhau khiêu vũ điệu Tango. Bản
nhạc đầu đời mà tôi đặt bàn tay con gài
lên cánh tay rắn chắt của Lâm, thời mừơi
bảy tuổi. Hai đứa nhắc cho nhau nhiều
kỷ niệm thân yêu. Đêm
-Ngày mai, anh trở ra đơn vị,
chuyến đi phép tới chẳng cùng c̣n lâu. Anh mong em suy
nghĩ...
Khi Lâm quay xe, tôi vào nhà. Suốt một
đêm không ngủ, tôi đứng im ôm cửa sổ nh́n
xuống con đường nhỏ, không một bóng
người, rồi nh́n chiếc bóng cô lẽ của ḿnh
trên bức tường vôi trắng. Quả thật tôi
đang cô đơn. Nhưng tôi có yêu Lâm không? Nếu tôi
kết hôn cùng chàng, con tôi sẽ ra sao? Tuy rằng bây giờ
nó c̣n quá nhỏ để cho tôi suy nghĩ. Nhưng,
liệu rồi giữa nó và Lâm, sẽ như thế nào? Lâm
có yêu thương được nó hay không?
Muôn vàn câu hỏi quấn quít trong cái
đầu nhỏ bé của tôi trong suốt quảng
thời gian đó. Nhưng, dấu chân binh lửa như
cơn băo dữ, không c̣n cơ hội cho Lâm nghỉ phép
để tính chuyện hôn nhân. Tin mất đồn,
mất đất lần lượt bay về, để
mọi người nhốn nháo t́m đường di
tản. Không c̣n nghe tin tức của Lâm nữa, v́ nhiều
quân nhân tử trận trên con đường triệt thoái
từ cao nguyên.
Tôi dắt con bỏ nước ra đi.
Nhiều ngày trong trại tị nạn, tôi khóc âm thầm.
Tôi nghĩ đến Lâm, đến thân phận hẩm hiu
của ḿnh. Tôi không biết giải quyết ra sao, khi
định cư trên đất Mỹ. Sự cô quạnh
của một phụ nữ trong thành phố lớn, sự
lạc lỏng bao vây, khiến tôi cảm thấy ḿnh
đơn độc, bơ vơ hơn. Tôi cần một
chỗ đứng, một nơi để nương
dựa. Với đứa con bốn tuổi, với hai bàn
tay trắng, tôi cảm thấy vô cùng mệt mỏi.
Nhưng rồi tôi kiếm được việc làm, có
bạn và bắt đầu cho một cuộc sống
mới. Một năm sau, tôi lập gia đ́nh, không
phải v́ t́nh yêu mà v́ cần một chỗ nương
tựa.
Cuộc sống trôi qua trong sự
thương yêu của chồng, tôi hạ sinh đứa
con thứ hai th́ tin Lâm đến như một tiếng
sét! Tôi nửa mừng, nửa buồn khi nhận thư
của chị Thủy Tiên, báo tin Lâm đang ở trại
tị nạn Galang. Tôi muốn làm giấy bảo trợ
cho Lâm th́ sợ chồng tôi biết. Và tôi không biết nói
với Khánh ra sao, tư cách ǵ, để đứng ra
lập thủ tục cho Lâm vào Mỹ định cư.
Rồi tôi im bặt, sống trong niềm ưu tư đè
nặng trong hồn.
*
* *
Bức thư của Lâm tới với
tôi chiều nay như một bóng mây của kỹ niệm
cũ, chập chùng kéo về. Chàng đă đến
đất Mỹ, đă sống trong một thành phố,
cách tôi không quá một ngày đường. Không biết
bằng cách nào, Lâm có địa chỉ của Bích Diệp
và cô nàng đă chuyện thư Lâm lại cho tôi với
nụ cười buồn:
-Trái đất thế mà tṛn! Tội
nghiệp phần số của anh chàng. Luôn luôn là kẻ chậm
chân.
Tôi lái xe đi qua
nhiều con đường thật vắng, nghĩ về
Lâm với bao nỗi xót xa. Tôi không biết phải trả
lời sao với chàng. Tôi thấy ḷng ḿnh chập chùng những
âm thanh và kỷ niệm cũ. Tôi lẩm bẩm:
-Lâm ơi, chúng ta có duyên
mà không có nợ. Ty chẳng biết phải viết thư
cho Lâm thế nào đây? Mong Lâm hiểu cho Ty.
Hoàng Minh Thúy
(Trích trong “Tuyển Tập
Trụyện Ngắn”, phát hành năm 1985 tại Houston,
Texas)