Phạm Văn Ḥa
Trả
Lại Khung Trời
Mấy ngày nay trời ảm đạm
vần vũ, khung trời xám xịch, tôi nh́n khoảng không
gian được thu hẹp từ trên
văn pḥng nằm trong cao ốc ở thành phố. Từ đây tôi
chỉ c̣n thấy vơn vẹn những gốc cạnh ngang
thẳng cao tồng ngồng của các cao ốc che mất
những cảnh sắc thiên nhiên. Ánh mắt tôi bị
thu hẹp trong những đường
ngang-thẳng nầy nên chỉ c̣n thấy ánh sáng mập
mờ của những căn pḥng qua khung cửa sổ
ở những cao ốc kế cận. C̣n trong những ngày nắng ráo, từ đây
tôi cũng chỉ nh́n thấy những tia nắng lẻ
tạo thành những h́nh tượng như bức tranh
lập thể của Picasso, in trên mặt
đường. Thiên nhiên
đến với tôi, những ngày mưa nắng
đến với tôi, đă được bóp nặn và
gạn lọc, cũng như cuộc sống văn minh,
luật lệ xă hội chỉ cho phép con người
sống trong những môi trường đă được
nhào nặn bóp méo. Xă hội
càng văn minh th́ con người càng đi xa với
thực tế. Quê hương
tôi lúc tôi c̣n bé, xa tít bên kia nữa ṿng trái
đất, nghèo nàn, đơn sơ, nhưng ít ra tôi c̣n
được chiêm ngưỡng thiên nhiên một cách tṛn
vẹn và nguyên thủy. Giờ đây, tôi không làm sao t́m được mùi
nồng nồng, hây hây, hăng hăng của cây rơm
cột trâu ḅ ở miền quê; tôi không c̣n thấy
được ngọn khói lười biếng nhưng
thanh b́nh vươn lên từ những xóm nhà khi buổi
chiều chầm chậm xuống. Tôi không c̣n nghe được
tiếng gà gáy sáng và tiếng heo ục ịch trong chuồn
vào lúc nửa đêm. Tôi thèm được ngửi, nghe, thấy
lại h́nh ảnh quê tôi.
Có phải đây chỉ là ảo giác
của cuộc sống thế gian tạm bợ mà khi
đă vuột mất th́ không c̣n cách chi bắt lại được.
Ôi nhiệm mầu thay ngày xưa c̣n
bé!!!!!
*
**
Đàn chim bồ câu trong
thành phố nằm ngủ dật dờ ngoài khung cửa,
co ro, chênh vênh bên các cao ốc. Tôi tự hỏi,
tại sao chúng không bay đi tránh xa nơi nầy, khi ngoài
kia đồng ruộng mênh mông, nơi thức ăn đầy
ắp ngoài đồng, nơi nước uống
đầy hồ, tội t́nh ǵ lại phải đóng khung
trong thành phố u uẩn nầy để sống nhờ
vào những mẩu bánh ḿ khô khiển vụn vặt,
hoặc rúc đầu vào những đống rát t́m các
thức ăn thừa thải!
Hởi đàn chim có đôi cánh, đừng để
phí đặc ân trời ban, hăy bay
thiệt xa, thiệt cao để nh́n thấy chân dung
đích thực của con người, để thấy
sự mầu nhiệm của hai chữ Tự Do. Ôi đôi cánh thiên thần, tôi
đă mơ ước lúc c̣n tấm bé khi nh́n đàn chim
sắt bay lượn ngang nhà.
Những mong được chấp cánh bay bổng
để được nh́n ngắm làng xóm, đồng
ruộng, con kinh uốn quanh đường Hàng Tràm
dài hun hút như mạch máu chảy về tim nơi có cha
mẹ họ hàng bè bạn sanh sống.
Hăy đừng phí một kiếp
người, sống trong sự nô lệ, tự ràng
buộc như những con chim bồ câu trong thành
phố. Khi chúng ta c̣n
đủ ngủ giác, c̣n sức khỏe, c̣n tự do
để sống qua các thời khắc trời cho th́ hăy
tận dụng, v́ nếu một mai khả năng kia bị tước đoạt hay đánh
mất th́ có hối tiếc cũng đă muộn màng
rồi.
Hăy nghĩ đến những
người bạn, các chiến hữu đă bị
tước đoạt một phần đời trong lao tù CS. Chấn
song đă ngăn chia: "Tự
Do và Ngục Tù"! Cùng
ánh mặt trời, nhưng ngoài kia sao
rạng rỡ huy hoàng trong khi bên này tối thui u ám; cùng áng
trăng, nhưng ngoài kia thơ mộng trong khi bên này ảm
đạm buồn thiu; cùng ngọn gió, nhưng ngoài kia êm ái
nhẹ nhàng thơm tho hương đồng cỏ
nội, trong khi bên này âm ĩ hôi tanh. Cái quư của hai chữ Tự do
mà bọn CS đă tước đoạt, người
chiến sĩ thất thời đành ngậm ngùi cam
chịu và hy vọng một ngày được sổ
lồng bay bổng như cánh chim.
Các bạn tôi, các chiến hữu tôi, cũng như tôi
thèm được ngửi mùi hương đồng cỏ
nội, thèm được ngắm ánh trăng tṛn trịa
như cái nia vằng vặc sáng sau rặng dừa bên
sông. Oan nghiệt thay, họ
phải bỏ một phần đời trong ngục tù,
nh́n khoảng trời đất mênh mông qua chấn song
cửa sắt và cơ thể thoi thóp sống cầm
hơi qua ngày cho số kiếp "Người Tù Không
Bản Ản"!
*
* *
Tôi không bị mất Tự Do như
những người bạn bất hạnh, nhưng
bị chôn chặt cuộc sống trong bốn bức
tường cao ốc chỉ v́ phải làm để kiếm
sống, th́ có khác ǵ bị cầm tù giam hảm tuổi
đời! Nghĩ lại, tôi
mới thấy thương cho thân tôi đă phải đóng
khung cả mấy chục năm trời! Tôi thèm
được một ngày nào đó khỏi phải lo
đi làm, khỏi phải thức khuya dậy sớm,
khỏi phải khắc khoải hồi hộp khi chuông
điện thoại reo vang trong đêm của những
tuần lễ ứng trực cho hảng.
Và ngày đó đă đến! Ngày về hưu, lúc đó tôi có
nhiều thời giờ làm điều ḿnh thích, sẽ
cất cánh bay thật cao, bay thật xa để nh́n
thấy vạn vật nhỏ bằng ngón tay . . . hay rồi sẽ
nao nao buồn v́ cảm thấy như ḿnh đứng ngoài
lề của xả hội.
Nhớ đến cảm giác lâng lâng khi ngày cuối cùng
rời nhiệm sở, dọn dẹp văn pḥng, từng
chồng hồ sơ được đưa vào máy
cắt như xé vào tim, nh́n bàn ghế lần chót như ĺa
người thân, chia tay bè bạn ḷng bồi hồi bịn
rịn, tôi đọc trên từng khóe mắt và những cái
siết tay . . . phút cuối
cùng chia tay biết là ḿnh sẽ vĩnh viển không trở
lại cái khung cảnh quen thuộc, gặp các bạn bè
đồng sở đă chia sẽ vui buồn bao nhiêu
năm qua! Chiếc ghế là kỷ
vật duy nhất tôi c̣n giử để làm kỷ
niệm v́ nó đă giúp tôi qua những ngày dài làm lụng
mệt nhọc, cũng như tấm thẻ bài là kỷ vật
cuối cùng cho cuộc đời binh ngũ. Trong những năm tháng c̣n
lại tôi sẽ ngồi trên chiếc ghế kỷ niệm
này để nhớ lại cuộc sống lao tâm lao
lực ở xứ người, cũng như tôi từng
mân mê tấm thẻ bài để nhớ lại cuộc
chiến đấu và sự hy sinh của ḿnh cho quê
hương tôi. Việc
đóng góp tuy nhỏ nhoi của bản thân này cho xă hội,
nhưng tôi không phí một khắc khi tuổi hoa niên cho Tổ
quốc Quê hương. Giờ đây tôi mang tâm trạng của dư âm và
luyến tiếc. Dư
âm của nỗi thăng trầm trong kiếp sống con
người và luyến tiếc cho tuổi thanh xuân đă
vuột khỏi tầm tay.
Hăy cho tôi lên chuyến xe
lửa tốc hành thời gian chạy nhanh hơn tốc
độ ánh sáng để tôi t́m lại tuổi thơ,
để tôi gặp lại ba mẹ, bà con, chiến
hữu, để tôi thấy lại h́nh ảnh quê
hương . . . và để tôi được lặn
ngụp trong vùng kỷ niệm.
Phạm
Văn Ḥa