NHỮNG TÌNH KHÚC TRÊN CHIẾN TRƯỜNG
THỜI TUỔI LÍNH
MƯỜNG GIANG
Cuộc
chiến VN kéo dài gần ba mươi năm (1945-1975) nay xem
như đã kết thúc nhưng đâu đó dường
như vẫn còn những tiếng rên nghẹn ấm
ức của những người lính già Miền
Băng đạn cuối chìm
rơi khi qua sông
người lính mệt nhoài nằm ngủ
đầu dựa góc đa
hàng bình vôi trắng răng cười cợt
thép súng khô dầu bụi nước hoen
có phải hòa bình vừa nở một bông hoa
nở giữa tình yêu và tiếng hát .. ’ ’
’
(Thi Vũ tháng 1/1973 - thơ tình của người lính)
Họ là lính nên ai cũng viết rất chân
thật về tâm trạng của mình qua sự lo âu,
thương xót, phẩn nộ, bi ai và chán đời trong
lúc đang đối mặt với tử thần từng
phút từng giây vì tình hình bất ổn tại hậu
phương và cảnh chiến tranh loạn lạc hầu
như khắp bốn vùng chiến thuật mà người
lính trận nào cũng phải đăt chân tới.
Tất cả đã trở thành những sự kiện có
tính chất lịch sử qua những tiếng khóc thực
dù không dám khóc to trước mặt bạn bè đồng
đội. Mà dù có khóc to thì cũng chẳng để làm gì
vì ai biểu chúng ta sinh ra làm trai hùng nước Việt ?
‘ em mắt nghìn thu xanh cỏ biếc
ta lên rừng thắm ngủ chiêm bao
vòng tay thần thánh xa biền biệt
ta gặp nhau mà vẫn nhớ nhau
em nhớ ta hay ta nhớ em ?
từng đêm lặn lội giữa bưng biền
ta qua Hậu Nghĩa ngày mưa xám
róc vỏ thân chàm ta viết tên
năm tuổi chiến trường xuôi vạn lý
núi sông biết mặt đứa phong trần
yêu em ta bổng thành thi sĩ
thơ lính hào hoa vỗ súng ngâm.. ’ ’ ’
( Chiêm Bao, Thiếu Khanh)
Ðó là cái đỉnh cao của thơ văn do lính viết
qua suốt cuộc chiến từ 1960-1975. Cho
dù nay phần lớn những tác giả đã không còn
nhưng kỷ niệm ngày xưa vẫn cứ ngổn
ngang trong tâm trí mọi người, một phần bởi
tiếng thơ đầy nước mắt tuy rất
cởi mở và ấm áp tình người. Ðó cũng là
lý do xuân tết xưa nay luôn được thi nhân ưu ái
trong thi ca nhưng với lính thì ngày nào cũng như
mọi ngày, vất vã cơ cực tới cái mức không
còn ai khổ hơn. Cho nên với họ lấy gì vui
để mà xuân hay Tết như người lính Vũ
Hoàng qua bài thơ ‘ Mưa Xuân Ngoài Biên Khu
‘ viết tặng Lâm Hảo Dũng :
‘ hãy uống cạn cho lòng vơi nổi nhớ
rượu chất đầy : nón sắt bình đông
người lấy rượu đốt men xuân càng
nồng
ta say khướt để quên đời dưới
đó
dẫu là xuân hay hạ đông gì cũng thế
bởi quanh năm ta với rượu : đôi bạn già
(tiển thằng bạn vừa mất ta nốc
đầy cốc rượu
mừng kẻ nhập đàn ta lại cụng ly ).. ’ ’
(Vũ Hoàng)’
‘ bó gối trong căn hầm tránh đạn
chia nhau một cốc cà phê đen
hít dăm ba điếu quân tiếp vụ
ấy tết cô đơn của lính quèn
rừng vẫn viễn miên buồn ủ rũ
gục đầu tắm đạn pháo thương
đau
chim rừng cũng bỏ đàn về núi
để mặc chinh nhân vạn cổ sầu .. ’ ’ ’
(Xuân chiến địa - Phong Nhân Hoài)
Thân phận và hiện hữu là hai mộng
ước mà người lính trận nào cũng canh cánh bên
lòng. Vì vậy nó
đã chắp cánh thành thơ đậu trên đầu súng,
đầy ắp trong chiếc ba lô và chan chứa khắp
mặt đất. Nhờ vậy mà người lính
mới phần nào phôi pha cái ranh giới
tử sinh trước mắt. Nổi nhớ của
người lính khác hẳn với những tình cảm
thừa mứa nơi chốn hậu phương vì ở
đây con người có nhiều thời gian để mà
yêu hờn ghét giận như Thanh Tâm Tuyền đã viết
‘ ôm em trong tay mà nhớ em những ngày sắp tới ‘ hay
cùng lắm thì ‘ vắt mẫu thuốc cuối cùng
xuống dòng sông mà lòng phơi trên kè đá ‘.Ngược lại
người lính Trần Văn Sơn thì tự mình kể
chuyện trong một đêm kích ở Dốc Ðồn
Ðền làm cho những người một thời trong
cuộc, đọc tới thấy thật là gần
gũi thân thương và hối tiếc vì nó đã không còn
:
‘ Ðêm nằm nghe vượn hú
ba lô, súng gối đầu
mắt mở trừng không ngủ
rừng tiếp rừng âm u
gió lòn qua kẽ lá
cuốn tròn trong ba lô
rét rừng cơn mệt lã
đồi tiếp đồi bao la
hay :
‘ dẫu nước mắt mọi người có vỗ
về hy vọng
ta vẫn cười khan nhìn bạn bè say
có phải không em dù mây vẫn cứ bay
và mai mốt ta có nằm yên trong lòng đất
em hãy giữ trong lòng những điều thành thật
ta đã cho em và chưa vội mang theo
giữa đời ta không phân biệt bạn thù
chuyện sinh tử là chuyện từng giây phút ‘
(Khi xa Bình Tuy)
Phần lớn những bài thơ của lính là loại
thơ ‘ Tự Sự ‘ được viết như
những ‘ tình khúc chiến trường ‘ vì tự nó có
đủ tầm vóc của môn thi ca chứa đựng các
phần ngôn ngữ, nhạc điệu, cảm xúc và
sự gợi cãm. Sự đồng điệu ngẫu
hứng giữa thơ lính và những nhạc khúc
được Nhật Trường Trần Thiện Thanh,
Dũng Chinh Nguyễn văn Chính.. sáng tạo trước tháng 4-1975, phải
chăng đó là tâm cảnh của đời lính, nên ai cũng
đều có sự suy nghĩ giống nhau cho dù xa cách muôn
trùng. Nhưng yếu tố tạo nên sự đồng
cảm đó , trước hết
cũng là do tình yêu quê hương của mọi
người. Có yêu nước thương dân
mọi người mới hy sinh đời mình để
chấp nhận tử sinh thua thiệt. Chân thành trong
câu chuyện kể đã làm rung cảm một cách sâu
sắc tới người đọc, nhất là những
em gái hậu phương, vì yêu lính bằng lời, nên
đã cất giữ những hình bóng cũ, nhờ vậy
mà nó đã trở thành bất tử tới ngày nay, cho dù anh
có hiên ngang hay đã trở thành tàn phế :
‘ Rừng thưa dạt gió
Hạ Lào
đêm nằm phục kích nhìn sao, nhớ nhà
tháng tư thương nụ hoa cà
hồn quê gởi ngọn mây xa cuối trời
(viết ở căn cứ Tiên Sa)
Phất phơ áo lụa trên cầu
nắng nghiêng cổ tháp ngã màu thời gian
gió xao sóng nước mênh mang
thương em, nhớ mẹ ngập tràn nhánh sông
(chiều qua sông)
Ba mươi tuổi bóng tôi về hối hả
đàn em nhìn như người lạ quây quanh
chân khập khểnh đứng trên bờ đất
lở
tuổi ngày xuân theo lá rụng tan tành.. ’ ’ ’
(Trần Vạn Giả , Tình cảnh
người về)
Bạch Cư Dị
là một trong những nhà thơ cổ Trung Hoa
được nổi tiếng khi ông viết ‘ Tỳ Bà Hành ‘ kể lại số phận
hẳm hiu của người ca kỷ về chiều trên
bến Tầm Dương. Trong xã hội Miền Nam VN
thời chinh chiến, số phận của người
lính cũng thương đau chất chứa hằng
hằng, cho dù là người đã chết hay bị
thương tật tàn phế như Phế Binh Trần
Quang Thiếu đã ghi lại trong bài thơ ‘ Buổi
nhớ núi ‘ :
‘ mới hôm nào dừng chân ven núi
bè có bè có đứa còn vui
anh có anh, chúng ta đời lính
còn lúc này tay nắm môi cười
đêm nằm ngủ cay hơi khói đạn
chân co tìm dấu mất chân xưa
ta bỏ quên bên ngoài biên trận
tặng cho rừng ướt lá thêm mưa
Buổi đến rừng cây cao nhớ núi
gió nhớ đời ta nhớ anh em
giờ một chân, tật nguyền đau dại
mưa móc người, ơn núi nghĩa sông
Ðời ai mà không có bạn nhưng
đậm đà thắm thiết hơn vẫn là tình lính
sống chết có nhau, chính cái thâm giao huynh đệ chi binh
đó , đã làm bén lửa trong hồn những con
người mà ai cũng tưởng là chai đá nhưng
thật sự có ai sưót mướt trữ tình bằng họ
?
Chợt nhớ xuân nào trên
chiến địa,
Tao mày hiu hắt đón xuân chơi
Một thằng lính bộ đời như bỏ
Một đứa nhảy dù cũng tả tơi..
Bốn câu thơ
của người lính Phong Nhân Hoài viết cho bạn
năm nào, đã làm cho người lính gia tha hương
càng thêm trơ trọi, lạc lõng giữa tối ba
mươi lạnh lẽo nơi chốn quê người.. Trong quán khách bên
đường, ta một mình sóng đôi với ngọn
đèn hiu hắt, qua đêm lại một năm buồn.
Rượu chưa nhắp mà môi dã muốn cay sè, ngoài
trời con chim kỹ niệm vẫn như thiết tha
giục giã dù khói lửa đã ngưng trên chiến
địa, bạn bè cũng không còn quan hà cạn chén ly bôi , sau những tiếng tỳ bà nhặt
khoan nức nỡ. Tan tác, chia xa,giờ
đây chúng ta đang lang thang như mây chiều, sau
những năm tháng đã giốc ngược đời
mình cho quê hương.
‘ Tội nghiệp đời
trai chưa thỏa chí
sa trường dung ruổi đã phơi thây
đoàn quân hùng liệt nay về đất
hồn vẫn quanh co giẩm lối gầy
Chiều chiều đứng ngóng ngàn mây nổi
mà khóc quê hương khuất bến bờ
đêm hát vang lừng nơi chiến địa
mộng hoàng hôn khép giữa hư vô .. ’ ’ ’
Thời gian trôi
đi tưởng có thể làm vơi phần nào nổi
đau của thân phận nhưng ai có thể làm ngơ khi
được đọc qua những lời thơ
viết của Trần Dzạ Lữ, của Tô Thùy Yên,
của Trần Ðức Uyển.. những người lính được
sống sót sau chiến trận, đã gởi vào gió
đất những tiếng thầm thì, cố níu lại
thời gian để mình được sóng với
đồng đội vừa gục ngã :
‘ giặc đánh lớn, mùa mưa đã
tới
mùa mưa như một trận mưa liền
châu thổ mang mang trời sát nước
hồn chừng hiu hắt nổi không tên
tiếp tế khó, đôi lần phải lục
trên người bạn gục đạn mười viên
di tản khó, sâu giòi lúc nhúc
trong vết thương người bạn nín rên
người chết mấy ngày chưa lấy xác
thây sình, mặt nát lạch mương tanh .. ’ ’ ’
( qua sông )
‘ bốn năm thằng lơ láo
áo quần rách tả tơi
ăn cơm bên xác người
tay bốc tay cầm súng
lòng nhớ mẹ phương tây
ý thương em chạy giặc
xóm làng sầu khôn khuây
ăn xong múc nước ruộng
uống đại cho qua ngày
quê nhà em có biết
chinh chiến thân lưu đày
ăn được là điều may
có khi hai ba ngày
không ăn chẳng có uống
ta nằm với cỏ cây.. ’ ’ ’
(Trần Dzạ Lữ - Bữa cơm ngoài chiến
trường)
‘ Tự hỏi về đâu, đâu
chả được ?
hãy tìm bên suối ngủ đêm nay
gối đầu lên đá nhìn trăng sáng
rừng núi sương mù ướt chẳng hay.. ’ ’ ’
(Trần Ðức Uyển - Buổi chiều ngồi trên
đá)
Cuộc chiến đã khuất dần trong quá khứ
hơn một phần tư thế kỷ nhưng dư âm
của nó vẫn còn phảng phất khắp nơi nơi,
in đậm trên từng khuông mặt héo gầy của
những chàng trai Việt một thời ngang dọc, đã
bỏ lại chiến trường một phần cơ
thể của mẹ ban cho. Nhưng
xương máu của chúng ta tới nay cũng vẫn là
những đóng góp cao quý trong công cuộc ngăn chống
giặc thù bảo vệ quê hương Miền
‘ Trên non năm bảy thằng
tuổi trẻ
buổi chiều thu uống rượu không cười
ôi người tuổi trẻ sầu trong mắt
đêm trong rừng mộng gởi quê cxa
quê xa ta có em và mẹ
nhớ ao bèo xanh bông tím thiết tha
nhớ người con gái bên hàng xóm
chiều thả thuyền vớt mộng nở hoa.’
(Vũ Hửu Ðinh viết cho Trần Dạ
Lữ).
Trên
đường mênh mang đi tìm đồng đội
cũ khắp miền yêu thương trong ký ức, qua hàng
ngàn bài thơ được viết từ chiến
trường lửa đạn, nơi chòi canh đồn
vắng, trong giao thông hào hay nơi quán lẽ bên đường
những lúc người lính tạm dừng chân.
Ðời lính gian lao cực khổ nên
đâu sá gì chuyện đổi thay của trời
đất. Nhưng thật tình mà nói mỗi
khi tới mùa mưa làm nhớ không chịu được,
dù là mưa bụi lất phất từng hạt nhẹ
hay những cơn mưa đầm đìa nước mắt
rơi lộp độp trên nón sắt hay những tấm
poncho. Bởi vì mỗi mùa mưa là
những mùa kỷ niệm buồn vui của tuổi
học trò. Thời tao loạn, mấy
đứa con trai tới tuổi lớn đã không còn
được cắp sách đến trường, đã
xa rồi một cuộc tình thương nhớ.
Năm 1966, từ chiến trường Bùi Khiết đã
viết gửi về em những niềm thương nhớ :
‘Vào đêm em ngủ chưa em ?
Trong mơ có gặp ưu phiền nhiều không
?
Ðèn xanh thành phố xa trông
Hoang vu anh đứng mà lòng chiêm bao
Mưa rừng tiếng lá xôn xao
(Thơ Bui Khiết viết trong Ðêm mưa hành quân 1966)
Buồn quá đời lính thú đã kéo chúng ta ra khỏi
cuộc gối chăn, tất cả những con
đường ngắn dài của tuổi thơ đã
trở thành những nẻo đường trong trí nhớ
nên chỉ còn biết vui với rừng sâu mưa núi qua
cuộc rượu những lúc dừng chân bên quốc
lộ đêm nhớ ngày mong :
‘ rượu pha xá xị đầy nón
sắt
dăm thằng chuyền nhau uống vòng vòng
đuổi bắt nhau như ngày với tháng
như khoanh tròn tựa một số không ‘
(Linh thú - 1973)
Ðà Lạt mù sương
với những đồi thông và muôn ngàn cỏ hoa nỏn
nưởng khoe hương sắc, Ban Mê Thuộc, PleiKu,
Kon Tum cát bụi mịt mù, những địa danh
đến và đi của người lính biên trấn Quân
Khu II một thời oanh liệt, những chiến sĩ
Lôi Hổ, Biệt Ðộng Quân, Nhảy Dù, Sư Ðoàn 22 và 23
Bộ Binh một thời vẩy vùng ngang dọc, đã
được người lính Vũ Hửu Ðịnh ghi
lại qua nhiều tình khúc rất nồng nàn. Tiếc thay
Anh đã qua đời quá sớm vào năm 1980 khi mới có
34 tuổi (1980-1946) :
‘ phố núi cao phố núi đầy
sương
phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
anh khách lạ đi lên đi xuống
may mà có em đời còn dễ thương
em Pleiku má đỏ môi hồng
ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
nên mắt em ướt và tóc em ướt
da em mềm như mây chiều trông
xin cám ơn thành phố có em
xin cám ơn một mái tóc mềm
mai xa lắc trên đường biên giới
còn một chut1 gì để nhớ để quên.. ’ ’ ’
(còn một chút gì để nhớ)
cũng có khi nào anh trở lại
phố xưa đường cũ mùa mưa bay
mưa như gió ướt nên lòng lạnh
gió thổi sầu sương đậu tóc bay
phố không đèn điện con đường lặng
những ánh đèn cây sáng chập chờn
anh gặp em ngồi đang rẽ tóc
mái tóc dài xanh những ngón tay
và anh yêu lấy sầu chẳng nói
mình anh ở lại quán mù mù
tưởng bao năm trước ta là bạn
chỉ nhìn nhau mà cảm được nhau.’
(Cũng có khi nào)
Thật là cảm động biết bao những
người lính sau cuộc chiến may mắn
được sống sót, ngồi hồi tưởng
lại những đêm say cùng bạn trong ‘
Quán Cô Hồn ‘ với bửa tiệc nơi quán
xếp bằng xị rượu nồng, miếng khô nai
cứng ngắc nhai trong miệng mà ta cứ tưởng
như đang nhai cả cuộc đời lận
đận đắng cay của kiếp lính, cho nên
uống vào như ta uống cả niềm đau sầu
cháy long đong. Buồn quá đổi lại
càng buồn thêm khi chạnh nhìn cô quán trẻ vừa mới
làm quả phụ khi cuộc tình chưa quá một mùa
đông. Sau đó bạn ra đi và đã gảy cánh
tại Kon Tum năm 1974, được Tiếp Sĩ
Trường một phi công ở Phi Ðoàn 218 ghi lại qua bài
thơ ‘ Nữa Mảnh Phi Bào ‘ khóc bạn cố Trung Uý
Nguyễn Văn Phú :
‘ .. cởi
mảnh phi bào anh để lại
trao về quê mẹ một trời xuân
mai đây nếu có ai thương tiếc
xin đốt cho người một nén hương
ngày xưa anh đứng bên song cửa
nhìn áng mây trời ngó cánh bay
giờ đây mây trắng anh xây mộng
lại biến vành tan buổi xum vầy.. ’ ’ ’
(nửa mãnh phi bào)
Hình như mùa xuân
đã đến bên thềm gió trong mông mênh cùng tận,
như những năm nao, tôi lại âm thầm lâm râm
cầu nguyện cho gia đình, bạn bè, đồng
đội, đồng bào.. được may mắn an bình trong buổi
hổn mang dâu bể..
‘ mai về nẻo ấy chiều sương
khói
ta biết tìm đâu bước bạn hiền
vượt thác Mé Kông qua cầu khỉ
Paské héo hắt bóng trăng đơn
mai về quê mẹ qua biên giới
thăm lại Trường Sơn thuở kiếm cung
rừng núi vẫn xanh màu khát vọng
chỉ ta hờn tủi kiếp tha hương
(thì thôi hãy khóc để quên đời MG).
Có ai còn nhớ
lối xưa để tìm về mà có tim chăng nữa
thì cũng chỉ thấy những thành mộ chí hoang vu,
cỏ lau xưa hiu quạnh, khiến cho những
người lính già cứ ngẩn ngơ hóa bướm dù
bàn tay vẫn ấp trên những trang báo ngày nào. Ngoài đêm
bây giờ hình như tiếng ngựa vẫn còn lao xao hí hoài những hồi thúc giục,
đời vẫn mở ra trước mắt như
đang gọi hồn người lính đi vào cõi mộng
lung muôn trùng.
Viết từ Xóm Cồn Hạ
Uy Di
Ðầu Giêng 2010
MƯỜNG GIANG