Tam Thanh

 

HÁO   NGHĨA

 

 

Theo luật thiên nhiên của Tạo Hóa, con người với tiến triển văn hóa, văn minh cũng thay đổi, biến chuyển do nhu cầu, sang kiến tiện nghi hưởng thụ.

Từ trần truồng rồi dần dà con người, theo thời, lấy lá, da thú, vải thô tới tơ lụa, quần áo  kiểu cọ che thân.

Từ hốc đá tới hang núi, con người đă dựng mái che mưa đụn nắng, tới dựng cḥi, lều, xây cất nhà cửa, villa, cao ốc.

Từ tối tăm tới ánh lửa đốt lá khô, củi gỗ, con người đă phát minh ra ánh sang điện đèn.

Từ lối ṃn, con người đă lập ra đường xá giao thong, bánh xe chuyên  chở, xe ḅ, xe ngựa, xe đạp, xe lửa, xe hơi, máy bay, phi thuyền không gian.

Từ cá nhân tới gia đ́nh, nhóm, bộ lạc, làng xóm, tỉnh thành, xă hội dân tộc tiến tới nước non, xứ sở, quốc gia…

Từ trong nhà tới ngoài đời, sơn hà xă tắc, thẩy đều có luật, có lệ cho hoạt động cộng đồng đuợc xuông xẻ, công bằng lợi ích trong tự do trật tự, nên mới có luật gia đ́nh, luật quốc gia, quốc tế.

Ở Á Châu, nước Tầu ảnh hưởng lớn tới các nước láng giềng về văn hóa, văn minh, trật tự xă hội với giai cấp thứ tự quân sư phụ, nghề nghiệp sĩ nông công thương, tam cung ngũ thường cho nam giới, tam tong tứ đức cho nữ giới, qua bao nhiêu thế kỷ g̣ bó trong khuôn mẫu cứng ngắc, cố định, bất di bất dịch.

Lời nào mà  Khổng Khâu tức Khổng Tử, Vạn thế sư biểu, đă hạ bút long “viết” là khuôn vàng thước ngọc, là luật xử thế đời đời…cho tới cuối thế kỷ XX mới phần nào lỏng gốc, đổi thay , lộn đảo v́ cách mạng văn hóa…

Các vua chúa gần như mạt ở trên thế gian này. Quân vương đi chỗ khác chơi nhường chỗ cho tổng thống do dân bầu ra, không c̣n ngôi cửu trùng thần thánh hóa nữa. Thật may không c̣n luật vua tàn bạo dă man chu di tam, cửu tộc…

Và nguyên thủ quốc gia không bắt buộc phải nêu gương đạo đức luân lư nữa  ít hay không có cũng chẳng sao : nguyên thủ của đại cường quốc vào bậc nhất thế giới hứng t́nh kéo một nữ nhân viên vào pḥng làm việc bầy tṛ khẩu dục; một mục sư lừng danh về thành tích tranh đấu nhân quyền khi ra tranh cử tổng thống mới bị lột mặt nạ, tố giác v́ đă gian dâm với một phụ nữ tới có con; một chủ tịch nước suốt đời độc thân với công lao cách mạng lừng lẫy dựa trên thuyết độc tài ngoại lai nội trị tàn bạo vô nhân đạo suưt nữa được Hội Quốc Liên vinh danh vĩ nhân, thế giới nể v́, kính phục, khi nằm xuống cuộc đời tư t́nh ái, dâm độ, gian xảo, tàn ác ngoài mức tưởng tượng mới bị tố giác, lột trần ra, chẳng khác ǵ một bạo chúa thời trung cổ;một vị tổng thống nhậm chức không được bao lâu đă vội ly dị vợ để rước về làm đệ nhất phu nhân một giai nhân người mẫu đă từng qua tay không biết bao nhiêu dân chơi quốc tế; một đạo diễn vừa là tài tử lừng danh đă chính thức ôm vào ḷng ăn ở với cô gái từng được nhận làm con nuôi lúc c̣n chập chững đi; một ông hoàng c̣n trẻ của một hoàng gia c̣n sót cao sang, quyền qúi cưới một trinh nữ  đẹp như tiên, trước sự yêu mến, thèm ước của bao thế hệ, lại đi mê mẩn. công khai đắm đuối một bà nạ ḍng hơn tuổi và  sau này rước về làm vợ; ngoài ra c̣n không biết bao nhiêu lănh đạo đảng phái, các phong trào, đoàn thể, cộng đồng, các dân biểu, thượng nghị sĩ, thống đốc do dân   tín nhiệm về tài năng, đạo đức bầu lên đại diện tranh đấu cho quyền dân, ích nước… cũng bị khui đời tư gian dâm đồi trụy, tiền bạc lem nhem đến than tàn ma dại, mất mặt, mất chức, tan nhà nát cửa, gia d́nh mục ră…

Đáng lẽ ra, nguyên thủ quốc gia hay người đại diện dân phải giữ kỷ cương, tư cách đạo đức cho dân trông lên, người ta trông vào, chẳng những hoạt động cho nước mà c̣n cả giá trị đời tư nữa, nhưng nếu “lỡ” rồi th́ cũng được rộng lượng tha thứ…

Từ những nước bé nhỏ xa xôi, chậm tiến tới những đại cường ở thế kỷ thứ XXI này, vấn đề dân chủ, nhân quyền luôn luôn là trọng điểm tranh luận, dĩ nhiên dựa trên tinh thần tự do càng ngày càng như đi tới tuyệt đối : tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do luyến ái v.v…

Trong lănh vực t́nh cảm, gần như được tổng quát phương trâm “vui ở, buồn đi”. Câu “hết t́nh c̣n nghĩa” h́nh như đă biến hẳn trí nhớ mọi người. Thống kê vợ chồng ly dị ngày một cao, mặc dù cặp vợ chồng nào trước khi đặt bít kư vào giấy hôn thu cũng đă ăn ở với nhau rồi, biết rành đường đi lối về cũa nhau, không c̣n bị g̣ bó bởi phong tục bao đời, của áp lực gia đ́nh, xă hội.

Cuộc đời ngắn ngủi, có là bao, không hợp th́ tan, dại ǵ chịu khổ chịu sở, mang buổn, mang cực vào than, phải giải phóng khỏi những tập tục cổ lỗ sĩ đă bao đời trà đạp, chèn ép nhân vị, tự do con người, trong những khuôn phép bề ngoài giả tạo, có khi dă man.

Nhân sinh quan mỗi ngày mỗi thêm cởi mở, rộng lượng nhờ hiểu biết, thong cảm, tôn trọng tự do cá nhân, tư cách con người, quyền lựa chọn, không giả đạo đức, sống vui, sống thật.

Trước những trao đảo, xáo động, cách mạng tinh thần và lối sống gần như đưa tới thỏa măn dục vọng trong ṿng luật pháp chấp nhận, cũng vẫn c̣n khá nhiều kẻ bảo thủ giữ vững lập trường, tôn ti trật tự, luân thựng đạo lư gia đ́nh , xă hội.

Trong giới người Việt tỵ nạn cộng sản ở nước ngoài, mang văn minh, văn hóa gốc theo, vẫn c̣n một số bảo thủ, sống theo giáo dục nhân bản từ thủa nhỏ, bao đời truyền lại của một thể chế quốc gia tự do, mặc dù có thay đổi đôi chút v́ hoàn cảnh chiến tranh tương tàn, bạo lực dă man, v́ cách mạng xă hội từ quân chủ ra dân chủ, cơ giới hóa mọi ngành trong sinh hoạt hang ngày, tăng trưởng cởi mở bang giao quốc tế…khi phần nào nhập quốc văn minh tùy phong…

Chuyện đời không thiếu cái hay để noi gương, phục thiện, hướng thượng, tán than, nhưng cũng đầy rẫy cái dở để tránh, xa cách, không bắt chước và nhất là để so sánh với cái hay mà  háo thiện mỹ.

(I)

Thời gian: 2008

Không gian: Bang Tây Hạ (Texas)

Thành phố Houston

Hoàn cảnh: một cặp vợ chồng già. Cụ ông trên tám chục, cụ bà kém khoảng mười tuổi, sống với nhau ở một căn nhà nhỏ riêng đủ tiện nghi. Có tám người con đă trưởng thành, người thành gia thất, người c̣n độc thân. đều đă có nghề nghiệp vững vàng với đời sống sung túc, sinh con đẻ cái. Đa số sống rải rác ở Houston, hai ba người ở hải ngoại v́ công ăn việc làm .

Thân thế: cụ ông xuất thân ở môt gia đ́nh gia giáo, tốt nghiệp trường y khoa Hà Nội năm 1952, chữ nghĩa đầy ḿnh, thông thạo nhiều  ngoại ngữ. Cụ bà từ một gia đ́nh danh giá môn đăng hậu đối ở nhà lo buôn bán, gia đ́nh con cái.

Sinh hoạt: khoảng tháng sáu, tháng bẩy. Trời nóng ran, khô ráo. Cái sân xi măng nhỏ, có cỏ mọc ngoài hang lối, ngăn cách mặt tiền một căn nhà nhỏ một từng khá cũ với lề đường. Bên trái là nhà, bên phải gara xe mái tôn  che và cổng sắt có khóa. Một chiếc xe hơi Nhật, có chỗ sơn đă tróc, rỉ sét ở giữa, hai bên ngổn ngang đồ lặt vặt.

Tiếng chuông thứ nhất reo.

Tới cái bấm chuông thứ ba mới nghe tiếng cửa bên hông gara lịch kịch mở. Một ông cụ, thuộc loại nhỏ người, mặc áo thung hở nách thơng thẹo, quần đùi cháo ḷng từ từ đi ra, dáng nhàn nhă, tự tại, phong cách nho nhă, ung dung, mắt không đeo kính nheo nheo v́ nắng, trông không tới tuổi thật;

-          Anh Th. hả ?

-          Dạ, đàn em đây, đại huynh.

-          Vào chơi.

Th. theo chân người bác sĩ đàn anh khá xa. Pḥng khách nhỏ bên phải tối mờ mờ, loe lóe sang từ màn ảnh ti vi, kèm theo tiếng nhạc Việt. Một người ngồi ngả trên ghế bành, chiếc chăn mỏng phủ từ đùi xuống.

-          Để em chào chị.

-          Khỏi anh ạ, Nhà tôi không nói được.

Ông bác sĩ già kéo tay người đàn em vào pḥng làm việc, khu ăn sáng trước đổi lại ở giữa kê bàn gỗ trên đầy sách, cuốn mở, cuốn đóng và hai bên là kệ sách đủ loại.

-          Ngồi đây để tôi rót nước anh uống.

-          Thôi đại huynh. Em mới ở nhà tới.

Th. lần đầu gập người đàn anh này trong một bữa tiệc nhỏ do một vừa là đồng nghiệp trẻ, vừa là học viên chữ nho, tổ chức mừng ông thầy vừa được giải thưởng văn học danh dự do Hội Y sĩ Việt Nam thế giới trao tặng về tác phẩm biên khảo công phu bác học rộng lớn liên quan tới văn học Trung Hoa.

Qua những lời đồn đại, những t́m hiểu sơ khai, Th. được biết người bác sĩ lớn tuổi c̣n tráng kiện, toát ra chữ này, thời trẻ đẹp trai, thông minh, tài giỏi và rất đào hoa. Có giậy trường y khoa.

-          Thế đại huynh qua đây được bao lâu rồi ?

-          Khởi thủy tôi chẳng muốn xuất ngoại. Tuổi lớn ở bên nhà cuộc sống cũng b́nh thản, không gặp khó khăn, xách nhiễu…

Ông ngừng một lát, mắt mơ màng nh́n vào khoảng trống trước khi đắn đo:

-Các con, cháu tôi ở Mỹ này hết ! Năn nỉ ỉ ôi tụi tôi đành khăn gói qua đây, vậy mà cũng gần hai chục năm rồi. Riêng nhà tôi sau vài năm ở xứ này bị tai biến mạch máu năo, liệt nửa người bên phải và á khẩu từ hồi giờ.

-Một ḿnh đại huynh lo cho đại tỉ liền từ mười mấy năm nay rồi ?

-Chứ c̣n ai nữa anh !

Th. Nh́n thẳng vào mắt người đàn anh, ḷng đầy thán phục, kính nể t́nh vợ chồng, nghĩa phu thê lâu dài, bền bỉ  tràn ngập hy sinh thương mến, tận tụy.

Ông hắng giọng:

-Ngoài ra các cháu cũng thường tạt về thăm hỏi, giúp đỡ chăm sóc cho mẹ. Ty xă hội cũng gửi người tới giúp tôi dọn dẹp nhà cửa và tắm rửa cho nhà tôi...

Trên đường về, Th. đă ngoài bẩy mươi, tự vấn lương tâm không hiểu vào trường hợp tương tự như của đàn anh, Th. có đủ sức, kiên nhẫn, can đảm, hy sinh, t́nh nghĩa, lương tri...với gương sáng chói lọi ngay trước mắt không...

(II)

Anh Chị Bẩy, cùng cao ráo, có phần ḿnh giây mảnh khảnh, anh một thời tung hoành trên nền trời Việt Nam, thuộc quân chủng lừng lẫy không quân Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, có đôi chút kiêu binh xứng đáng, chị cô giáo đại học sư phạm, lấy nhau được hai mặt con, một gái năm tuổi, một trai ba tuổi th́ mất miền nam Việt Nam, bỏ chạy khỏi nước kịp thời năm 1975, nhường đất trong uất ức, căm hờn bất đắc dĩ cho cộng sản.

Từ 1975 tới 2009, họ sống thoải mái ở môt căn nhà, một thành phố vùng tây nam bang Texas, tuy có sửa sang, tân trang và cất thêm pḥng, chứ không chịu đổi nhà lớn hơn, ở khu khá hơn, mặc dù dư dả tiền bạc, sau bao năm cần cù làm ăn, anh chuyên viên phần mềm vi tính cho một hăng bảo hiểm và đầu tư tài chánh lớn, chị sửa quần áo cho một trung tâm thương mại, nghề mà chị theo học cả năm ở bên nhà, theo lời khuyến dụ của anh đă đoán trúng thế nào cũng mất nước khi Mỹ bỏ rơi, một nghề thực tế, dễ kiếm việc ở nơi xứ lạ quê người khi tiếng chưa thông, đường chưa biết, hầu tạm kiếm sống qua ngày...

Anh hơn chị mấy tuổi, nhưng cả hai anh chị cũng đă hưởng tiền an sinh xă hội rồi.

Khoảng năm 2007, chọ phát bệnh ho lai rai, những tưởng cảm cúm thường kéo dài như mọi khi, thuốc ho mua trên quầy uống không bớt được bao nhiêu, tính ĺ muốn trị lấy, ngại đi bác sĩ. Sau cùng khi nghe vợ ho khan rát tai, đứt ruột ngày đêm, anh mới lấy hẹn bắt, ép chị đi khám bệnh: kết qủa thử đàm, chụp h́nh phổi cho biết chị bị viêm phổi với loại trùng phổ thông mycobacterium nào đó rất khó trị, không phải bệnh lao. Theo toa, chị uống trụ sinh Zithromax ngày này qua tháng nọ.

Cùng trong thời gian trên, đứa cháu ngoại trai hai tuổi của chị bị phát giác có bệnh hoại huyết. Chị Bẩy tá hỏa bỏ hết, kể cả theo dơi bệnh phổi mặc dù đă được báo động nghi ngờ ung thư, để ngày đêm trông nom cháu không rời nửa bước khi ở nhà, khi đi từ pḥng mạch này tới nhà thương kia, từ trung tâm y khoa này tới viện ung thư khác.

Được biết các hoá chất trị ung thư cũng như xạ tuyến sẽ hành hạ thân xác nên chị Bẩy nhất định quyết liệt từ chối, ai nói, ai khuyên, khóc lóc cũng không được. Chị hy vọng c̣n chút tàn dư sức khỏe để chăm sóc đứa cháu qúi ngày một yếu lần, ọp ẹp trong ṿng tay bà ngoại. Hơn một lần chị bỏ ngoài tai những lời năn nỉ tha thiết của chồng con, gia đ́nh anh chị em cùng bạn bè…Chị chỉ c̣n tin vào lời thành khẩn cầu nguyện Phật Bà Quan Âm đă từng cứu khổ, cứu nạn gia đ́nh chị.

Sau hai năm trời kéo dài  đau thương và cực nhọc, cháu ngoại trai không thoát khỏi tử thần, c̣n chị th́ thân xác ră rời, kiệt quệ... nhưng tâm, thân thanh thản v́ đă hy sinh hết ḿnh, hết tâm hết sức, nay chỉ c̣n chờ ngày gặp lại cháu ngoại...

(III)

Từ pḥng trong vọng ra tiếng gọi the thé :

-Ông ! Ông đâu rồi ?

Buông ngay máy vi tính, ông hớt hơ hớt hải vừa chạy vào pḥng vừa lên tiếng:

-Có tôi đây !

-Đái !

Nhanh nhẹn, gọn gàng, hữu hiệu như một chuyên viên phục dịch y tế mặc dù ở tuổi tám mươi, ông nâng cặp mông đầy đặn nặng chĩu của bà và lùa cái bô bẹt dài vào phía dưới.

Bà thở phào nhẹ nhơm rồi cằn nhằn liền:

-Làm ǵ mà chậm như rùa ! Suưt nữa th́  ướt mẹ nó hết !

Ông không trả lời, lau chùi sạch sẽ cho bà xong rồi lặng lẽ đi đổ bô.

Ngày đêm chẳng kể, ông sẵn sàng không than không van trông nom, hầu hạ bà từ ăn uống tới vấn đề vệ sinh ḍng dă mười mấy năm trời, sau khi bà bị chứng xuất huyết năo và liệt nửa ḿnh nhưng không á khẩu. Đêm đêm thức giấc bất thần ông c̣n phải ́ ạch đổi thế nằm cho bà tránh hầm da, ẩm, lở loét. Con cái vèo qua thăm mẹ, người giúp của bộ xă hội không vừa ư bà, đàn ông th́ bà không muốn, đàn bà lại không nữa v́ tính ghen nguyên thủy.

Nên ông đành hy sinh chịu trận, chấp nhận trong gần như vô tư nghiệp chướng.

Bệnh liệt lâu năm, lết từ giường ra xe lăn tay, ê ḿnh ê mẩy, đấm bóp, xoa nắn, bôi dầu nóng chẳng giúp được là bao, bà chỉ c̣n là một đống thịt biết nói, ăn nhiều, tính t́nh dễ bẳn gắt, cáu kỉnh, khó chịu, không ǵ vừa ư. Những thay đổi tâm tính vừa của tuổi lớn, vừa của bệnh tật kinh niên gây nên mà bà không hay. Riêng ông chữ nghĩa đầy ḿnh ư thức được hoàn cảnh đau thương của bà nên ráng kiên nhẫn chịu đựng trong im lặng, giữ nghĩa vợ chồng, không phản ứng do t́nh thương và hiểu biết.

Ông đă đọc sách, t́m  kiếm, tra cứu trên mạng lưới và cật vấn bác sĩ điều trị về cách chăm sóc, phục hồi sức khỏe của những người bị liệt. Ông chẳng thà cực nhọc hứng và đổ bô c̣n hơn để bà mang ống và túi tiểu, hoặc tă dễ bị nhiễm trùng.

Trong căn pḥng vắng lặng, thơm mùi hoa nhài từ b́nh xịt, mùi bà thường ưa thích, ông ngồi bên giường nh́n bà thiu thiu ngủ mà long dạ bào bọt thương thay cái nghiệp nặng cuối đời của bà từ một phụ nữ nhanh nhẹn, gọn ghẽ, bặt thiệp, duyên dáng, tươi tắn, có chút nhan sắc nay là  một thân thể mập ph́, da dẻ bèo nhèo, nửa mặt phờ phạc, lệch lạc, nói ra là lệnh, gắt gỏng…

-Ông !

Ông giật bắn người, nhanh chóng trở lại với thực tế, sau những nỗi thương tâm cho thân phận người từng đầu gối tay ấp hay lả lướt trong ṿng tay với điệu nhạc valse vi vút trong các buổi liên hoan:

-Ǵ bà ?

-Cầm cái gương với thỏi son ra đây.

Lâu lâu bà tỉnh khỏi lơ đờ và nhớ lại sửa soạn son phấn trang điểm ngày nào. Ông cầm gương gần mặt cho bà soi, tay hơi run run .Tay trái cầm thỏi son đă mở sẵn, bà nguệch ngoạc bôi lên cặp môi trễ, mép ướt nước bọt. Cơn ghen với qúa khứ trai gái liên miên của chồng nổi lên th́nh ĺnh:

-Thế nào?

Ông gật gù:

-Được! Được lắm!

Dạ ông xót xa cho thân phận ḿnh và vợ, mắt rưng rưng. Thương thay cho một cựu đại tá, từng là  chỉ huy trưởng một đại đơn vị quân lực Việt Nam Cộng Ḥa, cô đơn tỵ nạn nơi xứ người khi tuổi đă trọng, một thời từng sống huy hoàng nơi quê hương xứ sở, kẻ săn người đón, hào hoa phong nhă với không biết bao nhiêu em gái hậu phương, văn nghệ nơn nà , si t́nh sẵn sàng thiêu thân vi vút…Ông c̣n nổi tiếng với giọng ca t́nh cảm ấm cúng nữa trong những tiệc tùng sang trọng, truy hoan tưng bừng thâu đêm.

-Hôn!

Như người máy, ông thi hành lệnh của bà, người lạnh ngắt.

-Hát!

Ông hít hơi cất giọng khàn đục, gần như vỡ, chẳng c̣n phong độ thủa nào, từng được so sánh với ca sĩ tài danh Perry Como, nước mắt chẩy gịng…

Tam Thanh