Truyện Kể

 

 

 

ĐỐC HÀ

 

 

Tam Thanh

 

(Tiếp theo và hết)

Súng đă nổ ở Quân Y Viện Nguyễn Huệ. Đốc Hà bác bỏ mọi đề nghị hoà giải của chánh quyền địa phương cũng như trung ương, mà y coi chỉ là những tṛ bịp bợm đưa tới qui hàng vô điều kiện. Y chỉ chấp nhận gặp tướng Vỹ, mà y coi là thanh liêm, đứng đắn, đàng hoàng nhưng không thấy tăm hơi đâu. Bộ Chỉ Huy 5 Tiếp Vận, Quân trấn, Tiểu Khu đều can thiệp không kết quả. Khu Chiến Thuật đặc phái BS Vơ, y sĩ Sư Đoàn, bạn của đốc Hà xuống thương thuyết, cũng không xong.  Cục Trưởng Cục Quân Y ra, đốc Hà không tiếp. Cục Phó mới chân ướt, chân ráo tới, đă bị đe doạ bỏ về liền. Uỷ viên Chánh Phủ bị thách đấu súng, vội vàng bỏ nhiệm sở, chân c̣n đi dép qua phi trường, chung quanh Quân Cảnh vơ trang vây kín.

Súng nổ lốp bốp, lúc bắn chỉ thiên, khi bắn ch́m. Khu dân cư chung quanh Quân Y Viện hết an toàn. Một viên đạn oan nghiệt hạ một thanh niên qua đường nằm xuống. Từ An Ninh Quân Trấn do tướng Viên quản nhiệm, nội vụ chuyển qua An Ninh Lănh Thổ do Tiểu Khu Trưởng, đại tá Phẩm phụ trách, khi có người chết.

Một cuộc hành quân có xe bọc sắt yểm trợ được tung ra. Loa phóng thanh kêu gọi buông súng, khoan hồng lần chót, chẳng những không trả lời mà đạn c̣n bay như mưa về phía phát thanh. Dược sĩ Viện, tân chỉ huy trưởng kho Y Dược, được lệnh qua Quân Y Viện kiếm nơi núp của đốc Hà. Không ai thấy tăm hơi y ở đâu cả, có lời đồn y đă đào thoát.

Xe bọc sắt lừng lửng đi vào Quân Y Viện trên đường chính đưa tới khu Tai Mũi Họng ở lầu dưới và khu y sĩ độc thân ở lầu trên. Một số lớn quân nhân cũng như bệnh nhân buông súng và được lùa ra ngoài, vùng có kiểm soát an ninh.

Hạn kêu gọi đầu hàng đă qua. Tiếng loa vang lần chót, theo sau là im lặng hoàn toàn. Bỗng súng nổ vang như pháo bắn lia lên lầu, vào khu Tai Mũi Họng. Những quân nhân đội nón sắt, tay súng, tay lựu đạn ḍ dẩm vào mục tiêu. Ngoài cảnh tàn phá, không thấy tăm hơi ai cả. Bỗng từ gần pḥng Y sĩ trưởng, phát lên tiếng la thất thanh của một quân nhân:

-Ổng ḱa!

Theo sau là một tiếng nổ vang ngắn, gọn, kèm theo tiếng thét hăi hùng:

-Chết tôi rồi

Người quân nhân đầu tiên thấy đốc Hà nơi khu Bộ Chỉ Huy la lên và lănh ngay viên đạn phá tan đầu gối, quỵ xuống. Đó là thương binh đầu tiên bên Quân Y Viện mới, gần phi trường. Lập tức mọi hoả lực dồn về phiá văn pḥng Y Sĩ Trưởng, nơi đốc Hà bị phát giác. Đạn mọi cỡ xuyên cửa lớn, cửa nhỏ, cửa bật vào pḥng Y Sĩ trưởng, lỗ chỗ như tổ ong, hết tràng này tới băng kia, xối xả..

Sau tiếng súng là một sự im lặng nặng nề, chứa nhiều ư nghĩa uất nghẹn, tức tủi, căm giận, đau thương, tiếc nuối, xót xa, tủi hờn, oán hận, hối lỗi, chấp nhận bi ai...

                                                 ***

Đốc Hà bị đốn gục, một vết đạn ở đầu, một ở cánh tay tương tự với những vết thương làm chết Thiếu tá Nhiên mấy ngày trước. Bấy giờ, y được trực thăng Medivac chở vào bệnh viện dă chiến Hoa Kỳ ở Cam Ranh cứu cấp, sau khi xác được lôi ra ướt sủng nước, v́ không ai đủ can đảm vào pḥng kiếm y sau khi bị thương nặng, mà phải dùng tới lựu đạn hơi ngạt và cầu cứu tới ṿi rồng nước xối vào và y trôi theo ra.

Chấm dứt một giai đoạn hiên ngang, can đảm, liều lĩnh, bất cần, khí phách, hào hùng của một kẻ sĩ sân cuồng, đọat lư tưởng bằng mọi giá, sau những bất măn chua cay của thời cuộc.

Một đám táng vĩ đại chưa từng thấy ở Nha Trang đưa đốc Hà, giữa bao ḍng lệ, tới nơi an nghĩ ngàn thu, với hơn một thiếu phụ đội tang.

     Mười mấy năm sau này, những ngày lưu vong ở haỉ ngọai, nhiều dịp cúng kiếng, tôi vẫn cầu khẩn cho hương hồn đốc Hà xoá bỏ những gay góc dị biệt bồng bội, cũng như giảm thiểu tranh chấp kiểm soát chủ động, hầu được siêu thoát nơi miền an lạc vĩnh cửu.

  Lời Cuối

Người Việt ta thường hay có tính dị đoan, chắc do một phần lời tổ tông truyền lại, phần khác do kinh nghiệm sống thấy trước mắt, nên không tin không được, để có tư tưởng và thái độ thực tế “có kiêng có lành”, nhất là về vấn đề địa lư.

Ai cũng biết mồ mả chôn đều theo hướng thuận ở khoảng đất không úng thủy, không động long mạch th́ con cháu làm ăn khá giả, hoặc “phát”, nếu đặt trúng nơi “hàm rồng”, nếu đất xấu th́ ḍng sau “mạt” vận với từ ngữ thông dụng “mả táng hàm chó”. Nhưng rồi ảnh hưởng Âu Mỹ lấn át dần những dị đoan: mồ mả được tập trung vào nghĩa địa, ngay hàng thẳng lối, bên ta, bên Âu Châu c̣n xây mộ, xây nhà mồ chứ ở Hiệp Chủng Quốc, huyệt thường lấp ngang mặt đất, trên cỏ mọc xanh tươi và chỉ có tấm bia bảng đồng hay đá trên mặt mộ mà thôi, tiện cho máy cắt cỏ đi một đường đều, không phải len lách lên xuống.

Một số người thấy dân Việt điêu linh, khổ sở, đói rách triền miên, từ đời này qua đời nọ, tai ương, ách nước đầy rẩy. Ngoài đô hộ kéo dài nhiều thế kỷ dưới thống trị của Tàu, của Tây, c̣n chiến tranh huynh đệ tương tàn, nên có ư nghĩ giải đất chữ S đă bị người Tàu nham hiểm, rành về địa lư, “ếm” hoặc phải “ơn đền oán trả” v́ đă tiêu diệt dân tộc Chàm, nên không ngóc đầu phát triễn mạnh mẽ được sau Thế Chiến thứ 2, ở một dân tộc cần cù, can đảm, thông minh có thừa.

Cũng thuộc vào phạm vi địa lư là hướng nhà, hướng đường. Nói chung ra, ai cũng muốn tránh một con đường đâm xóc thẳng vào mặt tiền, cuối đường hay ngă ba. Phủ Toàn Quyền, sau này là dinh Độc Lập, có đường Norodom, sau này đổi tên là Thống Nhất, đâm thẳng vào cửa trước, nên Toàn Quyền th́ về nước, gia đ́nh họ Ngô táng gia, bại sản.

Riêng Quân Y Viện Nguyễn Huệ ở Nha Trang, tuy cổng chính đă được đổi hướng, nhưng đường Quang Trung đâm xuyên vào nhà thương này, nên vẫn có những chết chóc kinh hoàng, thảm hại, ghê hồn chưa từng xảy ra trong nhà thương quân đội hay dân sự nào ở Việt Nam cả.

&&&

Ngoài dị đoan tin về địa lư, hướng nhà cửa, đường, c̣n những dị đoan về tuổi tác nữa. “Sinh dữ tử lành” nên thời gian c̣n sống nơi “ta bà” này, con người quá nhiều thử thách thăng trầm từ mạng sống, tâm t́nh tới công việc học hành, thi cử, làm ăn. Những mốc tuổi nguy hiểm, đáng sợ ở những năm tuổi ba mươi bảy, bốn mươi chín, năm mươi ba, ai thoát được ba chặng gạn lọc gay go này mới yên tâm phần nào sống nốt tuổi trời.

Y Sĩ Đại Uư Vượng, người cao to lớn, da trắng, mặt vuông chữ điền, đeo kính cận trắng trông ra đàng hoàng, tính t́nh vui vẻ, cởi mở. BS Vượng, Quân Y thực thụ, sau một thời gian phục vụ ở đơn vị tác chiến lưu động, xin về Tổng Y Viện Cộng Hoà học khóa Tê Mê. Lúc măn khoá  được bổ nhiệm về Quân Y Viện Nguyễn Huệ, gĩư chức Trưởng Pḥng Tê Mê.

BS Vượng có tật hay nếm, hay dùng thuốc, từ thử nghiệm tác dụng, hiệu quả, phản ứng của các thuốc trước khi ghi toa cho bệnh nhân, nhất là các thuốc thuộc lọai cảm cúm, đau nhức, bao tử, sinh tố v.v.

Đúng năm Mậu Thân, BS Vượng vừa tṛn 37 tuổi ta, cũng trùng ở tuổi này, ông thân sinh đă qua đời.

Kỳ này, BS Vượng uống thử có nửa viên Alka Seltzer cho vào nước sủi bọt uống, vừa trị đau nhức, vừa cả bớt phần tiêu hoá hơi đầy. Uống khỏi miệng mấy phút, mề đay nổi rầm rề khó chịu, nhất là vào mùa lạnh lại nặng hơn khi đi qua cầu Hà Ra gió lạnh buốt căm, lúc đó Vượng nhớ ra có dị ứng với chất aspirine, có trong viên thuốc uống thử.

Một tuần qua, BS Vượng uống đủ lọai thuốc trừ dị ứng ở liều lớn, cũng chẳng ăn thua, traí lại c̣n nặng hơn, mẩn ngứa bực bội, khó chịu, thêm phần ngất ngư lao đao, buồn ngủ do thuốc antihistamine gây nên. Đường cùng, BS Vượng vào Quân Y Viện tự biên toa, bảo y tá chuyền nước biển, trước trộn chung thuốc Solucortef trừ tổng phản ứng, sau cộng thêm Gluconate de Calcium, nhưng không ngờ lại có trong chai nước biển một hợp chất long lanh như có mài đục. Chỉ ít lâu sau, Vượng thấy khó thở, ngộp, bèn la hét ầm ĩ. Y tá chạy vào, thấy vậy ngưng chuyền nước biển và hô hoán chở BS Vượng lên pḥng hồi sinh cấp cứu. Vượng tỉnh lại dăm ba phút rồi lịm vào cơn mê vĩnh viễn. Tuy có được lên bàn mổ, rạch ngực bóp tim mà không kết quả, chắc mạch máu li ti trong năo, cũng như ở tim đă bị nghẹt mài thuốc.

Đó là cái chết bất đắc kỳ tử của y sĩ đầu tiên ở Quân Y Viện Nguyễn Huệ từ năm 1968. Thi hài BS Vượng được quàn ở Quân Y Viện trước khi chở máy bay về Saigon mai táng. Hiện tượng lạ là mỗi khi có người ruột thịt vào viếng, đều có máu ở miệng BS Vượng ứa ra, theo dị đoan là điềm cái chết oan ức nhưng linh thiêng vô cùng.

* * *

Trong thời gian y sĩ Đại úy Hà Thúc Nhơn tranh đấu chống tham nhũng ở Quân Y Viện Nguyễn Huệ, tân Thiếu Tá Hành Chánh Nhên, trưởng khối Nhân viên và Chiến Tranh Chính Trị, là mục tiêu được nhắm tới trước.      

   Đùng một cái có xích mích gĩưa Thiếu Tá Nhiên và Đốc Hà. Và đă xảy ra nhiều đụng độ gĩưa đốc Hà và Thiếu tá Nhiên, đưa tới sự căm thù gần như không đội trời chung, tới độ mà ai cũng biết ở Quân Y Viện.

Tin sét đánh Thiếu Tá Nhiên bị bắn chết ngoài băi biển Nha Trang gây xúc động mạnh ở giới Quân Y và dân thị xă. Đốc Hà dĩ nhiên bị nghi ngờ nhưng c̣n ở ngoài ṿng điều tra.

Trong ṿng 2 năm, ở Quân Y Viện Nguyễn Huệ, sau cái chết của BS Vượng, lại thêm cái chết bất đắc kỳ tử của Thiếu Tá Nhiên. Một của Thiếu tá Nhiên cỏ chưa kịp mọc, đă xảy ra vụ bạo động đẩm máu ngay tại Bộ Chỉ Huy Quân Y Viện Nguyễn Huệ.

* * *

Vào thập niên 1970, Y Sĩ Đại uư Hà, chuyên khoa giải phẫu vừa tổng quát, vừa Tai, Mũi, Họng và Mắt nữa, là y sĩ điều trị từ Quân Y Viện Qui Nhơn về. Độc thân, đẹp trai, cao ráo, vốn là nội trú các bệnh viện, nghề giỏi, lại rành vơ nữa, nên tương lai của đốc Hà dĩ nhiên phải sáng lạn, tốt đẹp. Ngoài tài đàn, hát, bắn súng lừng danh, bơi lặn như người nhái, Đốc Hà gây cho ḿnh một hào quang nễ phục nơi đồng nghiệp, nhân viên trực thuộc, cũng như các đơn vị bạn, chẳng những về tài chuyên môn mà c̣n v́ ḷng can đảm, liều lĩnh, ngoài tính hào hoa, rộng lượng và một phần nào về tính nóng, ương ngạnh, bất khuất..

Chuyện chướng tai gai mắt, bất b́nh, chẳng tha, nên đốc Hà gây thù chuốc oán không ít. Tới tai đốc Hà những vụ éo le, ăn hút, tham nhũng bên Hành Chánh về phần ăn của thương bệnh binh, về tái khám những quân nhân tật nguyền đă được phân loại v.v. Ở thời mà hệ thống công lư c̣n nhận gởi gấm, hối lộ, đôi khi có án trước khi xử, nên đốc Hà phải áp dụng “luật rừng” ra tay hành động theo lư trí, lẽ phaỉ, đơn phương độc mă.      

Bị dồn vào thế cô lập, người anh hùng độc lập phaỉ bùng lên làm sáng chính nghĩa chống tham nhũng và tự vệ nên đă phá kho, phát súng cho những người bệnh nhân có máu anh hùng hảo hán, trừ gian diệt bạo, muốn giữ t́nh huynh đệ chi binh trong việc chống chính quyền để trong sạch hoá, lành mạnh hoá cơ chế hầu dốc lực chống Cộng hữu hiệu hơn. Thị xă Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, khu 23 Chiến Thuật, vùng Hai, rồi tới cả nước xốn xang về vụ đốc Hà một thân,  một ḿnh vũ trang chống lại chính quyền và kiên quyết không nhượng bộ nếu trung ương không thoả măn chính đáng những yêu sách diệt tham nhũng.

Cuối cùng, cuộc hành quân vơ trang, có xe bọc sắt yểm trợ được tung ra, để thanh toán, triệt hạ đốc Hà. Lần đầu tiên, trong lịch sử Quân Y Viện Quân Lực VN Cộng Hoà và có lẽ cả y giới thế giới, có một cuộc hành quân để thanh toán một y sĩ tranh đấu cho lư tưởng.

Quân Y Viện Nguyễn Huệ trở thành một chiến trường đạn bay, lựu đạn nổ, trong cảnh thảm thương bi đát của những quân nhân cảm tử đi thanh toán mục tiêu đốc Hà, người cùng chiến tuyến.

Cái chết của đốc Hà, lay động mọi lương tâm của mọi tầng lớp.

* * *

Phong trào nhân dân chống tham nhũng, một số đảng phái chánh trị muốn khai thác làm nổ lớn cái chết của đốc Hà, để cảnh cáo chánh quyền phaỉ có biện pháp hữu hiệu ngăn chận dịch hối lộ hàng dọc, hàng ngang, đủ thành phần, kể cả hai hệ thống được mong là thanh liêm cho tới giờ, Giáo Dục và Tư Pháp, nếu muốn sống c̣n.

Bộ Tổng Tham Mưu gửi ngay một phái đoàn điều tra về cái chết tức tủi của y sĩ đại úy Hà. Hồ sơ của các cuộc phỏng vấn, hoỉ cung, và lời khai của mọi giới liên quan gần xa tới đốc Hà, dày cả thước, nhưng không đưa tới một kết luận chính thức nào cả và rơi lần vào quên lăng với thời gian.

Từ một đơn vị Quân Y lớn ở Đà Nẳng, Y sĩ Thiếu Tá Tâm, gốc người Quảng B́nh, bạn đồng khoá Y Khoa với đốc Hà, lên tiếng và được nhiều giới ủng hộ, hỗ trợ, đ̣i tái xét tất cả những hồ sơ hoăn và miễn dịch ở Hội Đồng Y Khoa Nha Trang trong 2 năm vừa qua, để phanh phui ra những vụ gian trá, bất công, phần mà đốc Hà hồi sinh thời có đề cập tới trong vụ chống tham nhũng.

Để t́m hiểu cũng như xoa dịu phần nào ḷng phẫn nộ của dân, quân, trước cái chết của đốc Hà, Cục Quân Y, Tổng Cục Tiếp Vận, và Tổng Tham Mưu hoan nghênh ư kiến xây dựng của đốc Tâm và đề cử ngay y sĩ này làm trưởng toán tái xét hồ sơ của Đơn vị 2 Quản Trị, gây không ít xáo trộn nơi nhà chức trách địa phương liên đới cũng như những quân nhân đuợc phân lọai tàn phế, loại 2 được miễn dịch vĩnh viễn, khỏi tái khám, không hưởng phụ cấp, lọai 3 được miễn dịch nhưng phải tái giám định cấp độ tàn phế hưởng quyền lợi theo tỉ lệ. Được biết, Y sĩ Tâm đă có nhiều thành tích cách mạng, hồi năm 1963, khi c̣n là sinh viên Quân Y, lúc TT Diệm bị quân đội lật đổ, chính Tâm là người vác súng đứng lên chiếm trường Quân Y cho cách mạng, lúc cuộc đảo chính mới bộc phát.

Tới Nha Trang, Y Sĩ Thiếu tá Tâm đích thân duyệt xét lại khoảng trên dưới 200 hồ sơ và cuối cùng có danh sách một số quân nhân được giả ngũ không đúng tiêu chuẩn ấn định và cần phải tái khám. Danh sách không được tuyên bố chính thức v́ chưa được tái giám định, gây lo âu, hoang mang, sợ hăi cho những người liên đới. Dĩ nhiên, chẳng bí mật nào được giữ kính hoàn toàn và tên một vài ngướ được hoăn hay miễn dịch phải khám lại, được x́ ra ngoài. 

Vụ đốc Hà bị bắn chưa yên nguôi, Quân Y Viện Nguyễn Huệ lại có thêm cái chết bất ngờ của Y Sĩ Thiếu Tá Kim, Y Sĩ Trưởng khối Ngọai Khoa kiêm Chủ tịch Hội đồng Miễn Dịch. Một cái chết bí mật làm tất cả nhân viên nhà thương bàng hoàng, ngỡ ngàng, ngạc nhiên, xót xa, thương tiếc...

* * *

Lời khai của y sĩ trực của Quân Y Viện Nguyễn Huệ, ngày BS Kim từ trần:

-Phiên tôi trực ngày hôm đó nhằm Chủ Nhật. Đang ngồi đọc sách ở pḥng chung, vừa dùng làm pḥng hội, pḥng ăn và thư viện, khoảng hơn mười giờ sáng, tôi thấy anh Kim đi vào cùng một bé trai khoảng trên 10 tuổi, mà anh giới thiệu với gịong “diễu” là “cây hương” của anh. Và anh dẫn cho cháu đi xem nơi anh làm việc, chỉ trỏ cả pḥng ngủ nhỏ ở phía sau, trong thời gian mấy phút, rồi hai cha con qua bên khu Giải Phẫu. Không thấy ǵ khác lạ trong hành động và lời nói của anh cả, vốn anh vẫn trầm lặng, nghiêm nghị như chỗ tôi biết.

Rồi đùng một cái, khoảng 2 giờ chiều, trong lúc tôi đang khám bệnh cho một quân nhân đi phép bị nóng sốt, tôi nhận địên thọai, qua pḥng mổ của con anh Kim nói, không biết làm sao anh Kim, tưởng đi ngủ trưa, mà bất thần dẫy quằn quại ở trên giường mê man, sùi bọt mép, mặt tím đi. Tôi liền cho xe Hồng Thập Tự cấp tốc chở anh vô bệnh viện. Trong khi chờ đợi, tôi có báo toán trực sẳn sàng y dược và y cụ cấp cứu, mặt khác tôi mời Y Sĩ Trưởng Khối Tê Mê vào và thông báo cho y sĩ trưởng, nhưng BS Phùng không có ở nhà. Tôi gọi BS Dinh, Y sĩ Phó. Ông lật đật vào ngay v́ nhà cách Quân Y Viện có mấy dẫy phố, trước cả khi xe tản thương về.

Khi nhân viên cáng anh Kim vào th́ mặt anh đă tím, mạch rất yếu, rối lọan, c̣n thở thoi thóp, áp huyết gần như không lấy nổi, không có phản ứng của mắt, của gân. Dưỡng khí được chụp liền, nước biển truyền thêm thuốc hồi sinh và tăng áp huyết.

Thấy t́nh trạng của anh Kim quá nguy ngập, anh Dinh cấp tốc gọi trực thăng Medivac tản thương bên Tiểu Khu qua để đưa anh Kim vào bệnh viện Dă chiến Hoa Kỳ ở Cam Ranh, đầy đủ phương tiện cấp cứu tân tiến hơn. Điện tâm kế thấy nhịp rối loạn, h́nh phổi cũng như vài thử nghiệm khác cấp tốc không thấy ǵ đặc biệt.

* * *

Tôi là Thượng sĩ Bông, Y Tá pḥng Mổ, hai mươi lăm quân ngũ, bẩy năm phục vụ ở Quân Y Viện Nguyễn Huệ. Tôi thường đứng phụ mổ với BS Kim, trưởng khu Giải Phẫu. Ông thầy có tài mổ giỏi, bệnh nào qua tay ông giải phẫu cũng lành hết, từ mổ bụng tới mổ xương. Tính ông trầm tĩnh, rất ít nói, kỹ lưỡng, cẩn thận th́ không ai bằng. Lương tâm nghề nghiệp rất cao. Ông thăm bệnh hậu giải phẫu ngày đêm bất kể. Ông rất tốt bụng và nhân đạo, thường cho tiền các gia đ́nh thương binh nghèo khó.

Ông thầy là người kín đáo, không ưa liên lạc giao tế với ai. Suốt sáu bảy năm làm việc với ông, có một lần một, ông nhờ tôi về nhà lấy giùm cuốn sách về mổ mà ông quên không mang theo tham khảo. Ông không tâm sự vặt hoặc giỡn với nhân viên thuộc quyền. Lâu lâu ai kể câu chuyện tiếu lâm th́ ông nghe qua mĩm cười rồi bỏ đi...

Gần đây, khoảng 2, 3 tuần trở lại, thấy ông không được vui, lúc nào cũng như đang ưu tư chuyện ǵ và lâu lâu lại thấy ông thở dài. Có liều hỏi th́ thấy ông lắc đầu không nói, dáng điệu chán nản, mệt mỏi.

Lần chót thấy ông là khoảng nửa buổi trước khi ông chết. Ông mang cậu con trai vào cho coi pḥng đợi, pḥng mổ, pḥng hấp khử trùng dụng cụ y khoa. Mặt ông trông buồn, chỉ gật nhẹ khi nhân viên chào hỏi. Ngoài ra tôi không biết ǵ hơn về những yếu tố nào đă đưa đẩy ông tới cái chết cả. Riêng ở pḥng mổ này, thời chẳng có cái ǵ đặc biệt đến ông thầy phaỉ lo cả. Ai cũng ngạc nhiên và thương tiếc ông vô cùng.

* * *

Dạ, cháu là cháu Tuấn. Cháu có biết ǵ đâu! Thường thường sáng Chủ Nhật, bố cháu đèo Vespa cháu đi đá banh với đội ở trường. Bố ngồi đọc sách chờ cháu xong rồi chở về. Sáng Chủ nhật vừa rồi, thay v́ đèo cháu về nhà, bố chở cháu tới Quân Y Viện Nguyễn Huệ để chỉ cho cháu nơi bố làm việc. Cháu được coi pḥng trực, khu nhà mổ rồi bố dẫn cháu xuống pḥng phát thuốc, trại bệnh v.v.Xong, bố chở cháu ra biển, ngồi trên cát, nghe bố nói chuyện. Thường bố chỉ hỏi cháu về bài vở, học hành ra sao mỗi tối thôi, chứ có th́ giờ chuyện tṛ ǵ với cháu đâu, ǵ ngoài giờ làm việc ở nhà thương, bố c̣n phải lo pḥng mạch, nên bố bận lắm. Bố hỏi cháu về sau muốn học ǵ. Cháu bảo muốn học thành bác sĩ giống bố. Bố cười, xoa đầu cháu rồi dặn cháu phải làm gương cho hai em, ngoài ra phaỉ phụ giúp mẹ trong công việc nhà. Bố nhắc đi nhắc lại, làm việc ǵ cũng cần phải suy nghĩ cho kỹ, không bao giờ làm chuyện trái lương tâm, dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa, và luôn dùng lư trí để kiểm soát. Cháu nghe bố ậm ừ cho xong, v́ chưa bao giờ thấy bố nói nhiều thế, dặn ḍ cháu đủ mọi điều...Bố kể bố thương mẹ và chúng cháu lắm, mọi việc bố làm là cho mẹ và chúng cháu, khó khăn tới đâu bố cũng không quản ngại, chối từ! Rồi bố hỏi cháu có thương bố mẹ không, cháu trả lời là cháu thương mẹ và kính bố. Bố hài ḷng cười. Mấy lần cháu định hỏi rồi lại thôi, tại sao bố hôm đó nói chuyện đời với cháu, v́ cháu nghĩ hoặc cháu tới tuổi hiểu biết, hoặc ngày đó, bố cháu thu xếp thời giờ để dạy dỗ cháu, chỉ hướng cho cháu học hành làm người...

Rồi bố đứng lên đi dọc theo bờ nước, cháu theo bên cạnh. Bố như suy nghĩ ǵ lung lắm, nên cháu không dám nói, v́ lúc đó cháu cũng muốn về. Người nhơ nhớp mồ hôi sau buổi đá banh nên cháu muốn tắm, hơn nữa cháu c̣n bài luận chưa làm để nộp sáng ngày hôm sau. Bỗng bố dừng lại, hai tay ôm vai cháu, mắt nh́n thẳng vào mắt cháu, nghiêm trọng lắm làm cháu cũng chột da hơi sợ. Bố dặn lần này là lần đầu và cũng là lần chót, chỉ một lần mà thôi, cháu phải luôn luôn ghi nhớ là bất cứ hoàn cảnh nào, cũng bắt buộc phải giữ ḷng tự trọng. Cháu đâu có ngờ đó là những lời cuối của bố cháu!

* * *

Tôi là Phạm thị Diễm Lan, vợ của BS Kim. Tôi lập gia đ́nh với anh Kim, tháng chín này là được mười lăm năm chẵn. Anh, thuộc giới thượng lưu nên lúc đầu cũng có chút trục trặc, nhưng rồi cũng nhờ t́nh thương của anh mà lấp áp được mọi chuyện. Anh mới ra trường bị động viên đi dăm ba đơn vị khác trước khi về Quân Y Viện Nguyễn Huệ. Lấy nhau được hai năm th́ tôi sanh cháu Tuấn đầu ḷng, rồi tiếp tục hai năm một thêm hai cháu gái nữa.

Anh Kim tuy theo tân học nhưng sống có nguyên tắc mẫu mực, nếu không nói là nghiêm khắc, phần do tính bẩm sinh của anh, phần do ảnh hưởng giáo dục gia đ́nh Nho học. Anh chăm sóc vợ con hết ḿnh, nhưng rất hiếm khi biểu lộ t́nh thương đầm ấm thân mật, vồn vả, vồ vập, nên con cái, tuy ít khi bị la mắng, vẫn tự chúng giữ một khoảng cách an toàn với bố.

Ngoài giờ làm việc ở nhà thương hay pḥng mạch, thú vui của anh là đọc sách đủ lọai, từ chuyên môn tới văn học, tiểu thuyết. Anh rất đàng hoàng, đứng đắn, chưa bao giờ bê tha rượu chè, cờ bạc. Đối với tôi, anh rất là bao dung và rộng lượng. Suốt mướ lăm năm chung sống, anh chưa hề la tôi lần nào và dĩ nhiên không căi vă bao giờ.

Tính t́nh kín đáo, ít nói, nên anh giữ riêng cho anh những chuyện nhà thương cũng như ở pḥng mạch. Gần đây, thấy anh như có chuyện lo buồn, tôi gặn hoỉ nhưng anh chỉ lắc đầu buồn bă không trả lời. Tôi cứ nghĩ anh buồn nhiều về cái chết thảm của anh bác sĩ Hà, người mà anh đùm bọc một thời gian hợp tác, nên kính trọng tâm tư nặng nề của anh.

Chủ nhật vừa rồi, cũng như mọi tuần, anh đưa cháu Tuấn ra băi đá banh, chứ không muốn cháu tự túc đi xe đạp, nhưng có điều lạ là anh về trễ hơn mọi lần, kêu mệt không ăn trưa, và đi nằm. Nài lắm anh mới uống ngụm sữa. Lát sau, đương dọn nhà, dọn cửa, tôi nghe tiếng ầm ầm ở trong pḥng ngủ, hốt hoảng chạy vào th́ thấy anh đương lăn lộn ở trên giường. Lại gần thấy anh như bị nghẹt thở, mặt bắt đầu tím. Anh nắm chặt tay tôi, nh́n tôi, ứa nước mắt rồi lịm đi. Tôi chẳng c̣n hồn vía nào, chỉ biết gào thét, la khóc ầm ĩ. Cháu Tuấn chạy vào nhà nh́n thấy cảnh bố nằm quằn quại trong hôn mê, mà tôi th́ ngơ ngẩn như mất hồn, nên vội vă điện thoại vào quân y viện kêu cấp cứu. Từ lúc đó đến chiều tối, tôi tê dại đi cho tới khi hay nhà tôi qua đời, bệnh viện Dă Chiến Hoa Kỳ ở Cam Ranh cũng bó tay không cứu được, tôi ngất siủ!

Tôi khổ quá, không biết nói làm sao nữa! Quá bất thần! Tội t́nh ǵ đâu mà anh ấy phaỉ hủy thân như vậy! Thật là đau đớn vô cùng.

* * *

Dạ, em là Trung Sĩ Hà, gĩư kho thuốc lẻ của Quân Y Viện Nguyễn Huệ, cũng được 3 năm rồi. Chủ Nhật vừa qua là tua em trực. Mọi sự cũng b́nh thường, ngoài lúc ông thầy Kim dẫn cậu con trai nhỏ xuống kho chơi, khoảng giữa mười, mười một giờ, em không nhớ rơ lắm. Ông bảo em cho con ông coi hoạt động và tŕnh bầy của kho thuốc, rồi ông chỉ chỉ và giảng giải tên và tác dụng của các lọai thuốc thông thường, ông c̣n lấy cho cậu con trai nh́n h́nh dáng, mầu sắc các viên thuốc nữa...Em măi phát thuốc cho các trại bệnh và kiểm soát lại mẫu phiếu 50 nên cũng không theo ông làm ǵ. Lát sau ông ra về, c̣n quay lại vẫy tay chào em nữa. Ông thường xuống kho, xem có thuốc ǵ mới, cách dùng ra sao, nên em cũng chẳng lưu ư có ǵ đặc biệt.

Riêng chiều đó đổi phiên trực, nhân lúc rảnh rổi, anh Hạ sĩ I Ba chưa lên “ca”, em đếm kiểm lại thuốc xuất trong ngày, giật ḿnh khi thấy thiếu 30 viên Cloroquine. Kiểm lại phiếu, kiếm đâu cũng không ra, em cứ đinh ninh là phiên trên  trao thiếu v́ em sơ ư không đếm lại. Em nghĩ bụng chắc lại phải xin ông Dược sĩ trưởng pḥng Y Dược điều chỉnh ngày mai.

Tới khi nghe ông thầy bị trúng thuốc chết, mà là thuốc Chloroquine, như bệnh viện Dă chiến Hoa Kỳ báo cáo, em tá hoả, xanh mặt, v́ sự thất thoát thuốc trừ sốt rét, trùng hợp với cái chết do qúa liều thuốc của ông thầy. Em nghi ông thầy đă lấy thuốc ở kho, nên sợ trách nhiệm, lúc đầu lo quá tính ỉm đi, nhưng sau b́nh tĩnh lại, nếu lơ th́ tội nặng hơn là sơ sót nên đành thú nhận với ông Dược sĩ trưởng pḥng và ông đă báo cáo lại lên Y Sĩ trưởng. Ngoài ra, tới khuya hôm đó, anh Hạ sĩ I Ba dọn ngăn kéo mới thấy cái phiếu 50 do ông thầy Kim kư tên ông, lấy 20 viên thuốc.

* * *

Anh Kim với tôi là bạn đồng song. Tôi về Quân Y Viện Nguyễn Huệ trước anh, và khi tôi làm Y Sĩ Trưởng, tôi có đề cử anh làm Y Sĩ Trưởng Khu Ngọai Khoa. Anh là người khiêm tốn, không ưa chức tước, chỉ cần lo cho thương binh thôi. Phải năn nỉ măi, nể lời anh mới nhận. Cả chức Chủ tịch Hội Đồng Miễn Dịch cũng vậy, mặc dù là mấy y sĩ thâm niên ở đây phải chia tua nhau ra làm. Tuy bề ngoài như muốn gĩư khoảng cách, lạnh lùng nhưng nếu anh biết rơ, anh là người tuy khó nhưng rất t́nh cảm. Hơn một lần tôi được báo cáo là anh rơi lụy trước một quân nhân cố tranh đấu với tử thần trong tuyệt vọng khi thương tích quá nặng, phải bó tay, vô phương cứu chữa, trước cảnh gia đ́nh vợ dại con thơ la khóc thảm thiết...Cũng v́ thế mà làm việc có nguyên tắc tưởng như cứng rắn, nhưng không ngoài mục đích gĩư công bằng với mọi người.

Theo như chỗ tôi biết th́ ở Quân Y Viện không có chuyện ǵ có thể gây áp lực nặng nề để dồn BS Kim tới chỗ tự vận. C̣n bên Hội Đồng Miễn Dịch tôi không đuọc biết rơ có đe doạ nào tai hại đến độ anh Kim phải hủy cuộc đời như vậy, nhất là với một người đầy lương tâm chức nghiệp, kỷ càng cẩn thận như anh. Hơn nữa, nếu có ǵ khúc mắc, khó giải quyết th́ anh đă nói chuyện với tôi rồi. C̣n chuyện t́nh cảm gia đ́nh th́ cả chị Kim lẫn các cháu cùng nói ở nhà yên ổn, êm ấm từ bấy lâu nay, không có chuyện to tiếng hay phẫn uất ǵ thúc đẩy anh Kim kết liễu cuộc đời như vậy.

V́ anh Kim là ngướ gần như không giao thiệp với ai, nên anh kín tiếng, chẳng thố lộ tâm t́nh với ai những khó khăn, trở ngại anh gặp phải. Nếu có khúc mắc kỹ thuật hay áp lực từ một phía nào đó, tôi nghĩ như tôi đă nói, tôi phải là người đầu tiên được anh báo cáo chia xẻ thông cảm, hầu t́m giải pháp thích ứng. Nhưng, sau những lư luận liên quan tới nghề nghiệp, gia đ́nh v.v. tôi trở lại điểm “zero”, không biết lư d nào đă đưa anh Kim tự tử bằng Chloroquine..

* * *

Tôi là y sĩ Thiếu Tá Nguyễn, trưởng trại Nội Thương sĩ quan Quân Y Viện Nguyễn Huệ, kiêm giám định viên Nội Thương cho Hội Đồng Miễn Dịch mà y sĩ Thiếu Tá Kim là Chủ tịch.

BS Kim thuộc khóa đàn anh, hơn nữa t́nh t́nh trầm lặng, ít cởi mở, nên tôi chỉ liên lạc nghề nghiệp mà thôi, gặp nhau hằng tuần ở Hội Đồng Y Khoa Quân Y Viện hoặc đi chung xe lên Trung Tâm 2 Tuyển Mộ Nhập Ngũ ở trên Thành, mỗi tuần họp Hội Đồng Miễn Dịch, anh ngồi ghế Chủ tịch, tôi - hội viên.

      Trước thời gian BS Hà, cùng khoá với tôi, bị bắn tử thương, BS Kim có gặp khó khăn đe dọa. Anh Hà gửi gấm người em trai ruột cho anh Kim, lúc đó làm Giám định viên Ngọai Khoa, để xin miễn dịch, lư do gẩy tay hồi trước. Nhưng, chú em này không đủ tiêu chuẩn, xương đă lành tuy hơi cong, nên chỉ được miễn dịch 3 tháng thôi. Bất măn và uất ức nên anh Hà dọa đánh anh Kim tại pḥng mạch cho hả giận v́ anh Kim không muốn giúp tận t́nh. Tôi thấy anh Kim người hiền lành tốt bụng, nên khuyên giải Hà đừng nóng quá, có hành động không suy tính rồi này hối hận th́ đă muộn. Không hiểu cơn giận đă nguôi hay Hà nghe thủng lời khuyên của tôi mà bỏ qua.

Đó là liên lạc giữa tôi và anh Kim. C̣n ở Hội Đồng Miễn Dịch, phận ai nấy lo, chu toàn thanh toán các trường hợp cho xong rồi c̣n về lại Nha Trang. Anh lo phần ngoại thương, tôi, nội thương, rất ít khi hoỉ ư kiến nhau, nhưng rồi cùng kư chung vào Biên Bản Y Khoa. Gần đây, sau cái chết của anh Hà, BS Tâm có mang một số hồ sơ hoăn, miễn dịch ra tái xét, cả Hội Đồng trước lẫn Hội Đồng sau này, do anh Kim làm Chủ tịch. Tôi không rơ việc này có liên quan ǵ tới việc anh tự tử không. Tôi chỉ biết có vậy.

* * *

Kỳ này, y sĩ Thiếu Tá Nguyễn về Saigon, đi công tác với sự vụ lệnh về tŕnh diện Tổng Nha Thanh Tra Quân Lực, không cho biết lư do.

Nguyễn cũng hơi lo, tuy biết ḿnh chẳng phạm lỗi ǵ nặng, hoặc có thể có một sơ suất nào trong việc điều trị sĩ quan ở trại bệnh, hoặc thiếu chi tiết trong giám định tân binh quân dịch. Nguyễn ngạc nhiên sau khi ḍ hỏi, chẳng có y sĩ nào ngoài Nguyễn, ở cả Nha Trang bị gọi về.

Y Sĩ Trưởng cũng như bên Hành Chánh không biết ǵ hơn.

Nguyễn lại gặp Y Sĩ Thiếu Tá Phát, Y Sĩ Trưởng Trung Tâm II Tuyển Mộ Nhập Ngũ, bạn cùng Khoá Y Khoa 64 mà Nguyễn thường đặt biệt danh “người biết quá nhiều”, v́ quen biết rộng raĩ bên quân sự cũng như bên dân sự, nên luôn luôn là một ḷ tin tức sốt dẻo đa số chính xác.

Vừa gặp mặt Nguyễn, Phát đă mở đầu:

-Nghe nói toa về “thanh tra’ Tổng Tham Mưu đấy à?

-Tin tức chạy nhanh nhỉ!

-Cả nước biết rồi!

-Tới vấn kế quan đây!

-Vô đây đă!

Phát dắt Nguyễn vào pḥng khách nhỏ phía sau pḥng mạch tư rồi bầy Martell “4 chữ” với nem Ninh Hoa ra nhậu.

Nguyễn giễu:

-Bữa ăn cuối cùng của tử tội trước khi lên máy chém của Tổng Thanh Tra Quân Lực!

-Phỉ phui! Nói ǵ nghe ghê quá vậy!

-“Bu di” teo quá! Không hiểu phạm tội ǵ?

-Đâu có đó, việc chi mà lo thế! B́nh tĩnh!

Ngoài tài giao tế đặc sắc, Phát c̣n có nhiều dây liên lạc với cấp cao, liên quan tới bên vợ họ hàng xa gần với đương kim tổng thống.

Nguyễn phá Phát:

Tửu lượng cao nên Phát uống “sec”, c̣n Nguyễn pha “soda” uống nhẹ hơn. Nem Ninh Hoà quả không hỗ danh, thơm ḍn, giai, chua dịu, thoảng mùi lá ổi ủ dậy mùi tỏi.

* * *

Ngồi trên máy bay quân sự C 123 của Không Quân Hoa Kỳ đi từ Nha Trang về Saigon, có ghé Biên Hoà. Nguyễn nhắm mắt tĩnh dưỡng, v́ tiếng máy bay qúa ồn ào lúc cất cánh và cả ở độ cao nữa! Nguyễn chẳng muốn bắt chuyện với ngựi đồng hành, tuy không dỗ được giấc ngủ. Sau một thời gian tập trung tư tưởng vào Đào, người bạn gái thương mến, Nguyễn ôn lại lời nói của Phát, trong câu chuyện bữa trước, sắp lại cho có thứ tự, lớp lang đàng hoàng, có thể dẫn tới giải đáp cho một vài vấn đề quan trọng.

Trước hết, Phát gốc người Huế như BS Kim, hai người cùng ở Nha Trang khá lâu, có pḥng mạch ngoài giờ làm việc. Hơn nữa vợ Phát là Dược sĩ thường “bắt” được nhiều toa thuốc của BS Kim ở tiệm thuốc Tây, dĩ nhiên Phát biết nhều về người y sĩ quá cố này. Theo chỗ Phát biế, có một vài yếu tố cần được lưu ư, là BS Kim yêu thương, nễ chiều vợ hết mức, mặt khác anh có một ḷng tự ái rất cao, gần như tuyệt đối, làm người ngoài có thể hiểu lầm là anh có thái độ xa cách, khinh khi, miệt thị, cao ngạo trong lầm lũi và cô đơn. Phát đưa nhận xét, trong mọi vụ án, người ta thường hay nêu hai căn nguyên chính: t́nh và tiền. Về t́nh, cả anh chị Kim đều rất là ngướ rất đứng đắn, đàng hoàng, tư cách, kín đáo, không có tiếng thầm th́, xấu xa ǵ cả trong bấy lâu nay. C̣n tiền, th́ anh Kim dư dả, ng̣ai lương tháng ở nhà thương ra, pḥng mạch tư của anh đông khách, chứng minh bởi phần toa thuốc khá bộn bạc tới tiệm thuốc ở xa của vợ Phát. Hơn nữa, gia đ́nh anh lại thuốc gốc giàu sang. Rồi Phát bỏ lửng ở đó, không phát biểu thêm ư kiến hay suy luận nữa. Nguyễn có cảm giác như Phát đă lần được đầu dây mối uẩn khúc cái chết bất thần của BS Kim, nhưng chưa muốn nói ra, hoặc để ch́m luôn trong thời gian dễ quên lăng, nêu lên không ích ǵ, có khi c̣n làm tổn thương tới người đă qua đời hay gia đ́nh...

C̣n vụ Nguyễn bị dời về Tổng Thanh Tra Quân Lực, Phát đoán già đóan non, không ít th́ nhiều, sẽ liên quan tới những trường hợp tái xét ở Đơn vị 2 Quản Trị, sau khi BS Tâm đă thanh lọc kỹ càng những hồ sơ đáng nghi ngờ, không chính xác trong phần giám định bệnh lư. Hoặc do lời của Nguyễn sơ xuất hoặc Nguyễn yêu cầu duyệt lại một vài hồ sơ khác, dựa trên kinh nghiệm giám định của Nguyễn mấy năm qua..

Bỗng bất thất thấy máy bay bỗng rần rật, xậm xà, xậm sực như đi xuyên qua khối mây lớn, Nguyễn mở mắt ra quan sát, thấy trời quang mây tanh, nhưng hết hồn khi nh́n ra cánh máy bay thấy một cánh quạt không quay, vậy mà từ phi công cho tới phi hành đoàn chẳng thông báo ǵ, số hành khách cũng chẳng ai hay!

Nguyễn nghĩ, nếu máy bay mất thăng bằng có thể rớt như bỡn và đâm ra lo âu, bồn chồn. Đầu óc tên đi, Nguyễn nghĩ lanh quanh, lẩn quẩn tới người thân trong đó có Đảo, sau khi đă hỏi một người trong phi hành đoàn và được trả lời là không có chi quan trọng cả!

Rồi máy bay đáp an toàn ở sân bay Biên Hoà, Nguyễn hú hồn hú vía, không chở phi cơ đi tiếp về Saigon mà phóng ngay ra cổng phi trường, nhảy lên xe “lô” Daihatsu về thủ đô, cầm theo sắc tay có ít trái thanh long, tôm he khô cũng như tổ yến về làm quà.

* * *

Sau khi tŕnh sự vụ lệnh công tác tại Tổng Thanh Tra ở Tổng Tham Mưu, Nguyễn được đưa vào pḥng nhỏ ngồi chờ. Pḥng bày sơ sài mấy cái bàn và ít ghế, trên tường có kẻ một vài khẩu hiệu liêm chính, chống tham nhũng.

Một lát sau, một đại úy Tâm Lư Chiến mở cửa vào, tay cắp một hồ sơ.

Ông Đại úy chào Nguyễn cùng lúc Nguyễn đứng lên:

-Mời bác sĩ ngồi.

Đại úy Vinh, như bảng tên ở ngực, đặt hồ xuống bàn, dẫn giải:

-Đây là hồ sơ của Phạm Minh Tôn, thuộc Hội Đồng Miễn Dịch Khánh Hoà. BS coi qua rồi trả lời những câu hỏi đă in sẳn ở phiếu này, phần dưới thuộc ư kiến của bác sĩ, tùy BS muốn thêm ǵ th́ thêm. Khi nào xong, BS trao lại cho tôi ở pḥng bên.

-Được!

-BS có khát nước, ở pḥng bên có nước trà.

-Cám ơn đại úy.

Đại uư Vinh đi ra, kéo theo cửa đống rầm.

Nguyễn nh́n hồ sơ, chẳng rơ tân binh quân dịch là ai, ngay cả h́nh chụp cỡ căn cước cũng không nhận ra, v́ Nguyễn khám và coi biết bao quân nhân rồi, nhớ làm sao cho xuể!

Nguyễn coi đi coi lai hồ sơ, nhận ra chữ kư của ḿnh trên bảng báo cáo của Hội Đồng Miễn Dịch Khánh Hoà. Nguyễn hơi buồn v́ là mới nội một năm qua mà quên khuấy, không nhớ ra trường hợp ḿnh giám định là ai, quả trí nhớ ṃn mỏi, quá tệ!

Nhưng rồi Nguyễn mĩm cười, nghĩ “cũng không đến nỗi nào” khi thấy “ca” này thuộc ngọai thương, không liên quan ǵ tới Nguyễn giám định viên nội thương, ngoài là nhân viên Hội đồng có kư vào hồ sơ mà thôi.

Tóm tắt, Phạm Minh Tôn mười chín tuổi, gốc người Thừa Thiên, có bằng Tú Tài ban A, tŕnh diện Trung Tâm 2 Tuyển Mộ Nhập Ngũ, sau một thời gian nằm ở bệnh viện Huế, v́ tai nạn xe cộ gẫy xương đùi.

Theo đơn yêu cầu, sau khi khám, BS Phát đưa trường hợp nêutrên ra Hội Đồng Miễn Dich cứu xét thẩm định. BS Sinh, giám định viên Ngoại Khoa ở Quân Y Viện Nguyễn Huệ đo thấy gẫy chân bên trái thấp hơn bên thường là 7 phân, và đề nghị lọai 2 miễn dịch vĩnh viễn, không tái khám. BS Kim, Chủ tịch Hội Đồng chuẩn, và Nguyễn có kư vào hồ sơ.

Hồ sơ này bị tái xét, và BS Ngọc, chuyên viên Chỉnh H́nh thuộc Tổng Y Viện Cộng Hoà tái khám, sau khi đo, so sánh thấy chân ở bên trái ngắn hơn bên phải chưa tới một phân.

* * *

 Mở đầu phần nhận định, Nguyễn phủ nhận thẩm quyền liên đới tới trường hợp Ngoại khoa này, vốn được chỉ định làm Giám định viên Nội Thương mà thôi. Những thắc mắc, những câu hỏi được hướng về Giám định viên Ngọai khoa cũng như Chủ tịch Hội Đồng Miễn Dịch gốc là Trưởng khu Ngọai Khoa Quân Y Viện Nguyễn Huệ thừa khả năng định đọat.

Ngoài ra phaỉ chú ư tới xương c̣n mọc dài ra ở một thanh niên dưới 25 tuổi, tuổi mà theo Thống Kê Y Khoa chung xương c̣n cơ hội tăng trưởng. Hơn nữa, phải biết rằng ở một người bị gẫy xương, hệ thống cân bằng họat động tối đa và thúc xương mọc lẹ hơn mức b́nh thường. Như vậy, sự đo xương dài ngắn ở trường hợp trên, nếu có sự khác biệt, không phải là một sự lạ khác thường hay ngạc nhiên, v́ từ thời gian giám định cho tới thời gian tái xét, cách cả gần năm trời, xương có thể dài hơn dễ dàng ở người trẻ.

Chân cẳng ngắn, dài là một yếu tố phải xét tới nhưng quan trọng hơn là cách xử dụng, di chuyển của đương sự, v́ nếu khập khiểng hay đi đứng mất thăng bằng th́ không thể phù hợp với tiêu chuẩn một quân nhân tác chiến tại ngũ.

Nguyễn nộp lại hồ sơ và tờ Nhận xét cho Đại uư Vinh rồi lủi thủi ra về, sau khi đuợc dặn là sẽ thông báo kết quả khi hội đồng thẩm định xong.

Nguyễn nhận thấy ḿnh là người duy nhất bị triệu về điều tra, c̣n những người khác trách nhiệm hơn, liên đới tới trường hợp bị nghi ngờ và tái giám định này lại được miễn, bỏ qua êm nhẹ.  Không cần phải suy diễn xa, Nguyễn tự cảm thấy ḿnh là con vật tế thần, sẽ lănh buá vu vơ v́ không cổ, không cánh, không người gửi gấm, không kẻ bênh, người đỡ đầu, thấp cổ bé họng dù cây ngay không sợ chết đứng, cũng hứng phần thiệt oan khiên, tai bay vạ gió.

          * * *

Như đă chờ đợi, ít bữa sau Y Sĩ Trưởng Phùng gọi Nguyễn lên văn pḥng và trao thư của Tổng Tham Mưu, khiển trách Nguyễn đă lơ là, thiếu phối kiểm trong nhịêm vụ, kư vào hồ sơ mà không sóat lại nội dung, kiểm kỹ càng...BS Phùng thông cảm với Nguyễn và an ủi nhiều về h́nh phạt, tuy nhẹ nhất này, nhưng ban ra không đúng chỗ, đúng người. Nguyễn xin từ chức ngay chân Giám định viên Nội Khoa.

Sau khi đă thuyết dụ không kết quả và nễ lời,BS Phùng đành chấp nhận và sẽ ra văn thư đề cử y sĩ Nội Thương khác.

Nguyễn chán ngán lắc đầu không biết đâu là công bằng, công lư ở cái xứ đang chiến tranh triền miên tàn tạ này và buồn năm phút cho thế thái nhân t́nh, ở đâu và thời nào cũng vậy. COCC (con ông cháu cha) lúc nào cũng hơn, như một định luật sống muôn thuở.

* * *

Đọc xong tờ Khiển Trách của Tổng Tham Mưu của Nguyễn, Phát ném văn thư lên bàn trong pḥng Nguyễn, cười diễu:

-Khỉ họ! Nhằm nḥ ǵ!

Nguyễn nhún vai:

-Cũng sờn ḷng chiến sĩ! Quưt làm, cam chịu!

-Ấy là toa văn chương cao cấp đó! Chớ b́nh dân như moa th́ hay nói “không có chó, bắt mèo ăn....”.

Nguyễn cựi rồi mắng ngay:

-Đồ đểu! Cậy gốc bự rồi muốn nói ǵ th́ nói hả?

-Xin lỗi! xin lỗi! Lời ví hay quá nên moa không dừng miệng được!

Nguyễn thắc mắc:

-Trừ toa ra, cỏ giả như moa th́ tŕnh diện th́ không nói, chứ mấy tên khác liên đới chẳng ai bị vời cả!

-Thế là sao?

Nguyễn kể lại chi tiết trường hợp tái khám phải xét lại Tổng Thanh Tra. Phát ph́ phà thuốc lá Salem liên miên, vừa nghe, vừa gật gù, nhưng không có ǵ chú ư kích thích lắm, chẳng ǵ phải nghe một chuyện đă kể nhiều lần!

Nguyễn đưa nhận xét:

-Bộ toa biết rồi hả?

-Sơ sơ...

Nguyễn đấm vào ngực:

-Lỗi tại tôi! Lỗi tại tôi!

-Ǵ vậy?

-Quên biến mất, toa là “người biết nhiều”!

Phát cười rung vai, không phản đối danh hiệu Nguyễn đă đặt cho và chết cứng với cái tên:

-Đừng có nóng! Ông Chủ tịch Hội Đồng “khuất núi” rồi, ổng ở đây giờ ai mà biết để tống đạt giấy! C̣n ông Giám Định viên Ngọai Khoa thuộc loại gốc bồ đề, ai dám đụng!

-Vậy sao? Moa cũng nghi thế!

-Mà “vưỡn” c̣n “théc méc” th́ quả chậm tiến quá, nếu không nói là tối dạ!

-Vẫn tức!

-Thôi, đi “tè” cho khỏi bể bọng đái!

Nguyễn hất hàm:

-Này ông thám tử! Cuộc điều tra của ông về vụ tự tử của anh Kim đi tới đâu rồi?

-Lai rai...

 -Trông ông viên măn ra mặt, lai rai thế đếch nào được!

-Mới nh́n, th́ tưởng toa không sáng lắm, nhưng toa đoán tướng cũng khá đấy!

-Lần ṃ được cái ǵ th́ khai toẹt cha nó ra cho được vịêc. Lại giở tṛ ỡm ờ, vớ vỉn!

-Từ từ! Thế này nhé...

Theo như Phát kể th́ ai cũng rơ, anh Kim là một người hiểu nhiều, biết rộng và nghề giỏi, lương tâm cao, bề ngoài coi bộ xa cách, lầm ĺ, lạnh lùng, nhưng bên trong là một kho tàng t́nh cảm. Anh rất khiêm tốn, không tự cao tự đại, nhưng có tính tự trọng và rất tự ái cao, chẳng ai có thể chạm tới tiếng tăm hay tư cách được!

Cuộc điều tra dọ dẩm của Phát chứng thêm một nhận xét đă đưa ra từ trước là anh Kim mê lăn mê lóc chị ấy, và phải tranh đấu một thời gian mới lấy được nên quí và thương vợ vô cùng, gĩư đời sống gia đ́nh êm ả, đằm thắm...

Phát nghiêm gịong:

-T́nh cảm thoả măn! Đời sống vật chất thoải mái!

-Hạnh phúc rồi c̣n ǵ!

-Vậy sao lại tự hủy như vậy?

-Suy nghĩ thêm một tí nữa đi!

-Tiền không phaỉ là vấn đề, th́ chỉ c̣n t́nh, theo thuyết điều tra hạng bét của toa chứ ǵ!

-Đứng!

Nguyễn giật ḿnh nhiú mày:

-Đúng? Nhưng anh Kim là người thương vợ hết ḿnh, làm ǵ có chuyện bồ bịch lăng nhăng bướm hoa! Mà chị Kim th́ đứng đắn đàng hoàng!

-Lại đúng nữa!

-Thế là cái chó ǵ! Vừa t́nh, vừa tự ái!

-Như toa nói đó, thương vợ hết ḿnh, tự ái..

Nguyễn ngẩng mặt ra, căng thẳng:

-Moa chịu!

Phát phá một hơi thuốc lá rồi mới chậm răi hỏi:

-Tên ngướ tái khám bị nghi ngờ không đủ tiêu chuẩn đă từng lọt lưới Hội Đồng Miễn Dịch Nha Trang do anh Kim hồi đó làm Chủ tịch, toa c̣n nhớ là ǵ không?

-Nhớ chứ! Phạm Minh Tôn!

-Được!

-Rồi sao?

-Toa có biết Phạm Minh Tôn là ai không?

Nguyễn nhún vai:

-Ai biết!

Phát vừa đi ra cửa, vừa búng mẫu thuốc lá ra sân vừa nói :

-Em ruột chị Kim..

Hết

TAM THANH