Truyện
Ngắn
BÓNG
MÂY
Hoàng
Minh Thúy
Tôi đậu Tú Tài năm tôi 18
tuổi. Khi được tin vui, Mẹ gọi tôi về
nhà ngay, một tỉnh lỵ nhỏ, cách
-Thục An! Mẹ
gọi con về để gả chồng!
Tôi mở to đôi
mắt:
-Gả chồng?
Mẹ ơi, con c̣n muốn đi học nữa mà! Con...con
c̣n nhỏ mà!
Tôi lắp bắp
nói không thành câu, choáng váng trước quyết định
của Mẹ. Thật sự, tuổi học tṛ c̣n
nhiều vô tư, chỉ biết lo học hành, chưa có
một t́nh yêu nào cả. Tôi yêu thương mẹ v́ bà
đă tần tảo nuôi anh em tôi ăn học. Sau khi ba tôi
bạo bệnh qua đời, bà c̣n quá trẻ nhưng không
đi thêm bước nữa, v́ sợ cảnh con anh, con tôi. V́ vậy, chúng
tôi chưa bao giờ dám làm điều ǵ cho mẹ buồn,
nhất là sợ những giọt nước mắt
ngắn dài, giọng nói tỉ tê, ray rứt. Anh Hà của
tôi thường dặn ḍ:
-Thục An, em
đừng bao giờ để mẹ phải lo lắng,
ưu tư nhé.
Tôi nhớ lời
anh tôi dặn, nên khi nh́n thấy đôi mắt nghiêm khắc
của Mẹ, tôi im lặng. Tôi như cây sậy nhỏ, chỉ
biết để cho gió cuốn ngă nghiêng, v́ từ nhỏ
cho đến tuổi lớn khôn, lệnh của Mẹ
luôn luôn được hai anh em triệt để tuân hành.
Mẹ thường nói:
-Con nhà có giáo
dục, không bao giờ căi lời Mẹ.
Mẹ tháo vác buôn
bán, mẹ thức khuya dậy sớm, ṿ vơ một ḿnh, lo
đằng Đông chạy đằng Tây cho hai đứa
con, cơm no, áo ấm, cắp sách đến trường,
không thua chúng bạn. Làm sao tôi dám căi lời Mẹ?
Ba ngày sau,
người đàn ông ấy đến nhà tôi với thân
mẫu của anh ta, là bạn cũ của mẹ từ ba
mươi năm về trước, cũng góa bụa
như mẹ tôi. Khi tôi mang nước ra bàn, anh nh́n tôi
hờ hững, xa xăm. Tôi có cảm tưởng anh ta
đến xem mặt tôi, theo lệnh trên. Tôi thấy anh
chồng tương lai của tôi, cao ráo, mặt mày sáng
sủa. Vâng! Chỉ chừng đó thôi. Chúng tôi không nói
với nhau một lời nào. Tối hôm đó, tôi ngồi
khóc tỉ tê, anh Hà của tôi năn nỉ:
-Trông anh ta cũng
được đó chứ, đẹp trai, con nhà đàng
hoàng, em c̣n chê nỗi ǵ?
Tôi nh́n anh, lệ đầm
đ́a khuôn mặt. Anh Hà lau nước mắt cho tôi,
vỗ về:
-Ngày xưa, lúc anh
đi cưới chị, cũng do mẹ chọn hết,
anh có quen biết ǵ đâu. Mẹ luôn luôn t́m chỗ dâu
hiền rể thảo, cho con cái hạnh phúc. Em thấy
đó, chị dâu của em ngoan biết là bao. Bây giờ, con
cái ba bốn đứa, chị vẫn trước sau
như một, thương yêu tận tụy v́ chồng
con. Nghe lời mẹ đi, Thục An!
Tôi úp mặt vào vai
anh, khóc mùi mẫn, lắp bắp:
-Em...em c̣n muốn
đi học, em chưa muốn lấy chồng!
Anh tôi vuốt mái
tóc dài của tôi, âu yếm:
-Năm nay em
mười tám tuổi rồi, cái tuổi phải lên xe hoa,
để đến hai mươi, là gái ... già đó,
chẳng ai thèm cưới đâu! Lại nữa,
để con gái trong nhà như chứa bom nguyên tử
đó!
Tôi ngừng khóc,
hỏi anh:
-Bom nguyên tử là
sao?
Anh Hà cốc
nhẹ vào đầu tôi:
-Thôi, đi rửa
mặt, ngủ sớm, mai anh đưa em đi câu cá!
***
Tôi ĺa bỏ
đời học sinh vô tư để bước chân vào
cuộc đời mới của một người
vợ, chưa có lần hẹn ḥ, nắm tay kẻ
chiếm trọn đời ḿnh.
Nhà chồng tôi
thuộc loại giàu có trong một tỉnh nhỏ. Hoàng,
chồng tôi là một công chức. Ít nói, trầm ngâm, đôi
khi thờ thẩn. Chàng đón tôi vào cuộc đời với
vẻ dửng dưng, lạnh nhạt, để cho
vừa ḷng Mẹ của chàng. Hoàng không có cử chỉ âu
yếm, không có đôi mắt nồng nàn của t́nh yêu, không
có thái độ săn đón, vỗ về của người
chồng mới lấy vợ. H́nh như hồn của
Hoàng c̣n đang lảng văng với một h́nh ảnh nào
đó.
Tôi đă khóc
thầm sau một năm lên xe hoa. Tôi biết
được lư do nào mẹ Hoàng hấp tấp đi
cưới tôi. Bà muốn mượn h́nh ảnh của tôi
để che khuất một bóng ma nào đó, trong tâm hồn
người con trai duy nhứt của bà. Bà đă lầm và
tôi thất bại, v́ không đáp ứng được
sự mong ước của bà. Tôi là một người
con gái ngây thơ vừa rời khỏi ghế nhà
trường, c̣n yêu phấn trắng, bảng đen, tâm
hồn trong trắng đầy mộng mơ. Tôi vâng
lời Mẹ để chấp nhận cuộc hôn nhân
không có t́nh yêu. Tôi làm tṛn bổn phận của một
người vợ Á Đông, yêu thương, phục tùng và
chờ đợi t́nh yêu của chồng mang lại.
Nhưng, không! Hoàng có một thế giới riêng của
chàng. Đó là những đêm cuối tuần, chàng ngồi nghe
nhạc, hút thuốc liên miên một ḿnh trong pḥng đọc
sách, có khi ở lại đấy suốt đêm. Có khi trong
cơn mơ ngủ, tôi nghe chàng gọi tên một
người con gái, cái tên rất đẹp, rồi choàng
tỉnh dậy, nét mặt phờ phạc. Dần dần
tôi biết ḿnh chỉ là một người vợ hờ,
vô cùng đau khổ khi biết chồng tôi chỉ là
một cái xác biết đi bên cạnh cuộc đời.
Nhiều lần tôi khóc, âm thầm sau lưng chồng, khi
thấy Hoàng quay lưng say ngủ sau một cuộc
gối chăn không có t́nh yêu. Có lần chàng tỉnh thức
hỏi:
-Sao thế?
Tại sao em khóc? Thôi ngủ đi, mai anh c̣n phải đi
làm.
Rồi chàng kéo
chăn trùm kín đầu, để mặc tôi lặng
lẽ với những giọt nước mắt ngắn
dài, đầm đ́a cả gối. Càng ngày tôi càng héo úa
gầy c̣m. Mẹ chồng tưởng tôi cấn thai nên
mừng ra mặt, nhưng khi bà biết rằng tôi rầu
rĩ, buồn khổ v́ sự lạnh nhạt của
Hoàng, bà nói:
-Này con dâu của
mẹ, con phải làm cách nào đi chứ, mẹ thấy
Hoàng suốt ngày cứ lờ đờ, lửng lửng
như cái xác biết đi!
Thực ra, tôi
chẳng biết phải làm cách ǵ, ngoài hai buổi làm tṛn
bổn phận một người vợ. Lo cho chồng
bữa cơm tươm tất, áo quần giặt ủi,
treo móc, để sẵn trong tầm tay. Nhà cửa, pḥng
ốc luôn sạch sẽ, thơm tho, ngăn nắp. Tôi
chưa hề biết yêu ai để đem h́nh ảnh
người xưa ra so sánh, nuối tiếc. Tôi cũng
chẳng bao giờ nghĩ rằng lớn lên, ḿnh sẽ
phải gặp cảnh héo hon, sầu khổ như thế
này. Tôi chấp nhận về làm vợ của Hoàng, v́ tuân
theo lệnh Mẹ, Mẹ chọn th́ phải đúng! “T́nh
yêu sẽ đến sau hôn nhân”. Mẹ tôi thường nói
thế, khi kể chuyện ông nội tôi ra tận ngoài
miền Trung để cưới Mẹ về cho Cha.
Cả hai đă sống rất hạnh phúc mặc dù
chưa biết mặt nhau, măi cho đến khi Cha qua
đời. Câu chuyện này được kể đi,
kể lại măi đến nỗi anh em tôi thuộc ḷng
từng chi tiết. Rồi anh Hà cũng đi cưới
vợ theo ư và lệnh của Mẹ. Anh t́m được
hạnh phúc bên người vợ hiền và bầy con ba,
bốn đứa.
***
Hai năm sau
kể từ ngày tôi lên xe hoa về nhà chồng, sự cô
đơn ngày càng vây bủa, cho đến một lúc không
chịu được nỗi khổ sầu, tôi đem
chuyện ra bàn thẳng với Hoàng. Tôi vào thư pḥng, nh́n
thấy chàng vẫn ngồi đó như một thói quen
trong dịp cuối tuần. Chàng ngồi lọt thỏm
trong ghế bành, nhả từng ṿng khói thuốc, lắng
tiếng nhạc vang lên rời rạc, âm thanh day dứt.
Tôi ngồi xuống, khép nép, lay nhẹ cánh tay chồng:
-Anh Hoàng, em nghĩ
chúng ḿnh khó có thể sống với nhau như thế này
măi được. Ta nên ly dị.
Hoàng không quay
lại, chàng vẫn đăm chiêu trong một khoảng
không gian riêng tư nào đó, hờ hững trong giọng
nói:
-Điều đó
hả, tùy em! Anh chẳng biết phải làm sao hơn, anh
cũng buồn như em vậy!
-Em muốn anh
thưa chuyện với mẹ. Em... chịu đựng
hết nổi nữa rồi!
Giọng nói
của tôi nghẹn ngào, đẫm nước mắt. Hoàng
dụi mạnh mẫu thuốc lá, chàng trả lời:
-Anh sẽ nói
chuyện với mẹ, ngày mai.
Sáng hôm sau, tôi nghe
giọng của bà mẹ chồng đay nghiến cất
lên từ pḥng khách:
-Nè! Cậu vừa
vừa thôi. Nhà này từ ba, bảy đời rồi! Không
có chuyện ly dị hay ly thân nghe chưa! Ai bày đặt
ra đây? Cậu và Mợ đừng làm khổ thân tôi. Giá
mợ ấy đẻ cho cậu một đứa con, th́
làm ǵ có khung cảnh buồn tẻ như thế này!
Tôi muốn quỵ
xuống khi nghĩ ḿnh như một con heo nái, người
ta đem về để sinh con, đẻ cháu nối dơi
tông đường. Tôi nghe tiếng bà léo nhéo ngoài sân
trước khi ra cửa hàng. Tiếng giày của Hoàng
đập mạnh gót trước khi ra cửa chính.
Tôi ôm chặt
gối thêu khóc rấm rứt. Tôi tưởng nghĩ
đến người con gái mang tên Lệ Hằng. Cái tên
thật đẹp mà có lần tôi nghe Hoàng lẩm nhẩm
trong giấc mơ, hay có khi trong cơn say. Chàng lập
đi, lập lại cái tên bằng giọng nhừa
nhựa bi thiết.. Tôi chẳng là cái ǵ trong cuộc
đời chồng, trong căn nhà này. Tại sao tôi c̣n
lưu luyến nơi đây nhỉ?
Rồi một ngày
cuối Đông, khi những cơn gió heo may mang hơi lạnh
bao trùm thành phố, tôi thu xếp tất cả hành lư
của ḿnh, trừ nữ trang mà Hoàng đi cưới tôi,
cho dù một chiếc nhẫn thật nhỏ, tôi cũng
để lại trong chiếc hộp nhung, đặt trên
mặt bàn phấn. Tôi xách va ly, quay về nhà Mẹ, cách
đó nửa ngày đường.
Gặp Mẹ, tôi
ngồi sụp xuống, ôm chân bà, kể hết nỗi
thống khổ tôi đă chịu đựng trong suốt
thời gian qua. Mẹ chỉ vỗ nhẹ vào lưng tôi,
thở dài, không nói một lời. Tia mắt mẹ dịu
dàng, âu yếm, khiến tôi cảm thấy được
chút an ủi. D́ Út vuốt tóc tôi, thở dài. D́ chưa
lập gia đ́nh, chỉ hơn tôi vài tuổi, nên h́nh
như D́ dễ cảm thông với nỗi u uẩn của
tôi. Tôi nghĩ đến hai câu thơ của một tác
giả nào đó:
Ta về điểm phấn tô son lại
Ngạo với nhân gian một nụ
cười
Nhưng, không
dễ dàng ǵ! Cho dù Mẹ không hề rầy la, D́ Út hết
ḷng săn sóc, tôi vẫn không c̣n lấy lại nét hồn
nhiên ngày cũ. Nỗi buồn một ngày một lớn.
Một tuần lễ trôi qua, tôi đi t́m đám bạn bè
xưa, nhưng tất cả đều thay đổi.
Người th́ đă lập gia đ́nh, theo chồng ở
miền xa. Người bạn kia đă đi du học
ngoại quốc. Không c̣n ai trong đám bạn học thân
quen ngày nào!
Tôi ch́m đắm trong
cô đơn và nỗi đau của một người
đàn bà c̣n quá trẻ, đă lở dở nhân duyên.
Tôi thường
t́m ra biển lang thang một ḿnh, đi lại những con
đường cũ mà cách đây hai năm về
trước, tôi tung tăng chạy. Khi đó, có tiếng
cười reo vui cùng chúng bạn, đuổi theo những
chiếc lá khô bay. Bây giờ, th́ gửi hồn ḿnh thênh thang
trên những ṿm cây với niềm mơ ước một
cuộc đời đầy ắp t́nh yêu thương... Riết
rồi tôi đâm ghiền mùi gió biển, tiếng sóng
biển ŕ rào.. Tôi trải tâm hồn ḿnh trên mặt biển
bao la, có lúc mong sao ḿnh sẽ trở thành một cánh chim
hải âu, bay ra khỏi sự cô độc của cuộc
đời!
***
Chiều hôm đó,
tôi ngồi xỏa tóc trên băi vắng không một
người qua. Tôi ngồi măi, không hay mưa đă rơi
xuống từ bao giờ, và rồi như chợt tỉnh
một cơn mê khi nghe giọng nói trầm ấm của
một người đàn ông:
-Cô bé ơi! Cô
định tự tử hay sao?
Tôi luống
cuống nh́n lên, mới hay áo quần ḿnh đă ướt
sủng. Những sợi tóc dán sát khuôn mặt. Tôi run
rẩy, ngậm câu trả lời trong miệng. Bàn tay
khỏe mạnh, ấm áp đă nắm lấy bàn tay
lạnh buốt của tôi kéo nhẹ:
-Cô vào đây,
uống một ly cà phê cho ấm, rồi hăy tính!
Tôi đứng
dậy theo sức đẩy của anh ta, đi
ngược lên bờ đường. Ngôi quán nhỏ,
ấm áp nằm trên bờ biển với ánh đèn màu
nhạt và giọng nói ṛn ră của bà chủ quán. Anh ta
gọi cho tôi một ly cà phê sữa và c̣n ân cần dặn
ḍ:
-Bà chủ ơi,
cà phê phải thật nóng nhé!
Rồi quay sang tôi,
anh đưa chiếc khăn tay:
-Cô lau mặt và tóc
đi, coi chừng bị cảm lạnh đấy!
Như cái máy, tôi
đón chiếc khăn, lau nước mưa bám trên
mặt, trên tóc rồi thẩn thờ trả lời:
-Thưa ông, tôi làm
phiền ông nhiều quá!
-Chắc cô đang
có chuyện buồn ḷng?
-Vâng, thưa ông,
tôi đang buồn, buồn lắm!
-Cô không có ư
định tự tử chứ? Tôi thường ra quán này
uống cà phê vào mỗi buổi chiều. Hôm nay, tôi thấy
cô từ ban trưa. Rồi cô cứ ngồi măi cho
đến khi mưa xuống mà h́nh như cô vẫn không
hay! Tôi... tôi có thể giúp ǵ được cho cô?
-Dạ thưa ông,
chắc là... không ạ. V́... v́ tôi sắp sửa...ly dị!
Rồi như
chợt nhớ ḿnh lỡ lời, đang không lại
đưa tâm sự của ḿnh ra nói với một
người xa lạ. Tôi ngừng lại ngay.
Những giọt
cà phê nóng làm ấm cổ họng, cùng lúc làm cho ḷng thêm bao
nỗi xót xa. Người đàn ông đang nh́n ra
đường. Quán vắng, ấm áp v́ có ngọn đèn
vàng, có ngọn lửa hồng reo vui trên bếp và mùi
thơm của cà phê tỏa ra. Lần đầu tiên trong
đời, tôi ngồi trong quán với một người
đàn ông xa lạ, trong tiếng nhạc dịu êm của
một nhạc phẩm tiền chiến. Bỗng dưng
tôi thấy ḷng ḿnh rung động, nước mắt tuông
ḍng, tôi khóc nức nở. Người đàn ông quay mặt
lại, tia mắt đầm ấm, dịu dàng:
-Cứ khóc đi,
cô bé. Tôi tưởng cô hăy c̣n đi học, ai ngờ
lại sớm gặp cảnh buồn khổ.
Tôi khóc chán chê, th́
những giọt cà phê cuối cùng đă cạn, trời
vừa mờ mờ tối. Người đàn ông nhỏ
nhẹ:
-Tôi là
Phương, quân nhân, hiện làm việc tại Tiểu
Khu, gần đây. Thôi, để tôi đưa cô về,
kẻo người nhà chờ. Mong có ngày gặp lại.
Tôi lặng lẽ
theo chân anh, lên chiếc xe Jeep đậu ngay cửa quán. H́nh
như có một sức hút vô h́nh trong mỗi lời nói
của anh. Tôi nghe thớ thịt ḿnh rung động.
Điếu thuốc ngậm hờ hững, đôi mắt
đăm chiêu, chiếc mũi thẳng trên khuôn mặt
cương nghị, nụ cười khả ái với hai
hàm răng trắng bóng.
Tôi nói địa
chỉ nhà. Đây là một thành phố nhỏ, cho nên vài
phút sau là xe đă đậu ngay cửa.
Xe ngừng. Tôi
bước xuống, lí nhí hai tiếng cám ơn. Chàng
cười, gật khẽ rồi quay đầu xe. Tôi định đưa tay lên
vẫy, nhưng chợt rút tay về. Nếu anh ta quay
lại, tôi sẽ nói ǵ đây?
Tôi vừa vào khung
cửa hẹp th́ D́ Út đă xuất hiện:
-Trời ơi!
Cháu đi đâu mà mưa ướt hết vậy?
Thiếu úy Phương đưa cháu về phải không?
Tôi ngạc nhiên
hỏi:
-Ủa! D́ biết
anh ta?
D́ cười
cười rồi lăng sang chuyện khác. Có chút ưu
uẩn ǵ đó trong đôi mắt của D́ gửi cho tôi.
Từ hôm đó,
tôi thường ra biển nhiều hơn, ngồi lâu
hơn. Bây giờ, tôi không c̣n cô độc nữa, tôi biết
lúc nào cũng có Phương trong quán nh́n ra. Tôi biết làm
dáng, biết cười tươi, săn sóc quần áo,
tóc tai trước khi ra biển. Nh́n trong gương, tôi
thấy ḿnh đầy đặn, hồng hào, xinh
đẹp. Cả cuộc đời con gái một thời
b́nh lặng, không biết hẹn ḥ, bây giờ xôn xao,
rộn ràng. Tôi quên hẳn ḿnh đă lập gia đ́nh và
sắp lở dở. Tôi chỉ biết có tôi trong đôi
mắt của Phương và nh́n đâu cũng thấy
chàng trong sinh hoạt mỗi ngày. Mẹ nhận ra
điều đó trước nhất. Bà gọi tôi vào
pḥng:
-Thục An, con
đừng quên con đă có chồng!
Tôi cúi mặt,
ngập ngừng:
-Nhưng, con
sắp...ly dị!
Lúc ấy, tôi
chợt nhớ đến Hoàng. Tôi về đây đă
hơn 2 tháng. Bức điện tín, Hoàng đánh về,
chỉ có mấy chữ: An có
về nhà mẹ không?
Chỉ có thế.
Ngắn gọn, cụt ngủn. Mẹ trả lời
bằng điện tín khác: Có.
Vậy là thôi.
Vậy là hết. Tôi bước chân ra khỏi nhà chồng
một cách nhẹ nhàng, người ta không cần phải
đi t́m tôi. Tại sao mẹ lại bắt tôi không
được tự do yêu thương người tôi
muốn? Mẹ lại ŕ rầm:
-Con phải
biết rằng, bỏ chồng hay chồng bỏ ǵ
cũng giống nhau cả. Rồi th́ hàng xóm cười
chê, bạn bè biếm nhẽ. Nhưng liệu Hoàng có
chấp nhận cho con kư giấy ly dị không? Nhất là
gia đ́nh Phương có chấp thuận, cưới con
về làm dâu của họ?
Câu hỏi của
bà làm tôi chưng hửng. Ờ nhỉ, cuộc đời
đâu có giản dị như tôi hằng tưởng. Dù
chúng tôi yêu nhau, nhưng tôi không c̣n là một thiếu nữ
trong trắng. Tôi là một người đàn bà đă dang
dở. Nghĩ vậy, nhưng tôi vẫn cố nói với
mẹ:
-Mẹ thấy
đó, con rời nhà họ đă hơn hai tháng rồi. Có ai
đi t́m con đâu. Người ta mất con chó, c̣n giăng
bảng, đăng báo t́m kiếm. C̣n con..
Mẹ đứng
lên, không đợi tôi nói dứt câu. Với bà, người
phụ nữ đoan chính là một người chỉ có
một đời chồng. Phải áp dụng nguyên
tắc: cam phận và chịu đựng. Bà không
đọc tiểu thuyết dài, ngắn, khảo luận
Đông Tây Kim Cổ. Bà không chấp nhận một sự
đổi mới trong thế đứng của phụ
nữ của trào lưu hiện đại và bà muốn
giáo dục chúng tôi trong khuôn khổ xưa cũ Khổng Giáo
của bà.
Tôi có thêm một
đối thủ nữa. Đó là mẹ!
Những ngày sau
đó, tôi bỏ ngang buổi hẹn với Phương.
Tôi nằm trong pḥng, ôm gối khóc một ḿnh. Tôi không
biết phải làm sao, tranh đấu cách nào cho Hoàng kư
giấy ly dị. Làm cách nào thuyết phục mẹ
chấp thuận mối lương duyên của ḿnh.
Tuổi con gái chưa một lần yêu thương
để có kinh nghiệm giải quyết sự rối
rắm của đường t́nh.
Tôi nhớ lại
từng chi tiết của buổi gặp Phương
lần đầu tiên trên băi biển vắng. Chàng dễ
thương biết bao với sự săn đón, ân
cần. Chiếc khăn mù xoa tẩm nước mưa,
giọng chàng vỗ về, thầm th́, chia xẻ. Và
những lần gặp gỡ sau đó, chàng đă tâm
sự:
-Thục An
biết không, trong đời quân ngũ lang bạt kỳ
hồ, anh đă từng gặp nhiều người
đàn bà. Họ xinh đẹp nhờ phấn son trang
điểm. C̣n em, em giản dị với áo dài trắng
đơn sơ, dáng điệu bé bỏng, thơ ngây
đến tội nghiệp. Những giọt mưa dán
những sợi tóc mây trên đài trán, màu da xanh xao, ánh
mắt buồn như đôi mắt của một con nai
nhỏ. Em có h́nh ảnh tội nghiệp của một con
thú bị mắc bẩy. Anh có cảm tưởng phải
bảo vệ, che chở cho em...
Từ trong tâm
hồn tôi, những âm thanh kỳ thú của một cung
đàn bật dậy. Tôi cảm thấy t́nh yêu đến
một cách dễ dàng. Chúng tôi đă có những buổi
hẹn ḥ nồng ấm trên băi vắng và trong quán cà phê bên
bờ biển. Tôi yêu thương Phương thiết tha
và sẵn sàng tranh đấu để được làm
vợ của chàng. Nhưng, c̣n mẹ? Bà là trở ngại
lớn nhứt mà tôi biết rằng khó có thể chinh
phục được.
Tôi khóc măi cho
đến khi mắt sưng vù. Hôm nay là ngày Thứ Sáu,
cuối tuần, cũng là ngày luôn luôn Phương có
mặt ở quán cà phê, chờ tôi.
D́ Út từ chỗ
làm về, mang cho tôi một phong thư. Dạo này tôi ít khi
gặp mặt d́. H́nh như D́ có chuyện buồn, không
tiện tâm sự. D́ đưa phong thư rồi quay
lưng về pḥng riêng.
-Thiếu úy
Phương gửi cho cháu.
Th́ ra D́ làm thư
kư trong văn pḥng Quận, cạnh Tiểu Khu, nơi
Phương tùng sự. Bức thư ngắn, gọn, không
đủ che kín nỗi buồn trong tôi:
“Thục An ơi! Mấy hôm rày, chỉ mong
tới ngày hẹn để được gặp em,
để nh́n em cười, nói, mơ mộng thả
đôi mắt nai ra biển, để nghe em véo von kể
chuyện học tṛ. Vậy mà cớ sao mấy hôm anh không
thấy em đến? Anh linh cảm h́nh như có chuyện
ǵ sắp sửa xảy ra. Và chuyện đó, chắc
đă làm em buồn? Thục An à, trở ngại nào rồi
cũng sẽ vượt qua, nếu chúng ta kiên tŕ và cố
gắng. Đừng bao giờ quên, anh yêu em nhé! Thục An”.
Đọc xong lá
thư, tôi sang pḥng D́ Út. Tôi ôm chầm lấy D́, khóc như
một đứa trẻ con:
-D́ ơi, cháu
khổ quá. Mẹ không bằng ḷng cho cháu yêu Phương!
D́ khẻ thở
dài, vỗ nhẹ lưng tôi, vuốt ve, đôi mắt
của D́ đăm chiêu.
Hai hôm sau, chồng
tôi xuất hiện. Chàng gầy ốm tong teo, râu ria tua
tủa. Chàng sà vào, ôm chầm lấy tôi, rối rít:
-Thục An! Trông em
có vẻ khỏe và mập ra.
Tôi gỡ tay
chồng, không trả lời. T́nh yêu nồng nàn của
người vợ trẻ đă dẫy chết từ lúc
tôi ôm valy ra khỏi nhà chồng, từ những đêm nh́n Hoàng
nhả từng ṿng khói thuốc, từ những âm thanh day
dứt Hoàng gọi tên một người con gái.
Mẹ mừng
rỡ, sai người làm mua gà, rối rít nói cười
như chưa có chuyện ǵ xảy ra giữa hai chúng tôi
cả. Cơm chiều xong, Mẹ sai tôi pha cà phê cho Hoàng
rồi nói:
-Mẹ đi
đóng hụi một tí mẹ về.
Tôi im lặng, làm
theo lời Mẹ. H́nh như không có một chút xúc
động nào khi tôi gặp lại Hoàng. Chàng đến sau
lưng tôi, quàng vai tôi, kể lể:
-Em đi lâu quá,
hơn hai tháng rồi c̣n ǵ! Em giận anh hả? Thôi, em
bỏ qua cho anh. Nếu như em hiểu được....
Tôi không quay
lại, cũng không trả lời. Tôi đặt cốc cà
phê xuống mặt bàn, giọng khô và lạnh:
-Anh ở nhà,
nằm nghỉ. Em có việc phải ra phố.
Nói xong tôi đi
như chạy về pḥng. Tôi chọn chiếc áo dài màu tím
than, thoa nhẹ chút phấn hồng, gọi xe đến
chỗ Phương đang ở. Phương vuốt tóc tôi,
thở dài:
-Chắc là Hoàng ra
t́m em chứ ǵ?
Tôi gật
đầu, đáp:
-Nhưng, trở
ngại lớn nhứt là Mẹ không chấp nhận
cuộc t́nh của chúng ta. Mẹ bảo em: bỏ chồng
hay chồng bỏ ǵ cũng giống nhau cả! Dư
luận luôn luôn cười chê người đàn bà.
Liệu gia đ́nh anh có chịu cưới em không, đó là
điều quan trọng nữa!
Phương nâng
mặt tôi lên:
-Thục An! Can
đảm lên, đừng khóc nữa. Nước mắt
chẳng giải quyết được ǵ cho chúng ta
cả. Tranh đấu là sẽ được!
Rồi chàng cúi
xuống hôn tôi. Trong nụ hôn t́nh yêu đầu đời,
tôi nuốt theo những giọt nước mắt mặn
chát của ḿnh. Hai mươi tuổi đời, một
đời chồng và một cuộc t́nh. Trời ơi,
tôi chẳng biết phải làm thế nào, phải
đối phó ra sao?
Hấp tấp giă
từ Phương, tôi quay về nhà. Buổi cơm tối
đến, tôi nhẩn nha ăn nửa bát cơm, nín
lặng từ đầu tới cuối. Hoàng vui vẻ hơn
mọi khi, chàng gắp thức ăn cho tôi, luôn miệng
hỏi han. Tôi trả lời dấm dẳng, cụt ngủn.
Mẹ tôi nói cười ḍn dă, thỉnh thoảng đưa
tia nh́n nghiêm khắc, như cảnh báo thái độ
lạnh nhạt của tôi. Tôi tránh tia mắt của
Mẹ. Cơm tối xong, bà sai tôi dọn giường cho
Hoàng, rồi về pḥng.
Tôi vẫn ngồi
yên trong pḥng khách, dũa móng tay. Hoàng ngồi sát vai tôi,
ngập ngừng:
-Anh biết là em
giận anh. Mấy tháng trôi qua, anh cảm nhận rằng,
anh không thể thiếu em được. Căn nhà không có
em, h́nh như thiếu không khí sống động. Không thấy
thỏi kem, hộp phấn, mùi nước hoa, không thấy
chiếc áo ngủ màu hồng em vắt ngang lưng
ghế... Em không thấy anh gầy đi nhiều lắm
sao?
Tôi vẫn cắm
cúi gọt, dũa móng tay, móng chân, cũng không một
lần nh́n Hoàng. Ḷng tôi khô, lạnh giá. Giọng Hoàng mỗi
lúc một tha thiết:
-Anh tưởng
ḿnh không thể quên được Lệ Hằng, v́ anh mà
nàng chết. Lệ Hằng đă tự tử với bào
thai ba tháng, v́ mẹ anh không chấp nhận một cuộc
hôn nhân mà bà cho là không môn đăng hộ đối. Đó là
mặc cảm, đă ám ảnh tâm trí anh hơn mấy tháng
qua.
Tôi buông rơi
chiếc dũa móng tay xuống đất, ngơ ngẩn
nh́n Hoàng. Chàng tiếp tục:
-Thấy anh
sầu khổ, đau đớn, Mẹ bắt anh đi
cưới em. Và do đó....
Hoàng ngừng
lại, chàng ôm chặt hai vai của tôi:
-Anh xin lỗi em,
anh xin lỗi em. Em hiểu giùm cho anh..
Tôi nh́n Hoàng rồi
trong một thoáng ngơ ngác, tôi mới chợt nhớ ra
mấy tháng nay về nhà Mẹ, tôi không thấy dấu
hiệu hàng tháng của người đàn bà...Trời
ơi! Như vậy....
Tôi lảo
đảo đứng lên, lắp bắp:
-Em cần sự
yên lặng, anh ngủ ngon!
Về pḥng riêng,
hai chân tê lạnh, hồn tôi tan loăng khi nghĩ đến
cuộc t́nh đầu cũng là t́nh cuối của ḿnh và
đứa con oan nghiệt. Đứa con sẽ là sợi dây vô
h́nh, sẽ cột chặt đời tôi với Hoàng,
chứ không phải là quyền lực của Mẹ, không
phải là họ hàng, bạn bè, lối xóm. Có nghĩa là tôi
phải chặt đứt cuộc t́nh của ḿnh, trở
về với Hoàng, để đứa con trong bụng
đang tượng h́nh, có một người cha. Một
người cha danh chánh, ngôn thuận, có trầu cau, pháo
hồng. Tôi đưa tay rờ bụng. H́nh như có
một sự cựa quậy. Trời ơi, tôi phải
trở về chôn chặt cuộc đời son trẻ bên
cạnh người chồng đă chết yêu thương
ư? Hay tôi sẽ ở lại, để tranh đấu
với Mẹ, để được làm vợ của
Phương với bào thai là con của Hoàng ư? Làm sao gia
đ́nh của Phương chịu đi cưới
một cô dâu như tôi? Làm sao Mẹ tôi chấp nhận t́nh
cảnh oái ăm này? Tôi nằm nghiêng, nằm sấp,
nứơc mắt cứ giọt ngắn, giọt dài. Không
biết kiếp trước tôi đă làm ǵ, mà kiếp này
phải chịu lắm nỗi oan khiên?
Một lúc sau, tôi
sang pḥng D́ Phượng, thấy cửa không đóng. Tôi nh́n
thấy trên mặt bàn, cuốn Nhật Kư đang viết
dở vài gịng. Tôi bàng hoàng khi lướt qua những gịng
chữ nhỏ chi chít. Th́ ra D́ đă yêu thầm Phương
từ lúc tôi chưa trở về nhà Mẹ. Th́ ra tôi là
kẻ ngang nhiên bước vào cuộc đời của
Phương và nét buồn tôi thường thấy trên
gương mặt của D́, là sự chấp nhận thua
cuộc.
Tôi về pḥng
riêng, đứng ôm thành cửa sổ, ngó xuống mặt
đường. Những giọt mưa tí tách rơi,
nhắc tôi h́nh ảnh buổi gặp gỡ đầu tiên
và những giọt cà phê nồng nàn t́nh tứ của
những chiều e ấp hẹn ḥ. Mưa vẫn
lứơt thướt đan từng sợi mỏng..Tôi
quằn quại ôm nỗi đau, gục đầu ôm song
cửa sổ, khóc âm thầm.
Thôi! Tôi phải
trở về lại căn nhà đó, nơi mà Mẹ tôi
đă hỉ hả nâng ly rượu nồng với nụ
cười trên đôi môi đă khô héo của Bà. Tôi phải
hy sinh. Phải bỏ lại hết, để con tôi có cha,
một người cha danh chính ngôn thuận. Cho dù cuộc
đời tôi cho tới chết, tôi không yêu Hoàng, tôi không
quên hẳn được Phương đi nữa, tôi
cũng phải quay về.
Rồi ước vọng tàn theo xác lá
Mang theo hương phấn đóa hoa
đời
Biết t́nh dang dở mà em vẫn
Ấp ủ trong tim, bóng một người!
Những tháng năm dài xa vắng quá
Từ khi dang dở mộng ngày xanh
Em dù thể xác trao người khác
Nhưng cả hồn em, vẫn của anh
(thơ Nhất Tuấn)
Tất cả sẽ là một bóng
mây, một bóng mây đen bay qua bầu trời, trôi qua
cuộc đời. Cho dù đó là đám mây đen, hay
một đám mây hồng chăng nữa, kỷ niệm
đời đời của một lần yêu
thương là một cái mốc vô cùng đớn đau:
Khung cảnh thần tiên em nhớ măi
Chiều mưa, hai đứa rũ đi xa
Đến gian quán nhỏ, d́u nhau lai
Trời đất này..riêng một chúng ta
(thơ Nhất Tuấn)
Tôi trở về
cam chịu làm một người vợ, một
người mẹ, cho dù phải héo hon suốt một đời./.
Hoàng Minh Thúy
(Trích trong Tuyển Tập Truyện Ngắn
của HMT, phát hành năm 1985)