Truyện Ngắn

 

 

Nằm Trong Cơn Băo

 

 

Hoàng Minh Thúy

(Trích trong Tuyển Tập Truyện Ngắn “Mùa Xuân Chiến Thắng”, phát hành năm 1986).

 

Tôi vừa tắt máy xe đầu ngơ, đă thấy bóng Thục Trinh trong pḥng khách. Nó mở toang hai cánh cửa, nụ cười tươi chào đón mẹ. Đôi mắt to đen dưới hàng lông mi dài cao vút. Áo Pull màu hồng, quần Jean xanh, mái tóc cột cao lộ chiếc gáy nơn nà. Đôi chân dài, thẳng tắp trên đôi giày cao gót, mũi nhọn. Thục Trinh như một mầm non đang hé mở, đón mùa Xuân. Nó nh́n tôi, âu yếm:

-Mẹ về trễ quá! Chắc là mẹ đi mua quà cho con chứ ǵ?

Tôi ngạc nhiên:

-Quà ǵ? Mẹ đi họp chuyện cộng đồng mà!

Thục Trinh chớp nhanh đôi mắt, h́nh như có một giọt lệ sắp sửa rơi xuống, nó phụng phịu cúi mặt:

-Mẹ măi làm việc, quên mất hôm nay là ngày sinh nhật con được mười bảy tuổi!

Tôi ôm vai nó, vỗ về:

-Mẹ tệ thật! Tháng này mẹ bận quá, họp hành liên miên, báo sắp đến ngày phát hành mà bài vở chưa đâu vào đâu cả. Con đừng buồn, cho mẹ xin lỗi. Con muốn ǵ, mẹ chiều con ngay!

Nó ôm chặt cổ tôi:

-Hôm nay, sinh nhật của con. Nhưng, con lại đi mua quà cho mẹ suốt cả buổi chiều đó!

Rồi nó lôi tôi vào pḥng ngủ của nó. Đứng trước gương soi, nó đặt một xấp vải màu hoàng yến ướm lên ngực tôi, ríu rít:

-Đây, xấp vải may áo dài đặc biệt tặng mẹ đây! Mẹ mặc vào, đẹp phải biết!

Tôi vuốt ve xấp vải, cười nhẹ:

-Thôi! Để con may mặc, mẹ già rồi, ai lại mặc áo màu sặc sở như vậy!

Thục Trinh trề đôi môi hồng:

-Mẹ! Ai nói mẹ già? Mẹ không đọc sách, thấy các nhà văn họ viết sao? Bốn mươi lăm tuổi là tuổi đẹp nhất của đời một người đàn bà!

Tôi ph́ cười:

-Thôi, cho tôi xin! Ai nói với con vậy? Sách nào viết vậy?

-Thật đấy! Con mới đọc tuần rồi. Huống chi mẹ mới mới qua tuổi bốn mươi! Ai dám nói mẹ già. Mẹ đẹp...đẹp thấy mồ!

Tôi đứng thẳng người lại, nh́n vào gương sau câu nói của Thục Trinh. Đôi mắt h́nh như thâm quầng sau nhiều đêm thiếu ngủ. Mái tóc xỏa dài, lượn lờ trên đôi vai. Tôi đưa năm ngón tay cào nhẹ lên mái tóc, đôi mắt thoáng chút bâng khuâng. Căn nhà h́nh như rộng ra và tôi nghe gió đang lùa qua khung cửa sổ mở rộng của buổi chiều đang xuống. Thấy tôi thoáng buồn, Thục Trinh vội vả:

-Mẹ! Con đi pha nước chanh cho mẹ. Pha chua chua để mẹ khỏi sợ mập nha!

Tôi ngồi xuống chiếc ghế nhỏ, lười biếng thả tia mắt nh́n ra khung cửa. Những đóa hoa trong vườn đă có những nụ hoa tuyệt đẹp của một ngày Hè. Trước sân nhà không c̣n màu vàng của lá úa, không c̣n nét thê lương của mùa Đông. Cây cỏ ươm đầy hoa của một ngày giữa Hạ, nhưng sao ḷng tôi lúc nào cũng u uẩn muộn phiền?

Thục Trinh mười bảy. Rồi sẽ đến mười tám, mười chín. Rồi sẽ đến hai mươi. Cho đến một tuổi nào đó, nó sẽ đi lấy chồng, tôi ở với ai đây? Câu hỏi này tôi chưa bao giờ đặt ra, sao chiều nay bỗng dưng hiện đến? Có phải v́ đôi mắt đen tṛn như ngọc của Thục Trinh, đă ánh lên nét tươi mát của tuổi dậy th́, nhắc nhở tôi ngày tàn tạ sắp đến của đời một phụ nữ trung niên?

Thục Trinh quay lại pḥng với ly nước chanh và những viên đá trong sáng. Tôi ân cần hỏi con:

-Thế con muốn ǵ, để mẹ mua tặng cho con, mừng ngày con mười bảy tuổi?

Nó cười, ngập ngừng, dí mũi giày xuống thảm:

-Ngày mai, có một ban nhạc rất “nổi” về tŕnh diễn, mẹ đi chung với tụi con..

Tôi hỏi:

-Tụi con là ai?

Đôi mắt chớp nhẹ, nụ cười thật tṛn nở trên đôi môi xinh, nói nhanh:

-Mấy bạn chung lớp của con. Họ mời con v́ là dịp sinh nhật. Một người anh của nhóm đó, chơi trong ban nhạc này. Mẹ đi với con mẹ nhé!

Tôi lắc đầu:

-Thôi! Con đi một ḿnh và về đúng giờ, để cho con được tự nhiên với bạn.

Thục Trinh lắc đầu, phụng phịu:

-Mẹ! Hồi nảy mẹ có hỏi con muốn ǵ th́ mẹ chiều. Đi....đi một ḿnh th́ nói làm ǵ, con thích có Mẹ v́...con thường hay nói về Mẹ với tụi bạn. Con muốn họ biết ...mặt Mẹ!

Tôi bật cười:

-Chi vậy?

Nó không trả lời, bấu lên hai vai của tôi, kề gương mặt thật gần, sát vào g̣ má của tôi, hít nhẹ, nhắm mắt lại trong một cử chỉ âu yếm:

-Mẹ ừ đi! Mẹ đi với con nhé. Mẹ khỏi cần mua ǵ hết. Bấy nhiêu là con vui rồi!

Tôi ngập ngừng, đẩy nhẹ nó ra:

-Mẹ đi thay áo rồi tính sau. Bây giờ con dọn cơm cho mẹ ăn đi chớ!

Thục Trinh dạ một tiếng thật lớn rồi ngoan ngoăn đi vào bếp. Tôi về pḥng của ḿnh, thay áo. Tôi nh́n ḿnh một lần nữa trong gương soi. Ḷng tự nhiên chùng xuống thấp! Quả thật như Thục Trinh nói, tôi chưa già. Đi với Trinh nhiều lần, người ta cứ tưởng chúng tôi là hai chị em, khi tôi và Trinh mặc chung một màu áo.

Tôi phân vân trước sự đ̣i hỏi của con. Không thuận th́ con buồn, mà chiều con để tham dự buổi dạ vũ đó, sẽ làm cho tôi cảm thấy lẽ loi thêm...

Tôi ra pḥng ăn, mâm cơm dọn tươm tất, con bé ngồi chờ tôi với nụ cười:

-Mẹ! O.K nhé!

Thấy ánh mắt tha thiết, khẩn cầu của con, tôi đành phải chịu thua:

-Cũng được..    

                 * * *

Tối Thứ Bảy, tôi rời nhà đi với Thục Trinh đến một đại vũ trường của thành phố. Bạn của nó đă chờ sẳn trước cửa, tiếng cười tiếng nói ḍn dả:

-Bác ạ! Chào bác!

Những cái đầu lúc lắc. Những đôi mắt nai dễ thương, những chiếc áo thật thời trang. Đám trẻ trai gái, tám người kéo nhau vào gian pḥng tối. Ban nhạc đă bắt đầu từ bao giờ, chơi một nhạc phẩm êm dịu. Tôi thoáng thấy trong ánh điện mờ, bóng dáng của một nữ ca sĩ và giọng hát mênh mang buồn trong bài “Ngăn Cách”:

-Yêu nhau trong cuộc đời, mơ duyên t́nh dài, gắn bó đôi lời. Ta yêu nhau một ngày, thương nhau trọn đời, giữ cho lâu dài..Khi chia tay...

.Rồi, ngày mai ngăn cách, hết rồi là thôi đưa đón. Có mấy ai không buồn...

Tôi đưa tay, chận trái tim, nghe nhói buốt. Bài hát cũ, xưa từ mấy chục năm trước, bỗng dưng hiện về, rất rơ trong đêm tối chập chờn. Ngoài sàn nhảy, nhiều cặp d́u nhau thật sát, đưa nhau đi trong vũ điệu thật t́nh tứ. Đây là bài hát đầu tiên, tôi đă nghe và đă khiêu vũ cùng với Phạm Du những bước chân e ấp đầu đời.

Tôi ngồi lặng trong bóng tối của vũ trường, uống từng lời ca của người ca sĩ. Trong ánh đêm mờ ảo đó, tôi thấy gương mặt của Du rơ dần, rơ dần, như ngày nào anh ân cần, dắt tôi ra sàn nhảy của một đêm dạ vũ Sinh Viên. Tíêng Du thoáng nhẹ qua bờ vai ấm:

-Bảo Khanh ra đây! Anh dạy em nhảy Slow.

Tôi ngập ngừng đứng dậy, đặt bàn tay con gái trong tay Du, tiến ra sàn nhảy. Du cười, quàng tay ôm lưng eo, không xa, không gần. Tôi lạng choạng, quờ quạng trong lần khiêu vũ đầu tiên trong cuộc đời con gái. Bây giờ đă hơn hai mươi năm rồi. Bài hát xưa bỗng ngân vang trong ḷng những âm điệu tỉ tê, day dứt! Từ trên bục sân khấu, người ca sĩ càng lúc càng xuống thấp giọng: Ḷng người như chiếc lá, nằm trong cơn gió vô t́nh!

Ừ! V́ cơn gió cuộc đời vô t́nh gây phong ba, băo tố nên chúng ta đành xa nhau.

Bài hát chấm dứt. Tôi rời bàn, nói nhỏ vào tai Thục Trinh:

-Mẹ vào Pḥng Rửa Tay nha!

Tôi vừa đi vài bước th́ đèn bật sáng cho một điệu Paso. Tôi len nhẹ qua những hàng ghế đông đảo khách ngồi, không nh́n một ai, th́ nghe tiếng gọi rất nhỏ:

-Ty Ty!

Tôi giật bắn người. Ty Ty là bút hiệu của tôi ngày xưa trên tờ Bích Báo của nhà trường. Ai, ai đă gọi tên tôi, nếu không phải là người bạn học? Tôi ngước mặt lên, như một luồng điện mạnh bỗng dưng chạm vào người, tôi ngừng chân lại, giọng thảng thốt:

-Phạm Du? Trời ơi, có phải anh không?  

Người đàn ông đứng hẳn dậy. Đôi vai thẳng, chiếc áo sơ-mi trắng toát với đường ủi thẳng tắp. Chàng nắn nhẹ cà-vạt, bước ra khỏi hàng ghế, bật lên tiếng kêu thật to:

-Quả thật Ty Ty đây rồi!

Tôi run rẩy, lao chao, chực ngă. Nước mắt sung sướng lẫn nghẹn ngào tuôn xuống. Tôi lắp bắp chỉ để cho tôi nghe, v́ nhạc trong vũ trường đang dồn dập âm điệu tươi vui:

-Vâng! Chính em đây! Vậy là anh c̣n sống! Trời ơi, điều mà em ao ước bấy lâu nay, đă thành sự thật!

Tôi chợt tỉnh khi nhớ ra rằng, cuộc đổi đời đă xảy ra quá lâu, biết đâu Du đă có người ràng buộc và đang hiện diện quanh đây. Tôi hỏi:

-Chị đâu?

Du trả lời nhanh, ngắn, gọn như ngày xưa anh vẫn thường nói:

-Anh đi với mấy người bạn, anh đến thành phố này v́ công việc của công ty. Mai anh về rồi. Em đi với ai?

Tôi nh́n về phía bàn của đám trẻ, trả lời:

-Em đến đây với con em. Hôm nay, sinh nhật cháu mười bảy tuổi.

Du ngần ngừ một giây, khẻ bảo:

-Ở đây ồn ào quá, ḿnh ra ngoài nói chuyện tiện hơn.

Tôi quay về bàn của Thục Trinh, bảo cho con gái biết, rồi ra sân ngoài. Du có vẽ trắng trẻ hơn ngày mới vô quân đội. Đôi mắt chàng sâu thẳm những tia nh́n ưu tư khi hỏi tôi:

-Chồng em đâu?

Tôi cắn môi để ngăn tiếng khóc. Tôi không biết trả lời sao khi đang yêu nhau thiết tha, tôi lại bỏ đi lấy chồng. Tôi thở dài:

-Chuyện của em dài lắm. Em có viết lại qua dạng một bài Tùy Bút, vẫn luôn giữ trong cặp, thêm thắt và sửa lại lời văn.  Có lẻ em đưa anh đọc th́ tiện hơn, nếu như anh muốn.         

-Dĩ nhiên là anh rất muốn đọc. 

Tôi hỏi Du, ngập ngừng:

-Mai anh về?

Thấy Du gật đầu, tôi quyết định:

-Để em ra xe, rồi trở vào kẻo Thục Trinh trông!

Đưa tôi ra băi đậu xe, Du hút thuốc chờ. Tôi mở cốp, lấy cặp tài liệu. Trong một phút phân vân, tôi quay lại nh́n Du. Tôi thấy tia mắt của chàng buồn bả. Tôi thở dài, tự hỏi có nên đưa bài viết này cho chàng hay không?

Du khẻ gọi, khi thấy tôi lay hoay quá lâu:

-Có t́m ra không, Ty Ty?

Cái tên thân mật gợi h́nh ảnh của một thời thơ dại của tuổi học tṛ bao nhiêu cũ, làm ḷng tôi thêm tái tê. Dù ǵ tôi cũng là người có lỗi, Nhưng, nếu tôi không nói cho tỏ tường làm sao chàng hiểu được. Tôi đóng cốp xe, trả lời:

-Dạ có đây anh!

Du đón xấp bản thảo, hỏi:

-Bài này, em đă...đăng báo?

Tôi dịu dàng:

-Dạ chưa! Em hoàn tất đă lâu, nhưng chưa có ư định đó. Em vẫn thường linh tính là anh không mất tích trong cuộc chiến ở An Lộc, B́nh Long. Em vẫn mơ hồ nghĩ là, sẽ có ngày gặp lại anh. Tuy nhiên, hoàn cảnh em lúc bấy giờ...

Du ngắt ngang:

-Thôi, được rồi. Cuộc sống của em bây giờ ra sao?

Tôi nh́n ra khoảng đường đông đảo xe cộ qua lại, trả lời:

-Thưa anh, đủ sống. Em ở thành phố này với Thục Trinh.

Gió đêm mang cái lạnh của hơi sương phả xuống, thấy tôi rùng ḿnh, Du kéo tay:

-Ở đây hơi lạnh, ta vào pḥng nhé em.

Tôi ngoan ngoăn theo chàng. Bước chân vẫn ngập ngừng, chậm răi như ngày nào tay trong tay, mắt ch́m trong mắt.

Vào đến gian pḥng đầy tiếng nhạc quyện tṛn, Du đặt nhẹ tay lên lưng tôi:

-Ḿnh nhảy bài này nhé, em?

Tiếng “em” nhỏ và thoáng như lời thầm th́, mời mọc. Tôi níu chân tôi lại:

-Anh! Lâu rồi, em không ra sàn nhảy. Em ngại chân quá!

-Không sao! Ra đây với anh!

Tiếng ca của một giọng nam, trầm ấm, âm thanh ngọt ngào mê luyến “Yêu ai, yêu cả một đời. T́nh đó quá khắt khe khiến cho ḷng ta. Ấp ủ lạnh lùng, v́ yêu ai mà ḷng hằng nhớ. Năm tháng trôi ...

Ṿng tay chàng ôm sát lưng eo, hơi thở chàng ấm nồng mùi thuốc lá bạc hà. Tôi ngước mắt nh́n Du, bỗng dưng tôi muốn khóc.Tôi muốn ngă đầu vào vai của Du như ngày xưa trong những buổi dạ vũ cuối năm..Nhưng, bây giờ tôi có được quyền dựa lên bờ vai rộng đó không? Du đọc được tia mắt của tôi những ư nghĩ thầm kín đó...Chàng cười khẻ, ôm tôi sát hơn và đẩy nhẹ đầu tôi lên vai áo. Bài hát chấm dứt trong nốt nhạc ngân nga.

Du đưa tôi trở lại bàn th́ Thục Trinh từ ngoài cửa vào:

-Trời ơi! Mẹ đi đâu mà con t́m hoài không thấy!

Tôi đập nhẹ lên tay Trinh, giới thiệu:

-Đây là con gái của em!

Con bé ngước nh́n Du rồi chắp hai bàn tay lại:

-Thưa, con chào bác!

Du cười, nói lớn:

-Con ...xinh như Mẹ ngày xưa!

Trinh cười bẻn lẽn:

-Mẹ ơi, con về bàn với tụi bạn nhé!

Tôi im lặng nh́n con nhún nhẩy trong bước đi. Ḷng tôi bùi ngùi những ư nghĩ. Du đó, người yêu xưa của bao nhiêu năm cũ, bỗng nhiên hiện ra như về từ một cơi rất xa. Và tôi không biết nói lời ǵ, để tạ lỗi cùng chàng. Cuộc đời này, có biết bao người yêu thương mà không trọn vẹn? Bao nhiêu phụ nữ có cuộc t́nh dở dang nhưng thật đẹp, như cuộc t́nh của chúng tôi?

Du nh́n đồng hồ đeo tay nói khẻ:

-Đúng hai giờ khuya, anh ra phi trường. Em cho anh số điện thoại và địa chỉ. Anh sẽ liên lạc với em.

Tôi ngồi im lặng, bần thần trước đề nghị của Du. Tôi băn khoăn khi thấy chàng không đề cập ǵ đến đời sống của chàng. Riêng tôi, đă bao nhiêu năm rồi, tôi t́m cho ḿnh một lư tưởng, một công việc làm thích hợp, rồi làm việc say sưa để quên đi bước chân thời gian và nỗi buồn dài dặc, nặng mang trong ḷng. Du có biết đâu rằng, sau ngày nhận tin Du biệt tích trong cuộc chiến của trận An Lộc, tỉnh B́nh Long, gia đ́nh của tôi gặp biết bao thảm cảnh. Một quả đạn pháo kích của VC rơi xuống khu chợ Cai Lậy vào một đêm tối trời, đă giết chết cha mẹ, đốt cháy tiêu tan sản nghiệp của gia đ́nh. Mấy chị em tôi đang trọ học tại Saigon, bỗng dưng biến thành kẻ mồ côi, bơ vơ trong cuộc sống. Tôi bỏ dở năm thứ hai Đại Học Văn Khoa, bứơc vào đời, với biết bao cay chua của gánh nặng gia đ́nh, đè trên đôi vai yếu đuối. Cuộc sống ngày càng khó khăn v́ chiến cuộc mỗi lúc một lan tràn. Người khôn, của khó. Tôi vất vả lắm mới được thâu nhận vào làm Thư Kư cho một hăng buôn khá lớn, rồi ưng thuận kết hôn với Hùng, con trai của ông Giám Đốc sau khi nhận lănh quá nhiều ơn nghĩa của Hùng v́ cơn bạo bệnh của Bích Hà, cô em gái út.

Em gái tôi khỏe lành trên giường bệnh, có được nụ cười hồn nhiên là lúc tôi chuẩn bị về nhà chồng. Hai năm sau ngày Du biệt tích, tôi thành người phụ t́nh, lên xe hoa. Bạn bè thân quen, ngầm trách tôi bội bạc, tham phú phụ bần, không gắng chờ đợi Du thêm một thời gian nữa! Tôi lập gia đ́nh, ḷng vẫn canh cánh món nợ ân t́nh, vẫn ngóng trông trang chiến sự, hy vọng có tên chàng trong mỗi đợt trao trả tù binh...

                                                   * * *

Tôi trọ học nhà ông Bác, có họ xa với cha tôi, Du thường qua lại v́ chơi thân với Huy, con trai lớn của Bác. Thỉnh thoảng Du chỉ bảo tôi mấy bài toán khó. Nhiều lần Du lên giọng rầy la, riết rồi tôi thấy quyến luyến anh chàng cao, gầy. Dần dà từ t́nh cảm anh em, biến thành t́nh trai gái.

Đang học dở dang năm thứ ba Y Khoa, Du được tin cha chàng bị VC bắt và đưa đi biệt tích. Lạ ǵ khi đó, sống trong vùng xôi đậu, ban ngày th́ lính Quốc Gia đi tuần tra, ban đêm Du kích VC kéo về, mà cha của Du lại là một Trưởng Ấp mẫu mực của chánh phủ Việt Nam Cộng Ḥa.

Đêm cuối cùng trước ngày vào quân trường, chúng tôi tản bộ dưới hàng me già của con đường Gia Long mờ tối. Du đi rất lâu, tay nắm tay mà không nói lời nào cả. Nỗi buồn tỏa rộng theo khói thuốc của chàng. Tôi bé nhỏ trong tay Du, lặng thinh chờ anh mở lời. Đang đi, Du dừng lại, tuyên bố:

-Ngày mai, anh sẽ đi tŕnh diện. Chắc lâu lắm mới có dịp gặp em.

Bước chân tôi bỗng dưng hụt hẩng, bàn tay tôi run rẩy, nhưng chỉ một thoáng, tôi b́nh tỉnh:

-Anh sẽ bỏ học?

Du gật đầu, cương quyết:

-Phải, anh nghĩ ḿnh khó thể ngày hai buổi ôm sách đến giảng đường trong khi tin cha biền biệt. Bạn bè anh, có đứa đă không c̣n hiện diện trên cơi đời này nữa. Đất nước ḿnh chinh chiến hoài, anh không có cách nào hơn..

Tôi trả lời bằng cách đi sát vào nhau hơn, không nói thêm lời nào. Đối với tôi, Du là biểu tượng của uy quyền. Mỗi quyết định của chàng đều có nguyên nhân tốt đẹp và chính đáng. Việc chàng bỏ học vào quân ngũ là việc phải làm. Nhiều đêm, chúng tôi đi bên nhau, nh́n những đốm hỏa châu lập ḷe ở hướng phi trường, ḷng bâng khuâng với những tiếng đại bác ́ ầm của nửa đêm về sáng. Đất nước đang trong t́nh trạng chiến tranh, điều đó mỗi sinh viên chúng tôi đều biết. Sự yên b́nh chúng tôi đang thụ hưởng, có máu xương của nhiều chiến sĩ đổ xuống ở ngoài kia. Du đă chọn đúng con đường phải đi của một người con trai trong thời loạn. Chàng không có quyền ngồi đó, b́nh an sống bên sự hy sinh của những người cùng lứa tuổi như chàng, mặc dù với t́nh trạng con một, điểm cao, chàng có thể hoăn dịch.

Rồi Du vào quân đội. Tôi ở lại thành phố Saigon miên man với bao nhiêu kỷ niệm của tuổi học tṛ, thuở có chàng quẩn quanh trong cuộc sống. Những ngày tôi c̣n ở tuổi học thi Tú Tài, chàng đến nhà bác, chơi với anh Huy, không quên mang cho tôi dăm ba trái xí muội, hay một nắm Chùm Ruột hái ở đâu đó, c̣n nguyên mấy cọng lá màu xanh. Khi bước chân vào t́nh yêu, Du đă cho tôi sự săn sóc thầm kín nhất của mối t́nh trong sáng ngọt ngào. H́nh như trong mỗi hành động, mỗi cử chỉ chàng đong đầy sự nâng niu, cần trọng của một người đàn ông tư cách, với niềm yêu thương tha thiết của một người chồng dành cho người vợ sắp cưới. Tôi không bao giờ quên được những đêm mùa Đông lạnh giá, chúng tôi thường hay đi bộ từ trường về nhà, sau buổi họp mặt cuối năm của Sinh Viên. Thời gian này đầy tiếng cười hồn nhiên của tuổi ngọc ngà. Thỉnh thoảng tôi cúi xuống, lột đôi giày cao gót ra cho khỏi mỏi, để vừa đi cà nhót, vừa nghe Du và các bạn kể đủ thứ chuyện về mộng ước mai sau. Năm năm dài biết nhau ở tuổi Trung Học, để rồi yêu nhau thắm thiết khi bước chân vào ngưởng cửa Đại Học của một t́nh yêu đầu đời. Vậy mà chỉ hai năm sau ngày chàng mất tích, tôi đi lấy chồng, trách sao Du không hờn oán.

Tôi măi không bao giờ quên được ngày Du ra khỏi Quân Trường với chiếc mũ Sĩ Quan thật đẹp. Du đen ḍn, rắn rỏi. Du mê luyến nồng nàn trong nhịp điệu Tango ngày sinh nhật của tôi. Du muôn thưở vẫn là h́nh bóng vừa dễ thương, vừa hào hùng trong trái tim con gái, vậy mà tôi đành đoạn nhẫn tâm lên xe cứơi!

Du ơi! Du có biết nỗi cô đơn của em sau ngày nhận tin Du mất tích? Du có biết được sự mệt mỏi, lo âu, bấn loạn của em khi nửa đêm về sáng, ngồi trong bệnh viện, ḷng nặng trĩu lo âu trăm bề. Tiền nhà cửa, thuốc men cho Bích Hà. Du ơi, anh có biết? Vâng, có nhiều điều anh chưa hề biết để đẩy đưa em phải chọn Hùng làm chồng.

Ba năm hương lửa, đủ cho em hiểu rằng, em không bao giờ t́m được sự tương hợp với Hùng. Sanh ra trong một gia đ́nh giàu có nhiều đời, Hùng đâu có bao giờ biết nỗi đau đớn của nạn nhân chiến tranh, như chúng ta? Anh không có nỗi hận thù những kẻ đă gián tíêp giết chết cha mẹ, hủy hoại gia sản của ḿnh. Trong khi đó, gia đ́nh của Hùng ngày một giàu nhờ  nhịp độ chiến tranh ngày một tăng: nhập cảng thuốc men, thầu và bán sắt vụn...  

Càng ngày, em càng thấy xa rời Hùng trong tư tưởng, cũng như trong việc làm.

                                                     * * *

Thục Trinh ra đời, vẫn không làm được gạch nối cho tôi và Hùng gần nhau hơn. Hùng đi biền biệt suốt ngày. Niềm vui của chàng là ngân khoản trong nhà băng ngày một cao. Tôi sống lặng lẽ như chiếc bóng, nuôi dạy, lo lắng các em yên nơi, ấm chỗ thi vận nước nổi trôi của ngày 30 tháng Tư đen tối. Hùng gởi tôi theo tàu của một người bạn ra khỏi nước, c̣n chàng th́ kẹt lại với chiếc xe hơi giấu đầy đô la trong các cánh cửa. Sau đó tôi nghe tin chàng bị chánh quyền CS bắt và bị tra tấn đến chết trong tù, bị gán cho tội gián điệp v́ đă cộng tác với quân đội Mỹ đấu thầu nhiều dịch vụ.

Chiến tranh đè nặng trên tuổi thanh xuân, dập tắt đi nụ cười con gái khi cha mẹ bị thảm nạn. Rồi th́ người yêu biệt tích trong cơn binh lửa. Chồng không c̣n sau cuộc biến động tháng Tư đen..

Sau cuộc đổi đời, tôi nổi trôi đến quê người...

Năm 1976, tôi sống trong một vùng lạnh giá nhất nước Mỹ, không có thân nhân. Hai năm sau, tôi đi thêm bước nữa, t́m cho con gái tôi một chỗ nương tựa...Bốn tháng sau ngày lập gia đ́nh, t́nh cờ tôi biết được vợ Phong và hai con dại qua được tới trại tị nạn, viết thư kêu cứu. Tôi lặng lẽ, dắt Thục Trinh, bỏ thành phố lạnh giá đó, xuôi Nam.

              

Bao nhiêu năm dài trôi qua, tôi u uẩn với cuộc đời dở dang, với h́nh ảnh Du ray rứt nằm trong trái tim sầu muộn.

Có lần, t́nh cờ gặp người bạn cũ, anh nói có gặp Du ở trong một trại tị nạn. Tôi xôn xao mừng, nhưng v́ không có những chi tiết xác đáng nên vẫn bán tín bán nghi. Đôi khi, tôi thầm nghĩ, sau bao nhiêu năm dài xa cách, nếu Du c̣n sống trở về, chắc hẳn anh đă có một đời riêng, tại sao tôi lại cứ bận ḷng măi về chàng?

Hai lần gảy đổ hạnh phúc, ḷng tôi bỗng dưng tê lạnh như những buổi chiều mùa Đông trên xứ người. Tôi sống lặng lẽ, ngỡ như ḿnh đang lạc trong một hành tinh nào đó, chờ ngày Thục Trinh trưởng thành, ḷng dửng dưng trước những người đàn ông gặp trong thành phố.

Nhiều đêm tỉnh giấc, nh́n h́nh ảnh buồn bả của ḿnh soi bóng trên tường. Nửa đêm về sáng, cặm cụi bên giàn máy điện toán, trả lời thư bạn đọc, trong mục Gỡ Rối Tơ Ḷng, t́m và nghe thấy biết bao nhiêu nỗi uẩn khúc của cuộc đời. Những tan nát, dang dở, ngang trái sau cuộc chiến vừa qua. Nhờ đó, tôi được biết, rất nh́êu t́nh huống dở khóc dở cười, trong cuộc đời thường đang xảy ra của một kíêp nhân sinh. Tôi tự nghĩ ḿnh kiếp trước không biết tu thân, nên kíêp này phải chịu nhiều oan trái cho đúng luật nhân quả.

Măi miên man ch́m trong gịng tư tưởng, tôi quên mất Du đang chờ đợi câu trả lời. Du lặng câm, v́ tưởng tôi không muốn gặp lại chàng. Tôi thoáng giật ḿnh khi nghe tiếng Du kéo tôi về thực tại:

-Có lẽ điều yêu cầu của anh không thuận tiện cho em. Thôi, th́ đành vậy!

Tôi bối rối:

-Dạ không, không phải như vậy! Anh đừng hiểu lầm!

Tôi mở ví, lấy danh thiếp của ḿnh trao cho Du:

-Đây là số điện thoại và địa chỉ của em!

Du cẩn thận nhét vào túi áo Vest. Tôi nh́n quanh, vũ trường đă vắng thưa người. Thục Trinh vẫn tươi tắn bên ngọn nến hồng cùng các bạn. Tôi gọi Trinh lại:

-Đây là bác Du, bạn của mẹ thủơ c̣n đi học. Mười mấy năm rồi mới gặp lại.

Thục Trinh líu lo:

-Bác ạ! Con rủ măi mẹ mới chịu đi theo tụi con đó! Nhờ vậy, mới được gặp Bác đêm nay. Mẹ thấy không?

Rồi nó lễ phép:

-Nhân tiện có Bác, tối nay con mời Mẹ và Bác đi ăn tối với tụi con

Du đăm đăm nh́n Thục Trinh rồi nh́n tôi. Ánh mắt của chàng thoáng đăm chiêu trong vài giây, rồi lên tiếng:

-Cám ơn con. Bác phải ra phi trường để kịp về công ty sáng mai. Sẽ gặp lại và không quên mang quà sinh nhật cho con.

Tôi đứng dậy tiễn Du ra xe. H́nh như chàng quên hẳn mấy người bạn đang ngồi đó. Tôi cũng quên cả không gian và thời gian. Tôi chợt thấy ḷng ḿnh bật lên những nốt nhạc vui...

                   * * *

Cuối tuần sau, Du gọi tôi từ phi trường:

-Anh vừa xuống phi cơ, em ra đón anh được không Ty Ty?

Tôi muốn hét thật to với chàng rằng, tôi đă hằng mong đợi cú điện thoại này từ suốt mấy ngày qua, nhưng tôi cố giữ vẻ thản nhiên sau tiếng reo vui:

-Anh đă đến. Em sẽ ra ngay

Từ nhà ra phi trường không xa lắm, nhưng nhiều xe cộ qua lại quá đông, nên khiến tôi sốt ruột. Trước khi ra khỏi băi đậu xe, tôi thoa lại son môi, phấn hồng, cột chặt chiếc khăn quàng cổ... Nh́n trong gương tôi thấy đôi mắt của ḿnh lấp lánh niềm vui mơ hồ. Bước chân tôi trở nên nhún nhảy, tôi đang nhớ lại tuổi hẹn ḥ ngày xưa của một thời xuân sắc...

Du đứng chờ tôi trước cửa phi trường. Áo khoác vắt hờ hửng trên vai, điếu thuốc cháy hồng. Du vẫn là Du ngày cũ với nét hiên ngang. Du vẫn là h́nh ảnh đẹp muôn đời trong trái tim của tôi. Tôi đưa đôi bàn tay nhỏ nhắn ra, chàng đón lấy, nắm thật chặt. Trong ánh mắt của Du,  không c̣n thấy sự hờn trách mà thấy đầy ắp t́nh yêu thương.

Chúng tôi đưa nhau vào một tiệm ăn nhỏ, khang trang, ấm cúng. Du ân cần gọi cho tôi một ly nứơc cam tươi, rồi đẩy nhẹ trước mặt. Cử chỉ âu yếm bấy lâu rồi tôi chưa được nh́n, của người tôi đă một thời yêu thương trân quí. Tôi đặt bàn tay lên thành ly, mắt tôi nh́n thẳng vào mắt chàng, tôi nhỏ nhẹ:

-Cám ơn anh.

Du khẻ nhếch môi cười, anh ngó một ṿng trong quán rồi hỏi:

-Thục Trinh thế nào? Anh có mang quà cho....con!

Tôi chợt thấy ḷng xốn xang, run rẩy khi nghe Du gọi Thục Trinh bằng tiếng “con” rất âu yếm. Tôi yêu thương Thục Trinh nhất trong cuộc đời này. Từ lâu rồi, con gái tôi chưa hề có tiếng gọi thân yêu của một người cha, tôi chẳng hằng mong ước điều này từ bao năm rồi hay sao? Tôi ngập ngừng:

-Cháu đi picnic với bạn. Hẳn là vui lắm khi nhận được quà của anh.

Bàn tay Du bất chợt đặt lên cánh tay gầy mỏng manh của tôi:

-Ty Ty! Anh đă đọc hết bài viết của em. Anh đă hiểu hết nỗi khổ tâm của em...

Rồi anh trầm giọng:

-Thật sự, sau khi em đi lấy chồng độ một năm th́ anh được thả trong chương tŕnh trao đổi tù binh. Về lại thành phố xưa, em không c̣n là...Bảo Khanh nữa. Buồn chán, anh xin đổi ra một đồn nhỏ ở sát vùng biên giới. Hận đời, hận t́nh, anh chỉ biết lấy niềm vui đồng đội làm lư tưởng cho cuộc sống. Một năm sau, anh lập gia đ́nh với con gái của ông Quận Trưởng, nơi anh trú đóng. Rồi xảy ra cuộc biến loạn tang thương của ngày 30 tháng Tư năm 1975. Anh vào tù cải tạo, chưa tṛn năm, vợ anh lập gia đ́nh với một cán bộ cao cấp, v́ quen thói sống trong nhung lụa. Anh vượt ngục và được một người bạn giúp đỡ, qua đến Thái Lan và đến Hoa Kỳ năm 1978.

Chàng nói một thôi dài như không c̣n hơi để thở, rồi ngừng lại ở đó. Tôi lắng nghe, nước mắt đầm đ́a. Thương người t́nh xưa lận đận, thương cả số phận bèo bọt nổi trôi của ḿnh. Du đưa khăn, giúp tôi lau nước mắt...Từ năm 1978 đến bây giờ là năm 1985, cuộc đời chàng ra sao, sao chàng không nói tiếp? Tôi chậm răi hỏi, nóng ruột hỏi:

-Bây giờ, anh...ra sao?

Du chưa trả lời th́ người hầu bàn đă đến. Chúng tôi ngưng câu chuyện và bắt đầu bửa ăn. Du lau đũa, gắp thức ăn, ân cần, dáng điệu giống như ngày xưa. Tôi chợt muốn khóc, khi nghĩ đến nỗi cô đơn của ḿnh với những buổi cơm trong căn nhà nhỏ. Này Du ơi! Biết bao giờ ta sẽ có nhau, để được nh́n anh âu yếm lau muổng, đũa cho em?

Chúng tôi ít nói chuyện với nhau trong lúc dùng cơm. H́nh như mỗi người ch́m trong dĩ vảng của bao nhiêu năm xa cũ. Ngày tôi đi thi Tú Tài, Du chở tôi đến tận trường, rồi ngồi chờ ngoài ngơ. Khi tôi ra, báo tin làm bài trôi chảy, ánh mắt chàng tươi vui, rạng rỡ. Du đưa tôi vào ngôi quán nhỏ ở đầu phố, có cây me già lớn phủ mát cả vuông sân. Anh gọi một phần cơm, một ly nước mía nguyên chất, gọi là “bồi bổ” cho  em sau những giây phút căng thẳng, rồi ngồi ngắm tôi ăn. Tôi líu lo nói cười, nh́n nắng vàng tỏa xuống thành phố, thấy đời êm đềm và hạnh phúc quá.

Những đêm cuối năm, trời hơi lạnh, hai đứa dắt nhau đi lang thang qua nhiều con đường vắng, nói với nhau đủ thứ chuyện xảy ra trong trường. Rồi những ngày Du vào quân trường, mỗi tuần, tôi đón xe lặn lội thăm chàng. Áo dài bay quyện áo lính trellis, t́nh học tṛ ngây thơ, thắm thiết. Biết bao kỷ niệm thật đẹp, thật êm đềm, luôn được tôi ǵn giữ thật trang trọng, kể từ ngày lên xe cưới, về nhà một người không yêu nhưng đầy ơn nghĩa buộc ràng, bởi thảm cảnh chiến tranh đổ xuống.

Đă có lần đợi Hùng về sau canh bạc, tôi đứng trên lầu cao nh́n xuống mặt đường im bóng. Tôi đă nghĩ và nhớ về Du thật nhiều, tôi biết rằng đó là điều không phải của một phụ nữ đă có chồng. Nhưng biết làm sao ngăn được trái tim, v́ hoàn cảnh tôi lập gia đ́nh, mà ḷng vẫn chứa đựng h́nh ảnh người xưa. 

Du ơi, em không biết phải xoay sở làm sao, trong khi anh biệt tăm, biệt tích, c̣n em bơ vơ, cô đơn với ba đứa em gái khờ dại và cái tang cha mẹ cùng một lần, đè nặng trên vai?

Hơn một lần, tôi đến nhà anh Huy, con của ông Bác và cũng là người thân nhất để hỏi về Du. Anh Huy chỉ cười, nhỏ nhẹ:

-Thôi, chuyện ǵ đă qua, Bảo Khanh đừng nghĩ đến.. Em nên để tâm lo cho Thục Trinh và các em.

Năm trước đây, tôi cũng gửi thư về Việt Nam, nhờ các em gái dọ hỏi tin tức của Du. Tôi vẫn có linh tính một ngày kia sẽ gặp lại chàng, người t́nh đầu đời, đầy tư cách mà tôi c̣n xem như một người anh, thông minh và đại lượng. Tôi c̣n nhớ rất rơ những chiều cuối tuần, Du chở tôi đến cơ quan Caritas ở đường Tú Xương, nơi các bà Sơ nuôi dưỡng hơn hai trăm cô nhi, thiếu dinh dưỡng mà các bà đă nhặt chúng từ trong xóm nghèo, hoặc có người đem bỏ con trước cửa thánh đường v́ lư do sinh kế. Những ngày đó, tôi tắm rửa cho các cháu bé, c̣n Du săn sóc sức khỏe cho từng em, kể cho chúng nghe chuyện xưa tích cũ, mang t́nh yêu thương đồng loại sưởi ấm các mảnh đời thơ ngây thiếu may mắn. Chúng tôi vui chung niềm vui với các nữ tu áo xanh, trong công việc đầy t́nh người này. Những ngày đó, Du nói với tôi, sẽ cố gắng tốt nghiệp Y Khoa, để xoa dịu nỗi đau khổ của bệnh tật, dày ṿ thể xác con người.

....Nhưng rồi chàng bỏ dở năm học để bước vào đời sống quân ngũ, khi nghe tin Cha bị bọn VC bắt đi biệt tích. Rồi hoàn cảnh đẩy đưa, khiến mối t́nh của chúng tôi chấm dứt trong kết cuộc dở dang. Cô nữ sinh không trở thành người Y Tá của người bạn đường có mộng làm Y Sĩ. Người mang mộng đem tài năng học hỏi để cứu người, lại trở thành kẻ cầm súng, lao ḿnh trong tuyến đạn thù, rồi...bặt tăm.

Bao nhiêu năm trôi qua, kể từ ngày chia cách, Du vẫn có tia nh́n nồng nàn, cung cách săn sóc vừa dịu dàng vừa ân cần. Đôi mắt chàng nh́n tôi, như muốn thu hết cảm nghĩ đang giăng tơ trong trái tim tôi:

-Ty Ty! Em nghĩ ǵ mà thừ người ra vậy? Ăn đi chứ!

Đă từ lâu rồi, tôi không được nghe giọng nói đó, tôi không được hờn nũng trong sự săn sóc đó, v́ cơn băo chiến tranh đă thành cơn lốc cuốn trôi... Bữa cơm trưa chấm dứt. Chúng tôi đưa nhau vào một công viên, cạnh bờ sông nhiều bóng mát. Những băng đá vắng lạnh, nằm e ấp dưới ṿm cây xanh. Nắng nhảy múa, chờn vờn trên mặt đất, loang lổ trên nền áo trắng của chàng. Chúng tôi ngồi im lặng bên nhau, nh́n gịng sông chảy lượn lờ. Công viên vắng tanh v́ hôm nay là ngày đi làm, chỉ có vợ chồng một người Mỹ già đang ngồi câu cá. Tôi nghe rất rơ tiếng gió thổi vi vu qua những cành lá và cả hơi thở của ḿnh. Du cất tiếng:

-Anh thấy dạo này em ít nói quá!

Tôi cười nhẹ, không trả lời. Tôi đă mất giọng nói thánh thót, nụ cười ḍn từ khi gặp bao nhiêu biến cố. Vui làm sao được khi nh́n lại quăng đời buồn bả trôi qua của ḿnh. Có người con gái nào không ôm nhiều mộng mơ khi tập tểnh vào đời. Yêu và lấy được người ḿnh yêu. Sống êm đềm trong ṿng tay bảo bọc của người t́nh đầu và cũng là người chồng một đời yêu thương. Tôi có một mối t́nh thơ mộng và tuyệt đẹp, nhưng có một cuộc hôn nhân thật buồn thảm. Tâm hồn tôi như một tờ giấy trắng, vừa lớn lên đă viết hai chữ Phạm Du. Khi đi lấy chồng, tôi những tưởng bằng vào ơn nghĩa đă nhận, tôi có thể sống trong mái ấm hạnh phúc mà trời đă để vào tay ḿnh. Nhưng, cuộc sống lứa đôi kéo dài, chỉ để cho tôi nhận thấy Hùng và Phạm Du là hai mẫu người hoàn toàn trái ngược. Từ đó, tôi nhận thấy càng ngày càng nhớ đến Phạm Du nhiều hơn, có lẽ v́ giữa chúng tôi có quá nhiều kỷ niệm ngọc ngà và Du là một thần tượng sáng chói, miên viễn của trái tim mười bảy tuổi.

Ngày thành phố Sàigon trong cơn biến loạn, Hùng gởi gắm mẹ con tôi cho một người bạn xuống tàu đi trước, v́ chàng không thể bỏ lại chiếc xe hơi riêng, mà chàng đă nhét vào các cánh cửa, cơ phận của xe, tất cả tài sản một đời dành dụm của gia đ́nh. Chàng chờ một tàu khác, để có thể mang chiếc xe theo. Chàng không nghĩ đến thân phận của mẹ con tôi sẽ thành bèo dạt, trôi theo gịng định mệnh của lịch sử. Rồi chàng mất đi, nghe nói là bị bỏ đói, bị tra tấn cho đến chết, v́ bị chánh quyền mới gán ghép tội làm gián điệp cho  Mỹ. 

Tôi đưa con sang được xứ người, đứa con gái nay yếu, mai đau... khiến tôi đi thêm bước nữa, để rồi chỉ một thời gian ngắn ngủi, tôi t́nh cờ đọc được thư của vợ Phong gởi từ trại tị nạn. Tôi không thể sống trong hạnh phúc, khi một người đàn bà khác, đau khổ chờ chồng bảo trợ. Tôi chọn con đường ra đi, để giải quyết vấn đề. Bây giờ, thời gian đủ dài, tôi luyện con người thêm cứng cỏi, để có thể, đối phó với các t́nh huống của cơn băo đời..Hôm nay, tôi được gặp lại chàng, người t́nh xưa một thời học tṛ hoa mộng. C̣n điều hạnh phúc nào hơn nữa! Tôi hỏi Phạm Du, giọng thật b́nh tỉnh:

-Anh chưa nói cho em nghe, về công việc làm và đời sống của anh mấy năm sau này.

Du đốt thuốc, nh́n ra khoảng trống của bờ sông, chậm răi:

-Anh lập gia đ́nh cách đây hai năm, có một cháu gái. Anh gặp Phương trong một tiệc sinh nhật của người bạn chung sở, anh tiến đến hôn nhân v́ cần có người an ủi. Là một chuyên viên thương mại của một công ty, do đó ngoài giờ làm việc, anh có phương tiện để hoạt động, sống theo lư tưởng của anh. Những điều mà anh làm, chắc em hiểu rơ. Nhưng, Phương không đáp ứng và chấp nhận các công việc anh làm. Nàng là một người Việt nhưng sống cả cuộc đời thơ ấu bên Lào, nàng không hiểu được những ǵ chúng ta đă sống và trải qua ở vùng đất quê hương. Nàng không chia xẻ với anh những cảm nghĩ ray rứt, của một người mất cha, mất cả người thân yêu trong cuộc chiến. Nàng cũng không hiểu tâm trạng của những kẻ bỏ nước ra sau một thời gian quá dài, đă đổ xương máu để ǵn giữ.

     Vợ chồng anh thường hay căi nhau v́ anh đă không dùng th́ giờ rổi rảnh để đưa nàng đi mua sắm, đi dạ vũ, picnic, như cuộc sống thường nhật của những gia đ́nh chung quanh. Càng ngày, anh càng thấy nàng xa rồi anh trong từng cảm nghĩ. Anh thương đứa con bé bỏng nên đôi khi cố gắng, chiều chuộng nàng, Nhưng, mỗi lần phải miễn cưỡng, anh thường tự hỏi: cuộc sống của anh không lẽ miệt mài kiếm tiền đi mua xe đẹp, nhà lớn, cuối tuần đi câu, mua sắm, sáu tháng một lần, đi nghỉ mát, đi chơi xa. Bạn bè anh, có người giây phút này c̣n nằm trong ṿng kẻm gai của trại tù CS. Những người có lần chia cho anh nhúm thuốc lào, củ khoai lang ngọt ngào t́nh chiến hữu. Hơn thế nữa, anh đă hai lần nếm mùi tù cải tạo, cha anh biệt tích từ đó đến giờ. Chắc ông đă chết v́ làm sao chịu đựng với đ̣n thù tàn độc của bọn CS. Anh có đọc bức thư của em gởi cho Huy, hỏi thăm tin tức của anh. Anh luôn nghĩ đến em, thầm mong em có một đời hạnh phúc, v́ khi mặc áo lính, chọn binh chủng tác chiến, anh biết không thể nào bảo bọc cho em một cuộc sống hạnh phúc, cho nên anh chẳng hờn trách ǵ em, khi nghe tin em lập gia đ́nh....

Du ngưng lại một giây, rồi nh́n thẳng vào mắt tôi:

-Tuần rồi, sau khi đọc bài viết của em, anh mất ngủ nhiều đêm, quyết định xuống thăm em....

Giọng hạ thấp dần, Du thiết tha:

-Ty Ty, em có bao giờ nghĩ đến một ngày, chúng ta có thể....

Bàn tay lạnh giá của tôi nằm trong tay Du, tôi run rẩy không trả lời. Điều ước mơ lớn nhất trong đời tôi, là mong gặp lại người xưa và được sống với chàng suốt đời, không phải sao? Thấy tôi bối rối, Du vội vàng rời tay tôi ra:

-Anh xin lỗi Ty Ty, anh vội vàng quá!

Ty Ty! Từ nhiều năm nay, ai cũng gọi tôi là Bảo Khanh, chỉ có Du biết hai chữ Ty Ty. Tiếng gọi của chàng vừa thiết tha, vừa âu yếm, tôi ngă đầu vào vai chàng, giọng ướt sủng nước mắt:

-Phạm Du! Em xin lỗi!

Du cúi xuống, thật nhẹ nhàng chàng nâng mặt tôi lên, đôi môi lướt nhẹ trên má tôi, chàng đặt cằm trên mái tóc dài của tôi, vỗ về:

-Nín đi, đừng khóc nữa, Ty Ty!

Tôi muốn nói với Du rằng, tôi đă khô nước mắt sau nhiều ngày đắng cay, khi biết rằng, hạnh phúc trong đời không dễ dàng t́m được. Đă nhiều lần tôi khóc, khi vô t́nh nghe một bài hát quen thuộc mà chúng tôi thường vô t́nh nghe vọng ra từ vũ trường Bồng Lai, khi hai đứa và bạn bè đang thả bộ dưới lề đường giữa đêm khuya: Tôi đưa em sang sông, chiều xưa mưa rơi âm thầm...Nàng đă thay một lối về, quên cả người trong gió mưa.

Tôi đă sang sông thật, đă phải quên người đưa đón, thay tên đổi họ, làm dâu nhà người. Nhưng, thật sự tôi vẫn giữ trong tim h́nh ảnh sáng ngời của người yêu cũ, hào hùng, khí khái, đă đi vào gió mưa của chiến cuộc!

Nhiều lần, tôi khóc và nín một ḿnh, không ai dỗ dàng v́ Hùng măi bận tâm với những chuyến áp-phe nặng vốn, c̣n bận rộn với canh bạc đầy ắp khói thuốc. Tôi lặng lẽ đi bên cạnh cuộc đời, chỉ thấy ḷng xôn xao mỗi khi nhớ về h́nh ảnh cũ. Bao năm rồi tôi đă đứng thẳng người lên sau một thời gian dài yếu đuối, cớ sao hôm nay bên cạnh Du, tôi khóc dễ dàng như một đứa con nít?

Tôi đứng dậy đ̣i về, Du ngồi vào tay lái. Con đường buổi chiều vắng vẻ, êm ả như trong chuyện thần tiên. Tôi ngắm Du, một tay lái xe, một tay hờ hững. Chàng ngồi thẳng, điếu thuốc lá mùi bạc hà ngậm lệch môi, đôi mắt chàng xa vắng:

-Anh không nghĩ rằng ḿnh có thể gặp lại nhau được, vậy mà như một giấc mơ. Tiếc rằng...

Chàng bỏ dở câu nói, nhưng tôi hiểu ngay điều chàng muốn nói. Tôi chẳng là cô học tṛ thông minh ngày xưa của chàng và của lớp Đệ Nhất C 2 sao! Nhưng tôi không trả lời, tâm hồn đang bảng lảng trên những hàng cây cao trong bóng chiều đang xuống. Tôi đang đi trên con đường của xứ Mỹ bao la và măi măi không bao giờ quen thuộc. Tôi vẫn yêu quá con đường Gia Long đầy lá me bay. Con đường Tú Xương đầy bóng mát, con đường t́nh tứ mê đắm Nguyễn Bỉnh Khiêm...Con đường của quê hương đầy âm hưởng thương yêu của tuổi học tṛ và cả một quảng đời thơ ngây. Du bây giờ là biểu tượng của con đường xưa và là nhân vật chính của cuốn phim kỷ niệm. Nhưng, nghĩ đến Phượng và đứa con hai tuổi của Du, ḷng tôi bỗng chùng xuống. Tôi ngồi thẳng dậy, nh́n chàng. Bắt gặp cái nh́n thảng thốt của tôi, Du vội vàng hỏi:

-Em, sao vậy?

Tôi muốn thổ lộ với chàng cảm nghĩ chân thật của ḿnh, nhưng tôi chần chừ. Chúng tôi đă có một thời gian quá dài xa nhau trong ngậm ngùi, chúng tôi đă có những cuộc hôn nhân dở dang. Bây giờ, gặp lại trong cảnh đời lưu lạc mà mỗi người đều cần thấy phải có nhau mới quân b́nh được đời sống trong một nơi không có họ hàng, bằng hữu. Vậy, tại sao tôi phải làm bận ḷng chàng bởi những ư nghĩ đó?

 

Xe vào thành phố, nhắc cho tôi ḍng đời sống như mắc cửi của xứ Mỹ văn minh, nhắc nhở tôi giờ này Thục Trinh đă về nhà, đang đợi buổi cơm chiều, nhắc tôi biết bao việc phải làm, cần thíêt trong đời sống.

Trinh đón tôi ngoài cửa. Nó tṛn đôi mắt long lanh như mặt hồ nh́n Phạm Du và tôi vào nhà. Tôi cười, không nói trong khi con bé chắp hai tay chào Du trong một phong cách rất Việt Nam. Du quay sang tôi, gật gù:

-Em dạy con khéo thật!

Thục Trinh quay sang tôi, hỏi nhỏ:

-Mẹ ơi, có dọn cơm liền không?

Tôi thường có thói quen dùng cơm trước khi mặt trời xuống, v́ từ nơi bàn ăn tôi có thể phóng tầm mắt nh́n vào khoảng lá xanh ngoài hiên, có những cḥm cây lay động, để suy nghĩ vu vơ về đời sống và những việc đă qua trong ngày. Chương tŕnh của tôi chiều nay đảo lộn v́ có sự hiện diện của Phạm Du. Du thấy hai mẹ con thầm th́, chàng mỉm cười âu yếm. Tia mắt chàng lướt nhẹ trên gương mặt của Thục Trinh rồi chàng hỏi nhỏ:

-Hai mẹ con nhỏ to ǵ đó? Thục Trinh! Có quà cho...con đây!

Thục Trinh nh́n tôi rồi nh́n Du. Nó có vẻ ngạc nhiên khi thấy sự thân mật của chúng tôi. Chuyện t́nh cảm của tôi h́nh như vẫn luôn giấu kín u uẩn. Tôi nói với con:

-Bác có quà cho con. Con có thích không?

Trinh cười e thẹn, nh́n xuống đất, lí nhí câu cám ơn. Du nâng bàn tay nó lên, nhẹ nhàng đeo chiếc đồng hồ nhỏ xíu, loại đắt tiền của Thụy Sĩ. Cử chỉ của chàng ân cần, nâng niu như ngày xưa, chàng nâng cánh tay tôi trong đêm dạ vũ đầu tiên trong đời. Tôi thấy ḷng ấm lại, tôi đă từng ao ước được đi trong cánh tay dắt d́u đó suốt đời mà không toại nguyện. Có phải v́ dở dang mà mối t́nh của tôi tuyệt đẹp?

Buổi cơm chiều được dọn ra sau vườn, dưới tàng lá xanh ngắt sau nhà. Những cây hoa dại như cùng cười với tôi, nỗi vui nhẹ nhàng thầm kín. Tôi cảm thấy an ổn trong tâm hồn như tâm trạng của một thí sinh vừa giải xong bài toán.

Không mấy chốc, nhờ tài khéo léo của Du mà Thục Trinh cùng chàng thân mật, nói cười ḍn dả như đă quen nhau lâu rồi. Bóng đêm nḥe nhoẹt bao trùm, căn nhà của mẹ con tôi như ấm hẳn lên khi có tiếng Du vang vọng và tiếng cười thủy tinh của Thục Trinh. Tôi ngồi trong không khí vui vẻ của hai người, như đang bơi trong niềm hạnh phúc vô biên. Tiếng Trinh “Bác” “Bác, tiếng Du gọi “con”. Từ chữ “Bác” đến chữ “Ba” chỉ có chút âm vang cuối. Con gái tôi không gọi được tiếng Ba ơi từ nhiều năm rồi và tôi biết chắc một điều, bất cứ ai, nào dù con thơ ấu, hay đă vào tuổi trung niên, cũng đều mơ ước gọi hai tiếng Ba, Mẹ ngọt ngào măi cho đến cuối đời.

Đồng hồ thong thả gơ nhẹ ngân nga mười âm thanh thánh thót. Du nh́n đồng hồ, rồi hỏi Thục Trinh:

-Nhà có đàn Tây Ban Cầm không?

Trinh dạ rất ngoan rồi vào trong mang đàn ra. Du đón lấy, gẩy nhẹ. Chàng ngồi nghiêng trên ghế sofa, đôi mắt mơ màng vào khoảng không gian nào đó, rồi nói:

-Anh hát tặng em một bài, em thích không?

Tôi gật đầu, thấy ḿnh bơi trong âm thanh cuối của tiếng “em” chàng khẻ nói. Tôi ngồi nghe Du đàn, lắng ch́m trong âm thanh của mọi cung bậc và giọng hát của chàng vang lên êm đềm xót xa. Nhạc phẩm này tôi đă thoáng nghe qua đâu đó, là một bài thơ đă được phổ nhạc: “Bao năm rồi không gặp. Từ khi em lấy chồng. Bao kỷ niệm êm ái. Giờ trôi theo áng mây. Bao năm t́nh lận đận. Em tay bế tay bồng. Anh một ḿnh trông ngóng...Bao năm rồi không gặp. Em góa phụ bên sông...”

Bài hát dừng lại ở những âm thanh cuối, buồn tẻ như giọng hát và đôi mắt của chàng. Tôi như muốn chết lặng trong tia nh́n ai oán, xót xa đó. Tôi c̣n ǵ để cho chàng nữa đâu ngoài cuộc đời buồn phiền của một người góa phụ? Tôi sẽ làm ǵ để đáp tạ lại người t́nh xưa, người đă từng dắt d́u tôi qua những đoạn đường đời học sinh vô tư đầy tiếng chim kêu buổi sáng. Ngày đó, từng nụ cười nở rất ḍn của nhịp sống vô tư, từ bài hát Bạch Đằng Giang hùng dũng, hoặc những lúc chung vai bạn bè hợp ca bài “Hội Nghị Diên Hồng”.  “Toàn dân nghe chăng, sơn hà nguy biến...”...Chàng ngồi dưới sân khấu nhịp tay, đập chân nghe bọn tôi ca hát…Hôm nay, sau bao năm trôi nổi trong cơn băo đời nghiệt ngă, chàng lại bước vào đời tôi như một giấc mơ, mà tôi chưa bao giờ nghĩ đó là sự thật!

Thục Trinh vỗ hai bàn tay xinh đẹp, reo vui phá vỡ những bóng dáng kỷ niệm đang chập chờn hiện về trong kư ức:

-Trời ơi! Bác Du hát hay quá, mẹ nhỉ? Hôm nao tụi con tổ chức văn nghệ, bác về hát giúp cho tụi con nhé!

Du mĩm cười, đàn tiếp một bản t́nh ca. H́nh như chàng đang chờ đợi tôi nói một lời nào đó, nhưng tôi im lặng. Có giọt lệ đang vương trên đôi mi...Này, Du ơi, xin đừng gợi thêm kỷ niệm nữa. Hăy xếp lại, để trong ngăn trái tim của chúng ḿnh. Xin để cho em ngủ yên, quên đi những điều không phải mà em đă đem đến cho anh.

-Mẹ ơi! Sao mẹ khóc?

Tôi vội vàng lấy khăn giấy lau nhẹ mắt, trốn tránh tia nh́n chăm sóc của con:

-Đâu có! Bụi vương vào mắt mẹ đấy chứ!

Khi Du bắt đầu dạo bản slow của bài hát thứ ba, tôi nh́n ra mặt đường khuya. Bóng điện vàng vọt chiếu sáng cả con lộ vắng. Những đêm trên quê hương Saigon, luôn có người qua, kẻ lại, có tiếng guốc gơ nhịp, có tiếng rao hàng lănh lót, có cả khung trời kỷ niệm. Giờ đây, trên quê người, con đường về khuya mang cái lạnh hắt hiu của sương đêm,  thỉnh thoảng một chiếc chạy thoáng qua rồi mất hút. Thỉnh thoảng vọng trong đêm là tiếng c̣i xe cứu thương. Mọi người đóng kín trong khu nhà, sống chỉ biết có nhau, không quan tâm đến người hàng xóm. Chưa bao giờ, tôi nh́n thấy sự cô đơn của ḿnh hiện rơ trong giây phút đó. Du chợt ngưng đàn, hỏi:

-Ty Ty! Em t́m ǵ ngoài đường?

Tôi quay người lại, luống cuống:

-Em nhớ những con đường khuya, nơi chúng ḿnh ở ngày xưa.

Du bỏ đàn, đứng sát bên tôi. Hơi thở của chàng ấm nồng chân tóc, có mùi khói thuốc vương vương. Tôi quay lại, thấy Thục Trinh đă về pḥng riêng. Tôi nh́n chàng thật nhanh rồi cúi mặt xuống, giọng nhỏ:

-Bao giờ anh về lại trên đó?

-Mờ sáng ngày mai.

Tôi thầm th́, chỉ đủ cho ḿnh nghe. Ừ, chàng phải trở về nơi tổ ấm, có người đàn bà mang tên Phượng và đứa con bé nhỏ của chàng. Tôi vẫn là kẻ đứng ngoài cuộc đời của chàng, bởi v́ tôi là người đàn bà yếu đuối, tầm thừơng, không đủ nghị lực chống chọi với mọi khó khăn của đời sống, để chờ đợi người t́nh dấu yêu.. Du xoay mặt tôi lại:

-Em có vẽ buồn bă và ưu tư lắm. Em đang nghĩ ǵ, anh có thể chia xẻ với em chăng?

Tôi muốn nói với Du, tôi cần chàng như cần hơi thở. Tôi yêu chàng biết mấy. Tôi ước ao căn nhà của tôi có tiếng cười và giọng nói ấm áp của chàng. Tôi cần một bàn tay dắt d́u trong cuộc đời đầy nỗi đơn côi và buồn thảm của một người đàn bà, nhưng tôi nghẹn lời.        

-Tuần lễ tới đây, anh sẽ đặt lại vấn đề với Phượng, anh mong em cho anh thời gian để thu xếp mọi chuyện. Chúng ḿnh đă qua nửa đời người rồi, em c̣n phân vân ǵ nữa?

-C̣n đứa nhỏ?

Du im lặng một giây rồi thở dài:

-Biết sao bây giờ!

Tôi nghĩ đến cuộc đời của chúng tôi đă trải qua mà thêm ngậm ngùi. Tôi nhớ đến những nửa khuya, tôi lái xe một ḿnh về nhà sau buổi họp, lạnh lẽo và cô đơn. Có lần, một người bạn trai thường đeo đuổi tôi ŕ rầm:

-Tôi không biết bà mê ǵ cái nghề này mà lao đao v́ nó! Vào nghề của tôi, cũng thong dong tự do, không ai ràng buộc, có khác ǵ nghề của bà?

Hơn một lần, Th́n đă hỏi tôi điều đó. Tôi nh́n chiếc xe đời mới, bóng lộn, bộ âu phục đắt tiền của Th́n rồi suy nghĩ. Vợ của Th́n mất sau một tai nạn xe cộ, đứa con trai duy nhất vào đại học, Th́n kiên nhẫn theo đuổi tôi, âm thầm và lịch sự. Có lần, tôi ngă sốt mê man, khi tỉnh dậy, thấy Thục Trinh khóc sướt mướt bên giường. Tôi xót xa nghĩ đến cái chết là sự ngăn cách, chia ĺa. Mỗi người chỉ có một đời để sống, tại sao tôi cứ ôm ấp nỗi buồn? Lần đó, tôi đă nghĩ đến Th́n, nhưng khi khỏi bệnh, tôi lại phân vân. Đă hai lần tôi bước vào ngưỡng cửa hôn nhân không có t́nh yêu v́ yếu đuối, bây giờ, tuổi đời đă lớn, suy nghĩ chín chắn hơn xưa, tại sao lại lao thân vào một cuộc hôn nhân khác, cũng không v́ t́nh yêu, mà v́ không chống lại được sự cô đơn?

Tôi hỏi Du:

-Anh đi chuyến bay mấy giờ?

-Hai giờ sáng.

-Bao giờ anh trở lại?

-Tuần sau.

Tôi biết rằng, cho dù không nói ra, nhưng Du vẫn biết trong ḷng tôi, chàng luôn có một chỗ đứng miên viễn. Đột nhiên, Du nắm tay tôi:

-Ty Ty. Em phải xác nhận một điều, là em cho phép anh...tiến hành vấn đề của chúng ḿnh.

Tôi nín lặng. Tôi nghĩ đến người đàn bà đó đang chờ đợi chàng về, trong ch́êc giường ấm áp, có đôi bàn tay trẻ con níu lấy khuôn mặt chàng. Dù muốn dù không, tôi chính là nguyên nhân của sự tan vỡ này. Giá như không gặp lại tôi, chưa chắc ǵ Du đă có ư định chia tay với Phượng:

-Du ạ. Anh đă suy nghĩ kỷ?

Du gật đầu giọng quả quyết.

-Nếu em bằng ḷng, anh xúc tiến sự việc, dù phải chịu nhiều thiệt tḥi về tài chánh. Ngày qua đây chỉ có hai bàn tay trắng, bây giờ có trắng tay là chuyện không đáng lo, miễn là ta có nhau trong suốt cuộc đời c̣n lại. Dù sao, chúng ta có cùng chung lư tưởng, một quá khứ ...

Hơn ai hết tôi là người hiểu Du và Du cũng là người hiểu tôi rất nhiều. Chúng tôi có cùng chung một lư tưởng, chúng tôi sẽ trở thành là đôi bạn t́nh và cũng là bạn tri kỷ, đời này làm sao có cuộc hôn nhân toàn bích như vậy? Tại sao tôi không gật đầu?

Tôi cúi gầm mặt xuống, nh́n bàn tay thon nhỏ của ḿnh đang nằm gọn trong bàn tay chàng, tôi rút nhanh tay ra:

-Em sợ quá. Thật t́nh em chẳng bao giờ nghĩ đến giây phút này, trường hợp khó xử như hôm nay. Dù sao, anh đă có một gia đ́nh, c̣n em, đă lở dở một đời, em không biết phải trả lời sao với anh. Dĩ nhiên, có anh bên cạnh suốt cuộc đời là điều mà em ước mong...

Du cười thật tươi:

-Em, anh chỉ mong được nghe câu nói đó, điều này chứng tỏ anh không lầm, em luôn dành một chỗ đứng cho anh, em chờ anh nhé?

Một lần nữa, tôi để yên bàn tay ḿnh nằm trong tay cố nhân. Tôi nh́n đồng hồ để thảng thốt nhận ra rằng, đă đến giờ phải đưa chàng ra phi trường:

-Đến giờ rồi, Trinh sẽ đưa anh đi.

-Sao em không đưa anh?

Tôi lắc đầu:

-Em sợ nhất trong cuộc đời là đưa tiễn, nhất là với anh..Thôi, anh cho phép Thục Trinh đưa anh đi nhé.

Du không được vui:

-Mỗi phút được gần em, là giúp cho anh sống lại dĩ vảng của bao nhiêu năm cũ, em nở ḷng nào để anh ra phi trường...một ḿnh!

Tôi lấy lại bản tính cương quyết của ḿnh:

-Thôi, để Trinh đưa anh đi, tiện hơn.

Tôi vào pḥng gọi Thục Trinh sửa soạn đưa chàng đi, ḷng tôi xốn xang, bồi hồi. Tôi biết rằng, chàng sẽ trở lại, nhưng h́nh như trong ḷng tôi có điều bất ổn. Tôi làm đúng hay sai?

 Khi cửa xe đóng lại, tiếng động cơ xa dần, tôi ngồi thầm lặng trong ḷng ghế với mùi khói thuốc vương vấn và đôi mắt trách móc của Du. Một tiếng đồng hồ sau, Thục Trinh trở về, giọng nói nhẹ nhàng:

-Mẹ giận bác Du hả? Sao mẹ không đưa Bác ra phi trường?

Tôi hỏi nó, giọng hờ hửng:

-Bác nói với con như vậy hả?

Nó gật đầu:

-Bác nói Mẹ dạo này thay đổi nhiều quá, không như ngày xưa...

Tôi ph́ cười, bảo con đi ngủ, rồi vào pḥng của ḿnh. Mở ngọn đèn ngủ, tôi đặt một băng nhạc mới vào máy hát rồi vào pḥng tắm.   

Tôi có thói quen tắm thật khuya, sau những giây phút suy tư với những tập bản thảo, dài, ngắn và đọc thư tâm sự của đọc giả. Những giọt nước ấm bao phủ thân thể, tôi thấy đầu óc thật trong sáng khi nghĩ đến Du giờ này đang ngồi trên chuyến bay, rồi tôi tưởng tượng đến tổ ấm của chàng. Trí óc tôi trôi nổi, bềnh bồng đến bóng dáng của Phượng. Người đàn bà đó đă có trong tay một người chồng tốt, nhưng v́ không cùng lư tưởng nên đă không tương hợp. Hạnh phúc chàng không có, v́ định mệnh khắc nghiệt đă đưa tôi gặp lại chàng.

Tôi rời bồn tắm, mở ngọn đèn nhỏ, để nh́n thấy bóng ḿnh lẻ loi trên vách tường. Chiếc bóng thật gần với tôi bao nhiêu năm nay...Ngôi pḥng ngủ gọn gàng với sự sắp xếp của Thục Trinh, giúp tôi có giấc ngủ thoải mái nhiều năm qua, bỗng dưng hôm nay sao trống trải quá. Tôi nh́n chiếc gối của ḿnh cô đơn trên mặt nệm, tôi nh́n chiếc mền xanh xếp ngay ngắn, tôi nh́n khung ảnh của ḿnh nằm trên đầu giường. Tôi nh́n tới, nh́n lui, rồi tưởng tượng đến tương lai không xa, giường này sẽ có hai chiếc gối, khung h́nh sẽ được thay đổi, có nụ cười ấm áp của Phạm Du. Tôi sẽ thay mền màu hồng, sẽ thay màn cửa...Tất cả sẽ rực rở xinh tươi như cô dâu trong đêm hợp cẩn. Tôi thiếp đi trong gịng nhạc dịu dàng của một bản t́nh ca: “Ḷng ngỡ đă quên đi, sao t́nh vẫn hiện về. T́nh ngỡ sóng xa đưa, sao t́nh vẫn quanh đây. Ôi, trái tim muộn phiền, như từng cơn nước đọng. Người ngỡ đă xa ta, nhưng người đă lại về. T́nh ngỡ sóng xa đưa, nhưng t́nh vẫn đam mê..”.

Trong giấc ngủ tôi mơ thấy nhiều điều, có khi tôi thấy ḿnh quỳ trước tượng Đức Mẹ gửi những lời cầu xin trong nước mắt. Có khi tôi thấy ḿnh mặc áo cưới, cười ḍn trong ṿng tay Du khai hay đứa quay cuồng trong nhịp điệu Paso và tiếng nổ từng chai rượu champagne. Nhưng giữa những khuôn mặt bằng hữu, tôi bỗng thấy đôi mắt đen ngơ ngác của bé gái lên hai, đưa tay lên vẫy gọi Du. Tôi thấy Du ngưng lại, rồi vừa đi, vừa ngoảnh mặt. Trời ơi, tại sao tôi không có giấc ngủ an b́nh như ngày chưa tái ngộ cố nhân?

Sáng hôm sau, chưa rời khỏi giường, tôi đă nhận điện thọai của Du, giọng chàng ấm nồng lời han hỏi. Tôi trả lời, mắt để trên đôi chim sẻ đang véo von trên cành cây qua khung cửa sổ. Những chùm lá xanh lay động bắt đầu một ngày đẹp trời, không có những tia nắng chói chang. Mây xanh từng cụm trôi lang thang, báo hiệu mùa Hè sắp tàn để nhường cho mùa Thu đang đến. Những chiếc lá xanh rồi sẽ thẩm màu hơn, sân nhà lần lượt không c̣n bầy chim sẽ ríu rít gọi đàn buổi sáng. Rồi sẽ có một đàn chim đen xấu xí đi từng bầy như trẩy hội trên cành Pecan, báo hiệu cho một mùa Đông lạnh lẽo, với những cành cây khô trụi lá như đời một con người.

-Em có khỏe không, Ty Ty?

-Em sẽ làm ǵ trong ngày hôm nay?

Và câu cuối cùng, Du nói thật khẻ:

-Anh nhớ em, Ty Ty.

 Những câu hỏi thật lẩm cẩm của những kẻ yêu nhau, như tuổi học tṛ vụng về trong những lúc hẹn ḥ, rồi câu trả lời cũng vu vơ không chủ đề. Bây giờ, Du đang cho tôi sống lại cảm giác mơ hồ của bao nhiêu năm cũ, trôi lảng đảng trong trí óc nửa đời người.

     

Tôi gác máy trở về với đời sống hằng ngày, bận rộn với tiếng chuông điện thoại reo vang. Giọng củaTiểu Hanh vang lên cắt ngang gịng tư tưởng:

-Bảo Khanh hả? Có rảnh không? Đi ăn trưa với ḿnh nha..

Một người bạn gái rất thân, vắng bặt cả tháng nay, bỗng dưng rộn rả trên đầu dây, tôi cười reo to:

-Trời ơi! Đi đâu mà bặt tăm? Có ǵ lạ không, trưa nay mời đi ăn?

Cô ta cho một giờ hẹn, một địa điểm rồi cúp máy, v́ có khách vừa gọi ở đường dây khác. Tôi rời khỏi bàn giấy, đến gặp Tiểu Hành một giờ sau đó.

Tiểu Hạnh sang trọng trong bộ âu phục hợp thời trang, đă ngồi trong bàn ăn. Tôi cười nhẹ, giải thích lư do đến trễ năm phút của ḿnh, Tiểu Hạnh cắt ngang:

-Tại ḿnh đến sớm, chứ bồ đâu có trễ!

Tiểu Hạnh bằng cỡ tuổi tôi, sống độc thân, hành nghề Địa Ốc. Nàng kiếm tiền dễ dàng như khi vào đề một câu chuyện với lối diễn tả thật duyên dáng. Tiểu Hạnh xem như là một phụ nữ thành công trong thương trường, cũng là bạn cũ của tôi một thời ở bậc Trung Học.

Sau khi gọi thức ăn, Tiểu Hạnh tuyên bố một câu thật gọn:

-Ḿnh sắp lấy chồng!

Tôi mở to đôi mắt, ngưng đũa lại, rồi cười:

-Nè, đừng giỡn nữa. Bao anh chàng đứng tim v́ câu nói của bạn đó!

Rồi tôi làm điệu bộ ngó quanh để trêu cô nàng:

-May quá, ở đây không có anh chàng nào là...candidate của Tiểu Hạnh hết!

Quán đông nghẹt khách, phần đông là ngoại quốc, mà tôi biết Tiểu Hạnh chỉ thích lấy chồng...Việt Nam mà thôi.

Tôi cũng ngưng tiếng cười:

-Biến cố nào, khiến cho người đẹp chán đời độc thân vậy?

Tiểu Hạnh lau miệng, rồi bắt đầu:

-Gần tháng nay, tôi không gặp bồ. Bồ có biết tôi vừa ra khỏi bệnh viện không?

Tôi nh́n lên, sửng sốt:

-Thật sao? Thấy bồ có ǵ lạ đâu?

Cô nàng vén mái tóc dài, chỉ cho tôi một vài vết bầm trên g̣ má, trên thái dương, mà nhờ khéo trang điểm nên dưới ánh đèn của quán tôi không nh́n thấy, rồi kể chuyện:

-Cách đây gần một tháng, tôi có việc phải đến nhà một người khách ở trong chung cư. Tôi khóa xe kỹ lưỡng trước khi lên pḥng bà khách. Khi tôi ra về, th́ cũng gần nửa đêm v́ cuộc thảo luận có hơi lâu. Khi xe ra đến xa lộ 59, tôi bỗng có cảm giác rờn rợn. Vừa lúc ấy, một mũi súng lạnh ngắt chỉa vào cổ và bàn tay một người Mỹ đă nắm chặt lấy tóc. Th́ ra, hắn đă dùng ch́a khóa giả, mở cửa xe, nằm ở băng sau từ bao giờ. Gă ra lệnh: “Không nghe lời tôi, tôi bắn bà chết. Hăy lái xe theo lệnh tôi”. Tôi điếng người, lái xe theo lệnh của hắn như một cái máy. Nỗi lo sợ chùng kín, làm tôi không kiểm soát nổi tay lái nữa. Xa lộ lúc ấy cũng c̣n nhiều xe qua lại v́ là đêm cuối tuần. Tôi cho tốc độ chạy vừa phải rồi suy nghĩ thật nhiều. Làm theo lệnh hắn rồi ḿnh cũng chết. Tôi nghĩ đến thảm họa thật đen tối của một cuộc bề hội đồng hay hiếp dâm mà rùng ḿnh. Thôi, trước sau ǵ ḿnh cũng chết, ḿnh phải tính.

Tiểu Hạnh ngừng lại ở đó, uống một ngụm nước. Tôi bỏ đũa, thấy ḿnh bị lôi cuốn theo câu chuyện vừa đứng tim vừa hồi hợp của Tiểu Hạnh:

-Xa lộ chạy về phía Humble càng lúc càng vắng vẻ. Tôi thấy ḿnh thật b́nh tĩnh trước giờ phút quyết định sự sống và cái chết của cuộc đời ḿnh. Trong tích tắc tôi quyết định thật nhanh, tôi nói với hắn: “Ông muốn ǵ, tôi cũng chấp nhận, nhưng ông để cho tôi b́nh tĩnh lái xe”. Hắn buông tóc ra, mũi súng vẫn lăm lăm vào cổ tôi. Lợi dụng lúc đang nói chuyện, tôi xoay nhẹ nút khóa cửa sát tay lái, cửa sẽ dễ dàng bung ra nếu có sự va chạm mạnh. Đầu óc tôi căng thẳng, mắt tôi hoa lên khi ước tính tốc độ của xe ḿnh và chiếc xe trước mặt. Giây phút đó tôi thấy ḿnh thật b́nh tĩnh, để tính toán mọi chuyện. Trước sau ǵ cũng chết, nhưng chết dưới tay tên này th́ không thể được.

Tiểu Hạnh ngừng lại ở đó. Nàng có thói quen và lối diển tả câu chuyện rất hấp dẫn. Nóng ruột nghe kết cuộc của sự việc, tôi lên tiếng giục:

-Bà ơi, bà nói giùm lẹ lẹ đi. Bà cứ chậm răi hoài, làm tôi sốt cả ruột! Rồi sao nữa?

Tiểu Hạnh từ tốn:

-Tôi cho xe đi vào sát “lane” bên tay trái, tăng tốc độ, tông mạnh vào xe đi trước cùng lúc tung cửa nhảy ra. Tên Mỹ đang chồm về phía trước, bị húc đầu vào kiếng xe, nhưng hắn vội vă tháo chạy. Khi tung ḿnh ra khỏi xe với bản năng sinh tồn, tôi không cảm thấy đau đớn ǵ cả. Tôi chồm dậy, băng vào hàng rào cản, la cầu cứu inh ỏi.

Tiểu Hạnh ngưng ở đó, tôi thở một hơi nhẹ nhơm, nh́n bạn thán phục. Nhưng chỉ trong một giây, tôi đặt câu hỏi theo thói quen “nghề nghiệp”.

-Nhưng, lư do nào bạn đ̣i đi lấy chồng?

Tiểu Hạnh cười cười:

-Sau vụ đó, tôi vào bệnh viện nằm cả tuần lễ mới hoàn hồn. Trong suốt thời gian này, tôi nghĩ đến sự cô đơn của một người đàn bà như tụi ḿnh, tại sao ta không chọn một cái bóng mát để đỡ đần nương tựa và che chở. Và tôi nghĩ đến một người bạn trai cùng nghề, vẫn đeo đuổi tôi trong suốt thời gian qua...

Tôi ngắt ngang:

-Bồ muốn nói đến...Danh?

-Đoán trúng y như thầy bói!

Tôi thân với Hạnh nhiều hơn, sau khi nàng ly dị với chồng. Tiểu Hạnh là mẫu đàn bà cương quyết và cố chấp. Khi biết chồng ngoại t́nh, nàng không tha thứ mà đưa Hùng ra toà, lập thủ tục chia tay. Từ đó, nàng t́m vui trong công việc làm. Thẳng thắn, khẳng khái, lịch thiệp, uy tín, Tiểu Hạnh là cái đinh của nhiều đàn ông độc thân trong thành phố này, nhưng nàng chẳng để ư một ai. Tiểu Hạnh thường tâm sự: “Tụi ḿnh phải khác hơn người mới được, để Hùng hiểu rằng, không có anh ta, tôi vẫn là tôi. Qua sự phản bội của Hùng, tôi đâm ra chán cả những người đàn ông chung quanh”...Hôm nay, qua lời nói của Tiểu Hạnh, tôi hiểu rằng, bạn tôi sắp sửa có một đời sống khác, có đôi có cặp d́u nhau trong những tháng ngày c̣n lại. C̣n tôi, tôi vẫn lẻ loi với đèn khuya, mực đen, giấy trắng.

Câu chuyện của Tiểu Hạnh làm tôi nghĩ đến sự cô đơn của ḿnh. Tôi rời tiệm ăn th́ trời đă xế trưa. Cái nắng của thành phố như muốn đốt cháy cây cỏ. Tôi sợ những ngày nóng thiêu người của mùa Hè và những ngày tàn Đông lạnh giá của mỗi năm đi qua trên thành phố này. Nhiều lần, tôi muốn thu xếp về vùng Bắc Cali, nơi có khí hậu tuyệt vời, nhưng công việc làm ăn của tôi trên đà trôi chảy. Hôm nay, gặp lại Phạm Du, cuộc đời của tôi sắp rẽ qua ngơ khác. Tôi đang ở trong trạng thái vừa vui mừng vừa băn khoăn.

Tôi ngồi vào tay lái, nghĩ tới những việc phải làm, những địa điểm phải ghé qua. Đột nhiên, tôi cảm thấy có một sự nhói đau ở bụng dưới. Cảm giác này thỉnh thoảng xuất hiện trong hai tháng gần đây, kèm theo những cơn sốt nhỏ. Nhưng cái đau nhói này chỉ xuất hiện trong vài phút rồi biến mất. Mỗi lần cơn sốt tới, tôi uống một viên thuốc cảm, rồi quên đi. Đến hôm nay, cảm giác đau nhói ấy lại tới, nhưng nó kéo dài hơn. Tôi nhăn mặt, quyết định ghé một pḥng mạch của một nữ y sĩ quen thuộc để khám tổng quát. Tôi gọi điện thoại và đến ngay.

Người nữ bác sĩ trẻ, nhưng rất tận tâm, làm đủ loại thử nghịêm, hứa sẽ cho kết quả sớm. Tôi về nhà khi bóng nắng đă nghiêng, báo hiệu một ngày sắp hết. Thục Trinh có thói quen chờ tôi ngay ngưởng cửa. Tôi nắm tay, dắt con vào nhà, ḷng bỗng dưng có một cảm giác xao xuyến. Tôi nghĩ đến một ngày không xa, ngôi nhà này sẽ chỉ c̣n một ḿnh tôi ra vào quạnh quẽ. Thục Trinh sẽ ra riêng v́ có một mái ấm gia đ́nh. Nghĩ đến đây, ḷng tôi bồi hồi, rồi tôi nghĩ đến Phạm Du, nỗi buồn bỗng dưng kéo tới. Tôi đă t́m được chiếc bóng hạnh phúc của ḿnh ở cuối con đường đời, mà vẫn ngập ngừng chưa đưa tay đón nhận bởi nhiều nguyên do.

Buổi tối, Du gọi điện thoại lần nữa. Cũng vẫn là những câu chuyện không đầu, không đuôi, Du hứa sẽ về thăm tôi vào dịp lễ sắp tới. Tôi vừa nói chuyện, vừa nh́n vào gương soi. Đôi mắt tôi trũng sâu bởi đêm qua ngủ không yên giấc, những nét quầng thâm khiến gương mặt có vẻ tiều tụy, hốc hác. Tôi lại cảm thấy váng vất, khó chịu. Tôi trả lời Du, giọng ngắn, âm thanh nhỏ, Du thắc mắc, nhưng tôi không nói rơ nguyên nhân. Tôi vừa buồn, vừa vui. Vui v́ thấy Du luôn nghĩ đến tôi, buồn v́ mơ hồ có một cảm giác không an ổn. H́nh như sẽ có chuyện ǵ đó không mấy tốt đẹp, sắp xảy ra trong cuộc đời tôi lần nữa...

Tôi cúp máy, lên giường nghỉ sớm. Đúng nửa đêm, Du gọi lại, chàng dịu dàng:

-Ty Ty! Em ngủ chưa?

Tôi gắt yêu:

-Anh gọi chi mà gọi hoài, tốn tiền điện thoại viễn liên...Vô ích quá!

Du dí dỏm:

-Thế nào là vô ích? Tại sao em nghĩ như vậy? Anh đang nghĩ tới em, giờ này chắc đang cặm cụi bên đèn một ḿnh mà...thương quá! Anh mong sao chóng thu xếp mọi việc để bay về gặp em.

H́nh như khi quá nửa đời người rồi, t́nh yêu càng thêm mặn nồng, thâm thúy hơn thửơ mới lớn. Tuổi mười tám, t́nh chỉ e ấp ngập ngừng. Khi quá nửa đời người, ta cảm thấy sự sống của ḿnh như đang thu ngắn lại, mỗi giây phút đi qua rất mau, do vậy t́nh càng thêm đậm đà.

Tôi trả lời trong nụ cười:

-Chẳng có ǵ quan trọng cả. Trả tiền điện thoại viễn liên, em thấy uổng phí quá. Anh dành tiền đó, khi về chở mẹ con em đi ăn nhà hàng...

-Nhưng anh sẽ vô cùng khó ngủ, nếu không nói chuyện với em trước khi lên giường.

Tôi thắc mắc không hiểu vợ chàng đi đâu mà chàng xử dụng điện thoại một cách tự nhiên như vậy, tôi hỏi:

-Phượng đâu?

Du trả lời, giọng chắc nịch:

-Chẳng ai ngăn cấm được anh gọi cho em hết Ty Ty ạ!

Cứ như thế, cuộc điện đàm của chúng tôi kéo dài khỏang một tiếng đồng hồ Du mới chịu cúp máy. Tôi thiếp đi trong giấc ngủ với tiếng nhạc dịu dàng như gịng sông đang chảy trôi. Đêm hôm ấy, tôi có giấc mơ tuyệt vời.

                 * * *

Năm ngày trôi qua rất nhanh. Một buổi sáng, tôi nhận được điện thoại của người bác sĩ gia đ́nh, giọng bà dịu dàng:

-Chị đến đây bây giờ được chứ?     

Tôi cảm thấy nỗi âu lo đè nặng trên ngực, cảm giác mệt mỏi đến độ không muốn rời nhà để lái xe đi đến văn pḥng của bà. Tôi nh́n bóng nắng nhảy múa ngoài sân, nh́n đồng hồ rồi hỏi:

-Bà không thể cho tôi biết kết quả qua điện thoại hay sao?

Bà nhẹ nhàng:

-Tôi muốn gặp chị!

Tôi lái xe trong tâm trạng nóng bỏng, lo cho ḿnh th́ ít mà lo cho Thục Trinh th́ nhiều. Giờ này nó đang đi học, nó nào có biết được nỗi băn khoăn của tôi trải rộng, trên con đường từ nhà đến văn pḥng của bà bác sĩ.

Khi gặp tôi, bà nh́n tôi thương hại, rồi nắm chặt tay tôi:

-Tôi biết chị rất âu lo khi đến đây, nên tôi cảm thấy cần phải gặp chị để trấn an. Chị nhớ rằng, ngày nay Y Khoa ngày nay có những tiến bộ vượt bực. Hầu hết các bệnh tật nếu được chữa trị sớm đều có kết quả tốt..

Bà càng rào trước đón sau khiến tôi thêm sốt ruột, nhưng tôi b́nh tĩnh chờ câu tiếp theo của bà và rồi tôi lặng đi với nỗi đau khôn cùng. Tôi đang bị nghi ngờ đến năm mươi phần trăm của chứng bệnh ung thư, một trong những căn bệnh mà người ta chưa rơ nguyên đo và phương pháp chữa trị tuyệt gốc. Tôi kêu trời trong trái tim và nước mắt chảy thành ḍng xuống má. Những cơn sốt nho nhỏ, nhưng cơn nhói đau là do nguyên nhân này. Ôi, những con vi trùng nào đó, đang đục khoét cơ thể yếu đuối của tôi!

Tôi lái xe về nhà, nước mắt khô lại trên đôi mi buồn. Tôi nh́n con đường đang đi, nghĩ đến một ngày ḿnh sẽ không c̣n dịp lái xe qua nữa. Rồi tôi phải chôn ḿnh trong bốn bức tường của bệnh viện, để chịu đựng sự đớn đau của căn bệnh dày ṿ, rồi sẽ chết dần, chết ṃn v́ sự tàn phá của loại vi trùng gớm ghiếc, đang từng con, từng con gặm nhắm cơ thể của tôi.

Tôi níu chặt tay lái, nước mắt lại từng giọt, từng giọt. Tôi nh́n xa lộ mênh mông thẳng tắp. Tôi nghĩ đến cái chết, cái chết thật cô đơn ở xứ người. Rồi tôi miên man nghĩ đến những ước vọng đang ấp ủ, sẽ nửa chừng đứt đoạn trong đó có mối t́nh của tôi và Phạm Du.

Tôi đi qua một nghĩa trang nhỏ, nằm sát bên con lộ đầy xe đi lại, rồi nghĩ đến số phận bèo bọt của ḿnh. Bao nhiêu yêu thương, hờn giận, tất cả chỉ c̣n một tấm mộ bia. Nước mắt tôi tuông xuống, tôi thầm th́  “Du ơi! Muôn đời chúng ta măi măi vẫn ngoài tầm tay nhau!”

Tôi soi kiếng, lau thật khô nước mắt, trước khi cho xe quẹo vào  nhà. Thục Trinh vẫn như mọi ngày, chạy ra xách cặp cho mẹ, giọng liến thoắng:

-Mẹ về hôm nay hơi trễ, bác Du vừa gọi điện thoại.

Tôi hững hờ:

-Bác nhắn ǵ không con?

Nó dừng lại ngay lối đi, líu lo:

-Bác nói sẽ về chơi nhân dịp lễ, sẽ đưa con và Mẹ đi ăn nhà hàng nè, đi dạ vũ nè, xem văn nghệ nữa. Con sẽ vui lắm, v́ Mẹ không c̣n từ chối như mọi khi.

Tôi cười nhẹ với con, ḷng bùi ngùi. Thục Trinh c̣n nhỏ, ngây thơ quá. Vậy mà tôi sắp sửa từ biệt nó để vĩnh viễn ra đi. Những điều muốn nói và dạy cho con, tôi phải nói từ giây phút này, kẻo rồi không c̣n kịp nữa!

Buổi cơm chiều dọn ra, tôi ăn trong buồn tẻ, xa vắng. Thục Trinh có vẻ lo âu, nó săn đón:

-Mẹ sao vậy? H́nh như mẹ có điều khó nghĩ?

Tôi rời bàn ăn, cười thật tươi cho nó yên ḷng:

-Không, đâu có ǵ! Chẳng qua mẹ đang nghĩ về một bài phóng sự khá quan trọng, mà mẹ cần phải viết trong đêm nay.

Thục Trinh yên dạ, cặm cụi thu dọn bàn ăn. Tôi ngồi duỗi chân trong chậu nước nóng, nhắm mắt lại. Cả một ngày phải mang giày, mang vớ, tay đeo nhẫn, cỗ đeo chuỗi hạt, những thứ trang điểm lỉnh kỉnh của người đàn bà, mà nếu không có th́ không được. Về đến nhà, tôi cảm thấy thoải mái khi trút bỏ mọi thứ, kể cả phấn son, ngồi ngâm chân trong nước ấm, xem tin tức trong ngày. Nhưng chuông điện thoại reo vang. Th́n, người bạn trai bấy lâu vẫn hằng đeo đuổi tôi thầm lặng, giọng ấm áp:

-Bảo Khanh hả, bà khỏe không. Cả tuần này vắng tiếng, v́ tôi vừa đi Cali về. Ngày mai là sinh nhật của tôi, xin mời bà và cháu Thục Trinh. Có ǵ trở ngại không?

Tôi cười nhẹ:

-Tôi vẫn khỏe, cám ơn anh đă hỏi thăm và lúc nào cũng nghĩ đến mẹ con tôi. Nhưng, anh có mời Tiểu Hạnh không?

Th́n nói to:

-Không mời bà ấy là mệt với cái...miệng của bả! Bả la làng lên, tôi sẽ ế...vợ dài dài!

Th́n luôn luôn đứng đắn, nhẹ nhàng trong từng cử chỉ, anh ta lịch sự với tất cả mọi người, nhất là rất ân cần đối với tôi. Hơn năm qua, tôi đọc được t́nh cảm của Th́n dành cho ḿnh trong từng cử chỉ, lời nói. Tuy nhiên, xét tận trong ḷng, tôi chỉ quí mến anh trong t́nh bạn. Đôi khi thấy tôi quá miệt mài trong công việc, Th́n đă nhắc khéo tôi:

-Này Bảo Khanh. Bà nên nhớ rằng, một con én không làm nổi mùa xuân đâu. Vài năm nữa ḿnh già rồi, thời gian hoạt động không có bao lâu nữa, phải lo kiếm tiền để c̣n dưỡng già. Bà không muốn đi một ṿng Âu Châu sao?

Thật ra tôi cũng khó mà trả lời với Th́n, nói cho chàng hiểu, v́ cũng giống như cha của Thục Trinh, Th́n sinh ra trong một gia đ́nh giàu có, hoàn cảnh không giống như tôi và Phạm Du. Chúng tôi là những nạn nhân bất hạnh bởi cuộc chiến vừa qua. Th́n thường nhắc đến người chú ruột là một vị tướng lănh:

-Đấy, Bảo Khanh thấy không. Cả một đời xông pha sương gió, qua đây rồi cũng chỉ hai bàn tay trắng, nhưng lại mang tiếng v́ chung hàng tướng lănh bất tài, gián tiếp gây sụp đổ cả một chế độ. Ông ta có được ǵ đâu! Dù rằng một con sâu đă làm rầu nồi canh!

Tôi ít khi tranh luận với Th́n. Tôi chỉ im lặng, mĩm cười khi nghe anh tỏ bày ư kiến và có lẽ v́ vậy, anh không hiểu được những ǵ diễn ra trong cái đầu nhỏ bé của tôi. Tôi trả lời bằng cách đẩy ly nước về phía chàng nhỏ nhẹ:

-Thôi, mời anh uống nước. Ta gác lại chuyện đó, hôm nào đẹp trời, tôi sẽ suy nghĩ về điều anh nói.

Nhưng một năm đi qua rồi, kể từ ngày Th́n tỏ lộ xa gần t́nh cảm dành cho tôi, tôi vẫn chưa hề “suy nghĩ lại”. Đôi khi anh nhắc khéo, tôi chỉ cười trừ.

Th́n cho tôi địa chỉ một tiệm ăn rồi cúp máy, sau khi chúc tôi ngủ ngon. Thật ra, từ hơn tháng nay, từ ngày gặp lại Phạm Du, tôi ít khi có được giấc ngủ an b́nh, huống chi trong t́nh huống này, tôi đang bị nghi ngờ mang chứng bệnh nguy hiểm.

 

Đêm xuống nhẹ nhàng. Sau khi thu dọn chén bát, Thục Trinh vào pḥng riêng, tôi ngồi vào máy chữ, để viết tin. Nhưng tối nay, những ngón tay h́nh như cứng lại, trí óc đặc quánh, ư tưởng hỗn độn. Tôi không biết mở đầu thế nào cho xuôi. Tôi ngồi thật lâu trước bàn máy, rồi đứng lên t́m một bản nhạc êm dịu...Tôi nghĩ đến Du, đến Th́n, đến con tôi, đến Tiểu Hạnh, tôi tự hỏi ḿnh phải thu xếp ra sao, làm ǵ, cho những ngày cuối đời.

Cái đau đớn nhất cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư, là đầu óc vẫn sáng suốt, măi cho đến khi vi trùng lan tràn sang các nội tạng khác của thân thể. Bệnh nhân sẽ liệt giường hai tuần trước khi chết. H́nh ảnh của Châu Loan lại chùng kín trong trí óc tôi. Nàng chết v́ chứng ung thư bao tử. Nàng vẫn sinh hoạt và giấu biệt thân hữu chứng bệnh của nàng và sắp xếp những ngày cuối cùng của đời người. Rồi tôi sẽ như Châu Loan! C̣n bao nhiêu việc tôi chưa hoàn tất, tại sao Thượng Đế nỡ dứt đi niềm hy vọng cuối đời của tôi, nhất là mối t́nh của Phạm Du dành cho tôi.

Tôi ngồi trong bàn máy chữ hơn hai tiếng đồng hồ mà không gơ được một chữ nào hết! Tôi đứng dậy, đi t́m các tài liệu Y Khoa nói về chứng bệnh ung thư. Tôi cũng nhớ đến lời nói của cha tôi khi ông c̣n sinh thời:

-Thượng Đế luôn công bằng. Con hăy t́m đến ngài cầu xin. Nếu con có ḷng tin, th́ con sẽ được. Ngài không bao giờ mang đến bất hạnh mà không ban hạnh phúc cho loài người.

Lời dạy của cha tôi, có lần tôi đă áp dụng. Tôi hơn một lần t́m đến nhà thờ, nhà chùa, trong thời gian vừa sinh hạ Thục Trinh và tâm hồn lúc đó luôn xao động. Từ trên cao, tôi có cảm tưởng Đức Chúa đang nh́n xuống, đang lắng nghe lời tôi cầu nguyện. Từ trong cơi u tịch, tôi có cảm tưởng Đức Phật từ bi soi thấu tâm can. Tôi không là con Phật, con Chúa. Tôi tin cả hai và t́m đến bên người trong những giây phút cảm thấy cô đơn, mệt mỏi nhất.

Tôi nh́n lên đồng hồ. Đă gần nửa đêm. Tôi mở cửa nh́n ra sau nhà. Bóng tối dày mịt mang đầy nét hoang vắng. Cây cỏ im ĺm, trên trời không có một v́ sao. Mặt trăng sắp tṛn.

Tôi đứng thật lâu, nh́n lên khoảng trời cao mông mênh đó, gửi lời thầm th́ khấn nguyện của ḿnh. Tôi nghe từng giọt nước mắt rơi xuống nhẹ nhàng. Hơn bao giờ hết, tôi cảm thấy ḷng thật mềm yếu, cảm thấy luyến lưu đời sống, thấy yêu thương vô cùng những người thân cận như Thục Trinh, Phạm Du, như Th́n như Tiểu Hạnh.

Tiếng chuông điện thoại reo vang. Giờ này chắc chỉ có Du gọi mà thôi. Khi nghe tôi cất giọng, Du ân cần:

-Anh đây, chiều nay em về trễ hả?

Tôi nghẹn lời nhưng cố lấy giọng b́nh tĩnh trả lời:

-Dạ, em bận nhiều việc!

Du t́m hiểu:

-Việc ǵ mà bận dữ vậy?

Tôi trả lời lanh quanh:

-À, em đi lấy tin, đi ăn với Tiểu Hạnh và đi...thăm Bác sĩ!

H́nh như trong khoảnh khắc nào đó, tôi buộc miệng nói đúng sự thật mà tôi dự định không muốn nói cho chàng biết. Du la to trong ống nghe:

-Em bị bệnh ǵ mà phải đi gặp bác sĩ?

Tôi chợt quưnh quáng, lắp bắp:

-À không, em chở con đi bác sĩ!

Du ngừng lại trong một giây rồi chàng nói:

-Bảo Khanh! Em sao vậy? Chiều nay, anh gọi về nhà, có gặp Thục Trinh mà!

Không biết trả lời sao, tôi giả giọng hờn dỗi:

-Anh! Sao anh...quây em dữ vậy? Em nói lộn, em đưa giùm con một người bạn đi thăm bác sĩ!

Du cười to:

-À, th́ ra vậy!

Đang cười, chàng chợt ngừng lại:

-Anh cảm thấy hôm nay em thế nào ấy! Có chuyện ǵ lạ không Ty Ty?

Bỗng dưng tôi muốn bật khóc, tôi muốn nói thật hết cho Du, tôi có bao giờ dấu anh điều ǵ ngay từ ngày c̣n thơ ấu, khi tôi c̣n là cô học tṛ bé nhỏ của chàng sao! Tôi gọi to lên:

-Anh ơi!

Tiếng gọi của tôi chắc chứa đựng đầy giọng bi thảm nên tôi nghe giọng chàng khẩn thiết:

-Ty Ty! Anh đây, có chuyện ǵ nói ngay cho anh nghe với.

Tôi trấn tỉnh lại, đổi giọng cười ḍn:

-Có ǵ đâu! Em...nhớ anh quá!

Du quyết định:

-Anh có nói với Thục Trinh ban chiều là anh sẽ về thăm em tuần tới, nhưng thôi...được rồi. Ngày mai, em đón anh nhé. Sáng mai, anh vào sở làm, sắp xếp công việc rồi, bay xuống gặp em.

Tôi khựng lại trước quyết định nhanh chóng của chàng:

-Ồ không! Em đùa thôi, anh không nên xuống chiều mai, v́ em bận lắm, sợ không tiếp anh được. Hơn nữa,để tuần tới hăy xuống, tiện cho anh và cho em hơn.

Du ân cần:

-Em muốn sao cũng được. Bây giờ, đối với anh, em là tất cả. Có việc ǵ khẩn thiết cứ gọi cho anh!

Trong giây phút đó, tôi ao ước được ôm chầm lấy Phạm Du, được đứng trong ṿng tay ấm áp thương yêu đó, cầu mong Thượng Đế suy nghĩ lại, thương hai chúng tôi, để những nhận định của người nữ y sĩ kia là sự nhầm lẫn. Ừ, biết đâu! Tại sao tôi lại cả tin vào bà ta được, bà nói chỉ mới là sự nghi ngờ 50 phần trăm mà! Tôi c̣n phải đi chụp quang tuyến, c̣n làm nhiều thử nghịêm nữa! Chúng tôi nói lanh quanh nhiều đề tài, cho đến nửa tiếng đồng hồ đi qua mà Du vẫn chưa chịu chấm dứt. Tôi ngỏ lời:

-Thôi, nói lâu quá rồi, khuya rồi, em cúp máy nha.

Du cười chấp thuận, nhưng tôi chưa gác máy, tôi đợi chàng buông máy xuống trước, nhưng tôi lại hỏi:

-Sao anh không cúp đi?

Du bật cười:

-Anh chờ em buông máy trước, rồi anh sẽ...

Cả hai chúng tôi lẩm ca, lẩm cầm năm bảy phút nữa mới gác ống điện thoại.

                * * *

Chiều Thứ Bảy, tôi đưa Thục Trinh dự sinh nhật của Th́n. Trước khi đến chỗ hẹn, tôi vào một cửa hàng khá sang để chọn quà cho Th́n. Một cà vạt lụa khá xinh, kèm theo chiếc kim bằng vàng. Lần đầu tiên, đi chọn quà cho một người đàn ông, tôi thật phân vân, bởi v́ Th́n là một người có học, có tiền, biết ăn mặc. Chọn sao cho vừa túi tiền của ḿnh, vừa hợp với chàng thật là điều khó khăn.

Đúng giờ, tôi đưa con tới cùng lúc nh́n thấy Tiểu Hạnh đang vào bàn. Bên cạnh nàng là Danh, ngừơi mà Tiểu Hạnh thổ lộ sẽ tiến đến hôn nhân. Dĩ nhiên, Th́n đă có mặt, tươi cười.

Tôi khẻ gật đầu chào Danh. Danh nh́n tôi đăm đăm, rồi quay sang Th́n, dấu nụ cười dí dỏm. Hơn ai hết, Danh biết Th́n có một số nữ đồng nghiệp độc thân chú ư nhiều nhất. Nogài nghề địa ốc, Th́n c̣n là chủ của 3 tiệm Tạp Hóa đang phát triển, đang có ư định chọn vợ!

Th́n đứng lên, kéo ghế mời mẹ con tôi. Nhà hàng khá sang trọng và lịch sự. Trên bàn ăn, những chiếc khăn màu hồng xếp ngay ngắn. Những ngọn nến vây quanh bức tường, tăng nét mỹ thuật của màu sơn và làm tôn nhan sắc của các người đàn bà. Tôi bâng khuâng trong một thoáng khi nh́n chiếc áo tím đang mặc so với màu áo rực rỡ của Tiểu Hạnh, cùng lúc nghe giọng nói ấm áp của Th́n:

-H́nh như bà có vẻ không được khỏe?

Tôi giật ḿnh khi bắt gặp đôi mắt của đứa con gái thân yêu, tôi bối rối:

-Tại đêm qua tôi thức hơi khuya.

Tiểu Hạnh trong chiếc áo dài kiểu Thượng Hải bằng gấm đỏ, nụ cười của nàng biểu lộ trên đôi mắt có đuôi, tô ch́ màu đen sắc sảo:

-Nè, hôm nay sinh nhật của ông Th́n. Nhắc lắm mới được mời, nghe đâu đương sự định mời có mỗi ḿnh bà thôi!

Đang lay hoay khui rượu, Th́n bật cười:

-Không mời bà th́ đến tết Congo tôi cũng chưa cưới được vợ. Bà mà bàn ra, th́ tôi sẽ cô đơn đi hết cuộc đời này.

Tiểu Hạnh liếng thoắng:

-Anh Th́n! Tôi nói vô hoài mà không được, hôm nay, sẵn có đông đủ mọi người, anh nói cho...anh đi!

Tôi nh́n Thục Trinh khoanh tay lơ đăng nh́n bao quát gian pḥng. H́nh như nó không để ư đến chuyện của người lớn. Tôi quay sang Th́n, tia mắt thẳng thắn, tôi hỏi:

-Anh định nhờ anh Danh chuyện ǵ mà cứ nghe hai ông úp mở hoài? Anh định nhờ tụi tôi làm mối cho ai, tụi tôi sẳn sàng!

Danh cất tiếng:

-Thiệt t́nh, trời sinh ra mấy bà để làm khổ cho mấy ông. Đă biết rơ mười mươi rồi mà bà c̣n giả vờ. Ổng nhờ tụi này nói vô, nói ra với ai, th́ bà cũng dư biết rồi! Bà khéo hỏi để dồn đương sự vô đường cùng!

Th́n rót cho tôi ly rượu đầu tiên, không đầy, không vơi. Tôi không trả lời Danh, cũng không ngẩng đầu lên nhận tia mắt âu yếm của Th́n. Tôi không biết nói sao, v́ Th́n đă hai ba lần noi xa, nói gần, nhắc nhở tôi nhiều lần về t́nh cảm của chàng dành cho tôi. Nhưng, biết nói sao cho Th́n hiểu được tôi không giống như đa số người đàn bà khác. Tôi yêu mẫu đàn ông gió băo, dấn thân, biết rung cảm bâng khuâng khi nghe bài Quốc Ca cất lên trong những ngày hội lớn. Tôi vẫn trầm ngâm khi nghe tiếng kèn mặc niệm của lễ truy điệu. Tôi nghĩ đến cha mẹ tôi bỏ ḿnh trong đạn lửa của trận pháo kích. Tôi nhớ đến mối t́nh đầu dang dở của ḿnh. Tôi vẫn yêu hoài màu áo lính phong sương, dù bây giờ tàn cuộc chiến, nhưng tôi không vui được khi c̣n sống gửi nằm nhờ trên xứ người. Hơn thế nữa, v́ chiến tranh mà cuộc đời tôi trở thành hồng nhan lưu lạc. Lư tưởng của Th́n và tôi hoàn toàn khác biệt. Tôi dùng khoản tiền kiếm được tiêu pha vào những việc mà đối với Th́n là chuyện xa vời hoang tưởng. Th́n làm sao có được hạnh phúc bên mẫu người đàn bà như tôi. Người vợ của Th́n phải là ngừơi phụ nữ biết xử dụng máy tính để kiểm tiền, không phải là kẻ chống cằm ngồi mơ mộng viễn vông. Tôi cảm thấy lạ lùng thấyTh́n cứ bền tâm đeo đuổi tôi, giữa khi có nhiều thiếu phụ xinh đẹp, duyên dáng, hoạt bát đang săn đón chung quanh chàng? Thế mới biết, người ta thường nói: t́nh yêu là một cái bóng, khi ḿnh chạy th́ nó đuổi, khi nó đuổi th́ ḿnh chạy!

Th́n trả lời:

-Hôm nay là sinh nhật của tôi, người khách danh dự của tôi hôm nay là...Bảo Khanh. Nhân cơ hội có anh Danh và Tiểu Hạnh, là những người bạn thân thiết, tôi muốn chánh thức ngỏ lời với Bảo Khanh, v́ các bạn chắc đồng ư với tôi, ḿnh đă qua tuổi xuân th́ rồi, mọi sự nên tỏ bày rơ ràng và chân thật.

Tôi luống cuống khi nghe Th́n phát ngôn một cách nghiêm trang, long trọng trước đôi mắt của hai người bạn và đôi mắt tṛn xoe của Thục Trinh, tôi trả lời:

-Anh Th́n, cái ǵ mà nghiêm trọng dữ vậy? Anh làm tôi...sợ quá đi thôi, bộ anh tính không cho tôi...ăn sao?

Th́n đặt bàn tay chàng lên bàn tay tôi, trước sáu đôi mắt:

-Xin Bảo Khanh trả lời cho tôi biết, bà muốn tôi đợi đến bao giờ?

Tôi cảm động trước lời tỏ t́nh thẳng thắn của Th́n, tia mắt tôi lướt nhanh sang Tiểu Hạnh và dừng lại nơi khuôn mặt của Thục Trinh:

-Hạnh phúc của tôi bây giờ là Thục Trinh, tôi muốn cháu vào Đại Học rồi mới tính..

Tiểu Hạnh cười ḍn:

-Như vậy là c̣n một năm nữa! Eo ơi! Anh Th́n ơi, hy vọng là vào sinh nhật của anh kỳ tới!

Danh gật gù không nói, Th́n nh́n tôi đăm đăm, tia mắt trách móc, tôi cúi mặt xuống thở một hơi dài.

Thức ăn dọn ra, Tiểu Hạnh bặt thiệp, vui vẻ, đưa đẩy câu chuyện sang đề tài khác về thuế má, đất đai, công việc hằng ngày của nàng cũng như của Th́n. Tôi áy náy thấy ḿnh có lỗi, đă không biết trả lời khéo léo cho đẹp ḷng Th́n, nhất là trong buổi tiệc sinh nhật của chàng.

Tàn bữa ăn, tôi trao cho Th́n món quà sinh nhật của tôi, chàng đón nhận, hớn hở vào pḥng Rửa Tay, đổi ngay chiếc cà vạt đang đeo. May quá, món quà của tôi chọn rất thích hợp với màu áo khoác của chàng và chíêc áo sơ-mi nữa. Th́n có lại nụ cười vui vẻ và đề nghị đưa mọi người đến một vũ trường lớn nhất trong thành phố.

Tôi từ chối, v́ ngại có Thục Trinh và thấy nơi đó không mấy thích hợp với tôi. Đă lâu rồi, đèn màu và âm nhạc của vũ trường đầy khói thuốc không phải là nơi thích hợp với tôi. Nhạc t́nh tôi thích, chỉ nghe trong những nửa đêm, khi mà không gian và thời gian như nhập một. Thật sự, đă có nhiều bản nhạc xưa, từ thời c̣n đũng quần trên ghế nhà trường, đến nay nghe lại, tâm tư c̣n xôn xao.

Tôi nói với Th́n:

-Anh cho phép tôi đưa Thục Trinh về, v́ tôi c̣n nhiều việc phải làm cho xong tối hôm nay.

Danh lên tiếng:

-Có lẽ nên đưa Thục Trinh về, c̣n đêm nay, bà là người khách danh dự của Th́n. Bà mà về, th́ chúng tôi làm sao được đi nghe...nhạc?

Thục Trinh nh́n tôi rồi nó đưa ư kiến:

-Mẹ, mẹ đưa con về, rồi đi chơi với mấy bác cho vui. Con thấy cả tuần lễ qua, mẹ làm việc nhiều quá, mẹ nên đi chơi để...”relax”.

Con bé thường có thói quen, nói chêm tiếng Anh vào mỗi khi đàm thoại, tôi rầy la hoài mà nó vẫn không sửa được, nó phân bua:

-Con t́m chữ để nói mà..t́m không ra! Tíêng Việt Nam khó quá!

Những đổi thay trong cuộc sống mới trên xứ người, khiến cho con bé có những nhận xét và cảm nghĩ tự nhiên.

Chúng tôi ngồi lại nhà hàng, đợi Tiểu Hạnh đưa Thục Trinh về nhà theo lời yêu cầu của nàng. Tôi lơ đăng nh́n những cánh hồng e ấp nụ trên lọ hos, rồi nghĩ lan man đến những t́nh cảm riêng tư. Tại sao tôi bảo Th́n chờ đợi một năm nữa? Tại sao tôi không can đảm nói cho Th́n biết tôi chỉ quí mến anh như t́nh cảm một người anh trong gia đ́nh, cố vấn và giải quyết khó khăn của đời sống và nghề nghiệp. Muôn thửơ, tôi và Th́n vẫn là hai con người đứng trên hai con đường khác nhau. Tại sao tôi không tỏ lộ cho Th́n biết, tôi đă t́m được nửa mảnh hồn đă mất sau bao nhiêu năm long đong phận bèo? Tôi đă chẳng từ mơ ước được ngủ vùi trong ṿng tay yêu thương của người yêu đời hay sao? Hai lần rồi, tôi bước vào hôn nhân không có sự xôn xao chờ đợi, không có nồng nàn chăn gối, tại sao tôi lại không thành thật với Th́n? Tôi ngồi đó phân vân với bao nhiêu câu hỏi, hầu như quên hẳn Th́n và Danh bên cạnh. Tôi chợt tỉnh mộng khi nghe Danh lên tiếng chào một người bạn vừa vào và xin phép rời bàn. Chỉ c̣n lại tôi và Th́n. Tôi tránh tia nh́n của Th́n, tôi cất tiếng:

-Tôi biết, đă làm cho anh buồn, nhưng tôi sợ không đem lại hạnh phúc cho anh.

Th́n im lặng, chàng chỉ nh́n tôi đăm đăm.Tôi biết Th́n nhẫn nại từ lâu nay, v́ chàng nh́n tôi qua sự lăng mạn trong nghề nghiệp của tôi. Tôi không giống như mọi người đàn bà khác, đa số đông xem tiền như là căn bản của đời sống, đua đ̣i và se sua. Tôi đă từng bơi trong nhung lụa và tiền bạc lúc cha của Thục Trinh c̣n sinh thời, nhưng ḷng tôi luôn nghĩ đến người t́nh yêu dấu đang trong vùng lửa đạn. Tôi không thích đi nhà hàng sang trọng, mà thích nấu cơm, so đũa cho chồng bên tô canh, dĩa cá do ḿnh đích thân nấu nướng. Trong khi đó Hùng miệt mài trong thương trường, ăn cơm với khách hàng hoặc với bạn bè. Tôi vẫn thường dùng bữa một ḿnh với đứa con thơ dại, thường đi sắm quần áo cho ḿnh, cho con mà vẫn ước ao có chồng cùng đi chọn lựa, ngắm nghía. Tôi từng khóc âm thầm khi thấy ước mơ nhỏ bé, tầm thường nhất của một người đàn bà mà cũng không có được.

Th́n gặp tôi sau một thời phong ba băo nổi, hồn tôi đă ch́m xuống và trở về bản chất muôn thưở của ḿnh: lăng mạn, mơ mộng. Tôi không biết xử dụng máy tính, không muốn cộng trừ nhân chia với những con số lớn, nhỏ. Có lẽ v́ vậy, tôi là ngừơi đàn bà khác lạ trước đôi mắt của Th́n. Nếu tôi chấp nhận lời cầu hôn của Th́n, có nghĩa tôi yêu con người thật của chàng, không phải là một dăy chung cư, các tiệm thực phẩm, không v́ chiếc xe đắt tiền của chàng đang xử dụng.

Th́n cất tiếng:

-Bộ bà không nghĩ đến ngày tháng c̣n lại của bà? Thục Trinh c̣n ở Trung Học hay vào Đại Học đâu có ảnh hưởng ǵ đến t́nh cảm của bà đâu. Tôi xin hứa, không can thiệp vào bất cứ chuyện riêng tư của hai mẹ con.

Tôi không biết trả lời sao trước câu hỏi của Th́n, bởi đó chỉ là một cái cớ nhỏ. Tại sao tôi không thành thật nói cho Th́n biết, tôi đang chờ đợi một người, một người thầy, một người anh, một cố nhân th́ đúng hơn.

Tôi đang bối rối th́ Tiểu Hạnh trở lại, nàng đề nghị đến một pḥng trà để nghe nhạc, v́ nàng biết tôi không thích đi vũ trường.

 

Nh́n Tiểu Hạnh tươi vui bên cạnh sự săn đón chiều chuộng của Danh, ḷng tôi xót xa cho thân phận. Tôi tự hỏi, biết bao giờ tôi có được niềm vui hồn nhiên như Tiểu Hạnh?

Tiểu Hạnh quay sang hỏi:

-Nào, người khách danh dự của đêm nay, nàng muốn đi đây, xin “ban” cho tôn ư?

Tôi bật cười trước bộ điệu duyên dáng của bạn, rồi đề nghị một địa điểm. Đây là một pḥng trà nhỏ, xinh xắn, nơi tôi vẫn thỉnh thoảng ghé qua, mỗi khi có những giọng ca yêu thích về tăng cường. Ở đây, có lần tôi xem nhạc sĩ Trần Quang Hải và nữ ca sĩ Bạch Yến tŕnh diễn. Tôi thèm niềm hạnh phúc nằm trong đôi mắt của vợ chồng nghệ sĩ này, khi họ có cùng chung nghề nghiệp và một lư tưởng để phục vụ, hát cho quê hương và đem tinh túy của nghệ thuật sân khấu Việt Nam quảng bá khắp nơi trên thế giới.

Khi chúng tôi bước vào căn pḥng mờ ảo, vừa lúc tiếng kèn đồng của một nhạc sĩ nổi tiếng, cất lên niềm đau buốt giá của bài hát “Bao Giờ Biết Tương Tư”: Ngày nào cho tôi biết, biết yêu thương người, tôi biết tương tư. Ngày nào biết mong chờ, biết giận hờn...

Chúng tôi đă quá tuổi để hỏi ḿnh bao giờ biết tương tư, v́ mỗi nửa đời người đều có nỗi tương tư ôm nặng trong ḷng. Người đàn ông tiếc thầm, v́ không được đi trọn đường trần với ngừơi ḿnh nặng ḷng yêu. Người thiếu phụ lỡ làng duyên phận, nhớ mênh mang về một h́nh ảnh cũ xưa. Nhưng cả hai có biết đâu, nhờ dở dang mà t́nh vẫn đẹp hoài trong tâm tưởng.

Tôi yêu tiếng kèn áo năo của nhạc sĩ Lê Việt như tôi yêu tiếng hát của Nhật Trường trong nhạc phẩm “Anh Không Chết Đâu Em”, bài hát tôi thuộc nằm ḷng kể từ khi nghe tin Phạm Du mất tích. Bởi v́, như tâm sự người góa phụ của anh Đương - người chiến sĩ Dù đă nằm xuống – Phạm Du, người yêu hào hùng của tôi miên viễn nằm trong góc trái tim.

Tôi nhớ khoảng thời gian ngọc ngà khi c̣n là cô học tṛ ngây thơ với t́nh yêu đầu đời, chúng tôi thường có những lúc nhẩn nha quá khuya trên con phố Saigon. Cả bọn dàn hàng ngang ngay trên lề đường, gồm năm, bảy đứa sau buổi họp mặt của sinh viên. Chúng tôi có lần dừng lại dưới chân của pḥng trà Bồng Lai, một pḥng trà nhỏ, nằm trên lầu, giữa trung tâm thành phố. Cả bọn im lặng nghe tiếng hát của một nữ ca sĩ nổi tiếng lọt qua khung cửa sổ từ trên lầu cao, bay vang trên ḷng phố, vấn vương trên những tàng cây cao... Tiếng hát thầm th́ như hơi thở, lúc vươn cao vun vút tầng trời. Lũ học tṛ vừa qua ngưởng cửa Trung Học, cứ  ngẩn ṭ te dưới cột điện.  Có lần đang đi, tôi kéo tay lũ bạn trong đó có Phạm Du về phép:

-Khoan! Khoan đi đă! Nghe bài Mộng Thường nè. Ai như Nhật Trường hát đó, phải không anh Du?

Chiều ư tôi, cả bọn đứng lại như một lũ mán rừng trên con lộ vắng tanh của trời khuya và ánh đèn vàng để nghe cho hết bản nhạc.

Bây giờ, đă bao nhiêu năm trôi qua, tại sao những h́nh ảnh cũ cứ mơ hồ trong tâm hồn tôi. Không thể nào quên cho được. Càng nhớ càng ngậm ngùi. Những ước mơ con gái  đă vỡ tan như bong bóng nước trong một chiều mưa lũ. Tôi trở thành thiếu phụ với bao nhiêu buồn tủi trong đời.

Tôi ngồi trong bóng tối, lắng ch́m trong kỷ niệm mà tưởng như hồn bay lạc đi trong tiếng kèn đồng của người nghệ sĩ. Tôi giật ḿnh, khi có bàn tay nóng, ấm đă nắm chặt bàn tay tôi. Rất nhanh, tôi rút tay về với một cử động giả đ̣ kéo nhẹ tà áo vướng trên lưng ghế.

Trên sân khấu, một giọng nam đang bắt đầu một bản t́nh ca với lời thật buồn: “Dù mai đây, ai đưa em đi đến cuối cuộc đời. Dù mai đây, băo tố có kéo muôn nơi. Dù mai đây....Dù sao chăng nữa, tôi vẫn yêu em!”

Không! H́nh như lời t́nh ca đó phải để cho tôi nói với một người, cho dù qua bao nhiêu sóng gió của cuộc đời, tôi vẫn luôn giữ chàng ở một chỗ đứng thật trang trọng trong trái tim của tôi, dù bây giờ tôi đă trở thành một người đàn bà đứng tuổi.

Khi bản nhạc chấm dứt, tôi rung động khi chạm phải tia mắt của Th́n, trong ánh nh́n đó, tôi đọc thấy sự đắm đuối của t́nh yêu chàng trao gửi.  Sau những sóng gió của một đời hồng nhan, tôi đă có một người cầu hôn, đầy đủ điều kiện trở thành một bạn đời lư tưởng và cho tôi một chỗ nương dựa vững vàng. Th́n yêu tôi nên luôn luôn chiều theo sở thích của tôi, dù có nhiều lúc chàng không đồng ư trong những công việc, tôi phải giải quyết bởi nghề nghiệp đ̣i hỏi. Nhiều lúc phải đi về khuya sau các buổi họp của một tổ chức chánh trị, tôi luôn gọi Th́n nhờ chàng đưa đón, bởi tôi sợ những bất trắc dọc đường. Đă có lần chàng tỉ tê khuyên tôi bỏ nghề, bỏ công tác, nhưng tôi đă gạt rất nhanh những ư tưởng của chàng, bởi v́ không ai có thể lung lay được những cảm nghĩ và quyết định của tôi, khi tôi đă nhất quyết theo đuổi. Những lần như vậy, Th́n chỉ nh́n tôi rồi im ngay, khi thấy đôi lông mày tôi cau lại, tia mắt không hài ḷng của tôi.

Bên cạnh tôi, Tiểu Hạnh nghiêng đầu nhỏ to với Danh điều ǵ đó, h́nh như nàng đang phẩm b́nh ban nhạc. Tiếng nhạc lớn quá, đôi khi át cả tiếng hát của ca sĩ. Th́n đặt nhẹ tay lên cánh tay tôi, ân cần:

-Khói thuốc có làm Bảo Khanh cay mắt không?

Tôi lắc đầu. Tôi muốn nói với Th́n rằng, tôi vẫn yêu mùi thuốc lá mong manh, u uẩn vương trong không gian của những đêm cuối mùa Thu, của một người đàn ông thường đến trường đón tôi về. V́ khi hút thuốc, người đàn ông tỏ lộ phong thái của họ. Nét mơ màng khi  họ thả khói, sự nhẹ nhàng hay thô bạo khi dụi tàn thuốc. Qua cử chỉ nhỏ bé này, chúng ta sẽ đoán biết được tính t́nh của họ.

Có lần trong đời, khi buồn khổ, cô đơn nhất, tôi đă thầm so sánh những vấn đề lẩm cẩm giữa đàn ông và đàn bà. Đàn ông khi buồn, có thể la cà quán xá, bia ôm, pḥng trà, vũ trường để xóa nỗi buồn chán trong ḷng, hoặc đôi khi có thể độc ẩm hoặc thầm lặng nhả khói thuốc. C̣n đàn bà như tôi, khi buồn chán quá, chỉ biết lặng lẽ ngó mông mênh ra khoảng vườn cô quạnh, nh́n bóng lá lay động hoặc đóng cửa, nằm trong bóng đêm, khóc thầm.

Th́n bật quẹt châm thuốc. Mùi bạc hà nhẹ nhàng tỏa. Nh́n nghiêng, Th́n có nét phiêu lăng của người đàn ông đứng tuổi với chiếc mũi thẳng và nụ cười trên khuôn miệng rộng. Chàng có dáng cao, lưng thẳng, vai rộng, là mẫu người đàn ông lư tưởng với phụ nữ. Lạ quá, tại sao chưa bao giờ tôi nghĩ đến Th́n với sự rung cảm của người đàn bà. Tôi cư xử với chàng thẳng thắn, kính trọng như tấm ḷng của một cô em gái. Tôi tin cậy, quí mến chàng, bởi v́ trong ánh mắt đó không có chút vẫn đục bởi một ư tưởng xấu xa nào. Nếu có t́nh trạng tiếp xúc nhau hoài, nếu không gặp lại Phạm Du, tôi nghĩ rằng,  sẽ có ngày ḿnh chấp nhận cuộc hôn nhân mà theo Tiểu Hạnh, đă nhận xét là tốt đẹp.

Từ hôm nghe người nữ bác sĩ gia đ́nh, báo cái tin không mấy tốt về sức khỏe, tôi thấy tâm hồn hơi đổi khác. Tôi yêu những ngày c̣n lại và dễ dăi hơn với mọi người chung quanh, trong đó có Th́n. Buổi tối hôm nay là một bằng chứng, tôi đă chiều ư bạn bè, chiều cả ư thích của Th́n, để có một thời gian thật vui vẻ với người đàn ông đặt t́nh yêu thương nơi tôi. Nghĩ vậy, tôi nói với Th́n:

-Hôm nay mừng ngày sinh nhật, Bảo Khanh xin chúc anh thành công hơn trong năm tới.

Tôi ít khi xưng tên với Th́n, cũng như Th́n luôn trang trọng gọi tôi bằng Bà trước mặt mọi người. Giữa tiếng nhạc vang dội, nên lời nói của tôi h́nh như không được nghe rơ, Th́n hỏi to:

-Bà nói ǵ? Chắc khói thuốc nhiều quá nên bà muốn về phải không?

Tôi bật cười, ghé sát tai chàng, lập lại lời chúc mừng. Th́n cười và thật dịu dàng, chàng trả lời:

-Cám ơn...Bảo Khanh!

Ở hàng ghế trước, một cặp vợ chồng đứng lên ra về. Người đàn bà mang chiếc bụng khá lớn, ́ ạch rời chỗ. Anh chồng vội vàng đẩy ghế, dọn lối ra cho vợ. Nh́n anh ta xăng xái, dọn đường cho vợ nhưng cẩn thận để khỏi làm phiền những người ngồi quanh đó, tôi dấu nụ cười. Tôi thấy thèm hạnh phúc của anh ta, của người phụ nữ đang mang thai kia. T́nh yêu anh tỏ rỏ hơn, khi anh quàng vai vợ, d́u nàng ra cửa.

Họ đi rồi, tôi c̣n ngoái cổ nh́n theo. Bắt gặp ánh mắt tôi, Th́n cừơi khẻ, làm tôi bật cười theo. Tiểu Hạnh nh́n thấy, quay sang nói to với Danh:

-Anh coi, hai người có ǵ thú vị mà cười với nhau, không nói ra cho chúng ta cười ..hùn!

Tôi nh́n đồng hồ tay, thấy quá khuya nên đ̣i về, Cả bọn lục đục ra cửa. Danh đề nghị đi ăn, tôi thối thác:

-Khuya rồi, ăn giờ này làm sao ngủ được. Hơn nữa, để cháu ở nhà một ḿnh không tiện.

Tiểu Hạnh đồng ư. Tôi lên xe của Tiểu Hạnh về lại quán ăn ban chiều, lấy xe của ḿnh. Khi tôi mở máy, thấy bóng xe của Th́n đằng sau. Chàng cẩn thận, chạy sau lưng, đưa tôi về nhà.

Đêm thinh không lặng lờ với muôn v́ sao và mặt trăng thật tṛn. Tôi thấy ḷng ḿnh trải rộng theo không gian, nghĩ đến t́nh cảm của Th́n dành cho ḿnh, thấy ḿnh thật có lỗi. Bao nhiêu năm đi qua, tôi u uẩn với cuộc đời phiền muộn, chưa có niềm vui trọn vẹn kể từ khi bước chân vào cuộc đời làm vợ. Tôi luôn có mặc cảm bỏ rơi Phạm Du, bởi v́ tôi linh cảm Du c̣n sống và sẽ trở về.

Hôm nay, Du hiện đến như một bóng ma, nhưng với sự buộc ràng của bổn phận làm chồng, làm cha. Tôi chờ Du dang tay chặt đứt cuộc hôn nhân đó, để bắt đầu đời sống lứa đôi với tôi. Tôi là người có lỗi, phải không? Huống chi mấy hôm nay, khi biết ḿnh vướng căn bệnh hiểm nghèo, tôi lại nghĩ đến phần số bạc bẽo của ḿnh.

Con đường về nhà phải đi qua một nghĩa địa xinh xắn, nhỏ bé nằm bên lề. Những hôm trời nắng đẹp, tôi lái xe chậm răi đi qua. Tôi yêu những cánh hoa đủ màu, mọc trên nấm mộ bằng phẳng đó. Hoa nở bốn mùa xuân hạ, được chăm sóc tươm tất. Không biết có ai chú ư đến nó, có ai dừng lại để ngửi một mùi hương như tôi?

Tôi nghĩ đến căn bệnh quái ác sẽ tàn phá đời ḿnh, đến cái lỗi nói dối với Th́n, tôi bật đèn hiệu, cho xe cặp sát lề đường. Th́n vội vă ngừng lại sau lưng xe tôi. Vừa mở cửa xe, chàng hấp tấp hỏi:

-Xe sao vậy?

Tôi quay kính xuống nói:

-Tí nữa, anh ghé vào nhà, Bảo Khanh có việc muốn nói với anh..

Nhưng tôi ngưng lại, chợt nhớ ra bây giờ đă quá khuya, Th́n ghé nhà không tiện mà c̣n gây ra sự hiểu lầm của Th́n nữa nên tôi đổi ư:

-Ồ, Không được! Ngày mai, vâng chiều mai, khoảng 6 giờ anh nhé!

Th́n hơi khựng lại trước những thay đổi liên hồi của tôi, nhưng chàng nhẫn nại, từ tốn:

-Bà muốn sao cũng được. Mai tôi sẽ đến!

Xe tôi ngừng trước ngơ, Th́n bóp kèn chào rồi chạy vụt đi. Tôi vào nhà, căn nhà im ắng, buồn tẻ như bao nhiêu đêm. Trên mặt bàn, giấy tờ bừa băi của một công việc đang làm dở dang. Ngọn đèn neon sáng lung linh soi qua chiếc hồ cá với những màu sắc lung linh. Tôi mở cửa pḥng Thục Trinh, nó hỏi giọng ngái ngủ:

-Mẹ về rồi hả? Mẹ đi chơi có vui không?

Tôi trả lời con thật ngắn gọn rồi quay ra. Không thay quần áo, tôi hất nhẹ đôi giày gót nhọn vào góc pḥng, nhắm mắt lại. Trí óc đặc cứng, lùng bùng những âm thanh hỗn độn. Chưa bao giờ tôi cảm thấy mệt mỏi và cô đơn như đêm nay.

Ngày mai, gặp Th́n, tôi sẽ nói cho chàng nghe hết mọi việc, những việc phiền muộn đă xảy ra trong đời. Hầu như chưa bao giờ Th́n hỏi tôi về quá khứ. Chàng yêu tôi qua sự thật trước mặt, tôi độc thân và đang làm những công việc chàng không mấy thích. Th́n đâu biết trong tâm tư tôi dấu kín nỗi ẩn ức, cay đắng của một người đàn bà, có ước mơ thật tầm thường nhỏ bé mà chưa bao giờ toại nguyện. Tôi chẳng bao giờ tâm sự với ai, kể cả Tiểu Hạnh những chuyện xảy ra trong quá khứ. H́nh như tôi muốn xếp nó lại trong khoảng kư ức mù tăm, chẳng bao giờ nghĩ đến nó nữa, mượn công việc bận rộn để chôn dấu niềm sầu muộn của ḿnh. Nhưng thật sự, không dễ ǵ quên, nó c̣n sống lại mănh liệt hơn.

Đă có nhiều đêm, từ khi gặp lại cố nhân, tôi có nhiều mơ ước, có một buổi đi chơi thật xa, chỉ có hai đứa. Tay trong tay tôi sẽ hát cho Du nghe những nhạc phẩm xưa cũ, có lời ca thật dễ thương êm mát như gịng đời thời tuổi ngọc. Tôi sẽ ngâm thơ Vũ Hoàng Chương, Nhất Tuấn, bài thơ mà tôi rất thích khi c̣n con gái:

Ngày ấy yêu nhau nên mộng ước

Sau này hai đứa lấy nhau rồi

Anh làm giáo học nơi trường nhỏ

Vui sống bên em trọn cuộc đời...

Ngày đó, khi ngâm nga lời thơ này, tôi vẫn mơ ước trở thành một y tá, để đưa bông, băng, kềm, kéo cho ông chồng y sĩ có tên là Phạm Du. Ngày rổi rảnh, chúng tôi sẽ đi khám bệnh cho các người dân ở các xóm nghèo, phát thuốc cho họ, xoa dịu cho họ nỗi đau thân xác mà v́ không kiến thức, không tiền nên họ phải chịu đựng. Tôi ước mơ một bầy con nhỏ, một mái ấm gia đ́nh...Tôi đâu ngờ chỉ một thời gian sau đó, thảm kịch của cuộc đời đă dập tắt đi giấc mộng êm đềm của tôi!

Mười mấy năm qua, kể từ khi làm người phụ t́nh, sang sông mà kể như ḿnh đă đắm đ̣, trong tấc ḷng tôi vẫn ước ao có ngày gặp lại cố nhân. Giấc mơ đó, nay đă hiển hiện ngay trứơc mặt với Phạm Du bằng xương bằng thịt.

Nhưng khi gặp chàng, tôi ngại ngần không dám đặt bàn tay nhỏ vào tay chàng, dù chỉ trên sàn nhảy. Tôi bâng quơ lo sợ, cộng thêm mặc cảm nữa! Du trở lại, mang theo mảnh đời mơ mộng của tôi thời con gái, bao nhiêu âm thanh rộn ràng của ngày xưa, thời áo trắng sân trường, môi hồng mắt sáng. Đang lan man trầm tư th́ chuông điện thoại réo vang. Thông lệ, Du thường gọi lúc hai giờ sáng, thời gian chàng biết tôi gác bút, xếp sách vào giường ngủ. Giọng chàng lo lắng, hỏi thăm sức khỏe và công việc của tôi. Tôi trả lời, giữ giọng b́nh thản nhưng thật sự tôi muốn nói với chàng rằng, tôi đang cô đơn và cần có chàng bên cạnh. Tôi đang mệt mỏi và ưu tư về chứng bệnh nghiệt ngă của ḿnh. Đời của tôi c̣n lại bao nhiêu ngày nữa, đếm theo từng bóng mặt trời lên, xuống. Du ơi! Muộn rồi! Sao anh không về với em, kẻo không c̣n kịp nữa! Nhưng tôi không nói điều ḿnh muốn, bởi v́ giống như trăm vạn người đàn bà khác, không muốn tỏ lộ tấm ḷng tha thiết của ḿnh một cách vồ vập, lộ liễu. Tôi muốn tự chàng, chàng phải hiểu, phải biết điều tôi đang khao khát.

Tôi hỏi Du:

-Tuần tới, Lễ Labor Day, anh sẽ về thăm em?

Du th́ thầm:

-Chắc chắn!

Tôi hỏi:

-C̣n...công việc của anh ra sao?

Chữ “công việc” ở đây tôi muốn ám chỉ về gia đ́nh của chàng. Trong một giây, trái tim tôi xao xuyến. Tôi nghĩ đến người đàn bà mang tên Phượng, đứa con nhỏ của Du. Chàng trả lời nhanh, ngắn, gọn:

-Em yên tâm, miễn sao anh về đúng hẹn.

Chấm dứt câu chuyện sau nửa tiếng đồng hồ, tôi chui vào mền, nhưng đôi mắt ráo hoảnh..Tôi lại nghĩ đến lời của bà bác sĩ, tôi nghĩ đến Th́n. Ngày mai, gặp Th́n, tôi có nên dứt khoát cho Th́n hay, tôi đă t́m được nửa mảnh hồn đă mất? Tôi có nên cho chàng biết, tôi đang đi dần vào cơi thiên thu bởi chứng bệnh ung thư?

Trăn trở măi cả tiếng đồng hồ cũng không ngủ được. Tôi ṃ mẫm vào tủ thuốc lấy hai viên thuốc an thần, nghĩ thầm trong bụng: tuần tới phải đi bệnh viện thử nghiệm, phó mặc cho định mệnh.

 

Sáng hôm sau, nhằm ngày cuối tuần, tôi dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ giống như mọi tuần lễ trước. Hai mẹ con thay phiên nhau cắt cỏ, làm vườn, thay drap giường, màn cửa, dọn bếp núc, chuẩn bị thức ăn cho tuần lễ kế tiếp. Khi làm việc, Thục Trinh luôn nhắc nhở đến chủ nhật tới, là ngày lễ Lao Động, Du sẽ về thăm. Nó líu lo kể chuyện học hành, phim ảnh, bạn bè. Tôi vừa săn sóc cây cỏ, vừa nghĩ đến Du, vừa nhớ đến Th́n. Khổ nhất trong cuộc đời một phụ nữ là không có ai để mà thương mà nhớ, hoặc để chinh phục. Riêng tôi, với hai người đàn ông bên cạnh, tôi thấy ḿnh không đủ cứng rắn để thẳng thắn vào đề. Tôi yêu Du, nhưng không muốn v́ tôi mà chàng cắt mối dây với gia đ́nh riêng của chàng. Tôi tiếc nuối tại sao không cho tôi gặp chàng sớm hơn để khỏi gây oan trái. Nhưng với Th́n, một người độc thân, đầy đủ điều kiện làm chồng, tại sao tôi không yêu chàng bằng t́nh yêu trai gái, để có chỗ nương dựa tấm thân? Tôi chỉ quí trọng và kính mến Th́n như một ông anh trai. Trời ơi! Tôi không biết ḿnh muốn ǵ nữa! Buổi chiều sắp tới rồi, tôi sẽ phải gặp Th́n như lời tôi hẹn đêm qua.

Xế trưa, Houston bớt nóng, không khí không c̣n oi nồng như trước. Mùa thu thoáng hiện trên bầu trời trong xanh và những đàn chim sẻ đă bay mất đi từ bao giờ. Tôi ngồi lọt thỏm trong ḷng ghế bành rộng, đợi Th́n đến với tập truyện của một nữ văn sĩ. Tôi thích lối hành văn của bà và những truyện ngắn t́nh cảm đầy màu sắc học tṛ, v́ bà đă làm sống lại quảng đời nữ sinh mơ mộng của tôi. Tôi mê măi trong những trang chữ chi chít, giật ḿnh khi Thục Trinh chào mẹ để đi đánh Tennis với bạn. Tôi dặn con không được về trễ, mang ra bàn b́nh trà nóng và hộp bánh. Nó hỏi tôi:

-Mẹ sắp có khách?

Tôi cười:

-Chút nữa bác Th́n đến, không phải cô Tiểu Hạnh đâu.

Nó quay lưng. Đuôi tóc dài vấn cao, lộ chiếc gáy trắng nơn. Quần đùi xanh dưới chiếc áo Pull trắng. Nó mang đầy đủ h́nh ảnh của tôi thời con gái. Bóng của Thục Trinh vừa khuất với tiếng cười nói vang rân cùng đám bạn trong khu nhà, th́ xe của Th́n vào cổng.

Thấy tôi ngồi dưới hàng hiên, Th́n cười, nhưng đôi mắt ḍ hỏi. Tôi cắm cúi pha trà, tránh tia nh́n chăm chú của Th́n.

Ngồi chưa nóng chỗ, Th́n hỏi Thục Trinh đâu, tôi trả lời mắt đăm chiêu nh́n vào khoảng không, bắt đầu câu chuyện. Tôi cảm thấy khó nói và không biết phải vô đề như thế nào. Tôi ngồi dựa ra phía sau ghế, thở nhẹ. Th́n hỏi, giọng nhẹ nhàng, ân cần:

-Bà...sao vậy? H́nh như dạo này bà không được khỏe?

Tôi thấy mắt ḿnh căng đầy lệ, sắp sửa trào ra, tôi đáp:

-Tôi đang bị bệnh.

Rồi tôi chậm chạp kể cho chàng nghe những lời nói của người nữ bác sĩ gia đ́nh. Th́n ngồi lặng đi trong một phút rồi bật dậy:

-Làm sao có chuyện đó được! Không! Không thể nào! Sao bà không vào bệnh viện xin một thử nghiệm?

Tôi nghĩ đến những gian pḥng trong nhà thương, màu tường lạnh, vôi trắng toát, những người y tá qua lại, tôi rùng ḿnh:

-Vâng! Rồi tôi sẽ vào bệnh viện, nơi đây phải chịu một cuộc giải phẫu nhỏ để họ lấy ra một chút tế bào, đem thử nghiệm th́ mới quyết định chính xác được.

Chúng tôi ngồi bên nhau, im lặng. Hẳn nhiên là Th́n đă hiểu rơ nguyên do tôi từ chối lời cầu hôn của chàng đêm qua. Nhưng, c̣n chuyện mà tôi đă gặp lại cố nhân, tôi có nên nói cho Th́n biết không? Việc tôi bị bệnh đâu phải là nguyên nhân chính để từ chối lời cầu hôn của chàng? Nhưng tôi không nói thêm câu nào nữa khi nh́n thấy vẽ ưu tư của Th́n trên vầng trán. Giây lâu sau chàng bảo tôi:

-Thứ Hai này, tôi sẽ đưa bà vào bệnh viện.

Tôi vội vàng:

-Khoan đă anh! Tôi chẳng dám làm phiền anh. Tôi phải thu xếp chút công việc trước khi vào bệnh viện, hơn nữa..

Th́n quyết định dứt khoát:

-Công việc ǵ th́ cũng phải bỏ hết, sức khỏe của bà mới là điều quan trọng. Tôi nghĩ rằng ḿnh nên chữa trị sớm th́ mới kết quả..

Tôi muốn nói cho Th́n biết, Y Khoa của Mỹ dù có tối tân cách mấy cũng đầu hàng một số bệnh ung thư. Việc chữa trị chỉ để kéo dài thời gian sống mà thôi, nhưng tôi lặng thinh. Nỗi buồn dâng lên như sóng triều. Tôi nghĩ đến những viên thuốc ngủ nào đó, sẽ đưa tôi ra khỏi cuộc đời, hơn là phải chịu những chữa trị đớn đau bằng hóa chất, mổ xẻ. Nghĩ đến lúc ḿnh nằm xuôi tay, hồn bay lên cơi trên nh́n lại nhân gian bỏ lại sau lưng, trong đó có đứa con gái thân yêu, một người t́nh lỡ và những người bạn thân thiết..Không biết tôi có đủ can đảm, đặt những viên thuốc ngủ đó vào miệng hay không? Tôi nghĩ đến sự cô đơn của ḿnh rồi bật khóc. Phạm Du trở lại nhưng với những sợi tơ chằng chịt của một gia đ́nh. Th́n ở đó, quá gần, trong tầm tay nhưng chưa bao giờ có một chỗ đứng trong trái tim tôi. Bây giờ, tôi lâm bệnh hiểm nghèo, tôi lại càng không thể quyết định bất cứ điều ǵ, nhất là cho một cụôc hôn nhân.

Khu vườn quanh nhà vắng vẻ không một tiếng chim hót, chỉ có bóng nắng tàn tạ của một ngày sót lại. Màu vàng héo hắt của những đóa hoa không tên ủ rũ ở một góc sân, như đang nh́n tôi chế nhạo. Th́n nắm tay tôi an ủi, giọng chàng trầm ấm. Tôi nghĩ đến cuộc hôn nhân của Tiểu Hạnh sắp tới. Tôi nghĩ đến cuộc hôn nhân của ḿnh. Có bao giờ trong cuộc đời con gái, tôi nghĩ duyên phần của ḿnh sẽ lận đận như thế này đâu! Tôi chỉ một ước mơ rất nhỏ trong cuộc đời người đàn bà. Yêu và lấy được người ḿnh yêu, sống cho tàn cuộc đời. Trời ơi! Tôi có bao giờ nghĩ rằng, đă sống hết nửa đời người rồi mà vẫn chưa có một cuộc sống hạnh phúc, rồi bây giờ lại vướng vào căn bệnh nghịêt ngả!

Càng suy nghĩ, nước mắt càng tuông chảy thành gịng, tôi quên hẳn bàn tay ḿnh đă được Th́n nắm giữ, thật trang trọng với ánh mắt thương yêu. Để cho tôi thổn thức vài phút, chàng đánh tan bầu không khí buồn thảm chung quanh, bằng cách nh́n bâng quơ trên trời rồi tiên đoán:

-Đêm nay thế nào trời cũng mưa. Không khí nặng nề và không mấy tốt cho bà đâu. Bảo Khanh, ta vào nhà đi.

Tôi nín khóc, lo lắng nh́n trời, nhớ đến con gái. Khi vào nhà, tôi cảm thấy trống rỗng, không biết nói chuyện ǵ với Th́n. Những điều muốn thổ lộ, đă biến đi sau cơn tức tửi. Tôi kể lại dĩ vảng cho Th́n nghe cũng chẳng ích ǵ. Tại sao tôi cứ đi t́m hoài, t́m măi bóng dáng kỷ niệm mà không mở ṿng tay, đón nhận hạnh phúc thật gần với ḿnh: tôi sẽ có một tấm chồng giàu có, sẽ đi nghỉ mát mỗi dịp hè, sẽ đi đánh bạc ở Las Vegas, sẽ đi Hawaii xem thắng cảnh. Xa hơn nữa, sẽ du lịch Paris, Hồng Kông mua sắm mỗi năm. Đời người đàn bà nào mà chẳng mong điều ấy? Sao tôi cứ lanh quanh đi trên con đường lư tưởng của ḿnh, con đường chẳng mấy người đàn bà nào nghĩ đến!

Đúng như lời tiên đoán của Th́n, trời đổ mưa tầm tả, rồi gió lớn thổi vù vù. Tôi gọi điện thoại sang nhà hàng xóm, xem con cái của họ đă về nhà chưa. Cứ mỗi lần thời tiết mưa băo, tôi lại càng âu lo. Sự vắng vẻ quạnh quẽ của hai mẹ con, đôi khi làm tôi ưu tư, nhất là từ khi thấy con gái lớn vượt hẳn lên, tôi lại càng lo cho nó.

Th́n bật quẹt, châm thuốc, dáng tư lự. Tuy chàng không nói ra, nhưng tôi cảm thấy chàng như có một bổn phận nào đó, phải lo lắng cho tôi. Đó là t́nh yêu? Trong giây phút đau yếu như thế này, tôi thấy cần một bờ vai để ngă đầu vào khóc, cần một chiếc bóng vững chắc để nương dựa. Chiếc bóng đang ở cạnh tôi, chỉ cần vươn tay ra là nắm lấy, tại sao tôi chần chờ? Chắc là tôi phải nhờ đến sự cố vấn của Tiểu Hạnh để giải quyết tâm sự nặng nề của ḿnh.

* * *

Trinh về đến nhà, trời đă tối hẳn. Th́n đề nghị đưa hai mẹ con đi ăn nhà hàng, nhưng Thục Trinh không chịu, nó muốn nấu ăn để đăi khách.

Buổi cơm thanh đạm với những món ăn Việt Nam làm Th́n thích thú. Chàng ngồi ăn, tủm tỉm cười như đang nghĩ đến một tương lai gần, có tôi trong đời sống của chàng. Bắt gặp ánh mắt âu yếm của Th́n, tôi bối rối, ḷng tràn đầy hối hận. Tại sao tôi cứ để cho Th́n sống trong hy vọng. Tôi thật là độc ác, phải không?       

Khi đồng hồ điểm 8 giờ, Th́n cáo từ. Khi bóng xe của Th́n đă khuất, vào nhà tôi gọi Tiểu Hạnh và vào đề ngay:

-Nếu bạn có rảnh, ghé tôi một chút. Tôi có chuyện quan trọng muốn nhờ.

-Trời ơi, mưa ào ào thế này mà hành người ta. Bảo Khanh không thể nói qua điện thoại được sao?

Tôi vội vàng vén màn cửa nh́n ra, sực nhớ rằng vùng của Tiểu Hạnh khác với vùng của tôi. Trời đen nghịt, gió thổi ào ào, tôi bật cười nhận thấy sự vô tâm của ḿnh:

-Ừ nhỉ, ḿnh quên mất. Th́ tôi nói với bạn qua điện thoại cũng được.

Rồi tôi kể chi tiết cho Tiểu Hạnh nghe moi việc, những điều muốn nhờ nàng nói lại với Th́n. Tiểu Hạnh im lặng nghe, rồi thở dài. Nàng an ủi:

-Bảo Khanh đừng quá lo. Ngày mai, tôi sẽ đưa bạn vào bệnh viện. Tôi nghĩ rằng, người nữ bác sĩ kia chỉ định bệnh sơ khởi, c̣n muốn biết chắc, phải làm thử nghiệm. Tuy nhiên, câu chuyện bạn nhờ tôi tŕnh bày lại với Th́n, tôi nghĩ rằng không nên nói bây giờ. Chẳng có ích lợi ǵ. Chờ bạn khỏe mạnh đă!

Sau đó, Tiểu Hạnh kể cho tôi nghe những trường hợp các bác sĩ định bệnh lầm, gây sự thất vọng buồn bả cho bệnh nhân. Tôi nghe Tiểu Hạnh khuyên giải, bỗng thấy chút hy vọng. Ừ, tại sao tôi không nghĩ đến điều này nhỉ? Tại sao tôi lại ôm lấy nỗi ưu tư một cách quá vội vàng. Sau cùng, tôi đồng ư để Tiểu Hạnh lo mọi việc cho ḿnh, rồi cứ từ từ mà tính.

Sáng hôm sau, tôi dậy sớm mặc dù không ngủ trọn giấc đêm qua. Khi đồng hồ tới con số 9, tôi nhận điện thoại của Phạm Du. Chàng cho hay, bé Bích Liên trở bệnh, chàng vừa đưa bé vào nhà thương. Tuy nhiên, cuối tuần này, chàng vẫn về thăm tôi như lời đă hứa. Tôi không nói lời nào. Ḷng tràn ngập nỗi buồn. Không cha mẹ, chị em, tôi thật sự quá cô đơn. Tuy quen biết nhiều người, nhưng đó chỉ là sự xă giao trong công việc. Mỗi lần nghe họ kể chuyện gia đ́nh, ḷng thêm buồn. Họ có nhiều bờ vai của thân nhân để chia xẻ, để an ủi, cậy nhờ, để dựa vào đó mà khóc. C̣n tôi, chung quanh vỏn vẹn hai mẹ con. Bây giờ, có đau khổ mới thấy t́nh gia đ́nh, t́nh bằng hữu thật là quí giá. Trứơc khi cúp máy, tôi nói với Du đừng quan tâm đến tôi, hăy lo cho Bích Liên cho tṛn bổn phận làm cha. Tôi tuyệt nhiên không nói ǵ về việc ḿnh sẽ vào nhà thương ngay bây giờ.

Tôi trang điểm xong, Tiểu Hạnh tới. Nàng bảo tôi gọi người bác sĩ gia đ́nh, làm thủ tịch thử nghiệm. Có thể tôi sẽ phải ở nhà thương đôi ngày. Tiểu Hạnh sốt sắng, lo liệu cho tôi như một người chị. Tôi buồn bả nên cứ thừ người, chỉ biết gửi cho nàng tia nh́n biết ơn. Khi tới bệnh viện, Tiểu Hạnh nắm tay tôi, ân cần:

-Bảo Khanh đừng quá ưu tư. Mọi việc để ḿnh lo liệu. Bạn bè cần nhau ở lúc này.

Khi tôi vào nhập viện, Tiểu Hạnh phải về lo công việc của nàng. Tôi nằm trên giường, nước mắt chảy dài, thấy ḿnh thật cô đơn. Nỗi cô đơn thật to lớn. Những người y tá dù có ân cần, tận tụy cách mấy đi nữa cũng làm cho tôi lẽ loi. Mắt xanh, tóc vàng, giọng ngoại ngữ như chim hót làm tôi thấy ḿnh thêm cô quạnh. Tôi nh́n măi khung trời xanh qua cửa sổ mà nhớ cha mẹ, chị em. Ngày c̣n thơ ấu, đau ốm ǵ cũng có cha mẹ bên cạnh. Nóng lạnh vài ba ngày cũng có bạn đến thăm. Hôm nay giữa xứ người mênh mông, thèm biết mấy một giọng nói thân quen, một bàn tay ân cần để an ủi, xoa dịu.

Buổi chiều hôm đó, sau khi Thục Trinh ghé thăm, tôi được đưa vào pḥng giải phẫu để làm thử nghiệm. Trước đó, tôi muốn gọi điện thoại cho Du, nhưng nghĩ đến chàng đang bận rộn với bệnh t́nh của Bích Liên và đang giải quyết những rối rắm với Phượng, ḷng tôi bỗng dưng tê lạnh. Bây giờ, tôi thắm thía ư nghĩa của chữ phu thê. Bây giờ biết rằng tạo hóa xếp đặt đâu vào đó. Cuộc đời người nam, cần có người nữ để được săn sóc. Cuộc đời người nữ cần có người nam để được hờn nũng, chiều chuộng.

Tôi suy tư cho đến khi leo lên giường của pḥng giải phẫu.

*

*   *

Tôi tỉnh dậy với cảm giác đau nhói ở bụng dưới. Sợ con âu lo, tôi làm tỉnh, cười tươi để trấn an nó. Trong giây phút này, tôi biết rằng, nó c̣n cô đơn hơn tôi nữa. Giá mà nó có một người cha để đứng bên cạnh nói, lo cho tôi, an ủi nó. Nếu tôi có bề ǵ, nó sẽ đở quạnh quẻ trong cuộc đời lừa lọc. Nó thầm th́:

-Bác Th́n vừa đến lúc mẹ hăy c̣n ngủ. Bác nói không sao, vài hôm mẹ về.

Tôi hỏi:

-Cô Tiểu Hạnh tối nay sẽ ngủ với con chứ?

Thục Trinh gật đầu, giọng vui vẻ:

-Mẹ an tâm. Con cũng lớn rồi, chứ có c̣n nhỏ đâu mà mẹ sợ. Tuy nhiên, cô nói sẽ đến ngủ với con cho mẹ vui, mẹ khỏi lo.

Tôi yên tâm, nói với nó:

-Thôi, con về học bài. Mẹ nằm đây không sao đâu. Cần ǵ, mẹ gọi y tá.

Chiếc giường cạnh tôi không có bệnh nhân, con bé đề nghị:

-Chốc nữa, mẹ xin Bác sĩ của bệnh viện, cho con vào ngủ với mẹ.

Tôi lắc đầu:

-Con phải về trông coi nhà cửa.

Nó trả lời:

-Nhà cửa có ǵ đâu mà phải lo! Mẹ nằm đây một ḿnh, rủi nửa đêm khát nước, ai lo cho mẹ?

Tôi từ chối ư định ngủ lại nhà thương của Thục Trinh đúng lúc Th́n trở lại cùng với Tiểu Hạnh. Hoa tươi và những lời chúc mừng với chữ viết nắn nót của Th́n trên tấm Thiệp làm tôi thật sự cảm động. Tôi khóc nhẹ nhàng trước những ân t́nh của hai người bạn. Giờ phút đó, người tôi cần đến là Phạm Du. Chàng đang ở xa tôi bốn giờ bay. Giờ phút này, có thể chàng đang ngồi bên giường bệnh của bé Bích Liên. Cạnh kề chàng có Phượng. Cơn đau bất thường của bé Bích Liên có kéo chàng trở lại với Phượng không?

Tôi nằm trên giường bệnh mà trí óc cứ lang bạt trên một khoảng trời nào đó.

Để cho Th́n ở lại bên tôi riêng rẽ, Tiểu Hạnh và Danh kiếm cớ đưa Thục Trinh đi ăn tối. Sau khi mọi người ra khỏi pḥng, Th́n kéo ghế ngồi bên giường tôi ân cần:

-Tôi có mang cho bà nhiều sách thật hay, mới phát hành.

Tôi bật cười:

-Anh có th́ giờ đâu mà đọc sách, để biết cuốn nào mới phát hành!

Th́n chống chế:

-Th́ tôi hỏi cô bán sách, có ǵ khó đâu! Chỉ sợ mua nhầm sách cũ, th́ mất...điểm với bà hết!

Người đàn ông này luôn có những săn sóc thật ân cần dành cho tôi, những cử chỉ đó trong giây phút này thật đáng quí. Tôi ḍ dẩm hỏi chàng:

-Anh có nghe bác sĩ nói bao giờ sẽ có kết quả cuộc thử nghiệm này không, chừng nào tôi sẽ được về nhà?

Th́n kéo chăn đắp cho tôi, trả lời:

-Nội trong chiều mai là có kết quả. Khoảng hai ngày sau bà được về, Tiểu Hạnh muốn bà nằm trong này vài ngày tịnh dưỡng. Mọi sự có chúng tôi lo. Bà yên tâm nhé.

Tôi im lặng. Thời gian từ đây cho đến ngày mai, quả là quá dài cho một kẻ đang chờ đợi kết quả của đời ḿnh. Tôi vừa sợ hăi, vừa nôn nao. Cho dù biết tằng mọi sự cứ phó mặc cho định mệnh nhưng sao trong ḷng vẫn cứ trùng trùng sự băn khoăn.

Thấy tôi ưu tư, Th́n kiếm đủ thứ đề tài kể cho tôi nghe. Giá vàng lên xuống hôm nay, thị trường chứng khoán thế nào, chuyện làm ăn mua bán của chàng. Hơn ai hết, tôi biết chàng rất bận rộn với việc kinh doanh. Những giờ phút chàng ngồi bên tôi là bằng chứng của t́nh yêu thương. Tuy nằm nghe Th́n nói chuyện, mà trong trái tim tôi vẫn nghĩ đến Phạm Du.

Khi đến giờ bệnh viện bắt buộc thân nhân phải ra về, tôi nằm một ḿnh trơ trọi trong gian pḥng. Tôi xem tivi, đọc các cuốn sách Th́n vừa đem vào, nhưng không lănh hội được điều ǵ, v́ tôi cảm thấy nhớ căn pḥng quen thuộc, không khí bận rộn của một ngày làm việc. Tôi thèm nghe tiếng chuông điện thoại reo vang....Nếu mai này, kết quả xác định tôi mắc bệnh hiểm nghèo, th́ thật là một bản án khắc nghiệt nhất của định mệnh dành cho tôi. C̣n nếu may mắn qua được sự kinh hoàng này, tôi sẽ trả lời sao với Th́n. Tuần tới đây, Phạm Du sẽ về, sẽ ở bên tôi suốt tuần như lời chàng hứa...

Tôi buông sách, tắt ti vi, lẩm nhẩm gọi tên cha mẹ, ước ao linh hồn ông bà sẽ pḥ hộ cho tôi, giúp cho thêm năng lực. Rồi tôi thiếp đi với các h́nh ảnh hỗn độn.

Sáng sớm, khi những giọt nắng tràn vào căn pḥng th́ người Y Tá đánh thức tôi bằng bữa ăn sáng. Tiểu Hạnh đến, đôi mắt nàng trũng sâu dưới lớp phấn trang điểm, tôi hỏi:

-Đêm hôm qua, lạ nhà chắc bạn không ngủ được? Tôi làm phiền bạn nhiều quá!

Tiểu Hạnh gạt ngang:

-Sao bạn hay thắc mắc ba cái chuyện lặt vặt quá. Vài bữa nữa, bạn về rồi, tôi có muốn đến ngủ, chắc bạn cũng không cho!

Tôi nín bặt, v́ biết nàng ám chỉ đến ngày nào đó, Du sẽ có mặt bên tôi. Tôi sẽ có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, mà không muốn có người phá rầy! Nhưng đó là chuyện xa vời. Biết tôi có c̣n sống để hưởng hạnh phúc tuyệt vời đó không?

Tôi nhớ đến bửa cơm chiều với Phạm Du ở ngoài vườn của một ngày hạnh ngộ, ḷng chợt thấy êm ả. Tôi vẫn từng mơ ước trong đời, có được người chồng với tất cả yêu thương dâng hiến. Để từ nơi đó, tôi trao gửi t́nh yêu của ḿnh qua chén cơm, đôi đũa trao tay. Tôi vẫn mơ một buổi cơm có những cọng rau xanh mướt trên chiếc dĩa viền vàng, bát canh bốc khói trong đôi mắt đầm ấm của một người. Trời ơi, ước mơ nhỏ đó, đến nửa đời người rồi mà tôi vẫn chưa đạt được. Bao nhiêu năm qua, chỉ có hai mẹ con tôi bên mâm cơm..Ăn qua loa qua ngày, dùng công việc miệt mài để lấp đi khoảng trống, nh́n những người đàn ông chung quanh hửng hờ như buổi chiều ôm song cửa, ngắm lá mùa thu rụng quanh sân nhà.

           
Tiểu Hạnh thấy tôi bỗng im bặt vội vàng nắm lấy tay tôi âu yếm:

-Nè, bà giận tôi hả. Đừng nghĩ vu vơ nữa. Ngày mai hay ngày mốt là về lại nhà. Mấy người bệnh hay hờn mát lắm. Thích ăn ǵ không? Trưa nay tôi mang đến.

Tôi vội vàng lắc đầu:

-Thức ăn ở đây cũng tạm được. Cho dù ḿnh không thích đồ ăn Mỹ, nhưng phải công nhận là họ nấu ngon. Cám ơn bồ nhiều. Thôi cứ đi làm đi.

Tiểu Hạnh kéo ghế ngồi xuống bên cạnh giường:

-Ngồi chơi tí đă! Vội ǵ. Thôi kỳ nầy về th́ lo tiến ..tới cho rồi. Khi đau ốm như thế nầy mới thấy tủi thân. Nhất là ở xứ lạ quê người, thân nhân không có.

Tôi ầm ừ:

-Có ai trong cuộc đời nầy mà muốn sống cô đơn đâu. Nhưng bà thấy không, càng lớn tuổI trái tim ḿnh càng khó mở rộng. Chẳng hạn như t́nh cảm của Th́n đă dành cho tôi từ bao lâu nay. Tôi thật khó nghĩ. Đă hai lần tôi lập gia đ́nh v́ bổn phận, tôi sợ quá những chuyện buộc ràng. Tôi tưởng ḿnh có thể sống như thế nầy như mấy năm qua. Thấy Thục Trinh càng ngày càng lớn, vừa mừng, vừa lo. Chỉ một ít lâu sau nó cũng sẽ rời bỏ tôi mà đi theo luật của Tạo Hóa. Ḿnh c̣n lại cô quạnh. Nhưng bước vào hôn nhân mà không có t́nh yêu khác nào tự đào hố chôn ḿnh. Bây giờ gặp lại Phạm Du, tôi có cảm tưởng như một giấc mơ, nhưng tiếc rằng chàng đă bị ràng buộc. Và để cho chàng chặt đứt cuộc hôn nhân đang có v́ tôi để bé Bích Liên mất cha, tôi lại cảm thấy trong ḷng bất ổn.

Vừa nói chuyện với Tiểu Hạnh tôi vừa x̣e bàn tay của ḿnh ra để chăm chú nh́n. Những đường chỉ tay chằng chịt chứng tỏ tôi có một đời sống nội tâm vô cùng phong phú mănh liệt. Con đường t́nh trên chỉ tay bị cắt năm bảy chỗ, chẳng biết biểu hiệu cho những đổi thay ǵ, nhưng tôi thấy quả thật số ḿnh long đong. Tiểu Hạnh thấy tôi ưu tư nàng đổi đề tài sang chuyện khác. Biết bạn lo, tôi giả bộ tươi vui để tham gia ư kiến, nhưng ḷng tôi nóng hơn lửa đốt, tôi mong người Bác Sĩ đến khám để hỏi kết quả cuộc thử nghiệm. Tôi nh́n đồng hồ hoài làm Tiểu Hạnh sốt ruột. Nhưng sau cùng th́ nàng cũng rời nhà thương để lo công việc của nàng.

Tôi đặt biết bao nhiêu câu hỏi về sức khỏe của ḿnh. Măi cho đến khi Bác Sĩ xuất hiện ở ngưỡng cửa pḥng báo tin cho tôi bằng một giọng ṛn như tiếng pháo:

-Xin báo tin vui với bà. Kết quả thử nghiệm cho biết đó là một loại buớu hiền mà thôi. Có thể chữa trị được. Đây là kết quả chính xác 98%.

Tôi cảm thấy hai bàn tay ḿnh lạnh toát. Cảm giác vừa vui mừng, vừa nôn nao như một kẻ bị rớt xuống vực thẳm vừa được kéo lên dưới ánh sang chan ḥa của mặt trời. Nước mắt ràn rụa, tôi nắm chặt lấy cánh tay của người nữ BS không nói lấy một câu. Cho đến khi bà quay lưng đi ra cửa, tôi mới cất tiếng nói cám ơn.

Hai ngày c̣n lại nằm tịnh dưỡng trong bệnh viện đối với tôi dài lê thê. Tôi nôn nóng được trở lại với công việc hằng ngày, v́ chỉ có như vậy tôi mới không có th́ giờ nghĩ vu vơ đến những chuyện t́nh cảm. Buổi sáng đứng trong cửa sổ nh́n ra lề đường thấy người qua lại, cảm thấy sức khỏe là một vật vô giá không thể nào mua được, mới cảm thấy ư nghĩa của cuộc sống, của sự làm việc. Tôi toan tính vạch ra nhiều việc và bỗng dưng tôi khám phá ra một điều: Muốn t́m ư nghĩa của cuộc sống phải yêu người, yêu đời và yêu ḿnh.

Tôi vào pḥng tắm, nh́n h́nh ảnh ḿnh vơ vàng trong gương soi. Mái tóc dài buồn thảm. Đôi mắt lúc nào cũng u uẩn.  Tôi vừa vuốt tóc vừa nghĩ thầm. Ngày rời khỏi bệnh viện, việc đầu tiên tôi sẽ cắt tóc ngắn. Tôi sẽ thay màu phấn hồng đậm trên đôi g̣ má xanh xao. Tôi sẽ tô xanh đôi mắt để làm mất đi nét đen tối u uẩn của ḿnh. Tôi sẽ thay áo đen, áo nâu, áo tím bằng áo vàng, áo xanh, áo hồng. Tôi sẽ tô son đỏ bước chân vào cuộc đời với đôi mắt khác. V́ tôi đă sống lại thật rồi. tôi sẽ không c̣n ôm nặng cái mặc cảm sắp sửa rời bỏ cuộc đời. Và những công việc đă hoạch định, tôi sẽ có cơ hội để hoàn thành.

Tôi rời bệnh viện về nhà sớm với một tâm hồn đổi khác. Tôi nói chuyện nhiều hơn, vui vẻ hơn với tất cả mọi người. Tuy có gầy đi sau cuộc giải phẫu nhưng sức khỏe tôi b́nh phục một cách mau chóng v́ niềm tin yêu tràn ngập trong tâm hồn.

Sau một lần vào bệnh viện, sau những ngày tưởng như ḿnh đang nắm tay thần chết để bước chân lần vào vùng tối tâm của đời sống bên kia, tôi cảm nhận những ngày ḿnh c̣n đầy sức khỏe, sinh lực là những ngày thật đáng quư. Sao cứ mải mê đi t́m cái bóng ma trùng điệp của dĩ văng?

Mấy hôm nay không thấy Du gọi đến thường xuyên nữa. Có lẽ bị bịnh t́nh cuả Bích Liên đă là những trở ngại chính. Tôi cũng không c̣n muốn nghĩ đến Du quá nhiều như trong suốt những tuần qua. Bởi v́ nếu định mệnh có đặt cuộc đời tôi vào trong tay chàng th́ hẳn sẽ có nhiều phương tiện và hoàn cảnh giúp đỡ chúng tôi thực hiện những ước mơ ngày xưa.

Mùa Hè đă tàn từ trong những cơn gió nhẹ. Trời mát hơn và đêm cũng ngắn hơn. Những đứa học tṛ lũ lượt mua sắm sách vở vào trường. Tôi đưa Thục trinh đi chọn quần áo,  học cụ cho  niên học mới mà ḷng mơ hồ trở lại thời học tṛ ngày xưa của ḿnh.

Con đường đi đến trường của một ngày đầu niên học bao giờ cũng ṛn tan tiếng cười. Những bước chân sáo tung tăng. Áo trắng bay theo tóc thề …Những gói chùm ruột, me chua ở góc đường Phan Đ́nh Phùng. Những ly chè đậu đỏ. Những dĩa khô ḅ đầy ớt cay xé làm hồng đôi môi lũ con gái hay ăn quà vặt..Ngay trong đêm đi mua sách vở cho Thục Trinh của một ngày cuối tuần, tôi lại miên man trở về bóng dáng kỷ niệm cũ. Bây giờ sống trên xứ người. Mua sách vở cho con ở trong một chợ Mỹ ngăn nắp, sạch sẽ, và im vắng. Tôi thèm cái không khí đầy tiếng cười nói, trả giá, rao hàng của ngôi chợ cũ ở quê hương xa xôi. Con tôi vừa ra khỏi cửa là lên xe bus, hoặc lái xe nhà. Nó không có được thú vui của một thời học tṛ ngây thơ  thênh thang chân sáo từ nhà đến trường, thỉnh thoảng theo sau có bước chân và đôi mắt của một người khác phái theo dơi. Ngày đó, tôi  đă có Du đón đưa, chờ đợi ..Tôi lắng ch́m trong mối cảm xúc mênh mang mà quên ḿnh đang ở giữa chợ măi cho đến khi Thục Trinh đập nhẹ vào vai tôi khẻ hỏi:

-Mẹ cần ǵ nữa không th́ ḿnh về.

Mẹ con tôi về đến nhà th́ trời đă tối mịt. Đêm Thứ Sáu thiên hạ lũ lượt ngoài đường. Tôi đang bâng khuâng ở một ngă tư đèn đỏ trên con đường về nhà th́ thấy bóng xe Th́n đă chạy song song. Chàng bấm kèn rồi ra dấu rũ mẹ con tôi đi ăn.

Xe ngừng ở đầu ngơ, tôi cho Th́n hay là tôi đă có thức ăn ở nhà và c̣n nhiều việc phải làm Th́n chỉ cười rồi phóng xe đi thẳng. Bao giờ cũng vậy, Th́n luôn luôn chấp nhận những ư muốn của tôi mà không một lời phản kháng…Tôi không biết phải đáp tạ lại t́nh yêu của Th́n bằng cách nào khi mà trong trái tim tôi, chuyện ngày xưa muôn đời vẫn là cái bóng đậm màu.

Sau khi mang hết thức ăn vào nhà, vừa dọn cơm Thục Trinh vừa nhắc Du:

-Mẹ à., Bác Du nói lễ nầy về đưa mẹ con ḿnh đi chơi. Sao không thấy bác về mẹ nhỉ?

Tôi ậm ừ trả lời :

-Ừ ! Chắc bác bận việc nhiều lắm. Con có muốn đi chơi đâu không th́ mẹ đưa đi?

Thục Trinh trả lời ngoan ngoăn:

-Dạ không ! Con chỉ hỏi vậy thôi chớ mẹ vừa đau dậy, đi ra ngoài nhiều cũng không tốt cho mẹ đâu.

Tôi ngồi yên nh́n bóng dáng con ra vào ngoan hiền trong ngôi bếp nhỏ ḷng tôi bỗng dưng nhói buốc. Đêm nay, đêm cuối tuần của một ngày lễ lớn, mọi gia đ́nh đều đầm ấm bên nhau ..Tuy không nói ra nhưng trong ḷng tôi vẫn mong có Du hiện diện ..Nhưng nghĩ đến cảnh mẹ con Phượng phải lẽ loi v́ Du t́m về với chúng tôi, tôi lại se ḷng. Trời ơi! Cái hạnh phúc nếu tôi có đoạt được trong tay Phượng và Bích Liên đi nữa th́ muôn đời cái bóng dáng lẽ loi của họ cũng sẽ ám ảnh tôi hoài hoài. Chuông điện thoại lại réo vang. Tôi nhắc ống nghe, giọng nói mệt mỏi. Từ bên kia tôi nghe giọng nói quen thuộc của Du cất lên. Chàng cho hay bé Bích Liên đă bớt bệnh và chàng sẽ về thăm tôi vào chiều ngày mai. Chàng cũng xin lỗi tôi đă không điên thoại từ mấy ngày hôm nay về nhiều việc và chàng sẽ nói rơ hơn khi gặp lại. Trong một giây bỗng tôi thay đổi ư định.

Tôi bảo chàng:

- Ngày mai em có một buổi họp lớn ở California. Có lẽ em sẽ mang cả Thục Trinh đi    luôn …

Du khựng lại trước tin ấy. Chàng bối rối:

-Như vậy có nghĩa là em không muốn anh về thăm em?   

Tôi ngập ngừng:

-Không phải vậy. Nhưng bé Liên vừa hết bệnh. Anh nên ở nhà săn sóc cháu vài hôm. Anh bỏ đi như vậy, em thấy không tiện. .Hơn nữa, em cũng phải đi Cali…

Du không được vui, tôi  cũng chẳng nói ǵ thêm nữa.  Khi cúp  máy xuống tôi ngồi thừ như pho tượng gỗ. Tôi ước mơ ǵ đêm nay? Tôi ước mơ có được một gia đ́nh hạnh phúc. Tôi ước mơ có được một người chồng mà tôi sẽ hết ḷng thương yêu. Du ở đó tuy gần mà xa. .Tôi biết rằng nếu tôi muốn tôi sẽ có Du ngày mai và sẽ có Du măi măi,  nhưng tôi cứ nghĩ đến hai bàn tay nhỏ bé của Bích Liên. Tôi cứ tưởng đến đôi mắt tṛn xoe của nó nh́n tôi oán trách là tâm tư không thể nào yên ổn được.

Những ngày lễ Lao Động trôi qua trong nỗi buồn cô đơn. Houston đầy ngập những chương tŕnh văn nghệ Dạ Vũ. Hàng quán đầy nghẹt người từ các thành phố nhỏ về vui chơi. Tiểu Hạnh và Danh ghé nhà đưa hai mẹ con tôi đi khắp nơi. Chỗ nào cũng ghé. Chổ nào cũng đến. Tôi ngồi giữa những tiếng cười nói lao xao mà thấy ḷng ḿnh lạnh giá. Niềm vui của tôi không phải ở giữa tiếng nhạc chập chùng đầy khói thuốc. Niềm vui của tôi không phải ở trong những ngôi nhà hàng lớn cửa kính sáng choang. Niềm vui của tôi ao ước bé nhỏ vỏn vẹn có một người ở bên cạnh để tôi được trao khăn mặt trong những buổi trưa hè. Nấu cho người tô canh chua thật nóng những ngày Đông trở lạnh.

Thấy tôi cứ bần thần dă dượi trong những cuộc vui, Tiểu Hạnh không được hài ḷng. Nàng bảo:

-Làm nhà văn, nhà báo chi thêm mệt. Đầu óc lúc nào cũng lẩn thẩn chuyện nọ chuyện kia. Bà đừng quên, bà đă ..nửa đời người rồi đó. Không c̣n bé bỏng ǵ đâu!

Tôi chỉ nhếch môi cười mà không trả lời với Tiểu Hạnh. Thật t́nh tôi không biết phải trả lời ra sao nữa. Tôi đang cô đơn và cảm nhận thấy niềm cô đơn ấy bao la hơn những ngày nằm bệnh viện. Tôi đang có hai người đàn ông ở sau lưng và trong tầm tay với…Tại sao tôi lại cứ phải bơi lội măi trong niềm cô đơn mênh mông đó mà không chọn cho ḿnh một hướng để bước tới?

Thục Trinh đă đi học lại sau ngày Lễ lớn. Tôi thu xếp bớt công việc đế có th́ giờ ngơi nghĩ tịnh dưỡng. Tôi ở nhà hơn đi ra phố. Du gọi điện thoại về cho tôi thường xuyên hơn. Khi biết tôi cô đơn trong suốt tuần lễ vừa qua mà không đi Cali như đă nói, Du lộ vẽ giận dữ. Chàng hỏi tôi:

-Ty Ty! Em nên thành thật cho anh biết . Em nghĩ ǵ mà đă làm như vậy?

Tôi bối rối:

-Em thật khó nghĩ khi thấy anh bỏ Phượng và Bích Liên để về với em.

Du gạt phắt:

-Đừng quên rằng Phượng không cần điều đó. Nàng cần được mọi người nh́n thấy trong các buổi tiệc đầy khói thuốc. Không có anh, Phượng vẫn có người đưa đón.

Tôi ngập ngừng:

-Nhưng ..c̣n Bích Liên?

Du bảo:

-Bích Liên c̣n quá nhỏ để cảm nhận điều đó. Em đừng bắt anh phải hy sinh. Anh đă mất quá nhiều trong cuộc chiến rồi. Mất người yêu. Mất cả một khoảng thời gian dài tù tội. Em không nh́n thấy tóc anh đă có sợi bạc? Anh đă sống cho anh được bao nhiêu ngày?

Tôi im thin thít khi nghe giọng Du càng gay gắt hơn trong ống nói. Khi chàng dứt lời tôi chỉ biết th́ thầm:

-Em ..em xin lỗi.

Trong môt giây nào đó, tôi đă làm đúng lại những cử chỉ ngày xưa, khi Du vừa là người yêu, vừa là thầy dạy. Mỗi lần chàng quắc mắc trách tôi một điều ǵ tôi chỉ biết lí nhí xin lỗi rồi ngồi im cúi mặt xuống. Mấy chục năm nay rồi tôi mới được nghe giọng nói giận dữ của Du. Trong một thoáng chàng ôn tồn trở lại:

-Ty Ty. Đừng giận anh nghe. Anh hơi nóng. Tuy nhiên nếu em hiểu rằng anh đang ngóng từng giây từng phút mọi thủ tục để thu xếp về với em. Anh đă làm giấy tờ để xin đổi về Houston v́ hăng anh cũng có chi nhánh ở đó. Phượng đồng ư kư giấy tờ ly dị với điều kiện anh ra đi với chiếc xe của anh mà thôi ..Anh nghĩ rằng rồi chúng ta sẽ bắt đầu trở lại. Sẽ bắt đầu trở lại nhé Ty Ty.

Ừ! Rố chúng ta sẽ bắt đầu trở lại với những tháng ngày có nhau như trước. Tôi sẽ không c̣n làm chiếc bóng mơ tưởng đến Du của một thời tuổi nhỏ khi mà tôi c̣n ngày hai buổi đến trường, Du đang bận chiến chinh ở một nơi sa trường nào đó. Cả hai đứa, đêm nào cũng nh́n hoả châu soi ở một góc trời, mà tưởng đến nhau. Tôi sẽ bắt đầu trở lại với mối t́nh yêu thương đậm đà ngày cũ, cho dù bây giờ tôi đă nửa đời người và cả hai đều mang thương tích trong cuộc đời ḿnh. Tôi sẽ không phải mơ là người Y Tá của anh chồng Bác Sĩ mang tên Phạm Du, mà tôi sẽ là người đồng chí hướng cùng anh sống cuộc đời dấn thân tranh đấu, để mong làm một cái ǵ đó đóng góp cho đại cuộc. Ôi! C̣n nỗi sung sướng nào bằng, bởi v́ tôi biết rằng trong giờ phút nầy và măi măi, Du đang nôn nóng, đang chờ đợi từng ngày để bay đến bên tôi. Nghĩ thế, tôi thấy ḷng rộn ră niềm vui, tôi vội vàng:

-Vâng! Chúng ta sẽ bắt đầu làm trở lại. Xin tha lỗi cho em nhé, Du.

Tiếng chàng cười nhỏ:

-Anh không bao giờ quên được nét dịu dàng và chịu đựng của em mỗi khi anh “nổi cơn” rầy la em. Cái dáng dấp đó ám ảnh anh nhiều lắm trong những năm tháng xa nhau, nhất là từ khi anh được thả về, nghe tin em đă mang tên người khác. Anh nghĩ đến sự chịu đựng câm nín của em và anh biết rằng v́ hoàn cảnh nên em mới ..

Tôi ngắt ngang lời chàng:

-Thôi! Du đừng nhắc những chuyện ấy nữa. Đó là những kỷ niệm buồn trong cuộc đời của chúng ta. Không! Không! Cuộc đời riêng của em th́ đúng hơn. Em muốn quên hết những bóng ma dĩ văng cứ ám ảnh em hoài và là một trở ngại lớn trong mối t́nh tái ngộ của bọn ḿnh.

Trong giây phút đó tôi muốn kể cho Du nghe những ngày tháng dài dằng dặt khi tôi lấy chồng và sinh hạ đứa con đầu ḷng. Hùng miệt mài trong thương trường. Thấy tôi u uẩn, chàng hỏi tôi có muốn đi nghĩ mát không? Tôi gật đầu và sáng hôm sau hai mẹ con tôi lên máy bay để đi Nha Trang, một vùng biển cách Sàig̣n hơn 250 cây số để nghỉ mát.

Đón tôi về căn biệt thự nhỏ ở sát bờ biển là hai vợ chồng già. Tôi ở Nha Trang được một tuần th́ đ̣i trở lại. Tôi sợ quá những chiều cô đơn dẫn Thục Trinh lang thang ngoài bờ biển. Tiếng sóng vỗ ́ ầm đưa đẩy vào bờ xóa những bước chân đi qua. Tôi đă từng mơ mộng thuở xa xưa của một tuần trăng mật với Phạm Du, để đi một ṿng từ Nam chí Bắc, từ vùng ven biển đến miền cao nguyên sau ngày đám cưới. Bây giờ tôi đang ở một vùng biển và rất cô đơn …Mỗi lần đưa con đi chơi về, tôi có thói quen dừng lại chiếc quán nhỏ ở sát bên vệ đường để mua khoai lang nóng cho Thục Trinh. Nh́n hai vợ chồng trẻ tuy nghèo, lăng xăng bán khoai mà nét hạnh phúc tràn đầy trong đôi mắt và tiếng nói của họ…Giờ phúc đó tôi nghĩ đến cái hạnh phúc của tôi đang có và nỗi buồn của ḿnh dâng miên man. Ngồi trong quán Số Một của bờ biển Nha Trang, buổi chiều có anh chàng lính trẻ. Anh thấy hai mẹ con tôi cứ thơ thẩn ngoài băi vắng th́ h́nh như để ư. Tôi thấy anh ta gởi cho tôi nụ cười làm quen ..Nhưng tôi cứ cúi gầm mặt xuống tránh ánh mắt dọ hỏi ..và cứ như vậy ba buổi chiều liên tiếp, tôi bỏ Nha Trang đưa con tôi về lại Sàig̣n và tự hứa sẽ chẳng bao giờ trở lại nơi đó nữa.

Mùa Hè năm sau tôi đi Đà Lạt.  Rừng thông vi vút reo.Khí hậu mát lạnh bốn mùa. Hoa nở hồng trên lối đi vào căn nhà nghĩ mát. Tôi có tiền. Tôi có nữ trang. Tôi có con, có chồng giàu, nhưng sao tôi vẫn cảm thấy không có hạnh phúc. Có phải muôn đời t́nh cảm nồng nàn của Phạm Du, vẫn nung nấu hoài trong trái tim thiếu phụ, bởi chồng tôi mê măi nơi thương trường. Bởi giữa tôi và Du có cùng một quá khứ học tṛ. Bởi tôi và Du có cùng chung một thảm cảnh, cả hai đều mất cha mẹ bởi cuộc chiến tranh.

Chuyện tái ngộ lại với người xưa vẫn tưởng như là một giấc mơ mà bây giờ đà thành sự thật. Trời ơi! Sao cứ ngại ngùng hoài mà không dám bước vào đời nhau?

Tôi bảo Du:

-Thật t́nh dạo nầy em không được khỏe. Em lại vừa mới từ nhà thương về nên tâm trạng bất an. Anh đừng để ư đến những lời em nói…

Rồi tôi vắn tắt kể cho Du nghe mọi chuyện. Chàng gắt ầm trong máy:

-Chuyện như vậy mà em không gọi anh về. Rủi ro có bề ǵ rồi ai lo cho em. Bây giờ th́ hẳn em đă yên trí là ḿnh không có bệnh hoạn ǵ nữa hết nhé. Thôi! Gắng ăn ngon, ngủ yên vài bữa anh về.

Ngày hôn sau tôi đi cắt lại mái tóc. Tôi đổi màu son. Thay màu áo. Tôi ngồi trước gương lâu hơn mỗi buổi sáng và mỗi buổi tối. Tôi bắt đầu yêu đời và muốn làm dáng trở lại. Sau những ngày vào bệnh viện tôi thấy tâm hồn ḿnh đổi khác. Tôi dịu dàng và mở rộng ḷng ḿnh hơn…Những bức thư lẩm cẩm của đọc giả gởi đến tôi, tôi đă chịu khó ngồi trả lời thư riêng cho từng người. Tôi nghĩ rằng họ đang cũng cảm thấy cô đơn và cần có người để tâm sự, để hỏi han..Và những bức thư đi thư về đă choán rất nhiều th́ ǵờ của tôi.

Cuối tuần đó Du về như lời đă hứa. Du đi Taxi về tận nhà mà không gọi tôi ra đón để dành cho mẹ con tôi một sự ngạc nhiên. Khi nghe bấm chuông và nh́n thấy Du đứng sừng sững ở ngưỡng cửa, tim tôi bồi hồi như những ngày mới lớn được Du nắm tay, nâng qua cây cầu khỉ ở Lái Thiêu trong một buổi cắm trại.

Chiều hôm đó Thục Trinh đi chơi Tennis chưa về. Tự dưng tôi bỗng thấy ngại ngùng và bối rối. Khi cửa vừa đóng lại, Du ôm chầm lấy tôi và nâng mặt tôi lên :

-Trông Ty Ty lạ hẳn đi thôi. Em có vẽ gầy nhưng trẻ ra. À,  th́ ra người đẹp vưà đi cắt tóc.

Tôi ngượng ngùng đẩy nhẹ Du ra, chàng giật ḿnh :

-Ủa ! Thục Trinh đâu ?

Tôi lắp bắp :

-Nó đi chơi Tennis chưa về …

Du kéo tôi hẳn về phía chàng :

-Vậy mà đẩy mạnh anh ra, làm anh hết hồn. Em ..saovậy ?

Không hiểu sao tôi trả lời thật nhanh :

-Em đói bụng quá. Thôi ! Chúng ḿnh đi ăn.    Vừa nói tôi vừa xách chiếc va ly của chàng đặt gọn trong góc nhà. Tôi quay lưng :

-Em lấy cái áo khoác rồi ḿnh đi nhé?

Du nh́n quanh quất thấy tôi thay đổi cả màn cửa, khăn bàn, chàng tinh quái :

-Chà ! Hôm nay trông em đă lạ. Mà nhà c̣n lạ hơn. Em sửa soạn để đón anh về chứ ǵ?

Tôi vội vàng thay áo rồi đẩy Du ra xe. Sự thật h́nh như tôi đang sợ hăi một điều ǵ đó. Th́ ra tôi đang sợ nụ hôn nồng nàn của Du th́ đúng hơn. Đă nửa đời người và hai lần dang dở, tôi dè dặt và toan tính nhiều hơn. Dù muốn dù không, tôi biết ḿnh vẫn giữ cho Du một chỗ đứng nào đó trong trái tim, nhưng tôi biết rằng cho đến giờ phút nào Du chưa hẳn là của tôi, tôi không muốn đi xa hơn phạm vi phải có giữa hai người. Tôi sợ những dang dở và những trói buộc phiền phức cho ḿnh và điều thiệt tḥi vẫn về phần của người đàn bà.

Tôi đưa Du đến một tiệm ăn và người so đũa không phải là tôi mà là Du. Qua những phút suy tính tôi thấy ḿnh b́nh tỉnh và chững chạc hơn trong câu chuyện. Tôi đặt vấn đề :

-Anh có cho Phượng biết nguyên do anh về đây thường xuyên và nguyên nhân đưa đến chuyện ly dị?

Du ngập ngừng :

-Anh thấy chuyện đó không cần thiết. Nhưng anh nghĩ là Phượng biết anh có quen một người đàn bà nào đó. Tuy nhiên nàng không biết em là một.. cố nhân của anh.

Tôi im lặng một giây rồi thẳng thắn:

-Anh đă đưa đơn ra Ṭa?

-Phượng đă kư tên và thoả thuận những điều khoản mà nàng đ̣i hỏi. Nhà cửa, xe cộ. Tiền trong chương mục th́ chia hai. Anh sẽ phải cấp dưỡng Bích Liên 300 Mỹ Kim một tháng. Sau khi đưa đơn ra Ṭa 30 ngày sẽ có bản án ly hôn. Trong khi chờ đợi anh đă xin hăng đổi về Houston. Đó là một cái job tốt.

Tôi nâng ly nước cam mà không uống. Mặc cảm v́ tôi mà Du chặt đứt cái gia đ́nh đang có của chàng làm cho Bích Liên thành kẻ xa cha, vẫn làm tôi ngại ngần. Hơn ai hết chúng tôi đều biết rằng cần có nhau và đă yêu nhau từ thuở nàọ nhưng nửa đời người rồi, bất cứ một quyết định nào cũng không c̣n cái nôn nao hấp tấp như thuở dậy th́. Hơn nữa, qua bao nhiêu biến cố của đời sống, tôi đă tạo cho ḿnh một cái vỏ sắt để mang vào người và chóng chọi với biết bao cạm bẫy.

Tôi hỏi Du:

-Anh có bao giờ nghĩ rằng sẽ có lúc anh ân hận không?

Du đặt đũa xuống nh́n thẳng vào mặt tôi:

-Em nói ǵ? Ân hận? Anh bao nhiêu tuổi rồi? Nếu không có chiến tranh. Nếu anh không vào lính. Nếu anh không bị bắt th́ chúng ta đă có một cuộc hôn nhân hạnh phúc...Anh không bao giờ nghĩ đến một sự ân hận nào hết. Mất em là một ân hận lớn lao trong đời.

Tôi nh́n sự tha thiết nằm trong đôi mắt của Du khi chàng nói câu cuối cùng. Ḷng tôi chùng xuống.

Chúng tôi ăn xong bữa th́ trời cũng sụp tối. Hai đứa lên xe ra về giữa thành phố sáng choang đèn đường. Lần đầu tiên, xe tôi vương mùi khói thuốc. Tôi nh́n xa lộ đầy xe qua lại,  nghĩ đến một ngày chúng tôi sẽ có nhau trên con đường dài và trên con đường đời, ḷng tôi nao nao. Tôi nh́n chàng. Đôi mắt tôi bắt gặp đôi mắt nh́n trả của Du. Thật nhẹ nhàng Du đặt nhẹ bàn tay lên tay tôi. Chàng nắm chặt. Trong cái nắm tay ấy tôi nghe muôn vạn lời nói yêu thương từ bao nhiêu năm xa cũ hiện về. Tôi ngồi gần lại với chàng hơn và đưa tay bật cassette. Tiếng hát của người ca sĩ nào đó thương vương trong không gian:

-“Ḷng người như chiếc lá trong cơn mưa chiều, nhiều cơn gió cuốn ...“

Hai chúng tôi đă là hai chiếc lá nằm trong cơn băo của đời sống, đẩy đưa mỗi đứa một góc trời và bây giờ tương hợp trên phần đất của xứ người. Định mệnh đă dẫn dắt và để đặt bàn tay tôi nằm trong bàn tay chàng, như thuở nào chàng đệm đàn Tây Ban Cầm cho tôi hát trong một đêm trăng ở sân nhà:

-“Tôi đưa em sang sông. Bàn tay nâng niu ân cần ..Sợ giá buốt bước chân..“.

            

Mấy năm qua, sống trên xứ người mà hồn tôi cứ lang bạt ở một góc trời nào đó, nhất là những lần có việc đi về nửa đêm qua một đường rầy xe lửa. Tiếng c̣i tàu hú lên buồn bă nhắc nhở đến quá khứ nhiều hơn và nh́n thấy nỗi cô đơn của ḿnh trải rộng trên con đường sáng rực của một xứ sở xa lạ với bao nỗi ngậm ngùi.

Du bảo tôi:

-Chẳng biết bao giờ ḿnh mới được trở về Ty Ty hả? Ngày đó tụi ḿnh chắc đầu đă bạc rồi.  Có c̣n sức để anh chở em đi một lèo từ Quốc lộ 1 chạy tuốt ra tận miền Trung không?

Tôi không trả lời Du v́ đang t́m một lối rời xa lộ để về nhà.

Thục Trinh ṛn tan tiếng nói đón Du và tôi. Du đưa ngay phần ăn của Thục Trinh mà chàng đă mua từ tiệm ăn:

-Này! Phần ăn của  con.  Hâm nóng lại mà ăn nghe con.

Tiếng con của Du ngọt lừ làm chậm bước chân của tôi vào buồng ngủ. Tôi thay quần áo ngắn thật nhanh và quay sang pḥng ngủ của Thục Trinh để dọn pḥng cho Du. Tôi bảo Trinh:

-Con qua pḥng ngủ với Mẹ, nhường pḥng cho Bác Du nhé!

Trinh láu táu:

-Bác về chơi được mấy bữa vậy Bác. Lễ rồi, con mong Bác quá chừng hai mẹ con ở nhà buồn ơi là buồn. Chả có đi đâu hết.

Du nháy mắt nh́n tôi:

-Vậy mà Bác tưởng hai mẹ con đi Cali chứ!

Lần trở lại thứ hai này Du mang đến cho hai mẹ con cảm giác thân mật và ấm cúng. Du thay quần áo ngủ ngồi xem Tivi. Trinh mang đến cho Du một cái gạt tàn thuốc rồi lặng lẽ đi pha cho chàng một ly cà phê đá. Du cười:

-Bộ tính cho Bác thức suốt đêm sao mà giờ này con cho uống cà phê?

Thấy Thục Trinh không nói ǵ, Du hỏi tiếp:

-Tối nay là tối Thứ Bảy. Con có muốn Bác đưa hai mẹ con đi nghe nhạc hay đi vũ trường không? 

Tôi gắt nhẹ với Du:

-Anh đừng tập hư nó. Cho nó đi riết rồi nó…ghiền luôn.

Trinh trả lời rất ngoan:

-Ăn thua nơi mẹ hết. Mẹ muốn sao th́ con muốn… vậy!

Du ḍ dẫm:

-Vậy Trinh có muốn Bác dọn về đây ở luôn cho vui không?

Trinh nh́n tôi cười:

-Bác hỏi Mẹ. Nếu mẹ chịu là con chịu!

Du nh́n lại tôi dí dỏm:

-Thế…mẹ có chịu không?

Tôi chớp mắt không trả lời nh́n ra ngoài cửa. Trong bóng đêm chập chờn tôi mơ hồ thấy nỗi cô đơn của ḿnh chợt biến mất. Tôi sẽ có Du măi măi bên cạnh và suốt đời để cánh tay chàng thay chiếc gối mềm hằng đêm. Tôi sẽ có hơi thở chàng nồng nàn bên g̣ má lạnh. Tôi sẽ có chàng đi bên tôi, cùng chung một mâm, cùng chung một giường…Cái ước mơ mà thuở c̣n con gái đă có lần nghĩ tới nhưng đă không thành. Bây giờ đă nửa đời người, đă đi gần hết một ṿng trái đất, mới gặp lại nhau. Từ nay trở đi, đời sống sẽ không c̣n phong ba bảo tố. Tôi sẽ không phải là người vợ lính để mong chồng sau mỗi chuyến hành quân. Đời sống sẽ rất êm đềm với ngày hai buổi. Cuối tuần sẽ đưa nhau đi câu, đi hồ, đi chơi thật xa. Nơi đây không có Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu. Nơi đây không có Hà Tiên, Rạch Giá nhưng sẽ có biết bao nhiêu thành phố đẹp, hấp dẫn và lôi cuốn khác…Tôi sẽ được đền trả lại bao nhiêu cay nghiệt của đời hồng nhan long đong. Chàng sẽ được đền bù lại bao nhiêu nỗi thiệt tḥi mà chàng đă gánh chịu trong suốt quăng đời thanh xuân. Tôi quay lại, cười với chàng. Du nh́n tôi chăm bẳm hồi lâu rồi nói:

-Chẳng thấy Ty Ty có ǵ khác hơn hai mươi năm về trước.

-Anh đừng nịnh đầm. Em bây giờ mập hơn xưa và khác hơn xưa nhiều lắm…

Nh́n thấy Thục Trinh đă vào pḥng tự bao giờ, Du đứng dậy d́u tôi ra cửa. Chàng th́ thầm:

-Có một điều em không bao giờ thay đổi được . Đó là t́nh yêu của em dành cho anh. Anh nh́n thấy trong đôi mắt của em.

Trời tàn Hạ, gió Thu mơn man thổi nhè nhẹ lung lay bóng lá của một thứ ánh sáng chập chờn đồng lơa cho đôi môi Du lướt nhẹ trên g̣ má tôi. Tôi rùng ḿnh thấy ḿnh như hụt hẩng. Tôi bíu chặt cánh tay chàng hơn, hỏi nhỏ:

-Bao giờ th́ anh trở về luôn?

-Ngày mai anh về trên đó lại bằng chuyến bay sớm nhất để thu xếp một vài công việc linh tinh, v́ anh là Hội Trưởng của một Hội Đoàn. Sáng Thứ Hai anh vào sở làm, dù đổi được hay không chắc anh cũng phải về đây rồi tính. Bỏ job th́ hơi uổng. Tuy nhiên…Ty Ty có biết là anh không muốn xa Ty Ty bất cứ một giây phút nào nữa.

Tôi nắm chặt lấy cánh tay chàng hơn. Cả hai đứng sát vào nhau. Tôi nghe mùi khói thuốc của chàng vương trên cổ áo. Tôi nhẹ nhàng:

-Rồi chúng ta sẽ bắt đầu trở lại.

Chàng thầm th́:

-Chúng ta sẽ tổ chức một đám cưới thật lớn, nếu em muốn, v́ anh nghĩ em có rất nhiều bạn bè. Anh muốn em mặc áo trắng trong ngày hôn lễ và anh muốn đăi bạn bè của em bằng một bữa tiệc thật linh đ́nh. Rồi sau đó chúng ta sẽ làm lại từ đầu. Cứ xem như ḿnh chỉ c̣n hai bàn tay trắng. Và ḿnh t́m được nhau. Điều đó mới là quan trọng.

Du ôm tôi thật chặt. Tôi tưởng chàng sẽ hôn tôi. Nhưng không. Chàng cúi xuống nói nhỏ hơn:

-Hôm qua vào sở làm. Anh đă khai lại hồ sơ tại pḥng nhân viên. Anh độc thân và những ǵ của anh, anh đều đỗi tên người thừa kế là em. 

Tôi đùa:

-Anh có những ǵ mà quan trọng giữ vậy?

-Trên xứ Mỹ này coi vậy mà đầy bất trắc. Em không nh́n thấy xe cộ chạy trên xa lộ như mắc cửi hay sao? Vả lại nghề của anh cứ phải di chuyển luôn luôn. Dù sao th́ đề pḥng trước cũng vẫn hơn. Anh chuyển tất cả hồ Bảo Hiểm anh mua, qua tên của em.

Tôi cười thay lời cám ơn.

Trước sân nhà tôi là một khoảng sân rộng với hai cây Pecan thật lớn. Về ban ngày những tàng cây lớn phủ kín lấy ngôi nhà. Về đêm, nhất là những đêm trăng, tôi hay tắt đèn ngồi lọt thỏm trong chiếc ghế bành rộng, ngắm ánh trăng len lơi qua những cành lá vẽ những h́nh thù kỳ quái trên nền xi măng. Tôi yêu những đêm trăng trên quê hương tôi và tôi thường ngồi như vậy để nhớ biết bao kỷ niệm êm đềm của một thuở thiếu thời. H́nh như càng lớn tuổi, con người sống trong kỷ niệm nhiều hơn. Lưu lạc giữa xứ người, ai mà không thấy trong ḷng thấp thỏm, khi bắt gặp lại một h́nh ảnh tương tự ở nơi chôn nhau cắt rún ngày xưa.

Đêm nay trời có trăng. Khuôn sân nhà tôi bỗng tràn đầy kỷ niệm cũ thời sinh viên.

Hai đứa tôi d́u nhau ra giữa sân. Du kéo ghế đẩy chiếc bàn khuất sâu vào bóng tối nhiều hơn. Tôi bảo chàng:

-Để em pha trà ḿnh thưởng nguyệt nhé!

Những căn nhà bên kia đường im ĺm cửa đóng. Những khoảng sân sáng mờ nhạt ánh đèn…Chưa bao giờ trong đời tôi lại có một cảm giác êm đềm, ấm cúng như đêm nay.

Du bật quẹt đốt thuốc. Ánh mắt chàng thả trôi trên ṿm lá cao. Chàng không trả lời tôi chỉ gật đầu.

Khi tôi mang b́nh trà nóng và hai chiếc tách nhỏ th́ mặt trăng đă vời vợi đỉnh đầu. Ánh trăng trong như màu sữa đặc chảy dài trên cánh tay tôi, chàng hỏi nhỏ:

-Em có hạnh phúc không. Ty Ty?

Tôi đọc thấy niềm rung cảm tuyệt vời trong ánh mắt ve vuốt của Du và những ngón tay cứng như sắt nguội của chàng như mềm đi, phủ kín bàn tay tôi. Tôi thấy da thịt run rẩy, y hệt như thuở xưa được Du nắm tay nâng qua cầu. Ngày đó, tóc tôi dài vương trên tà áo trắng. Những sợi tóc thường hay vô t́nh phe phẩy trên mắt môi chàng, mỗi khi đưa nhau qua đường hoặc tung tăng hè phố…Cái hạnh phúc tuyệt vời nho nhỏ ấy, đă nằm hoài trong tâm tưởng từ độ lấy chồng mà không t́m được sự rung cảm thần thánh. Tôi thấy ḿnh lao đao, ngột ngạt v́ cái nắm tay trao gửi đó. Du càng trang trọng ân cần ǵn giữ cho tôi bao nhiêu trong những năm tháng yêu nhau, lại càng đào sâu thêm cái bóng dĩ văng đậm màu, che phủ h́nh ảnh người chồng hời hợt.

Tôi yên lặng nhắm mắt lại, để hưởng thụ sự rung cảm kỳ diệu đó đă trở lại trong đời. Một đời hạnh phúc mà tôi sẽ có…

Chúng tôi ngồi như vậy lâu lắm ngoài hàng hiên để nghe chàng kể lại biết bao nỗi cay đắng cay trong cuộc đời tù tội và những phong ba trong chuyến vượt thóat t́m tự do của chàng. Trong hơi sương lạnh của mùa Thu đă phả xuống. Thấy tôi run rẩy, chàng vội vàng:

-Măi nói chuyện mà quên đi em vừa rời bệnh viện. Thôi, ta vào nhà em nhé!

Tôi khóa cửa tắt đèn pḥng khách và đưa Du vào pḥng của Thục Trinh. Căn pḥng ấm cúng ánh đèn với những bày biện ngăn nắp. Tôi dừng lại ở cửa pḥng:

-Anh ngủ ở đây.

Không nói một lời Du kéo mạnh tôi vào ḷng. Tôi nhắm mắt lại trong sự đầu hàng. Chàng ôm tôi rất lâu rồi nghĩ sao, chàng đẩy nhẹ tôi ra:

-Như anh đă nói, chúng ta bắt đầu trở lại. Em có đồng ư với anh không?

Đó, Phạm Du của tôi đó. Con người luôn chừng mực và cẩn trọng. Trong âu yếm luôn dịu dàng. Trong nồng nàn luôn dè dặt. Giờ phút đó, trong cái ao ước tầm thường, tôi muốn được đứng trong tay chàng để đón nhận nụ hôn mà bao lâu rồi chúng tôi cùng chờ đợi. Tôi ôm chàng mà không nói một lời nào, tôi gục đầu trên vai áo Du,  chàng dỗ dành:

-Chúng ta đă có một mối t́nh thật đẹp ở đoạn đầu. Anh muốn chúng ta cũng sẽ có một đoạn kết thật đẹp như ngày xưa chúng ta cùng ước ao. Ty Ty nhớ không?

Tôi rời khỏi chàng như đă từng tuân lệnh chàng nhiều lần thời c̣n nhỏ. Tôi về pḥng và đi vào giấc ngủ với tâm trạng thật yên b́nh.

*

*    *

Sáng hôm sau cơn băo rớt thổi nhẹ qua thành phố. Trời mưa tầm tă ngay từ sáng sớm và ngớt đi vào lúc giữ trưa. Tôi đưa Du và Thục Trinh đi ăn, rồi đưa chàng ra phi trường. Con đường đầy nghẹt xe cộ qua lại v́ trận mưa lớn vừa qua. Nước vẫn c̣n đọng vũng và làm trở ngại không nhỏ việc giao thông. Vừa đến cửa phi trường, Du hấp tấp quay sang  nắm tay tôi âu yếm:

-Thôi! trễ rồi. Khỏi phải đưa anh vào trong. Cho anh xuống đây cũng được. Em lái xe đưa con về. Cẩn thận em nhé! Tối nay anh sẽ gọi điện thoại, tuần tới anh về.

Tôi nh́n chàng tất tả, ḷng tôi nhói đau. Trong giờ phút này tôi chẳng muốn về lại căn nhà c̣n vương khói thuốc, chỗ ngồi hôm qua c̣n vương hơi ấm của chàng, sẽ lạnh v́ cơn băo rớt sáng hôm nay. Nhưng biết làm sao hơn. Toi nhủ thầm, vài hôm nữa thôi, tôi sẽ có chàng măi măi.

Thục Trinh đưa tay cho Du nắm, giọng nó ngọt ngào:

-Bác đi b́nh an.

Tôi cười nh́n nó. Dạy hoài, bữa nay nó mới ứng dụng được câu tiếng Việt Nam thật đúng lúc, đúng chỗ thay v́ câu tiếng Mỹ ngắn gọn mà nó vẫn thường dùng.

Tôi đổi chỗ ngồi, quay xe về nhà. Ḷng buồn vô cớ.

Đó là lần cuối cùng v́ Du chẳng bao giờ trở về với tôi nữa. Chuyến đi định mệnh đă đưa chàng vào cơi thiên thu không một lời giă từ.

Đêm hôm đó phần tin tức của đài 13 khiến tôi ngồi chết lặng trong ḷng ghế. Định mệnh đă không cho tôi hưởng hạnh phúc ân ái ngọt ngào. Định mệnh đă dang tay chặt đứt và đưa Phạm Du của tôi vĩnh viễn về một cơi xa xăm.

Mùi khói thuốc vẫn c̣n quyện trong màn cửa, khăn ăn, trên tóc tôi, trong ṿng tay ôm của chàng đêm qua, mà chàng đă biến đi trong cơi không gian mù mịt.

Tôi ngồi đó, không một giọt nước mắt. Tṛng mắt tôi chết cứng trên màn ảnh Tivi. Giọng người xướng ngôn viên rành mạch:

-Tất cả hành khách cũng như phi hành đoàn đều tử nạn.

Măi măi chẳng c̣n ǵ nữa. Cho dù một đêm tuyệt vời với người tôi đă yêu. Chúng tôi sẽ chẳng bao giờ có một đoạn kết thật đẹp như lời Du đă hứa với tôi ở đêm qua trước ngưỡng cửa pḥng.

Rồi những  kỷ niệm của mối t́nh ngày xưa sẽ đeo đẳng tôi hoài trong nửa phần đời c̣n lại.

Tôi lần ṃ vào pḥng ngủ, ngồi rất lâu trước gương soi. Tôi t́m thấy ǵ trên đôi mắt u uẩn đầy lệ ?

Tôi thấy chiếc nút ruồi định mệnh nằm ở sát khóe mắt trái của ḿnh. Tôi gục đầu xuống bàn, thê thiết gọi Du ơi!

Hoàng Minh Thúy

(năm 1986)