Phạm Văn Ḥa

 

 

 

Hoài Cảm Lúc Xuân Về

 

 

Đầu năm nay, tôi khệ nệ mấy xâu báo đem lên chùa và hoa quả để cúng Phật nơi nhà tôi đang thờ tại đây.  Hôm nay trời thật đẹp, nắng lung linh trên mái chùa.  Sân chùa đầy xác pháo v́ rước Giao Thừa đêm hôm trước, sắc đỏ rắc đầy sân.  Khách thập phương viếng chùa để hái lộc đầu Xuân quần áo tề chỉnh, áo lạnh, khăn foulard đủ màu sắc. Có vài đứa trẻ, bé trai đội khăn đóng, bé gái mặc áo dài trông thật dễ thương. Các cô gái Xuân tha thướt trong chiếc áo dài à-la-mode.  Mọi người chuyện tṛ vui vẽ như để quên đi một năm qua nhọc nhằn và sẳn sàng đón một năm mới với nhiều ước vọng. 

C̣n tôi vẫn với chiếc áo ưa thích cố hữu và quần bluejean bạc màu.  Có người bạn để ư, tôi khôi hài giải thích là tôi có nhiều bộ như vậy lắm mà!  Chi bằng lúc c̣n bé cứ mỗi đêm 30 là tôi đem bộ quần áo mới may để mặc Tết ra ngắm nghía, săm soi, mong mau đến sáng Mồng Một là đóng bộ đồ kẻng đi ṿng quanh xóm trên xóm dưới.  Mỗi bước đi, tôi cứ ngỡ là cả xóm đang nh́n ḿnh.  C̣n năm vừa rồi, th́ tôi đâu có dịp ăn Tết ăn nhất ǵ v́ phải ở nhà thương ngóng chờ kết quả nhà tôi sau cơn giải phẩu. 

Từng thời điểm trong đời, từng khúc phim kỷ niệm! 

Khi nhỏ, lúc lớn, đời lính thời chinh chiến, lúc sống trên hoang đảo Mă Lai, lúc đến Hoa Kỳ, và đến ngày Xuân hôm nay . . . thật nhiều biến đổi.  Tôi cảm thấy mỏi mệt khi nghĩ đến tuổi đời.  Phải chăng chỉ là căn bệnh tưởng tượng hay tôi đă mỏi ṃn thân xác. Chỉ một năm thôi, mọi chuyện ập đến đời tôi như cơn , như ngọn gió lốc, xóa hết những ǵ tôi gầy dựng, gắn bó từ gần nữa thế kỷ đời ḿnh.  Nhà tôi mất đi, để lại một khoảng trống, không biết lấy ǵ khỏa lấp. Tôi vẫn chia đôi ly cà phê đầu ngày mỗi sáng với nhà tôi.  Tôi vẫn đọc lại những bài viết ghi lại những ngày tháng cuối đời của nhà tôi, và nh́n lại những bức ảnh ngày xưa để nhớ về khung trời kỷ niệm.  Thời gian!  Vả chăng giúp ích được ǵ?  Tôi không chờ đợi phép nhiệm mầu nữa, v́ tôi chỉ là Con Múa Rối c̣n sót phải thủ diển vai tṛ con người.

Xuân đến, Xuân đi trên mái tóc

Đêm Xuân cô lữ có buồn không?

Thế giới thần tiên của tuổi thơ qua rồi, rơi rớt dần theo những mùa Xuân đi qua trong đời.  Ngày xưa, mỗi lần Xuân đến là bao niềm vui: có lân, có pháo, có ĺ x́, có bầu cua cá cọp, có quần áo mới, và bao nhiêu thứ vui mà chỉ có ở quê ta thời thơ ấu.  C̣n giờ đây, mỗi lần Xuân về nơi đất khách là mỗi lần thấy nao nao, quê hương xa vời càng thấy xa thêm.  Đêm Giao Thừa nơi quê nhà, chiếc ghế trong gia đ́nh vẫn c̣n trống trơn chờ tôi, đứa con lưu lạc.  Bao người thân trong gia đ́nh mong được gặp mặt đứa em, người anh, mau mau trở về. 

Tôi mong được về thăm lại quê hương lắm chứ vào dịp đầu Xuân, để thăm lại xóm làng xưa, để bước trên con đường, khoảnh đất thân quen cho dù nay trở thành xa lạ. Tôi muốn trở về Sóc Trăng, đi qua đường Hàng Tràm có con rạch uốn quanh trên đường đi Bải Xàu, dù nay không c̣n vết tích.  Các bạn tôi, các bà con cḥm xóm, dĩ nhiên chẳng c̣n ai. Tôi nhớ, hai cây g̣n trước nhà cứ mỗi độ Xuân về th́ trái khô nứt, g̣n trắng như tuyết bay bay trong gió. Và tôi muốn viếng ruộng dưa hấu chín vàng trên đường đi Bạc Liêu, nơi tôi và người yêu năm xưa ḥ hẹn mỗi lần tôi về Tết thăm quê nhà.

Tôi muốn về thăm lại quê hương vào mùa Xuân lắm chứ!  Để viếng chợ hoa Nguyễn Huệ đầu ắp bông tươi đầy màu sắc, ngửi mùi hoa thơm thoang thoảng, ngắm những tà áo dài tha thướt du Xuân dập d́u trên con đường mang nhiều kỷ niệm, trong thành phố mà nay đă đổi chủ thay tên.  Cũng con đường này vào mùa Xuân xa xưa, tôi đă t́m mướn chiếc "Xe hơi Hoa Kỳ" để rước cô dâu mới cùng tôi sống hạnh phúc cho đến lúc tàn hơi.

Tôi muốn về thăm lại quê hương vào mùa Xuân lắm chứ!  Để lên miền cao nguyên ĐàLạt, viếng lại ngôi trường năm xưa đă biến tôi từ cậu bé miền lục tỉnh trở thành người lính biết hy sinh cho chính nghĩa, biết yêu thương đồng bào, biết chiến đấu dũng cảm cho lư tưởng quốc gia dân tộc và biết kiến tạo quê hương đổ nát v́ chiến tranh.  Nhưng than ôi, ngôi trường xưa c̣n đó, nhưng chứa đầy mớ chủ thuyết của loài lang sói, không biết cội nguồn . . .tưởng họ từ đất nẻ chun lên.

Tôi muốn về thăm lại quê hương vào mùa Xuân lắm chứ!  Để thăm lại người thương binh chiến hữu của tôi, đă hy sinh một phần thân thể cho quê hương.  Đă tưới máu, phơi xương đâu đó tận rừng sâu Trung Việt, trên con lạch nhỏ Đồng Nai, miền đồng bằng Cữu Long, nơi thùy dương cát trắng hay ở chiến tuyến địa đầu.  V́ sự hy sinh đó mà nay họ phải trả một giá rất đắc, cuộc sống ê chề cay đắng dưới chế độ vô nhân của những con người không cùng chính nghĩa. 

Tôi muốn về thăm lại quê hương vào mùa Xuân lắm chứ!  Nhưng tất cả đă biến dạng, làm cho kư ức tôi hoen ố như tờ giấy trắng học tṛ bị vấy mực.  Họa chăng, t́m được một vài kỷ niệm vùi sâu trong ḷng đất nơi nhà tôi, c̣n dấu vết tuổi thơ của tôi:  chiếc giày sandal tôi mang ngày xưa, cái nạn-dàng-thung bằng gổ thiệt tốt để bắn chim năm xưa nay đă lên nước v́ chôn lâu ngày trong ḷng đất.  Biết đâu . . . và biết đâu trong ḷng đất, những nơi tôi từng đi qua trên quê hương, c̣n lưu lại những ǵ tôi bỏ sót trên đường đời!  Cuộc đời tôi, quá nữa mang kiếp ly hương, nhưng kỷ niệm chỉ đếm đủ trên đầu ngón tay.  Trong khi kỷ niệm lúc xa xưa ở quê nhà th́ cao chất ngất.  Khi kể về đời ḿnh, khi viết về kiếp sống con người, có người hỏi sao tôi quá bi quan, viết lách chi mà rầu thúi ruột.  Tiếc thay, cuộc vui th́ mau quên, nhưng nỗi buồn th́ in đậm trong ḷng.  Tôi viết không phải để thỏa mản nhu cầu của người đọc mà để nói lên sự thật chua chát của đời người Việt Nam ly hương, và một cách riêng tư, nói lên những thầm kín, uẩn khuất trong ḷng ḿnh. 

*

**

Lại một năm nữa Xuân đến với chúng ta nơi xứ người. 

Mùa Xuân ở đây sao đáng gọi là Xuân nhỉ!  Dù có lân có pháo nhưng sao không có hồn.  Dù có khói nhang, có ĺ x́, có bánh mức để rước ông bà, nhưng ông bà về chơi với ai khi mọi người đều đi làm tới tối mờ tối mịt. Hăy nh́n bên ngoài cây cỏ vàng úa, cúc chưa ra bông, mai phải tước lá, trời lạnh như cắt, sinh khí chưa trở về với vạn vật . . . th́ làm sao gọi là Xuân!  Trong khi Xuân ở quê nhà th́ trăm hoa đua nở, hơi Xuân lành lạnh để gái Xuân có đôi má ửng hồng, vạn vật khởi sắc v́ vừa thoát khỏi cơn nắng Hè oi ả.  Vậy mới là Xuân!

Chắc chắn là Xuân ở đây không giống Xuân ở quê tôi chút nào, bởi vậy tôi chỉ c̣n thưởng Xuân trong kư ức, để cảm thấy bớt cô đơn, để nghe được tiếng pháo rộn ră đêm Giao Thừa, để cảm như gió Xuân mơn man trên cây trên lá, trên da thịt dù bên ngoài trời giá rét, và để linh cảm như ông bà tổ tiên, có cả nhà tôi theo hương khói lung linh về vui vầy với tôi ba ngày Xuân . . . như những ngày Xuân xưa.  

Cha mẹ đă mất, năm anh chị em c̣n lại, chỉ có tôi là đứa lang bạc kỳ hồ, xa nhà từ nhỏ.  Má tôi lúc c̣n sanh tiền thường nói "con ngựa trời" này khi đă xổng chuồng th́ khó mà cầm cương.  Bà mẹ quê, dốt đặc, mà cũng đoán được vận mạng đứa con ḿnh đúng boong không cần gieo quẻ.  C̣n tôi khi nhỏ lúc nào trong đầu cũng mơ tưởng được đi thật xa, đi thật nhiều, đến những nơi mà tôi chỉ thấy trong h́nh, đọc trong báo, học trong sách.  Bước đầu được xa nhà là v́ tỉnh tôi không c̣n lớp, ḷng mừng như mở cờ khi xa nhà lần đầu.  Kế là khi ra trường quân sự, tôi t́nh nguyện phục vụ ở đơn vị thật xa, bởi v́ trước mắt tôi, nước Việt Nam bao la từ Trường Sơn đến bờ biển Nam Hải, từ Cao Nguyên đến đồng bằng, từ giới tuyến địa đầu đến Cà Mau, đây là cơ hội để tôi đặt chân đến phần đất mà tôi hằng mơ. Bước sau cùng là lúc đặt chân xuống chiếc tàu đổ bộ rời Việt Nam trong hoàn cảnh bẽ bàng của đất nước, đau xót của người chiến binh.  Tôi đâu biết rằng "con tàu không bến" kia đă đưa tôi đến phương trời vô định, để rồi cuộc sống c̣n lại của đời ḿnh bị chôn chặt từ đấy. Giấc mơ năm xưa là muốn đi xa, nay dù có đạt, nhưng sự thống khổ của quê hương to lớn quá làm lu mờ ước vọng thuở thiếu thời.  Giờ đây, mỗi độ Xuân về kư ức vùng lên, ngồi nhớ ông-bà-ông-văi và kể lại một vài kỷ niệm xa xưa là một niềm vui nho nhỏ cho những người xa xứ.

*

**

Kể rằng,

Ngày xưa, chị Hai của tôi dù thông minh nhưng học hành chẳng được là bao, bởi v́ là chị cả trong gia đ́nh nghèo, nên phải giúp ba má tôi cán đáng mọi việc trong ngoài.  Chị hy sinh để các em được ăn học, bởi vậy tôi sợ chị c̣n hơn sợ má tôi.  Chị đẹp.  Có cặp mắt thật ướt, cánh mũi thon và đôi môi đỏ mọng v́ chị bắt chước má ăn trầu.  Tôi nhớ mỗi lần nhà có giổ hay Tết nhất, chị hay săm soi tóc tai chải đầu cho tôi.  Chị xức brillantine lên tóc tôi sau khi bắt tôi gội đầu với nước tro cho sạch.  Chị hay chải đầu tôi kiểu mà chị kêu là "cái lưởi liềm".  Chị nói vậy mới đẹp hợp với khuôn mặt của tôi, chớ tôi th́ trông cái lưởi liềm giống như cái lưởi câu để câu cá, trên trán của ḿnh.  Điều này làm làm tôi bực bội th́ ít, nhưng sợ đám bạn cười nhạo th́ nhiều. Lúc đó tôi thấy ngứa ngáy như có kiến rận ḅ khắp người mà hễ đưa tay gải th́ chị Hai nói là "ngồi im, làm ǵ mà như con lăn quăn vậy hả?".  Ôi thôi!  Mỗi lần được chị Hai diện cho, th́ là một cực h́nh.  C̣n ngày tư ngày Tết, th́ chị bắt tôi làm đủ thứ để đánh đổi những điều tôi muốn, như là phải tắm rửa hai cái bàn chân cho kỹ mới được mang đôi giày sandal cũ mua lại của thằng bạn trong xóm bởi chị nghĩ tôi là "Thứ dơ dáy, lúc nào cũng ḿnh trần chân đất".  Phải để chị ấy chải đầu mới được mặc áo mới.  Phải chùi bộ đồng trong nhà xong th́ mới được đi chơi với mấy đứa bạn . . .  Có hôm tôi quên tưới mấy chậu bông vạn thọ trồng Tết v́ măi lo chơi với đám bạn cho đến tối mịt, khi chị gọi về c̣n đứng cải vă nên bị chị Hai rượt. Chị ấy rượt theo như đuổi tà.  Tôi vốn sợ ma, mỗi lần cái bóng chị như bắt kịp sau lưng v́ đèn đường chiếu là tôi hoảng mà chạy càng dữ hơn.  Càng chạy tôi càng nghe tiếng chân th́nh thịch theo sau.  Đến chừng chạy hết nổi, ngoái lại th́ chị Hai chẳng thấy đâu.  Th́ ra tiếng chân đó là của của ma!  Thật buồn cười, rồi v́ sợ ma tôi không dám về nhà.  Tôi phải đợi, đợi, đợi . . để đi theo ai đi về hướng nhà, cuối cùng có vài người Miên trong sóc đi xe đạp nên tôi chạy theo.  Khổ nỗi họ lại tưởng tôi muốn chạy đua, nên họ đạp nước rút, tôi rán theo khi về đến nhà th́ thở không ra hơi.  Lúc đó, hết c̣n sợ bị đ̣n v́ mệt quá là mệt!!!  Đây là "tai nạn" tôi không bao giờ quên.  Ba ngày Tết, tôi c̣n thích ở chỗ không sợ bị chị Hai la rầy, sai bảo làm thứ này thứ khác. Tôi theo đám bạn làm đủ tṛ mà ngày thường không dám làm. C̣n chị Hai của tôi bực ḿnh ra mặt, chỉ nh́n ánh mắt là tôi đoán ngay, nhưng tôi cứ phe lờ đến độ chị chịu hết nỗi bang bang đến gần, và tôi nghe tiếng chị . . . rít qua kẽ răng đầy hăm dọa:  "Thằng Năm mầy giỏi ha!  Qua hết Mồng Ba rồi biết!".

Sau này khi đi học xa về ăn Tết, chị Hai và cḥm xóm đối với tôi khác hơn. Tôi lấy làm thích thú về việc này. Mấy đứa bạn cùng xóm, bỏ học ngang xương, mấy đứa thi rớt không được đi xa cũng đeo theo hỏi cuộc sống ở Sài G̣n, và tôi có dịp kể cho chúng nghe những điều mà đứa con trai miền lục tỉnh mơ ước.  Mỗi lần về quê ăn Tết, tôi thường lấy chuyến xe đ̣ rời Sài G̣n vào lúc nữa đêm, đến sáng hôm sau mới tới nhà.  Bao nhiêu lần tôi bị rầy mà vẫn không chừa. Bởi trước khi chia tay về quê ăn Tết, tôi rán vui chơi lần chót với đám bạn và thường hẹn đi nghe ca nhạc ở pḥng trà Anh Vũ.  Các chuyến xe đêm lúc nào cũng dễ chịu và thoái mái hơn các chuyến ban ngày, nhất là khi qua bắc Mỹ Thuận và bắc Cần thơ, những lượn sóng như những con rắn vàng trên sông thật thơ mộng.  Trên chuyến phà đêm, những đóm lửa lóe sáng, mùi khói thuốc Capstan, Ruby Queen phả ra là đà thơm phức.  Những h́nh ảnh này làm sao tôi quên, mùi hương này làm sao t́m lại được.  Những chiếc phà đêm giờ đây vĩnh viễn đi vào dĩ văng, nằm ụ, rĩ sét đâu đó bên bờ sông Tiền, sông Hậu, cũng như tôi nhầu nát nơi đây. Cái thú ngày nào của tôi nay lịm chết theo chuyến đ̣, khi hai chiếc cầu bằng bêtông bắt qua ḍng sông cửu Long thân yêu . .  

*

**

Tôi nghe tiếng pháo Giao Thừa vang vang trong đầu.  Đồng hồ chỉ đúng nửa đêm.  Tôi chăm b́nh trà, lên nhang đèn cúng rước ông bà và nhà tôi.  Khói hương nghi ngút. Tôi mở cuốn DVD Xuân để nghe tiếng pháo, để xem múa lân và để thưởng thức những khúc ca Xuân bằng tiếng Mẹ Việt Nam.  Nh́n quanh căn nhà trống trơn.  Đứa con trai ở chung th́ đă ngủ để mai c̣n đi làm. Những đứa con ở xa, đă gọi về chiều nay "Chúc Ba Mạnh Khỏe". Mấy gói tiền ĺ x́ màu đỏ, tôi để trên bàn ngay trước mắt để nhớ ngày mai cho mấy đứa cháu mừng chúng chóng lớn, và dặn chúng đừng quên ḿnh là người Việt Nam.  Và, tôi thương cho ḿnh, cảm thông tâm trạng những người đồng cảnh ngộ.     

Phạm Văn Ḥa