Trần Bang Thạch

 

NHẮC NHỚ GS LƯ TẤN HỒNG


 

Đối với tôi, khi nói tới Gs Lư Tấn Hồng, có hai điều tôi chắc là ḿnh khó có thể quên: Thứ nhất là ngày giáo sư mất và thứ hai là những điều giáo sư nói về văn minh, văn hóa Việt Nam. Ông mất lúc 8 giờ 45 sáng ngày 30 tháng 4 năm 2010. Ngày này mỗi năm, người VN nơi hải ngoại buổi sáng thức dậy vào khoảng giờ này thường không khỏi nhớ tới ngày này của năm 1975. Có lẽ từ nay mỗi lần ngày 30 tháng Tư trở về hàng năm, một cách rất tự nhiên, tôi sẽ liên tưởng ngay tới ngày mất của giáo sư Lư Tấn Hồng.

Đến hôm nay coi như được 2 tháng tṛn từ khi tiễn đưa giáo sư sang thế giới khác. Tôi c̣n nhớ cảm nghĩ đầu tiên của ḿnh buổi sáng ấy khi được tin ông đă ra đi: Cũng tốt cho ông! Đây là lần cuối ông nghĩ tới ngày 30 tháng Tư. Tâm tư ông sẽ không c̣n vướng bận bất cứ cái ǵ liên quan đến ngày ấy, ngày đen tối của đất nước mà ḿnh đă sống và nghĩ hàng năm, từ 35 năm nay... Mừng cho ông đă thanh thản ra đi. Mừng cho ông đă thanh thản trút bỏ gánh đời đă 74 năm nằm trên đôi vai ông.

Và cũng buồn cho những người c̣n ở lại. Những thân nhân, bằng hữu buồn biết bao khi từ nay vắng bóng trên đời một con người lúc nào cũng có nụ cười trên gương mặt và hồn nước trong trái tim. Một con người lúc nào cũng tỏ lộ niềm tự hào với những lập luận vững chắc, tự tin, xác quyết khi nói về Việt Tộc và Văn Hóa Việt. Được tỏ lộ với nhiều người hay một nhóm người, thậm chí với chỉ 1 người về hai đề tài nầy là niềm vui của ông. Tôi c̣n có nỗi tiếc nuối là đă không quen biết ông sớm hơn; nay kịp nhận ra th́ đă trễ: từ nay không c̣n được học hỏi hay trao đổi ǵ với ông được nữa rồi! Những buổi anh em ngồi uống trà nói chuyện văn hóa, văn chương cũng đă hết rồi!

Lần đầu tôi biết giáo sư Lư Tấn Hồng khoảng hơn 5 năm trước khi ông thuyết tŕnh đề tài văn hóa: “So sánh vai tṛ người phụ nữ trong vài truyện cổ VN với truyện Trung Hoa và Tây Phương” tại Trung Tâm Việt Mỹ. Hôm ấy đầu óc tôi như được diển giả thắp sáng khi nghe lại những truyện ḿnh đă từng biết. Các truyện th́ không lạ nhưng t́m ṭi rồi phân tích và lư luận của diển giả về từng vai nữ th́ thật là tinh tế và độc đáo. Từ đó tôi có ư nghĩ “kiến thức và lư luận của lăo nầy không vừa!”. Cái dáng vẻ rất b́nh dân, không cổ cồn, cà vạt, nét mặt vui, cử chỉ từ tốn, thân thiện... không ngờ bên trong những thứ ấy là kiến thức sâu sắc và độc đáo về Việt Học. H́nh như những suy nghĩ liên tục từ nhiều năm nay về Việt Học đă làm cho ông ít c̣n bận tâm tới những ǵ người đời thường hay nhắc nhở về dỉ văng vàng son của cá nhân ḿnh. Tôi chưa lần nào nghe ông nói về những năm bị tù đày gọi là “học tập”, chưa lần nào ông nhắc tới chức vụ thẩm phán, hay đă từng giảng dạy tại Đại Học Minh Đức ở Sài G̣n trước 1975. Gọi ông là giáo sư hay nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà Việt Học, v.v..và v.v...ông đều cuời, gọi sao cũng được. Ông từ tốn và dễ tính như vậy đó. Tôi nhỏ hơn ông cả con giáp, chỉ đáng là học tṛ của ông về nghề dạy học lẩn kiến thức văn hóa, vậy mà mỗi lần có những phát hiện hay suy nghĩ mới, ông đều gọi tôi để chia xẻ. Hôm nào nổi hứng, quên giờ giấc, ông nhẹ nhàng xin lỗi.

H́nh như ông đă quên chính ḿnh để nghĩ tới một dăi giang sơn với Văn Hóa Ḥa B́nh là trung tâm nông nghiệp trồng lúa nước và công nghiệp đá đă có mặt từ năm 15.000 trước tây lịch, xưa nhất thế giới.

Về sau, nhiều lần Câu Lạc Bộ Văn Hóa thuộc Trung Tâm Sinh Hoạt Việt Mỹ tổ chức những buổi mạn đàm mà ông là diển giả chánh. Các đề tài như “Tư Tưởng Việt Qua Dưỡng Sinh Y Đạo Thái Ḥa”, “Phụ Nữ Thiên Nhiên Và Con Người”, hay “Hát Trên Ḍng Lịch Sử Dân Tộc”, v.v...được ông giới thiệu một cách đơn giản nhưng đủ cho người tham dự thấy được cốt lơi của vấn đề. Cá nhân tôi, một hai lần đầu khi nghe ông thuyết tŕnh hay bàn thảo mấy vấn đề Việt Học, tôi gần như bị ông hớp hồn; xong câu chuyện th́ mới thấy là ḿnh nghe nhiều mà chẳng nhớ được bao nhiều! Chẳng hạn như khi ông bàn sơ về từ “ NƯỚC”. Đề tài rất lạ và hấp dẩn với những nghiên cứu và phát hiện đầy tính thuyết phục mà ông cho tôi nghe mấy tiếng đồng hồ trên điện thoại. Ông nói không biết mệt c̣n tôi th́ càng nghe càng say câu chuyện. Lần khác nghe những lư luận rất mới và rất có lư của ông về tài “1 cây làm chẳng nên non, 3 cây chụm lại nên ḥn núi cao” tôi nghĩ 1 câu ca dao b́nh dân kêu gọi sự đoàn kết như ư nghĩ của nhiều người từ lâu, nhưng qua suy nghĩ của ông Lư Tấn Hồng th́ câu ca dao này có một ư nghĩa hoàn toàn khác: Đó là một nội dung gắn liền với con đường sống của dân Việt: tiến tới, vươn lên để thăng hoa cuộc sống và con người. Một dịp nào khác, có lẽ tôi sẽ xin phép trở lại chuyện 3 cây và ḥn núi cao này.

Khoảng hạ tuần tháng 4, khi hay tin ông nhập viện, trong thân thể gầy g̣ với nhiều ống dẩn gắn trên cánh tay, ông vẫn nói với chúng tôi về tư tưởng thái ḥa của ḍng sống Việt và bàn về cái xác thân tạm bợ, vô thường của con người; ông coi sự ra đi cũng là một trở về, kết thúc cũng là bắt đầu, không lo buồn hay tiếc nuối. Tất cả là trống rỗng, là không. Cơn đau trên giường bịnh không thể làm mất nét vui và nụ cười trên gương mặt ông. Ngồi bên giường bịnh, nói chuyện với ông mà tâm trí cứ nghĩ là người bạn già của chúng tôi đang bên kia đầu giây, thỉnh thoảng chuyện tṛ với tôi sau buổi cơm tối. Nghe ông nói mà hồn tôi lơ mơ, nghĩ tới một ngày không xa tiếng nói này, nụ cười hồn nhiên đôn hậu này tôi sẽ không c̣n được thấy, không c̣n được nghe nữa.

Thương ông quá, người bạn vong niên Lư Tấn Hồng!

Mong ông sớm có một bắt đầu và hanh thông trên một hành tŕnh mới. Nếu may mắn sau này gặp ông ở đâu đó, tôi vẫn là người t́nh nguyện ngồi say sưa nghe ông nói và nh́n ông cười. Tạm biệt ông.

Trần Bang Thạch

30-6-2010