Truyện Dài
Đốc
Hà
Tam
Thanh
(Tiếp theo kỳ
trước)
Chương
2
Tôi hỏi Thượng sĩ Toàn, y tá
trưởng:
- Chuyện
ǵ mà rần rần ra như vậy?
- Chuyện
thầy Hà.
Tùm lum ông thầy ơi!
- Sao liên quan
ǵ đến Tiểu khu nữa phải không?
- Vâng,
thế này . . .
Đốc Hà đêm vừa qua ra ở
một cái villa ngoài phố chơi v́ có cô bạn gái nào
ở Sài G̣n ra thăm, nghe đâu như cô dược sĩ
Lụa, mà y đă quen biết và thương yêu được
vài năm rồi.
Đương thời, để
giữ an ninh, sau giờ giới nghiêm,
thường có những toán tuần tiểu hổn hợp
đi xét bất thần một vài khu trong tỉnh, gồm
lính bên tiểu khu, quân cảnh và cảnh sát. Hôm dó lại xét trúng khu Đốc
Hà ở. Qua nữa đêm
thấy động phía sau vườn ,
Đốc Hà, trong bộ đồ ngủ, cầm súng dón
dén ra và bắt gặp mấy người lính đi qua rào
cây vào sân, thay vào gọi cửa đi phía trước có ư
nếu gian tế bị bắt gặp thời để
chuồn cổng hậu hơn cổng phía ngoài
đường. Cơn thịnh nộ nổi lên đùng
đùng v́ sự xâm nhập gia cư bất hợp pháp,
Đốc Hà tay súng, tay lựu đạn, bắt trọn
nguyên toán tuần tiễu, gồm cả viên chuẩn úy
trưởng toán mới xớ rớ chạy tới, và
tước hết súng. Cho toán tuần tiểu một bào
học không đi cổng trước mà bọc cổng
hậu không thông báo, y bắt từng người một
luồn qua lỗ chó chui, trong khi chờ đợi xe cứu thương quân y viện ra. Y báo
với toán trực bệnh viện Nguyễn Huệ là y
đau cần xe chở. Khi xe tới, y ngồi ngoài cùng hăm
trước tên nào có ư chạy trốn sẽ cho nổ
lựu đạn chết ráo.
Vào tới quân y viện, Đốc Hà
bắt xuống xe hết, hai tay
để lên đầu:
- Tụi bay
nh́n cái bóng đèn kia chưa? Đứa nào
chạy tao bắn bể sọ như cái bóng đèn. Này!
Dứt lời y vẩy súng, cái bóng
đèn bể tan tành sau tiếng súng nổ chát chúa. Toán tuần tiểu
hết hồn, mặt xanh dờn, mắt la mày lét
được giải lên lầu. Các y
sĩ độc thân lục tục dọn đồ
ngủ đi chỗ khác nhường chỗ cho Đốc
Hà và nhóm tù nhân. Y bắt từng người một
viết tên tuổi, số quân, đơn vị và tự
thú là xâm nhập gia cư bất hợp pháp.
Tỉnh trưởng kiêm
tiểu khu trưởng Lê Khánh nghe tin vội tới ngay
quân y viện. Nhưng phải đứng ngoài cùng toán hộ
vệ. Đốc Hà, do nhóm đàn em thông báo, nhắn ra
không được vào quân y viện, hễ trái lời
cứ đi một bước là trong này sẽ bắn
chết một toán viên.
Mấy tiếng
đồng hồ thương thuyết, y sĩ
trưởng Phùng, biệt danh Phùng Há, chạy như con thoi
giữa lầu, nơi nhốt toán tuần tiểu, và
cổng quân y viện.
Tờ mờ sáng toán tuần tiểu được
thả hết với súng cơ hữu, và tiểu khu làm
ngơ như không có chuyện ǵ xảy ra.
Sau vụ này, tiếng của Đốc
Hà nổi lên như cồn, v́ quân cảnh và cảnh sát,
những người cả quân lẫn dân đều không
có cảm t́nh, không ưa, đă lănh một bài học
đích đáng mà ngậm câm không làm ǵ được. Và dĩ nhiên
Đốc Hà phải đề pḥng cẩn thận hơn
khi đi ra ngoài quân y viện từ đó.
Vài tháng sau, chẳng rơ có sự can
thiệp kín đáo của y sĩ trưởng Phùng Há hay
không, có lệnh thuyên chuyển Đốc Hà về Không Quân.
Y rất b́nh tĩnh về tŕnh diện Không
Quân và hỏi được bổ nhiệm ở đâu. Được trả lời
mới tới đơn vị phải đi xa, sau mới
về căn cứ lớn hay bộ chỉ huy, theo thông
lệ của khối quân y Không Quân, mặc dù là y sĩ
chuyên khoa. Y xé tan tờ sự vụ lệnh và trở
lại quân y viện Nguyễn Huệ tiếp tục làm
việc, như không hề có lệnh thuyên chuyển.
Điều chỉnh hồ sơ do y sĩ trưởng và
bên hành chánh lo, y không màng tới.
Dược sĩ Lụa là
người Đốc Hà thương yêu nhất và tính
đi tới hôn nhân. Cỡ người mảnh khảnh, cao và có tính
rất quyết liệt mà chính y phải nể, sau
nhiều đụng chạm, giận dỗi. Chàng tám
lạng, nàng cũng nửa cân, xứng
đôi vừa lứa nếu trời se duyên.
Ngoài Lụa ra, Đốc Hà cũng có
quen vài người con gái khác, trong đó có cô Sâm với
tục danh là Sâm hột vịt lộn v́ nhà có hột
vịt lộn, c̣n riêng cô th́ làm ở sở Mỹ,
người ḿnh dây cao ráo, có đôi chút nhan sắc diêm dúa. Thêm cô gái ở câu lạc bộ nhí nhảnh,
trẻ nơn, có da có thịt. Những người con gái
ngoài dược sĩ Lụa chỉ là bạn qua
đường. Y tính lập gia đ́nh
với Lụa rồi nên đă kiếm ông ṭa Pḥng
đỡ đầu trong vụ học bổn, rửa
tội v́ Lụa là công giáo.
Thương Lụa, Đốc Hà
thương cả gia đ́nh em luôn. Lụa có
người em trai tới tuổi động viên.
Đốc Hà thu xếp cho chú em tŕnh
diện ở trung tâm hai nhập ngũ. Ở đây, y quen
từ chỉ huy trưởng, y sĩ trưởng tới
nhân viên hội đồng y khoa, ban giám định . . . Y
chỉ cần cho chú em hoăn dịch một thời gian
ngắn để cho có người bà con sinh viên ở
ngoại quốc về, chú em sẽ đổi thông hành
giả mà thoát ra xứ ngoài, người bà con sẽ
điều chỉnh giấy tờ sau. Mưu thần
sầu quỷ khóc này không thành v́ sau cùng người bà con
đau bệnh không về Việt
Cũng chuyện hoăn, miễn dịch mà
Đốc Hà gây thù chuốc oán với mấy y sĩ
đàn anh, bác sĩ Vinh, chủ tịch hội đồng
miễn dịch, và bác sĩ Khiêm, trưởng khu ngoại
khoa, kiêm giám định viên ngoại khoa.
Như đă nói Đốc
Hà có hai người em trai, y gởi người em kế
vào Địa phương quân Khánh Ḥa, c̣n người em út
đương học Đại học khoa học. Trong gia đ́nh đă hai người
đi lính rồi, đáng lẽ người thứ ba
phải được miễn theo
như y một lần đă nói với tôi.
Người em trai út nhận
được giấy nhập ngũ,
và anh hai bảo tŕnh diện ở Trung Tâm II. Chú em này
trước kia chơi banh bị gẫy
tay nên có thể là một tiêu chuẩn hoăn dịch, nếu
không là miễn dịch khi có tay trong gởi gấm tận
t́nh. Bác sĩ Vinh cũng
như bác sĩ Khiêm đă nhận chỉ thị rơ ràng
của Đốc Hà rồi, nhưng v́ cánh tay
chú em đă lành ngay ngắn, nên hai vị bác sĩ không dám làm
liều, sợ tiếng tăm, tai mắt. Kết quả
không được như ư muốn: chú em chỉ
được hoăn dịch ba tháng tái khám. Cứ
những đi cùng về, lập thủ tục cũng
hết ba tháng rồi.
Đốc Hà giận trành
hông v́ gởi người em ruột thịt máu mủ
tới những người đồng nghiệp quen
biết đă từ lâu, và cũng ơn qua nghĩa lại,
mà chẳng nên cơm cháo ǵ. Sự bảo vệ gia đ́nh
không được toàn hảo, uy tín anh hai bị sứt
mẻ, t́nh đồng nghiệp không trọn vẹn, y
nổi hung.
Một bữa, hội
đồng y khoa đang họp, dưới sự chủ
tọa của y sĩ Thiếu tá Vinh. Đốc Hà xồng xộc đi vào,
tới trước bác sĩ Vinh tát bốp một cái,
chỉ mặt:
- Anh không
xứng làm chủ tịch hội đồng miễn
dịch. Làm đơn từ
chức đi. Về nhà
liệu mà bảo vệ thân và vợ con, chuyện ǵ
xảy ra đừng trách là không bảo trước!
Mặt y sĩ thiếu tá
Vinh trắng bệch. Ông
chưa kịp phản ứng hay nói ǵ th́ Đốc Hà
lừng lững đi ra rồi.
Hội đồng tạm hoăn và bác
sĩ Vinh về nhà tức th́, bối trí bao cát ở các
điểm pḥng vệ nơi ông ở, và ông đă tự ư
vơ trang pḥng vệ bất trắc. Cho
tới ngày Đốc Hà gây rối ở Nha Trang không có
chuyện ǵ đáng tiếc xẩy ra cho bác sĩ Vinh và gia
đ́nh.
Ngay khi có kết quả hoăn dịch
của chú em trai của Đốc Hà, y sĩ thiếu tá Kiêm,
giám định viên đă bị dằn mặt:
- Ngon. Anh chơi tôi há! Anh
về pḥng mạch bữa nay đi. Tôi
sẽ đánh anh tại đó.
Những lời giải
thích xin thông cảm, nài nỉ bỏ qua nói bao lâu cũng vô
ích. Đốc Hà đă định và
không ai lay chuyển nổi, kể cả
tôi là người y có chút nể trọng.
Bác sĩ Khiêm than với tôi:
-
Đấy anh xem. Tôi cũng hết ḷng giúp đỡ. Cánh tay găy đă lành lặn, chụp h́nh lên
gần như không thấy ǵ, không trở ngại trong
sự cử động, làm sao tôi vượt
được tiêu chuẩn? Liều ḿnh
đề nghị cho hoăn dịch rồi mà hắn không
chịu. C̣n dọa đánh nữa.
Hồi mới ra đây, tôi có để hắn làm pḥng
mạch chung lấy tiền tiêu thêm, có
khi lấy lố số tiền hắn kiếm, tôi có
hề nói ǵ bao giờ đâu. Anh em kể như ăn cùng mâm, ngồi cùng chiếu, hắn
nỡ nào đối xử với tôi như vậy . . .
Mọi người ra về hết,
kể cả bác sĩ Khiêm lo âu, mặt buồn dười
dượi, trừ một ḿnh tôi c̣n nỉ non
can gián Đốc Hà tới độ bực ḿnh:
- Thôi
được rồi, toa đi làm pḥng mạch đi. Để moa coi sau.
Không rơ v́ nghĩ lại hay nể lời
tôi mà chiều đó, cũng như sau này, bác sĩ Khiêm
chẳng bị Đốc Hà đánh bao giờ.
Riêng cá nhân tôi cũng đụng với
Đốc Hà một lần:
Tôi là người chót chưa bị xỉ vả,
khảo chuyên môn. trách móc hay bị
phạm tới thân xác. Cho
tới phút đó tôi c̣n may v́ cả đời tôi, từ lúc
trẻ cho tới ngoài ba mươi, chưa hề
đụng độ, đánh nhau, vật lộn với
bất cứ ai bao giờ, vơ vẽ cũng không mà mồm
miệng cũng chẳng. Nhưng dù sao cũng phải giữ vững
lập trường, tŕnh bày khúc mắc, rồi có dùng hay
không kế thứ ba mươi sáu của các chú con trời
là chuyện khác, hạ hồi phân giải.
Ngày đó phiên tôi trực. Đương nằm khểnh tĩnh
thần ở trên giường, nghe chiều rơi nhẹ
nhàng và ánh sáng rút dần, th́ Đốc Hà xồng xộc
bước vào, đóng cửa cái rầm. Tôi thốt giật
ḿnh và biết chuyện không lành sắp xảy ra. Mấy bữa trước, bác sĩ Trần
đă báo tôi nên đề pḥng v́ nghe Đốc Hà
đương buồn tôi. Và như ai
cũng biết, khi y buồn một người nào là
sẽ có chuyện động thủ. Kỳ này thời tôi
hết đường rút.
Tôi hỏi trước:
- A! Hà! Đi đâu đây?
- Moa có
chuyện muốn hỏi toa.
- Chuyện
ǵ?
- Thằng
thiếu tá Huyên.
- A, moa
cũng định gặp toa về vụ này, nhưng
chưa có dịp. Tiện
đây moa nói cho toa nghe luôn . . .
Thiếu tá Huyên, thuộc bên quân cảnh
ở Nha Trang, không hiểu v́ lư do ǵ bị thuyên chuyển
lên Pleiku, nghe đồn như bị lỗi hơn là
thăng chức, đang lúc bà vợ ông theo chữa ung
thư, và tiệm bán kem của ông trên đường
Độc Lập khách hàng tấp nập, ăn nên làm
ra. Một kỳ
về phép, ông liên lạc với bác sĩ Phạn
để xin tị nạn một thời gian chờ
chạy thuốc. Bác sĩ Phạn trên tôi một khóa,
là đương kim y sĩ điều trị trại phổi,
nổi tiếng là ăn chơi, cờ bạc, hào hoa, xài
tiền như rác . . . Theo lời đồn, nghề tay
trái của anh là chơi x́, nhiều lần đă xách cả
samsonite tiền đi máy bay ra Đà Nẳng để
chơi, và kỳ nào cũng thắng lớn. Ở quân y
viện tổ chức ǵ cần tài trợ là anh vung tiền
giúp đỡ hậu hĩ, không do dự. Và dĩ nhiên, anh
quen nhiều cấp lớn, chẳng những ở Nha Trang
mà c̣n ở Cục Quân Y, Tổng Cục Tiếp Vận v . v . . Đối với
anh em đồng nghiệp, anh rất vui vẻ, cởi
mở, hào phóng. Y tá, y công, bệnh nhân mến chuộng cái dễ
dăi của anh. Biết
Đốc Hà hay về Sài G̣n chơi, anh đă bao
trước với Air ViệtNam, mỗi lần
Đốc Hà đi là có vé sẵn, không cần thắc
mắc, nếu y không dùng hàng không quân sự.
Chẳng rơ v́ chỗ quen biết sẵn,
hay một căn nguyên nào khác, thiếu tá Huyên
được nhập viện trại phổi. Nằm một thời gian, ông
được chuyển sang trại tôi về chứng kinh
phong. Theo như hồ sơ th́ ông đă có nhiều cơn
giật, phần lớn vào ngoài giờ làm việc, do y
sĩ trực cho thuốc và viết bệnh trạng. Có một lần chính Đốc Hà cũng đă
xác nhận thiếu tá Huyên có kinh phong. Nhưng nhân viên
của tôi có tai có mắt nên cũng
đưa tin cho tôi hay.
Thiếu tá Huyên gặp tôi
ngày đầu, và tôi có nói thẳng với ông, nếu ông có
bệnh kinh phong thời phải t́m căn nguyên để
cách chữa trị được hữu hiệu. Và mỗi khi có cơn
giật phải có chính y tá của tôi hay tôi thấy mới
biên vô hồ sơ được, và từ đó mới có
thể ra hội đồng y khoa. Ông gật gù xong
rồi biến luôn khỏi trại sĩ quan trong một
tuần lễ liền, không nói không năng ǵ ráo. Tôi
bảo nhân viên nhắn lại nếu c̣n muốn nằm
ở trại tôi thời bắt buộc phải có mặt
lúc tôi đi thăm bệnh mỗi sáng. Lời
yêu cầu vị nể của tôi không được
chiếu cố. Tôi liền chuyển
hồi thiếu tá Huyên về trại bác sĩ Phạn.
Tới đây tôi biết có
lời xúi xiểm của Đốc Hà là tôi không coi
trọng lời viết trong hồ sơ bệnh lư về
vụ kinh phong của thiếu tá Huyên. Ngoài ra
thiếu tá Huyên c̣n được đưa ra hội
đồng y khoa về chứng bệnh giật, tréo
cẳng ngỗng, do trại phổi chứ không phải
trại nội thương do tôi trông nom như thường
lệ. Dĩ nhiên, ngồi ở Hội đồng, tôi bác
v́ thiếu yếu tố bệnh lư, giữa sự bực
bội rơ ràng của một số đồng nghiệp.
Nhưng bác sĩ Phạn
không bỏ qua. Anh lại đưa
thiếu tá Huyên ra hội đồng lần nữa,
lần mà tôi không nhớ rơ là tôi vắng mặt hay bỏ
về trại làm việc sau khi đă tŕnh bầy xong
những trường hợp của trại tôi với
hội đồng. Kỳ này thiếu tá Huyên được phân
loại II. Một
lỗi kỹ thuật lớn v́ kinh phong thuộc loại
III. Nhưng cố ư v́
loại II khỏi tái khám, trong khi loại III có ăn
tiền trợ cấp phải tái khám để
định mức độ tàn phế, và sẽ lộ
liền với y sĩ giám định, một chặng khó
khăn nữa.
Tới đây tôi tiếp:
-
Đấy là sự thật moa vừa cho biết. Chắc toa cũng nghe là khi
được loại II rồi, thiếu tá Huyên có rêu rao
là có bốn trăm ngàn lót tay đó!
- Không. Có thật à?
Mặt Đốc Hà biến đổi,
môi tím lại đương dằn sự giận dỗi:
- Làm ǵ có
chuyện đó!
- Moa nghe sao
nói vậy, tin hay không tùy ở toa.
Dù không ai gởi gấm, moa đă thông cảm
trường hợp thiếu tá Huyên để cho tị
nạn ở trại, nhưng hắn coi moa như pha. C̣n bảo moa đưa ra hội
đồng về một chứng bệnh mà moa chưa
thấy, thời ngoài sức moa rồi!
Vừa lúc đó y tá
trực gọi tôi coi bệnh. Tôi bỏ
ra ngoài. Đốc Hà
ngồi trong pḥng tối chưa lên đèn trầm tư.
Sáng hôm sau, Đốc Hà
lại gặp tôi ở pḥng trực và tỏ ư xin lỗi v́
đă hiểu lầm tôi, giữa sự ngạc nhiên và
ngỡ ngàng của tôi. Chắc y đă
phối kiểm tin tức và hiểu sự vô tư của
tôi. Theo
lời y th́ suưt nữa y mất một người
bạn. Tôi
không rơ trong ư y, y đă giành h́nh phạt nào cho tôi, và tôi
cũng chẳng thắc mắc, cây ngay không sợ chết
đứng. Tôi c̣n thoáng hănh diện là khác, chẳng
phải v́ vừa thoát nạn, nhưng v́ sự xin lỗi
thành thật của Đốc Hà, người mà từ
hồi giờ tôi chưa thấy và chưa nghe ai kể
lại là mở miệng xin lỗi ai, bất cứ về
một vấn đề ǵ, dù chuyên môn hay t́nh cảm.
Một thời gian sau, bác sĩ Phạn
thuyên chuyển về Đà Lạt, không rơ theo
đơn xin hay v́ một lư do nào khác. Và trường
hợp thiếu tá Huyên bị tái xét. Thiếu tá Huyên như ai cũng
biết, ân oán giang hồ nhiều, dĩ
nhiên ở chức vụ và thế của ông, nhiều
người ghét hơn là ưa.
Và nghe đâu như chính một
người đàn em của ông, hận ông, tố với
Cục Quân y và Bộ Tổng Tham Mưu. Vận xui của ông
c̣n đội thêm cái tang của vợ ông nữa.
*
**
Tôi được báo cáo là
Đốc Hà về Tổng Y Viện Cộng Ḥa nằm. V́ bệnh ǵ th́ không ai
được rơ. Tin ngoài hành lang
dĩ nhiên không dẫn chứng đồn rằng y sĩ
điều trị khóa đàn em và y sĩ trưởng khu
khóa trước Đốc Hà đưa hồ sơ cho y
muốn thử nghiệm ǵ th́ tùy ư viết vào, và muốn
thử thuốc ǵ th́ ghi vô, y thừa sức và thừa tài
để tự trị.
Chán cảnh lơ là v́ sợ mang vạ
của trại nội thương, Đốc Hà về
lại quân y viện Nguyễn Huệ chữa lấy, và
thấy y đeo chai nước biển chuyền liên miên
cả tuần với hàng vốc hũ Penicilline. Y cũng
chẳng nói cho ai hay là đau bệnh ǵ. Riêng
trong quân đội, dùng "Bi" chỉ chữa có một
thứ bệnh rất phổ thông và rất b́nh dân mà thôi. Đó cũng là
một đề tài x́ xầm giữa các y sĩ, nhưng
không ai dám định bệnh cả, chỉ e tới tai y
lại vất vả cuộc đời.
Bác sĩ Phát, cùng khoá với Đốc
Hà và tôi, mới thuyên chuyển từ Trung Tâm II tuyển
mộ và nhập ngũ về quân y viện, người mà
Đốc Hà không ưa v́ một lư do nào đó, cho tới
giờ này tôi cũng chưa rơ, nói nhỏ với tôi là cái
bệnh của y đă xâm nhập vào hệ thần kinh, sau
khi đă nghiên cứu một lô sách y khoa cổ cũng
như mới, với những triệu chứng như thay
đổi tính t́nh bất thường, hay đa nghi
dựng chuyện, tính toán, suy luận một cách lạ lùng
. . . và cứ như thế bác sĩ Phát cố chứng ḿnh
hành vi của Đốc Hà với những điều
tả trong sách tham khảo. Trong thời gian chuyền
thuốc, Đốc Hà chiếm cứ pḥng y sĩ trực,
nằm ngay sau thư viện, đồng thời cũng
được dùng làm pḥng hội và pḥng ăn cho y sĩ
trực và y sĩ độc thân ở trong quân y viện. Y
để máy liên miên chơi bài
"Con qú lạy chúa trên trời . .
Sao cho con lấy được
người con thương . . "
Hết bài
ca, y lại bấm máy soành soạch cho chạy lại, ngày
cũng như đêm. Tới cả khi ra hội
đồng y khoa, y kéo theo cái cột trên treo ṭng teng chai
nước biển, trong một bộ đồ ngủ
nhầu nát, y vẫn để bài hát chơi ở trong
pḥng.
Tôi có thêm
một đồng minh sáng suốt nữa nơi bác sĩ
Phát. Anh gốc người
Huế, có vợ, dược sĩ, người Phan Rang,
con nhà quyền thế đương thời. Anh là
người khôn ngoan, mẫu mực, quen biết nhiều
người cấp bực và nhiều chuyện bên lề.
Rất chịu khó theo dơi những biến chuyển quân
sự cũng như chính trị trong và ngoài nước. Và
nghề y khoa tổng quát rất rành rẽ.
Hồi
học ở trường y khoa, tôi ít có dịp tiếp xúc
với bác sĩ Phát. Nhưng
từ khi tôi thuyên chuyển từ Qui Nhơn về Nha Trang,
chúng tôi có dịp gần nhau hơn và chuyện tṛ vui
vẻ, thân mật hơn. Có lần anh mời tôi ăn
cơm ở nhà, có lần chúng tôi kéo nhau đi ăn
tiệm cùng với một vài người bạn chung ngoài
giới bác sĩ.
Bác sĩ
Phát có mắt quan sát rất tinh tế và thường chia
xẻ với tôi những ǵ anh nghe thấy hoặc mục
kích, đưa những lập luận vững chắc,
dựa trên tin tức thâu lượm được v́ anh
biết tôi kín đáo, ít bép xép.
Nhưng khi cần, anh vẫn dặn kỹ
đừng nói lại với ai, nghe qua rồi bỏ.
Một
chiều, bác sĩ Phát tới văn pḥng làm việc của
tôi ở trại sĩ quan:
- Ê, có bận ǵ không?
- Không.
Ngồi chơi.
- Này, toa có thấy ǵ khác lạ
ở pḥng y sĩ trực không?
Tôi suy
nghĩ một hồi rồi lắc đầu:
- Có ǵ lại đâu?
- Toa không thấy mấy khe hở
ở cửa mới được bít bằng băng keo
à?
- Moa chẳng để ư. Mà bao lâu rồi?
- Cả mấy tuần rồi.
- Mà ai bịt vậy?
- Đă không có mắt lại không có
tai nữa!
- Moa ít la cà và đâu có biết
chuyện như toa. Nói bà nó
đi cho rồi, c̣n ỡm ờ măi!
Bác sĩ
Phát xuống giọng nhỏ chỉ đủ tôi nghe, và
kể lại theo tin t́nh báo th́ sau một thời gian
ngắn buồn dười dượi, Đốc Hà
trở lại b́nh thường, sinh hoạt vui vẻ, ai
cũng nghĩ là thuốc chữa có hiệu quả
chăng. Một hôm,
trước mặt y sĩ phó, bác sĩ Vân, Đốc Hà
thở vắn than dài lương y sĩ đại úy
của y không dủ xài v́ y không mở pḥng mạch tư
như mọi người để kiếm thêm, một
phần v́ y không đủ kiên nhẫn ngồi câu cá,
một phần y cũng chưa có phép của bộ
Tổng Tham Mưu v́ c̣n thiếu văn bằng bác sĩ y
khoa do chưa tŕnh luận án. Y ở một ḿnh và không có
phương tiện di chuyển, như ai đó có pḥng
mạch tư lại c̣n có quân xa xử dụng nữa. Anh
Vân thuộc loại bon papa hiền lành, phúc hậu, bao dung. thông cảm, nghe nhột và dâng ngay chiếc xe
Jeep cho Đốc Hà dùng, c̣n phần anh xài chiếc xe
gắn máy Yamaha vui vẻ, không thắc mắc phàn nàn. Ḷng
anh rộng lượng, hiểu nhu cầu đàn em. Có xe
rồi, Đốc Hà vác về quê ở Phan Rang nghỉ
dưỡng sức hơn cả tháng, đi săn, đi
tắm biển. Pḥng lương phải mang vào tận
nơi phát cho y. Vụ nghỉ
ngang xương này là một trong những nguồn gốc
của cuộc nổi loạn về sau. Khi trở về
y như người mới, cường tráng, cởi
mở, dễ thương. Có tin y mót lập gia đ́nh
với cô dược sĩ lắm rồi.
Tới
đây bác sĩ Phát mới gơ lên bàn:
- Bây giờ mới là điểm
quan trọng thần sầu!
- Moa chưa thấy chuyện toa
kể liên quan ǵ tới vụ che lỗ bít cửa cả!
- Từ từ, đừng có
nóng! Toa biết hắn rất
thương và trọng em Lụa và muốn lập gia
đ́nh hạnh phúc hoàn toàn, con cái đề huề,
khỏe mạnh, lành lặn yên vui . . .
- Con nào mà chẳng lành lặn, toa
nói ǵ kỳ vậy?
- Suy thêm một tí nữa đi . . .
- Toa muốn nói căn bệnh mà
hắn chữa với Penicilline có thể chưa dứt
gốc và ảnh hưởng tới đường con cái
phải không?
- Khá! Không đến nỗi tồi
lắm! Nhưng hắn, với bộ óc khoa học
thực nghiệm, muốn thử trước và không
muốn có đứa con nào với em Lụa bị tật
do hắn di truyền . . .
- Và kiếm mồi thử
nghiệm?
- Đúng.
- Nhưng rồi nếu có con
với ai, nó mang tới nó liệng trả chứ nó
ngọng à! C̣n ăn vạ
nữa là khác!
- Chuyện đó hạ hồi phân
giải. Bà chị ở Phan
Rang nuôi giùm mấy hồi . . . Lo ǵ giùm
hắn đa mưu túc trí!
- Tới tai em Lụa th́ sao?
- Th́ ván đă đóng thuyền
rồi!
- Tin làm sao mà anh dám đoán ṃ
vậy?
- Thứ nhất: em Sâm hột
vịt lộn biến khỏi thị xă, sau mấy tháng
gần gũi thân thiết với Đốc Hà. Có thể em có bầu, đ̣i
cưới nhưng không được chấp thuận mà
bỏ đi chăng?
- Em dân sở Mỹ đâu phải
tay vừa?
- Trai tứ chiến gặp gái giang
hồ, kẻ tám lạng người nửa cân, biết đ̣n
phép của nhau rồi!
Nhưng có thể em cao tay ấn hơn. Lặn đi gây hoang mang cho
Đốc Hà, một là c̣n yêu hắn thắm thiết,
chịu nhận phần thiệt về ḿnh, hai là hắn
sẽ nghĩ lại v́ đứa con đầu, bỏ
vợ được chứ ai bỏ con .
. .
- Chắc đi phá!
- Nấu vậy hắn càng soắn
lên v́ không biết kết quả của cuộc thử
nghiệm ra sao? Nghe nói hắn đă
chỉ thị cho đàn em lùng khắp Nha Trang rồi mà
chưa thấy đâu, và nay hướng vào Sài G̣n rồi có
tên em trong danh sách hành khách Hàng Không Việt Nam .
. . Trong khi chờ đợi kết quả t́m kiếm,
hắn chẳng phung phí thời giờ và đă nhắm sang
mồi thứ hai là em câu lạc bộ . . .
- Thật vậy sao?
- Mấy lần hắn trực là
em lên tŕnh diện. Và để tránh những con mắt ṭ ṃ
mất vệ sinh mới có màn bịt những khe cửa
hở bằng băng keo!
- Th́ ra là thế! Toa điều tra
hay thật. Mà sao chưa nghe xầm x́ ǵ cả?
- Tai vách mạch rừng! Ai hay giữ nấy nếu
muốn nồi cơm National c̣n!
- Mà có chắc không?
- A cái đó tùy!
(C̣n
tiếp)