Truyện Dài

 

 

 

 

Đốc Hà

 

 

Tam Thanh

 

Chương 1

Đốc Hà và tôi là bạn cùng khóa Y khoa Sài G̣n năm 1964.  Hai người biết qua nhau chứ không thân, gặp nhau chào hỏi một hai câu cho qua loa rồi mỗi người mỗi nơi.  Y là quân y chính tông ngay từ lớp Y khoa dự bị đă "quần vàng, giầy đen" rồi . . . c̣n tôi là quân y trưng tập hay trừ bị, sau khi ra trường năm thứ 6 bị động viên vào quân y với cấp bậc Trung úy.  Một bên có lương quân đội, một bên học hoặc tự túc hoặc gia đ́nh chu cấp.

Tôi là trai Bắc Kỳ di cư, c̣n y là gốc Huế nhưng sinh trưởng ở Phan Rang.  Thời chúng tôi, trung học c̣n hai chương tŕnh: Y theo Việt và tôi theo Pháp. Nhưng từ Sinh Lư Hóa cho tới năm thứ 6 Y khoa cũng viết bằng Pháp ngữ.  Ban giảng huấn người Việt dậy bằng tiếng Pháp cả.  Sau này và từ hồi Mỹ xâm nhập Việt Nam mới có chuyển ngữ. Và để cho có gấp tài liệu xử dụng, một số giáo sư bảo trợ luận án phiên dịch danh từ chuyên môn từ Pháp sang Việt. Cố giáo sư nhăn khoa Nguyễn Đ́nh Cát là một trong những thầy y khoa có công đầu khởi sướng phong trào về nguồn.

Rồi sau này, khi đi đơn vị, Đốc Hà và tôi cũng có một vài dịp gặp nhau như ở Quân Y Viện Qui Nhơn khi Y làm y sĩ chuyên khoa tai, mắt, mũi, họng và tôi ở Đại Đội Lựa Thương mà bộ chỉ huy đóng ở Phú Thạnh cách tỉnh mười mấy cây số.  Vài năm sau gặp lại ở Quân Y Viện Nguyễn Huệ Nha Trang, nơi Y và tôi cùng là y sĩ điều trị. Y vẫn giữ nghề chuyên môn, c̣n tôi y sĩ tổng quát coi trại nội thương hạ sĩ quan và sau trại sĩ quan.

Tôi không có chuyên khoa như Y v́ Y hồi c̣n ở trường có thi đậu nội trú bệnh viện. Lợi điểm là gần thầy, học được nhiều lại có chút lương hàng tháng, nhưng tối mày tối mặt bận bịu với trại bệnh.  Hơn nữa khi ra trường lại được về quân y viện phục vụ chứ không phải đi đơn vị nhỏ tác chiến, nên chữ thọ có vẻ an toàn hơn, có hai năm mươi đi nữa cũng toàn thây.  Học làng nhàng như tôi, vừa đủ xài, mỗi năm mỗi lên lớp là được, không phải "sortie lat" tức sang ngang ngành bộ binh khi thi trượt hai khóa liên tiếp đầu và cuối hè, là phước lắm rồi!  Tụng thêm để thi nội trú và tương lai vào ban giảng huấn thời không có tôi, mặc dầu biết rằng sinh mạng không bảo đảm ở đơn vị nhỏ như Đại Đội, Tiểu Đoàn, Trung Đoàn . . . trong thời gian chiến tranh đang độ ác liệt.  Một số những bạn đồng khóa đă anh dũng hy sinh ngay tại chiến trường như Đỗ Vinh, Trần Ngọc Minh, Trần Thái, Nguyễn Văn Nhứt . . .

Chẳng những tôi mà c̣n nhiều bạn bè cũng như những người trong giới chú ư tới Đốc Hà v́ những hành vi hoặc những thành tích lạ đời, bất thường, liều lĩnh, ngang tàng, đôi lúc ngông cuồng, bất trị của Y từ khi c̣n là sinh viên quân y tới khi ra làm y sĩ điều trị.

Có nhiều người là nạn nhân của Y thời cũng có nhiều người ngưỡng mộ Y, coi Y như một anh hùng Lương Sơn Bạc cứu khổ pḥ nguy, một người dám xử luật đời theo luật của ḿnh, luật rừng, hiên ngang, bất khuất, đầu đội trời, chân đạp đất, không biết sợ hăi là ǵ, liều ḿnh tố xả láng khi cần thiết.  Và nếu v́ một lư do ǵ chưa thanh thỏa xong một việc theo như ư muốn thời sẽ trở lại làm cho tới cùng.  Y thuộc loại người đa số muốn tránh hơn là muốn làm thân, chẳng muốn gặp vạ, mang lụy vào người v́ Y đi đâu là gây sóng gió, gây rắc rối, trở ngại tới đó, như một cái nghiệp dĩ. Con người của Y như tiềm tàng khổ lụy chỉ chờ dịp là xuất phát, bùng nổ.  Khi Y đă nhắm ai, buồn ai thời kể như đời người đó đă tàn, không trước th́ sau, chẳng vào đầu cũng vào tai, không lănh thẹo trên da thịt thời cũng tê tái phần hồn.  Và cứ như thế, một đồn mười, mười đồn trăm mà thiên hạ khớp huyền thoại của Y . . .

Chưa ai rơ là do bẩm sinh hay hoàn cảnh éo le gây nên hoặc một bệnh hay tật nào tạo thành.  Dĩ nhiên có nhiều giả thuyết, vơ đoán, dựa theo một vài nhận xét hay sự việc lẻ tẻ để xếp những hành vi của Y vào một hệ thống lư luận b́nh thường.  Và cho tới giờ này màn bí mật c̣n che phủ phần nào, chưa có một quả quyết nào rơ ràng, cụ thể, mạch lạc, khách quan, chính xác cả.

Đốc Hà chưa phải là một nhân nên lịch sử cuộc đời của Y không được viết rơ ràng, t́m kiếm tận gốc rễ và mang ra phân tách tỉ mỉ.  Hoạt động của Y phần nhiều giới hạn trong một nhà thương, một phường hay vài đơn vị quân đội.  Ngay cả trong y giới và toàn bộ sinh viên Y khoa cũng có một số người chưa biết tới Y, và khi nghe kể những hành vi ngang tàng của Y thời đều có một phản ứng đầu chung, đâu là kỷ luật, nhất lại ở trong quân ngũ và trường Y khoa mà để xảy ra những chuyện động trời và không có một biện pháp thích nghi nào để kiểm soát, kiềm chế, ngăn chặn hoặc những h́nh phạt đích đáng cho Y tởn không dám tái diển nữa.  Nhưng thật ra chưa có một cá nhân nào từ nội trú đàn anh, trưởng khu, khoa trưởng hay chỉ huy trưởng đơn vị thiết tha trong việc giải quyết những khó khăn rắc rối do Y gây nên với đủ thời giờ, đủ kiên nhẩn, can đảm và hy sinh trong việc t́m hiểu cội rễ cách xử thế của Y.  Hoặc là có thể đă có những hành động ngầm mà v́ không kết quả nên chẳng ai biết tới?

Sau này, Đốc Hà mới gây một khủng hoảng lớn ở đơn vị tỉnh lại làm cho cả nước chú ư trong một thời gian ngắn bộc phát, bộc tàn.  Báo chí đă có dịp nhảy vào khai thác tận t́nh, một dịp tốt để phê b́nh, chỉ trích đả phá chính quyền.

Trong nhiều năm, từ khi học chung lớp Y khoa cho tới lần gặp chót làm cùng ở Quân Y Viện Nguyễn Huệ ngoài Nha Trang, tôi có nghe lơm bơm một vài thành tích của Y, loại nghe rồi bỏ, nhưng cũng rút khinh nghiệm để có thái độ thích ứng khi liên lạc với Y hoặc với tính cách đồng khóa hay đồng nghiệp.  C̣n như bảo thân với Y th́ hoàn toàn không có, tuy một vài lần Y có ngồi tâm sự vụn với tôi hoặc bắn tin muốn tôi nói lại những hăm dọa mơ hồ tới một vài y sĩ mà Y nghe báo cáo là không đàng hoàng trong việc điều trị hay làm ăn.

Đốc Hà có một thời ấu thơ chắc khó khăn nhưng đầy phóng khoáng, trong một gia đ́nh đông con, ba trai mà Y là anh lớn, và mấy bà chị.  Không nghe nói Y có em gái.  Bố mất sớm nên mẹ và các chị tần tảo lo cho gia đ́nh sanh sống ở Phan Rang.  Dĩ nhiên Y không phải là một cậu ấm trên nhung dưới lụa, nhưng có một tinh thần gia đ́nh rất cao, tự lập nhanh và ư thức sớm được bao bọc bởi mẹ và chị em.  Thiếu thời lúc nào Y cũng là đầu đàn của bọn nhỏ lối xóm từ trong những tṛ chơi trẻ con hoặc bắn ná, đi câu, trèo cây hái trộm trái Y có sức khỏe, ḿnh dây, dẻo dài và bản tính mưu mô, gan dạ, liều lĩnh, lỳ lợm, dám làm dám chịu, cốt cách người hùng.  Sau này, khi thấy Y chăm sóc cho hai người em trai mới rơ liên hệ gia đ́nh có tầm vóc quan trọng nơi Y, đúng với quyền huynh thế phụ, một điểm son trong cuộc đời thăng trầm của Y.

*

**

Đốc Hà dong dỏng cao, chắc phải trên thước bẩy, nước da bánh mật.  Cặp mắt có đuôi nheo rất sáng, tới mức long lanh như thông minh nhưng không dấu được sự hung dữ.  Răng đều và trắng, cười rất tươi, rạng rỡ là khác, nhưng môi lại hơi thâm v́ hút thuốc lá quá nhiều, ngoài ra khi nói chuyện răng rít chứng tỏ tính quyết liệt nhưng có phần nghiệt ngă, nghiêng về khuynh hướng tàn bạo.  Hai bàn tay với những ngón tay dài của một nhà giải phẩu có tài và để móng của một nghệ sĩ búng tây ban cầm.  Giọng nói hào sảng rất nam tính.

Tính đam mê của Đốc Hà thời ai cũng biết.  Y có khuynh hướng hoàn hảo tuyệt đối, làm chuyện ǵ rất say sưa và đi tới cùng.  Như chơi cờ tướng, Y muốn trở thành một tay cự phách, lúc đầu c̣n bầy đủ quân, về sau chuyên về cờ thế quên ăn, quên lớp học.  Y bỏ công nghiên cứu sách về cờ và đi chơi với mọi người có tiếng là cao cờ.  Hồi tập sự ở khu ngoài da, có ông y tá trưởng người Bắc thuộc loại chơi cờ thượng thừa, có khi rít mấy điếu thuốc lào mới đi một nước, Y làm việc cho lẹ có th́ giờ rảnh là chui vào bàn cờ đấu ngay với ông y tá.  Thuật cờ tướng của Y càng ngày càng tinh vi.  Nhiều lần về phép Sài G̣n, Y ra chợ cũ ngồi chơi cờ thế ăn tiền với mấy người Tầu ở lề đường, khét tiếng là cao cờ.  Một số thầy cờ, chắc ra ngơ gặp gái lúc sớm mai, đă phải chạy mặt y.

Tài chơi cờ của Đốc Hà được đồn vang, chẳng những trong giới ghiền cờ tướng mà c̣n lan ra cả giới y tá và bệnh nhân nữa.  Một vài y tá muốn lấy ḷng ông thầy bèn cố ư t́m kiếm trong số thương bệnh binh ai là tay hảo thủ để giới thiệu.  Hồi đó Đốc Hà chuyên về nhăn khoa và có lời đồn xuất phát từ trại mắt là ai mà thắng cờ ông thời ông cho ra hội đồng y khoa giải ngũ v́ ông là giám định viên duy nhất về nhăn khoa ở tiểu khu Khánh Ḥa và có toàn quyền quyết định về các tiêu chuẩn bệnh con mắt được miễn dịch.  Dĩ nhiên chỉ là một trùng hợp không chứng cớ cụ thể được thổi phồng lên với rêu rao chủ ư Đốc Hà khuynh đảo hội đồng y khoa và có quyền tối hậu phân loại bệnh mắt, tất nhiên định đoạt sinh mạng của quân bệnh nhân bằng cách cho giải ngũ về nhà với vợ con hay phát hoàn về đơn vị tiếp tục tác chiến. 

Dù có ngông tới đâu y cũng chẳng khờ ǵ phạm vào lỗi chuyên môn sơ đẳng như vậy, mặc dầu là khám cũng y, giám định cũng y.  Đàn em cáo đội lốt tùm lum, không biết có lợi ǵ trong đó hay không, muốn phao rằng ông thầy mạnh, ông thầy có quyền.  Ông thầy tỉnh khô v́ chẳng làm việc ǵ quấy và hại tới ai cả.  Hay ông cũng chỉ là nạn nhân vô tội và vô t́nh của ông thượng sĩ y tá trưởng đầy kinh nghiệm đời, lăo luyện với đời sống quân đội, không một chuyện ǵ ở quân y viện hay ở trại xảy ra mà chẳng biết ngay lập tức.

Ngoài thứ chơi cờ ra, Đốc Hà lại có tài đàn, tài hát nữa.  Đàn th́ y chọn tây ban cầm, tay búng, vê ḍn và thường ưa gẩy những bản cổ điển hơn tân nhạc.  Một và lần y có cho các sĩ quan tiếp vận thưởng thức gẩy ngón đàn sáu giây nhân buổi họp mặt dạ vũ của bộ chỉ huy tiếp vận.  Trước kia y cũng trổ tài đàn trong dịp sinh viên liên trường sinh hoạt.  C̣n hát thời thỉnh thoảng mới lên giọng Bắc diển tả bài t́nh ca.  Bản thường được hát nhất là bản "Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa", giọng rất ướt át, t́nh tứ và truyền cảm lắm.

Và dĩ nhiên một kẻ phiêu lưu, phong trần từ thuở nhỏ như Đốc Hà, tất phải có môn vơ pḥng thân để chiếm ưu thế.  Nghe đâu như vơ B́nh Định, lại thêm cả "diu đô" nữa . . . Đốc Hà c̣n khuyến khích các đồng nghiệp từ y sĩ trưởng trở xuống nên học vơ vừa giữ ǵn sức khỏe vừa tự vệ và y sẽ chỉ dẩn, nhưng ít người hưởng ứng đề nghị thiện chí đó.  Một vài người nói lén sinh nghề tử nghiệp, không rơ xác thực tới đâu.

Ngoài ra y lại có thêm biệt tài bắn súng lục.  Lâu lâu y lại qua băi bắn bên trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế thao dượt.  Đứng xa mấy chục bước bắn bể bóng đèn là chuyện bỏ qua, chuyện lẻ tẻ với tài thiện xạ của y. 

Một thứ khác Đốc Hà cũng đạt tới mức hoàn hảo là khiêu vũ.  Bebop là một vũ điệu phổ thông thời trước 1970, và có lần chính tôi mục kích thấy y, một trưa hè, ở trần mồ hôi nhễ nhại, dượt nhảy với một người con gái trên lầu, nơi các quân y sĩ tạm trú, với điệu nhạc giật gân nhịp nhàng.

Người ta thường nói nhiều tài tất lắm tật.  Trường hợp của Đốc Hà không ra ngoại lệ.  Chữ nghĩa thông, nghề giỏi, các món ăn chơi sành điệu ở một thanh niên cao ráo, ḿnh dây lại c̣n như tiềm tàng một sức mạnh tinh thần ất nam tính vừa như quyến rũ, vừa như bí hiểm làm người đối diện nếu không v́ nể phục thời cũng giữ một khoảng cách an toàn phải chăng.

*

**

Bác sĩ Phiêu sau tôi một khóa, hiện nay đương hành nghề y sĩ gia đ́nh ở một tỉnh lớn của tiểu bang Ohio.  Anh hăng sau hoạt động cộng đồng, được người đồng hương tị nạn thương mến và bầu làm chủ tịch hội người Việt hầu như muôn đời.  Quá khứ của anh ở Việt Nam là chủ tịch hội đồng tỉnh, nơi sanh quán của anh ở miền lục tỉnh, chức vụ dân cử này cho phép anh được giải ngũ một cách ngon lành, đẹp đẽ.

Xất bất sang bang, chạy qua Mỹ năm 1975, bác sĩ Phiêu lại muốn trở về nghề cũ làm pḥng thử nghiệm.  Anh tốt nghiệp khóa chuyên môn ở viện thí nghiệm trung ương và nhận chức trưởng pḥng thí nghiệm ở quân y viện Nguyễn Huệ, nơi mà anh có dịp làm thân với Đốc Hà.

Ở Hoa Kỳ anh học ngành cơ thể bệnh lư, nhưng rồi cũng bỏ qua làm y khoa tổng quát, mở pḥng mạch tư và bao thêm một trại nội, ngoại thương với tư cách y sĩ thường trú ở một bệnh viện hơn 400 giường.

Khoảng năm 1982-83 bác sĩ Phiêu có về Texas tính lấy bằng hành nghề ở tiểu bang này.  Anh có ghé thăm gia đ́nh tôi ở chơi ít bữa sau khi đă gặp hội đồng y khoa tiểu bang.  Họ bảo anh cứ về, kết quả sẽ thông báo sau v́ họ phải giải quyết đơn xin hành nghề y sĩ tổng quát dựa trên bằng chuyên khoa cơ thể bệnh lư.

Anh em lâu ngày không gặp, tay bắt mặt mừng.

-  Đốc Phiêu!  Mạnh giỏi?

-  Cũng thường, anh chị sao?  Chị đâu?

-  Đang bếp núc để tụi ḿnh nhậu chứ!

Sau màn chào hỏi, trao quà cáp, thâu xếp hành lư là mục nhà tôi phỏng vấn ráo riết về t́nh trạng gia đ́nh, con cái của ông bác sĩ lang bang và đào hoa này.  Mấy năm trước gặp nhau ở Chicago anh c̣n độc thân vui tính, vi vút.  Nhưng nay anh đă có người cột chân rồi và đă có kẻ nối dơi tông đường.  Phiêu cũng xui xẻo trong t́nh trường.  Người t́nh đầu mà tôi được nghe kể là một cô chiêu đăi viên Hàng Không Việt Nam, đường quốc nội, cháu của thầy Chót, giáo sư, trưởng khu ngoài da và hoa liễu ở bệnh viện B́nh Dân, Sài G̣n.  Chưa quen nhau được bao lâu thời chuyến bay của cô đi Đà Nẵng gặp nạn rớt ở sườn núi.  Bác sĩ Phiêu bỏ nhiệm sở bay ra vùng xảy ra tai nạn theo đoàn cấp cứu t́m kiếm, và cuối cùng thấy xác người yêu ở trên một ngọn cây.

Người thứ hai là một trong hai cô em gái vợ của một đồng nghiệp cũng làm ở quân y viện Nguyễn Huệ, bác sĩ Vượng.  Chưa đi tới đâu th́ mất nước.  Qua Hoa Kỳ gặp lại, Phiêu vẫn ưng, mọi sự sắp xếp gần như xong th́ anh lại đổi ư ưa cô chị hơn nên mới bể, lại ở không một thời gian cho đến khi qua Canada mới bị bắt.

Phiêu chiêu một ngụm "la-ve", cười giọng mỡ:

-  Thế rồi cũng xong!  Thằng nhỏ bây giờ phục phịch dễ thương lắm . . .

Rồi anh rút ví lấy h́nh của ông cây hương tṛn trịa, nùng nục đôi mắt to đen láy cho coi.  Cà kê dê ngỗng từ chuyện khó khăn hành nghề ở Mỹ tới chuyện tin tức anh em, kinh nghiệm hoạt động công đồng, rồi có lúc chúng tôi nhắc lại kỷ niệm xưa hồi phục vụ ở quân y viện Nguyễn Huệ, trước năm 1970.

Thuở đó Phiêu cùng nhập với Đốc Hà trong nhóm y sĩ độc thân, sống ở trên lầu khu tai mắt mũi họng.  Dần dần anh thân cùng nễ Đốc Hà, và v́ đuợc tin cẩn, đă nhiều lần khuyên y có kết quả, tránh được một số đổ vỡ đáng tiếc.

-  Anh ấy khôn thấy bà và đa nghi dễ sợ!  Đi đâu anh cũng mặc jacket có dilê đỡ đạn, dù trời nóng chảy mỡ, và luôn luôn ngồi giữa v́ đầu óc lúc nào cũng bị ám ảnh là có người theo dơi để thanh toán.  Khẩu "côn" kè ở bên.  Sự mơ hoảng này không biết xuất phát từ đâu?  Chẳng rơ tại tâm năo bệnh hoạn hay gây thù chuốt oán nhiều mà nên?

-  Thế toa là quân sư của Đốc Hà à?

-  Ở đó mà quân sư!  Biết anh ấy nóng tánh làm bậy, nên moa cố gắng kềm sát ngăn đâu hay đó!

Tính nóng bất tử của Đốc Hà đă gây nên một vài nạn nhân mà tôi được thấy hay nghe kể lại.

Hồi học năm thứ 2 y khoa, vào giờ học sinh lư, một chiều trời âm u gầm gừ như muốn mưa, vài tuần trước kỳ thi cuối năm.  Mọi người đều mệt mỏi, căng thẳng trong khi đang dùi mài kinh sử, tụng cả thước "cua roneo" của mấy thầy.  Đốc Hà ngồi dăy ghế đầu chờ thầy tới như một số anh em.  Một anh bạn đi len qua làm rớt tập bài của y đang đọc, giọng diễu dở:

-  Mần răng mà gạo dữ dzậy!

Nhanh như chớp Đốc Hà đứng phắt dậy, chẳng nói chẳng rằng thoi cho anh bạn cùng lớp một quả té bổ nhào.  Mọi người c̣n đang nhốn nháo th́ Đốc Hà đă bỏ đi tự lúc nào rồi.

Lần khác, trong một buổi học tập do trường quân y tổ chức, rồi sau đó có tiệc tùng ở câu lạc bộ sĩ quan An Đông, Đốc Hà cũng bị một anh bạn chọc quê.  Người bạn xấu số bị một cú thiên lôi ngay giữa mặt, máu me tung tóe nhuộm bộ lễ phục trắng.  Rồi mọi chuyện cũng êm.  Không thấy phản ứng gần hay xa của nạn nhân.

Đốc Hà không rơ tại bệnh tật hay thuốc lá, cà phê nhiều mà có chứng khó ngủ.  Mỗi lần ngủ y phải uống Binoctal, mới đầu một rồi sau tăng dần lên năm, sáu . . .  Người giới thiệu thuốc của hăng Roussel mỗi lần gặp Đốc Hà là dành cho y một số lớn thuốc mẫu.  Ai cũng nghi là y có một bộ năo không b́nh thường.  Rồi một hôm, khi Đốc Hà c̣n làm nội trú ở bệnh viện B́nh Dân, mới chợp mắt được một chút thời một nam y công lên lầu gơ cửa:

-  Ông Thầy có bệnh.

Không thấy trả lời lại gơ cửa dồn thêm.  Bất thần cánh cửa mở và một cú bớp long trời phóng vào màng tang người y công.  Rồi cửa đóng xầm lại.  Người y công ngă lăn ra, miệng la bai bải rồi chửi bới tùm lum.  Sáng hôm sau kiện lên giáo sư trưởng khu giải phẩu, rồi cũng ch́m xuồng v́ ai tinh nghịch phá Đốc Hà gắn bảng y sĩ trực lên cửa pḥng y, trong khi y không phải tua trực.

Chuyện sau này do bác Phiêu kể:

-  Ảnh bực ḿnh v́ chuyện làm luận án bác sĩ y khoa lắm!  Người rất nực Thầy Chót, trưởng khu ngoài da.  Ảnh đưa một bản thảo, mấy tháng sau hỏi th́ thầy chưa đọc, lại về chờ.  Cả năm sau hỏi thầy trả lời viết dài quá nên thu ngắn lại, và nhiều đoạn viết ǵ thầy không hiểu, trong khi mấy nữ sinh viên khác nhờ thầy sau Đốc Hà, chẳng những có đề tài ngay và khéo nỉ non thầy c̣n viết giùm nữa.  Ảnh nổi nóng nhất định về Sài G̣n hỏi tội, v́ bao công tŕnh nghiên cứu của anh nghiên cứu sách Pháp cũng như Mỹ công cốc hết . . . Ảnh c̣n chê ông thầy không theo kịp đà tiến triển lẹ làng của y khoa nữa.  Mà thầy Chót, như anh biết, lại là dượng của cô bồ của moa hồi ấy.  Nên khi anh quyết định đi là moa cố nài nỉ đi theo để hăm bớt phần nào cơn giận của anh.  Anh tới thẳng pḥng mạch thầy Chót kêu y tá bảo người bệnh đi ra ngoài.  Chẳng chào hỏi ǵ thầy anh hất hàm:

-  Thầy duyệt xong cái thèse của tôi chưa?

-  Tôi mới đọc sơ mà thấy anh viết tùm lum, không mạch lạc ǵ cả!

-  Thầy ngâm đă hai năm rồi, c̣n muốn kéo tới bao giờ đây?

-  Anh nên viết ngắn và gọn lại.  Đừng đưa những lư thuyết rắc rối, không cần thiết . . .

-  Viết lại nữa?

Anh lên giọng, mắt long ṣng sọc.  Moa thấy căng thẳng quá rồi mà thầy Chót cũng bất măn, ông cúi mặt nh́n xuống, như không muốn tiếp chuyện nữa.  Moa lại gần anh tính kéo đi, nhưng anh đă vung tay tát.  Chiếc kính của thầy văng xuống đất, thầy chưa né kịp.

Anh giơ tay chỉ mặt thầy, trong khi moa lượm kính đưa lại thầy:

-  Tôi nói cho thầy hay:  nội trong tháng nữa thầy phải sửa xong cuốn thèse và mang tận tay ra Nha Trang cho tôi, không th́ đừng hành nghề ở xứ này nữa, nghe chưa!

Rồi anh bỏ đi.  Tôi lẽo đẽo chạy theo.  Về sau bị cô bồ trách cứ là chỉ lối cho anh Hà về hăm hại ông dượng.  Sau, nghe đâu có tin thầy Chót muốn đưa ra hội đồng kỷ luật y khoa để cất chức nội trú.  Nội vụ c̣n đang trong ṿng xét xử thời tới tai anh.  Anh nhắn thần Đồng khoa trưởng là phải bỏ qua không th́ biết tay anh, nếu c̣n muốn tiếp tục hành nghề ở Sàig̣n.  Hội đồng chưa có quyết định ǵ th́ xẩy ra vụ lộn xộn ở Nguyễn Huệ rồi.  Thật quá trời!

Tôi c̣n nhắc tới vụ bác sĩ Trần, chuyên khoa tê mê mà nay đă ra người thiên cổ rồi.  Anh là người hiền lành, rất tốt bụng, khổ người cũng khá cao lớn, trắng trẻo.  Anh là người đồng khoá với Đốc Hà và tôi. 

Một sáng, tôi đang ngồi viết hồ ở trại nội thương sĩ quan ở quân y viện Nguyễn Huệ, Trần hồng hộc chạy vào, thở hổn hển:

- Suưt nữa thằng Hà nó đánh moa!

- Ngồi đây đă. Chuyện ǵ vậy?

- Th́ lúc đầu tưởng đùa, ai ngờ nó nổi quạu bất tử!

-  Làm sao?

-  Moa đang ngồi chờ "ca" mổ sau, ở pḥng thư viện th́ hắn ở đâu lù lù vào.  Ngồi đấu láo vui vẻ một chút rồi hắn đ̣i đấu tay với moa.  Moa cũng đấu chơi và chắc chắn là thua rồi.  Hắn cười ha hả.  Sau moa mới thách hắn chấp moa hai tay là hắn ngon là có vơ gồng B́nh Định.  Chạm tự ái hắn OK.  Hai tay moa kéo cũng gặp sức tŕ lại khá mạnh.  Sau moa đếm một, hai, ba là bẻ tay hắn xuống mặt bào cái bộp.  Thế là hắn nổi sùng đứng dậy cà khịa, moa lỉnh bỏ đi hắn c̣n ném thêm chiến ghế nữa, tính dượt theo th́ mấy người khác cản lại.

-  Biết tính y vậy mà không né trước cho rồi!

-  Bởi vậy.  Ai ngờ!

Trần hồi đó rất thân với tôi.  Anh đă có gia đ́nh và có hai cháu gái nhỏ kháu khỉnh, dễ thương.  Pḥng mạch mở ngay xế Tháp Bà rất đông khách, lâu lâu anh lại mời tôi lại nhà ăn nhậu do bà xă chính tay nấu, thương cảnh độc thân c̣n lang thang của tôi ở trọ, ăn cơm tháng.  Chị Trần dịu hiền và rất khéo.  Không khí gia đ́nh nhà anh rất ấm êm và hạnh phúc lư tưởng.

Đầu năm Mậu Thân, Trần có kể cho tôi nghe là bà bà cụ thân sinh từ Sàig̣n ra thăm con trai ở Nha Trang.  Cụ không ở lâu như những kỳ trước v́ tuổi già hết lộc không muốn mang cái xui cho cậu trai út vào năm tuổi.  Cụ nhắc lại cụ ông thân sinh cũng mất vào năm Thân, mới 37 tuổi, như tuổi Trần hồi đó.  Bà cụ về Sài G̣n cúng sao giải hạn cho con.

Ít lâu sau Trần bị nổi mản khắp người, rất khó chịu.  Cũng chỉ v́ cái tật của anh hay dùng thử những thuốc mẫu trước khi biên toa cho bệnh nhân.  Thật vậy, tuy biết ḿnh dị ứng với chất Aspirine nhưng anh vẫn uống thử một phần viên Alka Seltzer xem vị thuốc ra sao.  Chỉ ít lâu sau là mổi mề đay từng tảng khắp người.  Chứng này kéo dài cả tuần rất khó chịu, tuy anh đă dùng đủ thứ thuốc mà cũng không giảm, ngược lại c̣n nặng hơn.  Sau anh vô quân y viện kêu y tá lấy nước biển chuyền và cộng thêm Solucortef trừ dị ứng.  Anh là chuyên viên tê mê nên rất rành về các thứ thuốc dùng.  Một lát sau, anh lại bảo y tá cộng thêm một ống Gluconata de calcium vào nước biển.  Trong lúc đó tôi đang đi khám bệnh ở pḥng bên cạnh.

Người y tá thấy tiếng động bất thường vội chạy vào pḥng bác sĩ Trần đang nằm và thấy mặt anh tím bầm, tay bóp cổ như nghẹt thở.  Nh́n vào hai chai nước biển th́ như có vẩy pha lê trong nước.  Tôi bảo ngưng ngay chuyền nước và khiêng anh trên băng ca lên khu giải phẩu, lúc đó gần buổi trưa rồi.  Cũng may các y sĩ c̣n tụ tập đông ở pḥng thư viện chờ giờ về ăn cơm.

Tới khi giải phẩu th́ Trần tỉnh lại và c̣n hỏi tôi "Moa có sao không?".  Anh nằm xuống mệt mỏi tiếp:  "Moa la dữ lắm hả?".  Nhưng chỉ lát sao anh lịm dần và lay không tỉnh.  Tôi hô hoán kêu cứu và các anh em xúm lại mang anh ra pḥng mổ dùng phương pháp cấp cứu.  Đốc Hà cũng có mặt và rất sốt sắng đắc lực trong việc chửa trị.  Nhưng Trần cũng không qua khỏi số, mặc dù có mổ ngực để thoa bóp tim nhưng chẳng cứu được.

Những bàng hoàng và đau đớn của gia đ́nh anh và tôi không sao kể xiết, nhất khi quàn anh ở quân y viện và người thân tới viếng, miệng anh c̣n ứa máu tươi.  Theo dị đoan thời anh chết bất đắc kỳ tử và sẽ thiêng vô cùng.  Nhóm y tá, vua chơi số đề, liền cúng lạy khấn anh rất kỹ và lấy tuổi anh làm số chót.  Kỳ đó không rơ tại trùng hợp hay anh linh thiêng phù hộ mà quân y viện trúng lớn với số đề.

Tôi tháp tùng quan tài của anh về Sài G̣n làm đám tang.

Từ ngày chạy qua Hoa Kỳ, sau khi mất nước, có dịp tôi vẫn cúng cầu an cho hương hồn người bạn thân này.  Gia đ́nh anh, tôi mới hay tin đây cũng đă di tản và cư ngụ ở tiểu bang Washington.  Chị Trần đă đi bước nữa và mới thông báo cùng mời tôi qua dự lễ cưới của cháu gái đầu.  Chị c̣n nhắc "Cháu nhỏ hồi đó c̣n đ̣i ngồi ḷng bác khi ăn cơm!".

Mới đây đă gần hai chục năm qua rồi.            

(C̣n tiếp)

TAM THANH