‘Việt Ngủ
Ngáy’: Nói Về
Người Lính
Nhảy Dù Việt Nam Cộng Hòa
Vũ
Ðình Hải KBC 3119
Mến tặng các đồng
đội thân thương của tôi thuộc tiểu
đoàn 8 Nhảy Dù.
Việt ơi, ở nơi nào đó trên
cuộc đời này, nếu Việt đọc
được những dòng chữ dưới dây thì
cố liên lạc lại với anh em đồng
đội cũ,
Việt nhé.
Ðoàn
quân xa từ từ giảm bớt tốc dộ, ép sát lên
vệ đường và dừng bánh. Những người
lính Nhảy Dù lần lượt xuống xe, tản vào
những lùm cây, gác ba lô súng đạn nghỉ ngơi
chờ lệnh di chuyển. Duy nhất có một
người lính vẫn dứng bên đường, lưng
ba lô nặng trĩu dựa vào thành xe GMC, nheo mắt
dưới ánh nắng chói chang, khom người chịu
đựng, khẩu M16 buông lỏng dưới chân.
Hắn
bước lại gần áy náy cất tiếng hỏi:
-Sao vậy
Việt? quang ba lô xuống nghỉ ngơi đi chứ.
Binh nhì
Nguyễn văn Việt cười nguợng nghịu,
hở 2 chiếc răng sún:
-Em sợ lát
nữa vác ba lô lên không nổi, Thiếu úy.
Hắn
ngẩng người nhìn kỹ lại người lính.
Nguyễn văn Việt tăng cường về trung
đội chưa được bao lâu, dáng người
nhỏ nhắn gầy còm, bụi phong trần chưa
kịp xóa sạch những nét ngây thơ trên khuôn mặt
trẻ dại. Chiếc ba lô căng phồng trên lưng to
lớn hơn cả bề dày của Việt, nén chặt
bên trong là một tấm đắp, một cái mùng nhà binh,
một tấm poncho, hai bộ quần áo hoa dù, vài chiếc
quần xà lỏn, áo thun, 3 ngày lương thực gồm
có gạo, vài con cá khô, một góc của chiếc bắp
cải. Một khẩu M72 cột chặt trên nắp ba lô,
kẹp chung với chiếc cuốc cán cây mà luỡi đã
mòn chỉ còn độ chừng 2 đốt ngón tay, treo
lủng lẳng bên hông chiếc ba lô là một cái nồi móp
méo thảm hại, đã sứt mất một bên quai. Cái
thân thể ốm nhách của Việt còn phải gồng
thêm sức nặng kinh hồn của dây đạn gồm
một cấp số 500 viên đạn M16, 5 quả lựu
đạn M67, một bi đông nước uống.
Sức nặng của chiếc ba lô, của dây đạn,
cộng thêm chiếc nón sắt và khẩu M16 thì chiều cao
tăng trưởng của Việt tới đây là
chấm hết.
Hắn
bước tới gỡ quai ba lô ra khỏi vai Việt.
-Vào chỗ mát
nghỉ ngơi đi, chừng nào lên đường thì tôi
sẽ phụ một tay.
Tiểu
đoàn 8 Nhảy Dù chuyển quân vào vùng căn cứ An Ðô.
Tiết trời nóng ơi ả, bi đông nước quá ít
ỏi cho cơn khát của người lính, mồ hôi
dầm dề vã ra như tắm, những bước chân
nặng nề, hơi thở mệt nhọc khó khan
dưới sức thiêu đốt của ánh nắng
mặt trời. Bỗng nhiên người lính khinh binh
dừng bước chân, khom người xuống quan sát
rồi quay lại nói vừa đủ nghe:
-Thiếu úy, có
đường mòn.
Vừa lúc
đó một loạt đạn M16 nổ vang, trung sĩ
Chi vừa bắn vừa rượt đuổi theo,
nhưng tên địch đã biến mất thật nhanh.
Trung đội tản rộng đội hình, cẩn
thận nhích lên từng bước, lạ thật, vùng
kiểm soát của mình sao địch lại lẫn
lộn vào dây, theo đường chim bay thì khoảng cách
đến BCH lữ đoàn đâu có là bao xa. Khi những
người lính của đại đội 84 lần theo
dấu vết khám phá ra sào huyệt của một ổ
đặc công thì mới vỡ lẽ ra, đây là một
căn cứ lõm của địch đã âm thầm
thọc sát vào tuyến phòng thủ của ta. Một
khối lượng lớn lương thực cất
dấu được tìm ra, gạo, đậu xanh,
đậu phộng, lương khô tổng hợp của
Trung Cộng, quần áo của lực luợng đặc
công, dép râu . Ðịch đã
khéo léo và dày công kiến tạo nên một khu vực ẩn
náu vô cùng kín đáo, họ câu móc những đọt cây
ở trên cao dính lại với nhau, lâu ngày cây cối đâm
nhánh phát triển một cách tự nhiên thành một mái vòm
rộng lớn, ngụy trang che chắn cho cả một
kho tàng cất dấu ở bên dưới. Nếu vô tình
bước ngang qua cũng không chắc đã phát giác ra
được, huống chi ngồi trên phi cơ nhìn
xuống, sẽ chỉ thấy một màu xanh bạt ngàn
bất tận. Ðịch vẫn lảng vảng rình rập
đâu đây, vài trận giao tranh nhỏ không gây thiệt
hại nhưng mìn bẫy đã lấy đi sinh mạng
của Nguyễn văn Son, một trái mìn biến chế
từ đầu đạn đại bác105 ly đã
khiến Thiếu úy Trần cẩm Minh bị thương
phải đi tản. Mấy ngày sau mở rộng cuộc
lục soát về huớng bắc thì bắt gặp một
khu vực trống trải, đầy những vết bánh
xe be ngang dọc vào đây khai thác gỗ, vết bánh xe
lưu lại trên mặt đất vẫn còn mới.
Một
tuần sau, tiểu đoàn 8 ND tiến sâu vào khu vực núi
Gió, những ngọn núi càng lúc càng cao vút lên, càng hiểm
trở hơn khi vượt lên thượng nguồn sông
Bồ. Ðoàn quân đi không ngừng nghỉ, cứ đi,
đi mãi, hai chân mỏi nhừ đến nỗi có cảm
giác cứ như chân của thằng cha nào khác chứ không
còn là chân của mình nữa. Những sườn núi dốc
dứng như một bức tường, người ta
phải đào thành những bậc tam cấp để lên
xuống. Hết ngọn núi này đến ngọn núi khác,
trùng trùng điệp điệp, có ngọn đồi cháy
thành than, những ống đạn hỏa tiễn nám
đen nằm ngổn ngang như khơi dậy một
cuộc binh đao khốc liệt nào đó đã
điễn ra tại đây trong quá khứ. Trời sẫm
tối trung đội mới đến được
vị trí, phân phối quân số vào các chốt thay thế
cho đơn vịcủa Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Hệ
thống hầm hố phòng thủ ở đây do quân
đội Mỹ ngày xưa xây dựng nên rất kiên
cố. Ban đêm nhìn về huớng tây, từng đoàn xe
vận tải của địch mở đèn sáng trưng
tấp nập qua lại, tiếng động cơ
dội lại nghe không xa lắm.
Ngồi trong căn lều
hấp háy ánh nắng của buổi chiều vàng phai,
hắn lim đim đôi mắt qua làn khói thuốc mong manh,
đoàn quân đi lãnh tiếp tế đã về tới.
Khởi đi từ mờ sáng mãi đến giờ này
mới về tới nơi, những con đường rừng nghiệt
ngã gai góc đã cào xước cả tuổi thanh xuân
của những người trai trẻ. Lết bết
rớt lại đằng sau đoàn quân là Việt,
Việt đang còng lưng cõng một ba lô đầy
ắp lương thực, bước ngả người
tới phía trước để cân bằng sức
nặng, mồ hôi đổ giọt trên khuôn mặt bơ
phờ thểu não.
-Vào đây
nghỉ mệt Việt ơi.
Việt lờ
đờ dừng bước quay lại:
-Ủa,
Thiếu úy.
-Vào đây hút
điếu thuốc đã rồi hãy về chốt.
Việt
nặng nhọc trút chiếc ba lô xuống đất, chui
vào căn lều, đưa tay kéo thùng đạn
đại liên làm ghế ngồi. Hắn mở nắp bi
đông nước trao cho Việt. Việt ngửa cổ
nốc một hơi hết phân nửa bi đông
nước, gắn lên môi một điếu thuốc, rít
một hơi dài, phà khói rồi buột miệng:
-Ðã quá. Hồi
ở nhà em đi bán bong bóng vậy chứ mà suớng
hơn đi lính nhiều, Thiếu úy.
-Bán bong bóng làm
sao sướng hơn đi lính được hở
Việt?
-Sướng
lắm Thiếu úy ơi, đi bán buổi sáng tới
xế chiều, gom tiền rồi đi ăn hủ
tiếu, đậu đỏ bánh lọt. Tối về
tắm rửa, ngủ một giấc thẳng cẳng
tới sáng khỏi phải canh gác, khỏi phải bị
la rầy gì hết trơn.
Việt rít thêm
một hơi thuốc, mắt lim đim như thả
hồn về quá khứ, kể tiếp:
-Buổi
chiều lúc bán xong tụi em gom lại, bao nhiêu bong bóng còn
dư tụi em đập bể nghe như pháo tết.
-Trời, sao
uổng vậy Việt. Bong bóng đâu có sợ bị
hư như hàng bông rau quả.
-Thiếu úy
hổng biết, bán bong bóng 1 lời 20, lời dữ
lắm, còn dư đập chơi chứ giữ làm chi,
Thiếu úy.
Việt quay
người nhìn hắn, cười rất tươi:
-Em vẽ bong
bóng hay lắm, Thiếu úy chưa biết đâu.
-Thiệt hông?
Mà Việt vẽ những gì nào?
-Sau khi bơm
bong bóng căng lên, em lấy cọ nhúng vô bột màu rồi
vẽ lên trái bong bóng, em vẽ nhanh và đẹp lắm, em
thường vẽ hình mấy con chim, con cá, bông hoa, hàng em
bán được nhiều cũng nhờ vậy.
Chắc
Thiếu úy không biết kỹ thuật bán bong bóng đâu.
-Làm sao tôi
biết được, Việt chỉ cho tôi đi, mai
mốt đơn vị về Sài Gòn nghỉ duỡng quân,
tôi sẽ dẫn nguyên trung đội đi theo Việt bán
bong bóng.
-Ha ha! Thiếu
úy nói dỡn chơi hoài. Ði bán bong bóng mà gặp đàn bà
bồng đứa con nít là em mừng lắm.
-Sao kỳ
vậy, người ta nói ra ngõ gặp gái xui xẻo lắm
mà.
-Hổng có xui
đâu Thiếu úy, hên là đằng khác. Em len lén
bước tới từ phía sau, đưa tay khẽ nhéo
đứa con nít, nó khóc ré lên tức thì, má nó quay lại
thấy nó cứ khóc rồi chỉ chỉ vào em, bả
tưởng nó đòi mua bong bóng. Mua một cái nó vẫn còn
khóc, vẫn còn chỉ chỉ vào em, bả mua thêm cho nó cái
nữa.
-Có khi nào
Việt nhéo lộn qua má nó không?
-Hổng dám
đâu Thiếu úy, bán không được hàng còn phải
chạy vắt giò lên cổ nữa
Hắn
bước vào đầu nằm, mở ba lô lấy ra
quyển lý lịch trung đội và cây viết chì:
-Việt trang
trí dùm tôi quyển lý lịch trung đội này nha.
Việt nhanh
nhẹn đỡ lấy và ngồi xuống thùng
đạn bắt đầu hí hoáy vẽ. Một lát sau
quyển sách đã có một khuôn mặt mới rất
dẹp dẽ. Chính giữa trang giấy là huy hiệu Sư
Đoàn Nhảy Dù, con ó có cặp mắt thật hớp
hồn nổi lên trên cánh dù nằm trong một khung vuông.
Kế bên dưới là hình một người lính Nhảy
Dù dang trên đà chạy lên xung phong vào mục tiêu.
Dưới cùng là một hàng chữ rất sắc nét:
Ðại đội 84, Tiểu đoàn 8 Nhảy Dù.
Hắn
buột miệng khen:
-Việt
vẽ đẹp quá.
-Nếu có bút
màu em sẽ vẽ đẹp hơn nữa đó, Thiếu
úy.
-Như thế
này đã đẹp lắm rồi.
Hắn mở
ba lô lấy ra một gói Capstan mới nguyên chưa cắt
chỉ:
-Việt
giữ gói thuốc lá này hút nghe.
-Cám ơn
Thiếu úy.
Hắn nhìn
khuôn mặt rất trẻ của Việt, trong lòng dâng lên
một nỗi thương cảm:
-Mai mốt
hết chiến tranh, Việt sẽ làm gì?
-Em sẽ
về nhà, xin vào rạp hát vẽ những tấm tranh
lớn quảng cáo phim, em ao ước từ hồi còn
nhỏ lận.
Một hôm ngay
vào lúc giữa trưa, địch bất ngờ bắn
súng cối vào một loạt các vị trí của
đại đội, quân ta cũng đem súng ra cối
lại. Ðứng trên mỏm núi cao, nhìn từ chốt trung
đội xuống thấy đạn cối của
địch nổ sát vào BCH đại đội, và con gà
tre của đại đội cũng đang gân cổ
nhảy dựng lên. Cuộc đấu súng kéo dài khoảng
chừng 20 phút thì ngừng hẳn, chưa có đổ máu,
mới chỉ là một đòn nắn gân nhau mà thôi, toàn
bộ đơn vị được lệnh sửa sang
hầm hố, giao thông hào, canh gác nghiêm ngặt hơn.
Việt nhìn viên
trung sĩ, càu nhàu:
-Sao Trung sĩ
đì tui dữ vậy, anh em gác 3 chỉ, có mình tui phải
kéo tới 5 chỉ
Trung sĩ Chi,
tiểu dội trưởng, guờm guờm:
-Ðây là nhà binh
chớ hổng phải nhà bếp nghe mày, không
được cãi lệnh.
-Nhà binh cũng
phải công bằng như nhà bếp chớ bộ. Sao
bắt tui gác ca giữa không hà, mà gác tới 5 tiếng
đồng hồ lận.
Trung sĩ Chi
bắt đầu nổi nóng
-Ð.m, vậy
chứ tên mày là gì mày có biết không ?
-Thì tên tui là
Việt chớ gì nữa, Trung sĩ
-Hổng
phải.
-???
-Tên mày là
Việt ngủ ngáy, đêm ngủ mày ngáy còn hơn bò
rống.
-Sao tui hổng
nghe gì hết trơn?
-Mày mà nghe
được tiếng mày ngáy thì mày đâu phải là
người phàm nữa. Mày mà ngủ thì tụi tao teo,
đéo thằng nào dám ngủ.
-!!!
-Việt
cộng nó ở cách xa hàng cây số cũng còn nghe tiếng
mày ngáy, tụi nó nhắm mắt cũng mò tới nơi.
Mày chán đời thì thây kệ mày, tụi tao còn yêu
đời lắm Việt ơi. Mày gác càng lâu chừng nào
tụi tao càng đỡ lo chừng nấy
Tháng 7 năm 1974, sư đoàn
Nhảy Dù chuyển quân về Quảng Nam, mở cuộc
hành quân tái chiếm quận lỵ Thường Ðức.
Một Sư Đoàn Nhảy Dù lẻ lơi không hơn
không kém, được giao trách nhiệm tấn công
đẩy lùi 2 Sư Đoàn chính qui thiện chiến
của địch. Ðịch quân bám trên trận địa
này đã lâu, nên tổ chức được một
hệ thống phòng thủ rất vững chắc. Các
tiểu đoàn 1, 8, 9 thuộc Lữ Ðoàn I Nhảy Dù
chuyển quân vào Ðại Lộc, mở màn cho cuộc hành
quân đầy khó khan, gian khổ. Buổi chiều hôm
ấy, Khi Tiểu Ðoàn 8 ND vừa đặt chân đến
làng Hà Nha thì súng bắt đầu nổ. Vừa khởi
sự cuộc chơi, Ðại Ðội 83, Tiểu Ðoàn 8 ND
đã mất ngay một trung đội, Thiếu úy trung
đội trưởng Hoàng văn Tiến tử trận,
sau đó lại mất thêm Thiếu úy Nghiêm sĩ Thành.
Tất cả mọi lợi thế trên chiến
trường địch đều nắm gọn, Sư
Đoàn Nhảy Dù vào trận với con dao cầm
đằng luỡi. Ngày hôm sau, Nguyễn quang Trí, quân nhân
đầu tiên của Trung Ðội 3, Ðại Ðội 84
tử trận, một viên đạn đại bác130 ly
rớt ngay vào hầm của Trí dang đứng gác. Từ
làng Hà Nha, tiểu đoàn 8 ND chuyển dần lên đánh địch
trên những cao điểm của dãy núi Sơn Gà, trận
chiến từ đây sẽ khốc liệt hơn bao
giờ hết. Những ngọn đồi chiến
lược 126, 383, và 1062 vẫn in hằn trong tâm khảm
của những người lính từng tham dự trận
chiến Thường Ðức. Máu xương đã
đổ trên 3 ngọn đồi này kể sao cho xiết,
chiếm xong lại mất, mất thì bằng giá nào
cũng phải lấy lại, cả hai bên đều lâm
trận với ý chí sắt thép, cuồng nộ.
Những
người lính Nhảy Dù dán người chặt xuống
mặt đất, gồng lưng lên chịu những tràng
pháo binh 105 ly bắn yểm trợ thật sát ngay
trước mặt mình, tiếng đạn đi xè xè ngay
trên đầu và nổ kinh hoàng thật gần, đất
đá vang rào rào lên đầu lên cổ, có liều như
vậy thì mới mong dành lại được ngọn
đồi. Loạt đạn 105 ly yểm trợ vừa
chuyển xạ thì lập tức toàn bộ trung đội
dựng thẳng người lên, bang thật nhanh về
phía trước trong tiếng hô xung phơng vang dội,
những ánh lửa của lựu đạn nổ nháng lên
đều khắp trên trận dịa. Ðịch quân bị
bất ngờ trở tay không kịp, tan rã mà không kịp
phản ứng. Chỉ trong vài phút dồng hồ, toàn
bộ ngọn đồi đã nằm trong tầm kiểm
soát của đoàn quân mũ đỏ. Từ BCH
đại đội, những thùng đạn M16, lựu
đạn M67 nhanh chóng được chuyển lên ngọn
đồi, chuẩn bị dập tan mọi đợt
phản công của địch. Hoàng hôn chưa kịp
tới thì địch đã tập trung pháo binh dội lên
ngọn đồi, sau đó mở ngay những đợt
xung phong biển người. Từ trên đồi nhìn
xuống, địch đông nghẹt như một đàn
kiến. Những loạt đạn pháo 105 ly
được gởi tới, dội ngay lên đội
hình của địch, địch quân khựng lại
rồi tiếp tục lừ lừ tiến lên. Từ trong
tuyến phòng thủ, những người lính ND nắm
chặt tay súng, xiết cò mỏi cả tay. Lớp này ngã
chồng lên lớp kia mà địch vẫn cứ lừng
lững tiến lên, thật là ghê rợn.
Ðịch đã
lấn vào được phần giao thông hào ở phía
bắc, quân Dù gom lại phản công đẩy bật
địch trở ra. Tình hình càng lúc càng trở nên nguy
ngập khi tuyến phòng thủ càng lúc càng mỏng đi,
cuối cùng thì địch đã lọt được vào
bên trong phòng tuyến. Khi những người lính Nhảy
Dù còn lại chuẩn bị triệt thoái ra khỏi
ngọn đồi thì trung sĩ Chi đang lung túng không làm
sao leo lên khỏi giao thông hào, cơn hoảng hốt
bỗng sôi lên khi không còn nghe thấy tiếng súng M16
nữa, chỉ còn lại tiếng súng AK và B40 đang làm
chủ không gian, những tiếng gào “ hàng sống chống
chết “ mỗi lúc một gần. Trong con tuyệt
vọng tột cùng, chợt có tiếng nói vọng
xuống:
-Trung sĩ,
nắm chặt tay tui lẹ lên.
Trung sĩ Chi
chợt như sống lại, vội quơ bàn tay lên, và
lập tức nắm lấy thật chặt khi
đụng phải bàn tay của một đồng
đội. Một cú giựt thật mạnh kéo toàn thân
trung sĩ Chi lên khỏi giao thông hào. Tiếng súng của
địch đã sát một bên mà trung sĩ Chi thấy chung
quanh chỉ là một màu đen thăm thẳm.
Người đồng đội giật mình khi nhận
ra trung sĩ Chi đã mù cả hai mắt, máu chảy tràn lan
trên khắp khuôn mặt. Một loạt đạn AK
dội lên ngang trước mặt, người
đồng đội không hề sợ hãi, nhanh nhẹn
khom người xuống vác trung sĩ Chi lên vai rồi tuôn
đôi chân chạy xuống chân đồi, những
loạt đạn AK vội vã đuổi với theo. Trong
cơn hoảng loạn, trung sĩ Chi không kịp nhận
ra giọng nói của người đồng đội
đã xả thân cứu thoát mình trong giây phút thập tử
nhất sinh. Trên dường tải thương về BCH
tiểu đoàn, trung sĩ Chi đã tắt hơi thở
cuối cùng, không kịp
ngỏ lời cảm ơn Việt, người
đồng đội ốm nhách, nhỏ nhắn, đêm
ngủ ngáy còn hơn bò rống.
Ngày 10 tháng 4
năm 1975, trong lúc thành phố thân yêu còn đang vùi trong
giấc ngủ thì toàn bộ Lữ Ðoàn I Nhảy Dù lặng
lẽ ba lô súng đạn lên đường chuẩn bị cho trận
đánh cuối cùng của đời lính chiến. Ðoàn
xe quân vận im lìm nằm dọc theo con đường từ cổng A
của Sư Đoàn vào trại Trần quí Mai, hậu
cứ của Tiểu Ðoàn 8 Nhảy Dù. Dọc theo hai bên
đường, những bóng đèn trên hàng trụ
điện lặng lẽ trìu mến ngắm nhìn những
chàng trai trẻ sắp sửa bước nhịp quân hành,
dấn thân vào nơi gíó cát mà chẳng cần biết
đến ngày mai của đời mình. Ðoàn xe chuyển
bánh trong đêm tối, không có ai để gởi lời
tạm biệt hay vẫy tay để tạ từ trong
đêm. Những người con gái điễm kiều
của Sài Gòn yêu dấu ơi, hơi thở thơm tho
nồng nàn xin giữ lấy, mai anh về phả lấy
mùi hương.
Tiểu Ðoàn 8
Nhảy Dù vào trận Xuân Lộc, Long Khánh.
-Tiểu
đoàn trưởng: Trung tá Ðào thiện Tuyển.
-Tiểu
đoàn phó: Thiếu tá Nguyễn viết Thanh.
-Trưởng
ban 3: Ðại úy Ðồng văn Minh.
-Ðại
đội trưởng ÐÐ80: Trung úy Hà mai Trường.
-Ðại
đội trưởng ÐÐ81: Trung úy Ngô Huệ.
-Ðại đội
trưởng ÐÐ82: Trung úy Trần đình Ngọc.
-Ðại
đội trưởng ÐÐ83: Ðại úy Phạm văn
Hiệu.
-Ðại
đội trưởng ÐÐ84: Trung úy Nguyễn phước
Bảo Huệ.
Lữ Ðoàn I
Nhảy Dù đổ quân xuống Trảng Bom, tổ chức
tuyến phòng ngự qua đêm. Rồi một ngày trôi qua
vẫn chưa thấy chuyển biến gì. Trưa hôm sau,
toàn bộ lữ đoàn di chuyển ra khu rừng cao su
dọc theo quốc lộ, anh em ngồi trò truyện
đấu láo bên những tàn cây, chuyền tay nhau
điếu thuốc, chờ đợi lệnh hành quân.
Tại BCH đại đội, các trung đội
trưởng được phân phối bản đồ
hành quân vùng Long Khánh, tiểu đoàn sẽ được
trực thăng bốc vào mặt trận, bãi đáp sẽ
là đoạn đường lộ cặp dưới
chân đồi Chuối. Bầu trời đang quang đãng
bỗng nhiên bị che khuất bởi một rừng máy
bay trực thăng đang từ xa bay tới, nhìn không khác
gì một dàn chim thiên di khổng lồ. Ðàn chim sắt
thứ tự nhẹ nhàng đáp xuống mặt
đất, cát bụi mịt mù phủ kín không gian, các toán
quân Nhảy Dù ngồi chờ sẵn vội đứng
lên, khom người chạy ra máy bay. Toàn bộ Trung Ðội
1, Ðại Ðội 84 dồn lên 1 chiếc trực thăng
Chinook, máy bay cất cánh, lấy dần cao dộ, từ
trong máy bay nhìn ra là cả một cảnh trời tuyệt
điệu đầy những cánh chim. Ngày hôm ấy là
một ngày thật đáng ghi nhớ, chỉ trong vòng vài
tiếng dồng hồ, toàn bộ một Lữ Ðoàn 1
Nhảy Dù được trực thăng vận chớp
nhoáng vào Long Khánh để đánh một trận cuối
cùng, rồi thôi.
Chiếc Chinook
nhẹ nhàng chạm bánh đáp lên mặt dường
nhựa. Bửng phi cơ vừa hạ xuống thì đã
nhìn thấy ngay một dãy thi hài xếp dọc theo vệ
dường. Như dành chỗ ngồi trên xe đò,
những người lính Bộ Binh nhanh như chớp,
chộp lấy xác chết đua lên phi cơ ngay, sợ
lỡ chuyến tàu, khiến anh em Nhảy Dù dồn
đống, khó khăn lắm mới rời khỏi
được phi cơ. Một lát sau những
người lính ND được đưa ngay vào mặt
trận bằng những chuyến xe GMC, tài xế
đạp hết chân ga, chiếc xe lồng lên phóng bạt
mạng về phía trước, Bắc Kỳ Luận
ngồi không vững bị hất văng xuống
dường, cũng may chỉ bị xây sát nhẹ.
Từ quốc
lộ I, đoạn gần ấp Bảo Ðịnh, đoàn
quân mũ đỏ trải rộng đội hình, băng
qua những cánh rừng cao su, tiến sâu vào phía thị xã
Xuân Lộc. Xế chiều ngày hôm ấy chạm
địch ngay, cả một vùng rừng cây đang êm
ấm bỗng náo loạn bởi tiếng súng nổ
khắp trời, quả thật đoàn quân mũ
đỏ quá ư là lợi hại, mới nhập
trận đã đánh nát ngay cả một đạo quân
đông đảo của địch, chỉ còn sót lại
bộ chỉ huy K 8 của địch đang cố
thủ chờ viện binh, tiểu đoàn 8 ND nhận
lệnh bao vây diệt gọn.
Ngày hôm sau,
tiểu đoàn 8 Nhảy Dù gặp tin buồn, thiếu úy
Tạ tử Anh, Ðại Ðội 82, tốt nghiệp khóa 27
Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt, vừa mới
được phân bổ về tiểu đoàn, đã
tử trận khi lọt vào ổ phục kích của
địch. Trung Ðội 1 của Ðại Ðội 84
được lệnh tăng phái cho Ðại Ðội 81
đang đụng nặng. Hắn dẫn trung đội
di chuyển hàng dọc, giữ khoảng cách thưa. Khi
trung đội vừa tới được vị trí
của Thiếu Tá Tiểu Ðoàn Phó Nguyễn viết Thanh thì
cung là lúc pháo của địch dội lên trận dịa,
đạn nổ lúc đầu còn sai lạc khá xa, nhưng
mỗi lúc lại rơi dần vào vị trí đóng quân.
Trung đội vừa mới di chuyển tới nơi,
đâu đã kịp dào hầm hố đành phải ôm
lấy những gốc cây cao su làm mộc che chắn. Pháo
của địch vừa dứt, anh em tốc lên đi
lục soát chung quanh. Khi bước vào kiểm soát căn
nhà khả nghi thì thấy một ông già đang ngồi
vấn thuốc rê, một người lính cất tiếng
hỏi:
-Nhà có mấy
người vậy ông già?
-Chỉ có mình
tui thôi chú.
Người
lính đảo mắt chợt nhìn thấy chồng bát
đĩa đang úp trong chiếc rổ tre. Mủi súng M16
lập tức dí sát vào ông già:
-Ngồi yên
không tao bắn.
Sau khi khám xét
kỹ càng, anh em tìm ra được một máy truyền
tin chưa kịp dấu kín, từ đó tiếng pháo
của địch cũng mất hút không còn nghe thấy
nữa.
Hắn
chuyển sang tần số liên lạc của Ðại
Ðội 81, dẫn trung đội cặp về hướng
bên trái tiến sâu vào một vườn cây ăn quả có
những dãy hàng rào kẽm gai bao bọc cao hơn
đầu người. Bên kia hàng rào thấp thoáng bóng dáng
những người lính của Ðại Ðội 81 dang dàn
thành một đội hình hàng ngang. Trung úy Ngô Huệ,
đại đội trưởng đại đội
81 vẫy tay gọi hắn, nhận xong chỉ thị,
hắn dẫn trung đội lòn dưới chân dãy hàng rào
kẽm gai, sang bên kia dàn hàng ngang nối tiếp với
Ðại Ðội 81 về phía cánh trái. Ðội hình nhích dần
lên, bất ngờ địch chồm người lên
khỏi giao thông hào, lấy hết sức ném lựu
đạn về phía trung đội của hắn.
Lựu đạn nổ bên phía tay phải của
đội hình, có tiếng lao sao “ thằng Tốt bị
rồi”. Võ phú Hiệp giật mình vội vã quay sang tìm
người bạn thân, Nguyễn văn Tốt bị
thương nhẹ đang nằm ngửa trên mặt
đất, vừa lúc đó trái lựu đạn thứ
hai ném tới ngay trước mặt Võ phú Hiệp nổ
tung, Hiệp cảm thấy mát ruợi, vuốt tay lên
mặt chưa thấy gì cả, nhưng vuốt lần
thứ hai thì máu đã ướt ngập cả bàn tay,
mảnh lựu đạn ghim đầy trên thân thể
Hiệp, vai, lung, hông, tay chân, nhưng nặng nhất là
ở mặt, Hiệp dùng chân chỏi trên mặt
đất cố lết về phía sau. Trung sĩ
Nhất Trung Ðội Phó Lê viết Hung lao tới vực
Hiệp lên cũng là lúc đạn súng cối của
địch rơi trên hàng quân, Trung sĩ nhất Lê viết
Hung đẩy kịp Võ phú Hiệp ngã sấp xuống
đất vừa lúc một quả đạn súng cối
nổ sát một bên. Ðịch bắn súng cối vào
đội hình hàng ngang của đơn vị, những
cụm khói bốc lên, hắn xiết cò súng đẩy
một băng đạn về phía địch, anh em khai
hỏa tới tấp, địch câm tiếng súng. Hắn
xoay người nhìn lại trung đội, một số
anh em đã bị trúng đạn, trong đó có cả Trung
sĩ Ngô tiến Nam, Hạ Si Phạm van Nam, lòng đau
như cắt, hắn gào lên:
-Bị
thương lùi về phía sau, còn lại nằm tại chỗ.
Vừa lúc
ấy phía bên tay phải có tiếng của Thiếu Úy Sáng,
Ðại Ðội 81, gọi hắn. Hắn quay sang vừa lúc
nhìn thấy một đường máu bực ra trên trán của
Thiếu Úy Sáng, Sáng ngã đổ xuống mặt
đất. Trung đội được lệnh lùi
về phía sau dãy hàng rào, đi vòng sang phía bên phải của
mục tiêu, cùng lúc BCH Ðại Ðội 84 do Trung úy Nguyễn
Phước Bảo Huệ chỉ huy vừa kéo đến
nơi, mọi người ngồi nghỉ trong một
khoảng sân rộng, mát mẻ với vườn cây ăn
trái cặp sát một con suối nhỏ. Bất ngờ có
tiếng súng nổ, viên đạn B40 từ bên kia suối
bắn sang nổ tung, Lầu A Cẩu trúng đạn ngã
ngửa xuống đất, Vòng A Sùi đang ngồi
nghỉ ở gần đó vội vã chạy đến,
vực Lầu A Cẩu lên tay mình. Vòng A Sùi chỉ còn
biết ruớm nước mắt bất lực nhìn
người bạn thân của mình đang giãy lên từng
cơn, mắt trợn trừng, bọt không khí từ trong
miệng phun ra không ngừng, mảnh đạn đã khoét
sâu vào tận lá phổi của người lính Nhảy Dù
to con, lực luỡng. Trung đội 1 được
lệnh di chuyển, ép sang bên phải, b !ng qua một
chiếc cầu nhỏ, bọc lót vào phía sau lung lực
luợng địch đang cố thủ chờ tiếp
viện.
Trung đội tập trung phía
sau mấy tảng đá lớn. Hắn phóng mắt quan sát
kỹ mục tiêu. Ðịch ẩn nấp dưới
những căn hầm đào sâu bên cạnh những
gốc cây chôm chôm, vòm lá của những cây chôm chôm xanh um
vươn xuống sát tận gốc, phủ kín lấy
địch quân, từ bên ngoài nhìn vào chỉ thấy
một màu đen. Từ vị trí của trung đội
bang đến tuyến phòng thủ của địch quân
là một khoảng đồng trống lốc, bằng
phẳng, trơ trụi. Ðể áp sát được vào
mục tiêu, trung đội phải băng qua cánh
đồng chết tiệt này, ánh nắng buổi xế
trưa đang rực rỡ, từ trong bóng tối của
vườn chôm chôm địch nhìn ra thấy rõ từng
cử động của anh em, địch thấy ta rõ mồn
một mà ta thì không thấy địch. Xin pháo binh bắn
yểm trợ không có, xin tiểu đoàn bắn súng cối
yểm trợ cũng không được, toàn bộ trung
đội xông lên mục tiêu vỏn vẹn bằng vũ
khí cá nhân và bằng xương thịt của từng
người lính, thật quái gở không tài nào hiểu
được. Ðợt xung phơng đầu tiên bị
chận dứng bởi hỏa lực của địch
bắn ra dữ dội, một số anh em ngã xuống.
Hắn gào lên, hò hét giữ vững đội hình, hô hoán
xông lên lần thứ hai, cũng lại tiếp tục
bị đốn ngã, lại một số anh em không
đứng lên được nữa. Hắn nhìn quanh, Trung
sĩ Nguyễn Hy vẫn còn nguyên vẹn ở bên tay
trái của đội hình, hắn khoát tay ra hiệu cho Trung
sĩ Hy:
-Lên nghe anh em.
Nguyễn Hy
gật đầu, anh em chấp nhận thương
đau, chuẩn bị đứng dậy xung phơng
đợt kế tiếp. Hắn gào lên hô xung phơng,
dồn sức vào đôi chân cố chạy thật nhanh hy
vọng bám được vào hầm của địch
trước khi có thể bị bắn ngã. Hắn thấy
trước mắt loé lên những ánh lửa, bên tay
phải của hắn, binh nhất Thuận dang trên đà
chạy tới bỗng ngã bật ngược về phía
sau, khẩu đại liên M60 rơi xuống đất,
Thuận la lên:
-Thiếu úy, em
bị rồi.
Thuận ôm
lấy ngực đầy máu, cố bò lui về phía sau.
Hắn nhìn lại hàng ngang của trung đội, thêm
mấy anh em nữa đã bị thương. Hắn
luợng định tình hình, không thể khơi khơi mà
xung phơng lên được nữa rồi. Nhìn khẩu đại
liên, linh hồn của trung đội nằm phơi trên
mặt đất, hắn tiếc rẻ, bằng mọi
giá phải đem về. Hắn bò ngang về phía khẩu
đại liên, một loạt đạn AK bắn về
phía hắn, hắn ước luợng vị trí của
địch rồi cầm ngang khẩu M16 đặt sát
mặt đất bắn lại. Hắn lăn ngửa
người rút băng đạn ra thay, vừa lúc một
loạt AK nổ dội lên, chiếc băng cứu
thương cài trên dây ba chạc trước ngực
của hắn biến mất theo loạt đạn.
Hắn vẫn ngoan cố bò thật sát mặt đất,
nhoài người về khẩu M60. Liên tiếp 3, 4 trái
lựu đạn ném ra, hắn thấy rất rõ những
cụm khói và đất cát bực lên trước mặt
hắn. Hắn vói tay chụp được khẩu M60, bò
lùi về phía sau.
Trung Úy
Nguyễn phước Bảo Huệ dẫn BCH Ðại
Ðội đến nơi lúc trời nhá nhem sập tối,
có tin Tiểu Ðoàn 1 ND đang bị địch bao vây. Trung
Ðội 1 phối hợp với BCH đại đội
tổ chức phòng thủ qua đêm, tất cả
thương binh đều ra hầm chiến dấu.
Hắn được lệnh dẫn 5 người lính
đi lập tiền đồn, án ngữ về huớng
Tiểu Ðoàn 1 ND. Hắn thầm nghi có thể đêm nay
sẽ xảy ra một cuộc tử chiến nên
trước khi đi, hắn rảo một vòng trung đội,
thăm hỏi, an ủi những anh em bị thương,
may mà từ đầu trận chiến tới giờ
chưa có ai tử trận. Lòng hắn đau như dao
cắt khi nhìn thấy những người đồng
đội quần áo đã bị xé rách để băng
bó vết thương, tay ghì chặt khẩu súng, mắt
vẫn ánh lên vẻ ngang tàng thách thức. Trời ơi!
nếu có pháo binh hay súng cối bắn yểm trợ thì
đâu có bị thương nhiều đến như
thế này. Sáng hôm sau mới phát giác địch quân đã êm
thắm rút đi từ giữa đêm khuya, bỏ lại
những trang cụ không cần thiết, trong đó có 1 bao
súng K54, Trần van Danh đã nhanh nhẹn báo máy rành rọt,
từ đó về sau tiểu đoàn cứ gọi máy
xuống tra hỏi về khẩu K54, anh em binh sĩ
chết và bị thương thì không hề đếm
xỉa gì tới, chỉ xam sơi đến cái bao súng K54.
Ngay sau đó
toàn bộ đại đội được lệnh
rời bỏ vị trí, rút ngang qua BCH tiểu đoàn,
băng qua con đường
đất đỏ, lập tuyến phòng thủ về
phía quốc lộ 1. Lúc trung đội đi ngang qua BCH
tiểu đoàn, Ðại Úy Ðồng văn Minh, trưởng
ban 3 gọi hắn lại nói nhỏ:
-Trận
chiến sắp nổ lớn lắm đó, chắc không
thua gì trận An Lộc, cẩn thận nghe.
Trung
đội tiến sâu vào rừng cao su thì bắt gặp
những đường giây điện thoại của
địch kéo lê trên mặt đất, vậy là
địch đã hiện điện ở đây và quân
số không phải là ít. Trung đội được
lệnh dừng quân, đào hầm hố chuẩn bị
chiến dấu, anh em cắt dây điện thoại
rồi cột vào những thân cây cao su, căng thành một
hàng rào chung quanh tuyến phòng thủ, sợi dây điện
thoại thì nhỏ rất khó thấy, địch quân
xớn xác thế nào cũng vấp ngã. Sáng hôm sau hai tên trinh
sát của địch mò vào tuyến phòng thủ của
Trung Ðội 2, bị bắn chạy dạt về phía Trung
Ðội 1, đâm dầu ngay vào hàng rào dây điện
thoại ngã bật ngửa, người lính gác bắn ngay
nhưng không trúng, 2 tay trinh sát vùng dậy chạy biến
vào rừng cây. Khẩu đại liên M60 của tiểu
độí 1 vẫn do Klong ha Thanh làm xạ thủ, Mai
viết Kỳ là phụ xạ thủ. Khẩu đại
liên M60 của tiểu dội 2, xạ thủ Thuận “già”
và phụ xạ thủ Nguyễn van Tốt đều
đã bị thương, được giao cho Ðiền,
quân phạm mới được bổ xung về trung
đội, tuớng tá cao ráo, ngon lành. Ðêm trong rừng cao su,
tiếng côn trùng rỉ rích, lá cây rơi sào sạc mà vẫn
không ngăn được tiếng loa từ nhà thờ
ấp Bảo Ðịnh theo gíó bay về, lúc rõ lúc không, cha
xứ dang hô hào con chiên đứng lên chiến đấu
tới cùng, những người lính Nhảy Dù đang
nằm lạnh lẽo phơi sương bỗng cảm
thấy ấm cúng lạ thường.
Tiền quân
của địch đã xuất hiện, lính gác báo cáo
thấy xa xa những đoàn người di chuyển
khơi khơi như đi chợ, trinh sát địch thì
vẫn bám sát vị trí của ta. Xế trưa ngày 20 tháng 4
năm 1975, vùng trách nhiệm kế cận của Tiểu
Ðoàn 9 Nhảy Dù bỗng bùng lên dữ dội tiếng
nổ tấp nập của loại đại liên 50
gắn trên chiến xa cùng với các loại súng khác.
Tiếng súng nổ dữ dội không ngưng nghỉ
mỗi lúc một dày đặc kéo dài cho tới tận
sập tối, tiếng xích xe nghiến lên lồng lộn
hòa trong tiếng máy gầm gừ nghe rất rõ, thời
buổi khó khăn đạn ở đâu mà phung phí quá
trớn như thế này, nghe mà xót cả ruột, hẳn
là bên cánh quân của Tiểu Ðoàn 9 ND dang điễn ra
một trận chiến vô cùng khốc liệt.
Ðến
buổi chiều, các trung đội trưởng
được lệnh về họp tại BCH đại
đội. Trước khi các trung đội trưởng
trở về vị trí, Trung Úy Ðại Ðội Trưởng
Nguyễn phước Bảo Huệ lại cẩn
thận căn dặn lần nữa:
-Nhớ kỹ
nhé, cho anh em gài mìn và lựu đạn chung quanh vị trí,
chỉ chừa đường rút. Vũ khí đạn
được đem theo đầy dủ, lấy
miếng vải trắng cột lên cánh tay bên trái làm dấu
hiệu nhận bạn. Khi rút phải thật êm, giữ im
lặng tuyệt dối, chốt ở xa rút trước,
tất cả sẽ gom về đại đội.
Trực máy, khi nghe ám hiệu “ 161 đây Vũng Tàu gọi “
thì bắt đầu rút.
Vậy là thi
hài của hai tử sĩ thuộc Trung Ðội 3 mới
chết hồi chiều, vẫn còn nằm bất
động ngay trước miệng hầm của
địch, dự dịnh sáng ngày mai lên tapi lấy
lại, nay đành gởi theo nước Chúa, một trong
hai tử sĩ là quân phạm gốc Hải Quân, mới
tăng cường về Trung Ðội 3 chưa
được bao lâu.
Hắn trở
về trung đội, đi từng hầm dặn dò anh
em, nhưng hắn nói khác đi một chút “ tối nay trung
đội mình rút về nằm bảo vệ cho tiểu đoàn
“, anh em ai nấy đều vui vẻ hẳn lên. Nửa
khuya Trần van Danh, người mang máy truyền tin gọi
hắn:
-Thiếu úy,
Trung úy chờ đầu máy.
Hắn áp
ống liên hợp lên tai và nghe trong máy tiếng Trung úy
đại đội trưởng:
-161 đây
Vũng Tàu gọi.
Khi toàn bộ
trung đội rút về tới BCH Ðại Ðội thì
hắn thở phào nhẹ nhõm, trút được bao nhiêu là
gánh nặng. Hắn chỉ sợ bị địch
tấn công từ phía sau lưng ngay lúc đang rút quân,
thật quá là hiểm nghèo khi đang mặt đối
mặt với địch quân bỗng dưng quay lung
trở thành những tấm bia để lui binh. Hắn
ngỡ ngàng khi nghe tin toàn bộ Lữ Ðoàn I ND sẽ mở
đường máu triệt thoái vượt theo liên
tỉnh lộ số 2, con
đường nối liền Long Khánh và
Phước Tuy, nằm trong vòng kiểm soát của
địch từ nhiều năm về trước.
Trời mờ
mờ ánh trăng, toàn bộ lữ đoàn rút quân trên
mặt lộ, đội hình hàng dọc giữ khoảng
cách thưa, lệnh từ trên đưa xuống “Nếu
địch nổ súng tuyệt dối không được
bắn trả, chết bỏ lại, bị thương
đem theo “.
Từ trên
một ngọn đồi cách con lộ không xa lắm,
một khẩu 12.8 ly của địch bắn dọc
xuống đoàn quân, những viên đạn lửa xé
rực màn đêm, đoàn quân vẫn tiếp tục
lặng thinh rảo bước như không nghe thấy,
không hề có một tiếng súng bắn lại, con rắn
khổng lồ vẫn nín lặng trườn đi,
một lúc sau không hiểu vì lý do gì, địch bỗng
ngung tiếng súng. Trời đã sáng hẳn, trước
mặt hắn là một cảnh tuợng đau lòng,
mấy chiếc xe GMC nằm quay ngang trên mặt
đường, trên xe ngả nghiêng những xác chết
phụ nữ, dưới mặt đường là
những thi hài vẫn còn tươi của anh em Pháo Dù.
Tiểu đoàn nhận lệnh không di chuyển trên
đường lộ nữa, mở rộng đội
hình ra phía cánh dồng, tiến lên cặp theo trục
lộ. Không biết Nghia kiếm ở đâu ra
được một chiếc xe Jeep, nối dây
điện đề máy nổ rồi lái chạy tà tà theo
cánh quân, trên xe lủ khủ một số anh em nghịch
ngợm cười đùa ầm ỉ. Súng bắt
đầu nổ khi đoàn quân vuớng phải chốt
của địch, vuớng thì nhổ, đoàn quân cứ
bương lên, chốt của địch tan nát
dưới gót giày trận. Trung sĩ Nhất Trung Ðội
Phó Lê viết Hưng tận tụy theo sát anh em, chia phiên
để anh em thay nhau khiêng cáng Binh Nhì Lâm bị đạn
vào chân lúc giao tranh trong thị trấn Xuân Lộc. Con đường triệt thoái
từ Long Khánh về Phước Tuy trầy trật
với bao gian nguy máu lửa, nhưng tình đồng đội
sắt son của những người lính Nhảy Dù đã
san bằng tất cả, quyết không bỏ rơi
bạn bè trong con nguy khốn. Những người lính
của Ðại Ðội 84, Tiểu Ðoàn 8 Nhảy Dù đã
để lại cho đời một đoá hoa nồng
thắm, ngát hương tình đồng đội,
những phiến hoa được dệt nên bởi
những trái tim hào hùng, dũng cảm, không một chút
vị kỷ.
Nguyễn van Việt ốm nhách
vẫn tươi cười khiêng cáng binh nhì Lâm, có ai
ngờ trong con người nhỏ bé này lại có một
tâm hồn không bé nhỏ tí nào. Khi đi đến khu
vực đèo Con Rắn, mọi người theo nhau
ngước mắt nhìn lên đỉnh đồi, hun hút
trên cao là một lá cờ của địch, một
chiếc máy bay L19 đang luợn lờ bên trên. Xế
chiều thì đoàn quân đã vượt qua được
địa phận Xa Bang, Ngãi Giao, ngã 3 vào Bình Giã, rồi
tới được Bình Ba. Thì ra dịa danh Bình Giã
nổi tiếng một thời lại nằm ngay ở
đây, tới ngã 3 rẽ tay trái vào thêm 5 cây số nữa
là gặp ngay chiến trường xưa, hoá ra đâu có xa
xôi gì, cách thủ dô Sài Gòn đâu có bao nhiêu theo
đường chim bay. Buổi chiều cuối ngày
đoàn quân đến được Ðức Thạnh, anh
em được lệnh tạm dừng quân, ngồi
nghỉ ven dường, cuộc đi hành không ngừng
nghỉ với ba lô súng đạn đầy đủ
khởi sự từ 12 giờ khuya ngày hôm trước
đến 6 giờ chiều ngày hôm sau, hai bàn chân như
muốn phồng lên. Ðêm hôm ấy Tiểu Ðoàn 8 ND về
đến quân trường Vạn Kiếp, Bà Rịa,
tỉnh Phước Tuy. Hôm sau, Ðại Ðội 84 lập
tuyến phòng thủ trên địa bàn giáo xứ Láng Cát,
Trung Ðội 1 chịu trách nhiệm phía sau lưng giáo xứ
Láng Cát nhìn về huớng núi Ông Trịnh.
Cuộc
triệt thoái của Lữ Ðoàn I Nhảy Dù mở
đường máu xuyên qua vùng kiểm soát của
địch về đến Phước Tuy diễn ra
thật hoàn hảo, tuyệt vời, chính là nhờ vào
kỷ luật tác chiến sắt thép đã khuôn đúc lên
từng người lính trong từng tiểu đội.
Sau khi về đến Bà Rịa, Tiểu Ðoàn 8 Nhảy Dù
được đặt dưới quyền điều
khiển của Thiếu Tá Nguyễn viết Thanh, Trung Úy
Ðại Ðội Trưởng ÐÐ81 Ngô Huệ và Trung Úy Ðại
Ðội Trưởng ÐÐ82 Trần đình Ngọc
được thăng cấp Ðại Úy.
Buổi
chiều nghe tiếng chuông nhà thờ đổ, tiếng
cầu kinh êm êm của người em xóm đạo, không
gian êm ả làm sao. Hắn bước ra đứng bên
lề đường, dõi mắt nhìn theo những
chuyến xe bon bon chạy về Sài Gòn, quãng dường
từ đây về Sài Gòn đâu có là bao xa, hắn chợt
nghĩ nếu mình được chết ở đây thì
thật là hạnh phúc, được chết gần nhà.
Ngày 22 tháng 4 năm 1975, các quân nhân của Tiểu Ðoàn 8
Nhảy Dù lãnh tháng lương cuối cùng trong đời
lính chiến của mình. Anh em đi chợ, nấu
những bữa com tươm tất, ngon lành, chả bù với
những ngày trên đường triệt thoái chỉ
vốc gạo xấy và bỏ lá giang vào miệng nhai cho
đỡ khát. Xong bữa cơm trưa, hắn châm
điếu thuốc nhả khói lên trời, thấy
trời cũng buồn mênh mang.
Việt
bước đến gần, khẽ nói:
-Thiếu úy,
cho em chuồn về Sài Gòn thăm nhà mấy bữa nha.
Hắn nhìn
người đồng đội:
-Việt tính
về mấy ngày?
-Em xin về 2
bữa thôi Thiếu úy.
-Ừ, khéo khéo
đừng để tiểu đoàn nhìn thấy nha.
-Dạ, em
bọc đường hẻm ra đón xe đò, không ai nhìn
thấy đâu.
-Về nhà vui
nhé, mà nhớ trở lên nghe ông thần.
-Dạ, em
trở lên chớ Thiếu úy.
Nhìn theo bóng
Việt khuất sau lũy tre, hắn biết những
người lính Nhảy Dù như Việt dù có đuổi
đi thì cũng vẫn tìm cách mò về đơn vị.
Ngày 27 tháng 4
năm 1975, Sư Đoàn 304 và Sư Đoàn 325 của
địch đã thọc sâu chiếm toàn bộ Chi Khu Long
Thành, cắt đứt quốc lộ 15 nối Vũng
Tàu-Sài Gòn, kể từ đó Việt sẽ không bao giờ
trở về với anh em được nữa. Cùng ngày,
Sư Đoàn 3 của địch có chiến xa T54 yểm
trợ bất ngờ tấn công trực điện vào BCH
Lữ Ðoàn I Nhảy Dù, nhưng đã bị lực
luợng Nhảy Dù phản công đánh bật trở ra, sau
đó BCH lữ đoàn rút qua cầu Cỏ May sang bên kia
Vũng Tàu đơn vị bạn chịu trách nhiệm
giữ cầu Cỏ May thấy BCH/LÐ1ND rút qua cầu
Cỏ May hốt hoảng đặt mìn giựt sập
cầu Cỏ May. Ba tiểu đoàn tác chiến, TÐ1ND, TÐ8ND
và TD9ND bị kẹt lại bên này Phước Tuy,
địch đang áp sát, quốc lộ 15 về Sài Gòn
đã bị cắt dứt, cầu Cỏ May đi Vũng
Tàu đã bị giựt sập.
Ngày hôm ấy,
các quân nhân thuộc Tiểu Ðoàn 8 Nhảy Dù đang đóng
quân trên địa bàn Bà Rịa chứng kiến một
cảnh tuợng dị thường, lựu đạn lân
tinh được tháo chốt ném vào nòng súng đại
bác105 ly, xe Jeep của tiểu đoàn trưởng đem ra
châm lửa đốt bỏ. Tiểu đoàn
được lệnh bỏ lại tất cả vật
dụng nặng, cồng kềnh, súng đạn phải
đem theo đầy dủ, vượt sông tiến về
thành phố Vũng Tàu. Mỗi đại độicủa
Tiểu Ðoàn 8 Nhảy Dù đều mất đi một số
đồng đội trong chuyến vượt sông
bất ngờ không hề có một chút phương
tiện nào trong tay. Trung Ðội 1, Ðại Ðội 84 mất
Hùng cận, mới tăng cường lúc trung đội
còn ở trong Long Khánh, đau nhất là mất Nguyễn
văn Tốt, người phụ xạ thủ
đại liên M60 đã từng trải qua những
trận đánh dữ dội trên đỉnh 1062
Thường Ðức Quảng Nam, cuộc hành quân
đẩy lùi địch quân trong chớp nhoáng ở
quận Hương Thủy Thừa Thiên, và trận
chiến cuối mùa Xuân Lộc Long Khánh, không trận nào là
không lưu lại chứng tích chiến tranh trên
người. Số phận của Tiểu Ðoàn 8 Nhảy Dù
không biết sẽ ra sao nếu không may mắn gặp
được một chiếc ghe bầu tình cờ đi
ngang, người chủ ghe tốt bụng và cô con gái
đã hết sức tận tình cứu giúp nên phần
lớn anh em Tiểu Ðoàn 8 ND đã qua được bên kia
sông. Tiếng máy nổ sành sạch, chiếc ghe luớt
chậm trên mặt nước, anh em ngồi sát cánh trên sàn
ghe ngoảnh mặt nhìn về phía sau, đạn pháo
của địch đang vung vãi theo đường rút
quân. Bất ngờ từ trên sàn tàu có người nhìn
thấy phía bờ bên trái lố nhố một đám du kích
dang xớn xác chỉ trỏ, Võ phú Lâm, người thư
ký của Ðại Ðội 84, lẹ làng chụp lấy
khẩu súng M16 nhả một loạt đạn về phía
địch, ngay lập tức địch quân khai hỏa,
cô gái con của người chủ ghe vội vã la lên:
-Xuống
dưới hầm ghe đi các anh ơi, lẹ lên.
Một viên
đạn M79 của địch câu trúng ngay lên sàn tàu, binh
nhì Nghĩa ngồi sát bên tay trái Ðại Úy Ðồng văn
Minh bỗng thấy đau nhói trên ngực, Nghĩa vội
vã đưa bàn tay lên ngực kiểm soát, máu loang ra trên
những ngón tay, rất may mảnh đạn chỉ
cắt ngang một đường trên bề mặt.
Ðại úy
Ðồng văn Minh giận dữ:
-Ai cho lệnh
bắn? không được bắn nghe rõ chưa.
Ðám du kích
cũng chùn tay không dám bắn thêm khi nhìn thấy trên ghe
đầy lính Nhảy Dù, súng ống lăm lăm, mặt
mui đằng đằng sát khí. Những người lính
của Tiểu Ðoàn 8 Nhảy Dù sẽ không bao giờ quên
ơn hai vị đại ân nhân chẳng ngại hiểm
nguy, đã tận lực cứu giúp anh em thoát khỏi
cơn hiểm nghèo, vào giữa lúc thập tử nhất
sinh.
Giữa đêm
khuya lạnh lẽo, một phần của Tiểu Ðoàn 8
Nhảy Dù đã đặt chân lên được thành
phố Vũng Tàu. Người người đang chìm trong
giấc ngủ say, có ai hay một đoàn quân tơi tả
đang cất bước trên dường phố, mất
giày trận, mất vũ khí, mất nón sắt, mất ba
lô, có người đi chân không, trên áo trận dưới
quần xà lỏn, đầu đội nón sắt không có
nón nhựa bên trong, trông giống như một con rùa.
Chiếc ba lô bên trong có cuốn lý lịch trung đội và
cuốn nhật ký hành quân đã chìm xuống dòng sông trong
đêm khuya khoắt, đau hơn một cuộc tình đã
mất.
Tiểu Ðoàn 8
Nhảy Dù di chuyển ngay trong đêm tới hậu cứ
Tiểu Ðoàn 6 ND, doanh trại nằm ngay trong thị xã
Vũng Tàu. Trung Ðội 1, Ðại Ðội 84 nhận lệnh
án ngữ ngay cổng chính của hậu cứ, anh em
nghỉ ngơi trong căn phòng trực, thay phiên nhau canh gác
giữ gìn an ninh. Sau một đêm ngủ say như
chết, anh em thức dậy lúc mặt trời đã lên
cao, nắng ấm của vùng biển lung linh trong gíó
nhẹ, trên cao có những đám mây trắng dật dờ
không buồn trôi, như linh hồn của những
người lính chết trên sông đêm hôm qua, vẫn còn
luyến tiếc chua nỡ rời bỏ bạn bè
đồng đội.
Doanh trại
Tiểu Ðoàn 6 ND vắng hoe, thấp thoáng một vài
người lính hậu cứ, Tiểu Ðoàn 6 ND đã rút
từ Khánh Dương, đang tập trung trong trại
Hoàng hoa Thám, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù
ở Sài Gòn, nằm trừ bị và chờ bổ sung quân
số. Một lát sau, Thiếu Úy Trịnh Pha, sĩ quan
chỉ huy hậu cứ của TÐ6ND, chạy xe gắn
máy tới, thấy trung đội thê thảm quá, Thiếu
Úy Trịnh Pha lấy chìa khóa mở kho cấp phát ba lô, giày
trận, nón sắt, lựu đạn tái trang bị cho
Trung Ðội 1, Ðại Ðội 84. TÐ8ND. Hắn lại
được thiếu úy Trịnh Pha chở ra Vũng Tàu
uống café, lính tráng đủ mọi đơn vị binh
chủng khắp nơi đổ dồn về hỗn
dộn, lang thang khắp phố, không ai chỉ huy ai,
người nào cũng lớ ngớ như kẻ mất
hồn, chẳng biết đi hay ở, mà đi thì đi
về đâu? Rồi chạnh lòng nghĩ đến
những người lính Nhảy Dù, thấy mà
thương, tới nước này mà vẫn ngăn nắp kỷ
luật, tinh thần
chiến đấu vẫn vững vàng không hề suy
suyển, các anh lính Nhảy Dù ơi, các anh thật đáng
khâm phục, làm sao có thể nói hết được
những nguỡng mộ đối với các anh, những
người Binh Sĩ, Hạ Sĩ, Trung sĩ, Thuợng
Sĩ của Sư Đoàn Nhảy Dù.
Những chuyến
trực thăng bắt đầu nhộn nhịp từ
Sài Gòn bay ra tiếp tế súng đạn, trang bị,
lương thực, đồng thời bốc
thương binh về các bệnh viện. BCH Lữ Ðoàn I
Nhảy Dù đóng tại bến Ðá, Vũng Tàu, từng
đại đội của các tiểu đoàn tác
chiến được lệnh cử người đi
thu xếp thuyền bè, sẵn sàng ra khơi khi có lệnh.
Xế chiều ngày 29 tháng 4 năm 1975, Tiểu Ðoàn 8 ND di
chuyển từ hậu cứ Tiểu Ðoàn 6 ND về
Bến Ðá, tập trung trong sân nơi BCH Lữ Ðoàn đóng
quân, sau đó từng đại đội nhận
lệnh xuống tàu. Toàn bộ Lữ Ðoàn I Nhảy Dù ra khơi
không để sót một quân nhân nào ở lại, vũ khí
đạn được mang theo đầy đủ, lúc
nào cũng trong tư thế sẵn sàng chiến
đấu. Chiếc ghe chở Ðại Ðội 84 vừa tách
bến thì kẹt chân vịt, một sợi dây thừng
quấn chặt ở trục máy khiến chiếc ghe không
chạy được, cứ dừng bập bềnh
một chỗ, giữa lúc ấy đại bác của
địch đã bắn lên đài ra da, cùng lúc những
tràng đạn bắn dọc bờ biển rải theo
đoàn quân, người chủ ghe lặn xuống gỡ
sợi dây thừng nhưng bị chân vịt cứa vào cánh
tay chảy máu, một người lính trên ghe vội
cởi quần áo, hít một hơi dài rồi quẫy
người lặn xuống gỡ được sợi
dây thừng, chiếc ghe nổ máy ròn rã luớt sóng nối
đuôi vào đoàn tàu mang theo những đứa con thân yêu
huớng về cửa Cần Giờ. Chiều hôm ấy,
đoàn tàu quây lại với nhau ở ngoài khơi, tình hình
không cho phép tiến vào sông Sài Gòn, và đơn vị đã hoàn toàn mất liên lạc
với các thẩm quyền. Trung Úy Ðại Ðội
Trưởng Nguyễn phước Bảo Huệ đích
thân gom tiền anh em trao lại cho người chủ ghe,
toàn bộ đại đội rời ghe nhỏ
chuyển lên chiếc tàu chở dầu rất dồ
sộ. Con tàu dầu huớng mũi về vàm Láng, Gò Công,
nhả khói hoà vào đám mây xám đang lững lờ trôi trên
bầu trời u uất của buổi hoàng hôn. Ðại
Ðội 81 ở lại trên tàu, các ÐÐ82, ÐÐ83, ÐÐ84 đổ
xuống vàm Láng, đào hầm hố dựng tuyến phòng
thủ. Suốt cả ngày lẫn đêm, từng đoàn trực
thăng ầm ầm bay ngang qua, tiếng động cơ
nhỏ dần rồi mất hút về phía biển đông,
mọi người không hề hay biết chuyện gì
đang xảy ra ở hậu phương, anh em vẫn
nắm chặt tay súng trong tư thế sẵn sàng
chiến đấu.
Sáng hôm sau, ngày
30 tháng 4 năm 1975, bỗng có người lính đập
nát chiếc radio và gào lên thống thiết:
- Thấy
mẹ rồi anh em ơi, có lệnh dầu hàng. Ð. mẹ
nó.
Những
người lính đứng rũ ra như đã chết,
có người quăng cuốc xẻng ngồi phịch
xuống đất ôm mặt đau đớn, không
thấy ai cử động, mọi người như tê
liệt đi.
Lệnh
của Trung Tá Lữ Ðoàn Trưởng, anh em nào muốn di
tản sang Mỹ thì lên tàu, anh em nào muốn trở về
với gia dình thì tự tìm lấy phương tiện. Vàm
Láng Gò Công, nơi chia tay của các quân nhân thuộc Lữ
Ðoàn I Nhảy Dù, kẻ ra đi, người ở lại,
từ nay thôi vĩnh biệt.
Kể từ
tháng 3 năm 1975, tình hình đất nước càng lúc càng
nguy ngập sau khi để mất Phước Long,
mất Buôn mê Thuột, tiếp đến là một
loạt sai lầm về chiến lược khi ra lệnh
triệt thoái cao nguyên, bỏ ngỏ Quân Khu I, rồi
đến Quân Khu II. Ðịch tiến quân xuống phía nam
như nước vỡ bờ không gì ngăn cản
nổi, địch chuyển quân cấp quân đoàn,
rầm rộ trên đường lộ bất kể ngày
đêm.
Lữ đoàn III Nhảy Dù được bốc ra Khánh
Duong chận địch, một
lữ đoàn thiện chiến nhưng quá ít ỏi so
với lực luợng của địch, trung
đội của Thiếu Úy Nam, Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù,
bắn hết đạn phải rút vào rừng,
địch quân dông như kiến. Phá vỡ
được tuyến phòng thủ của Lữ Ðoàn III
Nhảy Dù, địch tiếp tục tràn xuống tới
Phan Rang.
Lữ Ðoàn II Nhảy Dù được gởi tới
lập tuyến ngăn cản. Ðịch sử dụng Sư
Đoàn 3, Trung Ðoàn 25 Tây Nguyên, và một phần lực
luợng của Sư Đoàn 325 có chiến xa yểm
trợ tấn kích dữ dội vào phòng tuyến của
Lữ Ðoàn II Nhảy Dù và các đơn vị bảo vệ
Phan Rang, cuối cùng Lữ Ðoàn II Nhảy Dù cũng đành
chung một số phận với Lữ Ðoàn III Nhảy Dù.
Lữ
Ðoàn I Nhảy Dù, gồm TÐ1ND, TÐ8ND, và TD9ND được
trực thăng vận vào giải vây cho thị xã Xuân
Lộc, Long Khánh, rồi cũng phải triệt thoái
về Phước Tuy nếu không muốn cùng chung số
phận với Lữ Ðoàn II ND, Lữ Ðoàn III ND, và cuối
cùng thì cũng đã tan theo bọt nước ở Vàm Láng,
Gò Công.
Lữ đoàn IV Nhảy Dù gồm TÐ12ND, TÐ14ND, và TÐ15ND dàn
quân bảo vệ vòng đai thành phố Sài Gòn, vẫn
chiến đấu kiên cường bất khuất
đến giây phút cuối cùng, dù đã mất liên lạc
với Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù. Lữ
đoàn đã tan nát ngay trên thành phố thân yêu sau khi
chống cự quyết liệt với đại quân
của địch, xác chiến xa T54 nằm chết
dọc theo con đường
từ vùng bà Quẹo, xuống ngã tư Bảy Hiền,
cổng Phi Long.
Từng Lữ
Ðoàn Nhảy Dù lần lượt được ném ra
cản bước tiến của địch quân cấp
quân đoàn mạnh như đê vỡ, hòng kềm bớt
tốc độ tiến quân của địch, cứ
nhìn từng cái chết tức tuởi, tuần tự
của từng Lữ Ðoàn Nhảy Dù, tự dưng anh em
Nhảy Dù chợt lờ mờ cảm nhận ra
được cái thân phận là kẻ lót đường
của mình.
Nước thí
quân để kéo dài ván cờ tàn, thí 4 Lữ Ðoàn Nhảy Dù
thiện chiến để cầm chân địch thêm
được vài ngày, để cơn hấp hối kéo
dài thêm được một vài khoảnh khắc,
để những kẻ tai to mặt lớn có đủ
thời gian quí báu lẹ tay gom góp, nhanh chân đào tẩu.
Trong khi lính Nhảy Dù đang vất vả chận đánh
những dợt tấn công phủ đầu của
địch thì những người có quyền uy từng
ra lệnh cho các đơn vị Nhảy Dù, lại đã
nhanh chân tẩu thoát, họ đã biến mất khi chưa
có lệnh đầu hàng.
Tháng 8 năm
1975, trại cải tạo Trảng Lớn, Tây Ninh, hòm
thơ L3T4, các sĩ quan Nhảy Dù nối lại với
nhau, trò chuyện. Thiếu Úy Nam, Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù,
sau 16 ngày đói khát lặn lội trong rừng tìm
đường thoát hiểm, may mắn được
trực thăng tìm thấy bốc về. Sau khi tan hàng
ở Khánh Dương, số anh em còn sót lại của
Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù được tập trung về
trại Hoàng hoa Thám, ứng chiến cho sư đoàn và
chờ bổ sung quân số. Vào một buổi sáng,
Thiếu Úy Nam được lệnh dẫn trung
đội sang phi trường Tân son Nhất, nhận
nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn an ninh trật
tự ngay tại bãi chất hàng hành quân của SÐND (bãi
cargo) lúc đó cơ quan DAO dùng làm bãi bốc người
mang đi ngoại quốc. Lính Nhảy Dù vai đeo súng,
miệng nhai gạo sấy đứng gác, lặng lẽ
nhìn người ta nối đuôi nhau lên phi cơ. Rất
nhiều cấp chỉ huy, có người mặc
đồ đại lễ, trên vai đeo lon tuớng, trên
ngực máng huy chương nặng trĩu cả ngực
áo, tay xách vali lớn vali nhỏ, ung dung dẫn bầu
đoàn thê tử bước lên máy bay. Mũ Ðỏ các anh là
lính tác chiến đơn vị Tổng Trừ Bị
của QLVNCH hãy ở lại giữ an ninh phi
trường cho chúng tôi ra đi bình yên, tam thập lục
kế tẩu vi thuợng sách.
Thiếu úy Nam
nghiến răng hậm hực:
-Nếu lúc
ấy tao mà biết chúng nó trốn chạy thì …
Thiếu úy
Trần kỳ Tâm, Tiểu Ðoàn 11 Nhảy Dù, đưa tay
xoa bụng đói, tiếc rẻ:
-Ðừng có
chữ nếu thì xong mẹ nó rồi….
10-09-2006
Vũ Ðình Hải