LINH PHƯƠNG
BA TÔI, NỖI NHỚ DỊU
ÊM
Viết về ba tôi, phải tả
thế nào đây?
Khi nghĩ đến người, ḷng
tôi êm mát dịu dàng, tựa như ḍng sông êm ả như con
kinh Ngă Bảy của miền Tây Nam phần trù phú năm
xưa tỏa ra những nhánh sông cho tàu đ̣ chạy qua mọi
nơi khắp chốn nối liền các tỉnh lỵ,
cho con người miền Nam được sống vui
thỏa bên ḍng nước với tôm cá dẫy đầy quanh
năm suốt tháng.
Ba tôi có nhiều cá tính đặc
biệt: Một người cha hiền; một vị
thầy nghiêm khắc; một người bạn trung tín, vui
vẻ sinh động, phóng khoáng, năng động sôi
nổi, nóng nảy bộc trực; một ông bầu show năng động giàu
sáng kiến; một giám
đốc trường nhạc luôn rộng lượng và
hiểu biết những khó khăn bất ngờ xảy
đến trong đời sống của các nhân viên.
Chỉ có ba là người duy nhất
đă nâng đở, khích lệ, thúc giục, nung đúc tôi
cái ư chí can cường để vượt lên trên mọi
khổ đau thử thách xảy đến, để
đối phó với những hoàn cảnh nghiệt ngă
về thân phận của cuộc đời tôi sẽ
viết đến trong một chương sách khác.
Thuở ấu thơ, ba luôn nói với tôi là đời sống
ḿnh do Chúa ban và hăy dùng tài năng phụng sự Chúa cùng
dấn thân phục vụ cuộc đời. Ba tôi rất nghiêm khắc trong
việc học nhạc. Trong gia đ́nh bên ngoại, về
nghệ thuật th́ mẹ tôi nghiêng về quốc nhạc
(ngũ cung) với các môn: đàn t́ bà, đàn kiềm,
lục huyền cầm. Má tôi
rất giỏi về đàn tranh, và mẹ tôi đă gặp
ba tôi người từ
Tôi đă được học về
đàn tranh với má trong một thời gian, lại
được học về violin với ba vào năm tôi
lên bốn tuổi. Tôi thấy
các em gái đă học violin mà không có người đàn piano
khi ḥa tấu trong nhà thờ, tôi liền xin ba cho đổi
“món” để đở phải đứng kéo đàn
mỏi vai mà cứ phải nghe “è è-rề rề” thật
buồn ngủ, thay vào đó tôi ngồi đàn piano nhẹ
nhàng và để mọi người đỡ thấy thân
h́nh mập mạp của tôi nhưng tránh “vơ dưa th́
gặp vơ dừa” nặng
hơn.
Ba tôi nói dương cầm là vua của
các nhạc cụ, đa năng, học môn này đến
nơi đến chốn là con phải hứa kiên tŕ
học tập. Lúc đó, v́ tôi muốn thoát khỏi học
đàn violin, tôi liền cam kết với ba rằng “con
học giỏi và sẽ đàn trong ban nhạc nhà thờ
cho ba coi.” Nhân đây tôi cũng
nói qua ban nhạc của ba tôi tại nhà thờ Đức Bà
vào năm 1950, các nhạc công và ca viên trên 50 người hát
lễ mỗi Chúa Nhật, họ tập dượt chuyên
cần đầy cực nhọc. Từ ngày thứ Năm
đến cuối tuần, họ ăn rồi tập,
tập rồi ăn, tập
sao cho nhạc lễ được hoàn chỉnh từ ca
viên đến nhạc công đệm đàn, nhất là
khi các lễ trọng có giám
mục chủ lễ th́ thời gian tập càng dài lâu hơn. Thế cho nên sự cam kết
với ba để tôi đổi sang học piano càng làm tôi
“hăi hùng” hơn nhưng khi tôi nhận ra th́ đă trễ
tràng rồi!
Nhắc chuyện này để thấy
sự kiên quyết của ba tôi. Ông bắt tôi tập
đàn bốn tiếng hồ một ngày, ngoài môn học
nhạc lư, học văn hóa phổ thông ở
trường, tôi c̣n phải làm bài tập, phụ việc
cơ xưởng cho mẹ tôi.
Tôi cố gắng nghe lời ba, đợi đến
có dịp sẽ thoát khỏi cực h́nh học đàn. Cơ hội đă tới. Vào
dịp Tết tôi có tiền ĺ x́ bèn chạy đi mua loại
pháo đại, trong lúc mọi người trong gia đ́nh
lo ăn uống vui vẻ phía sau nhà; tôi lén mở nắp
đàn, châm lửa cây pháo đại quăng vào trong cây
đàn cho nổ tung để khỏi học đàn piano
nữa. Một tiếng “bùm”
vang dội, cây đàn bị găy hết búa bên trong, chỉ
c̣n trơ lại sườn đàn bằng gang sắt. Mọi
người nghe tiếng nổ ở pḥng khách th́ vội
vàng chạy đến với đôi mắt kinh ngạc
nh́n tôi như hỏi sao tôi dám làm việc “tày trời”
như vậy? Tôi chỉ
đứng nơi góc nhà nh́n mọi người im
lặng. Thời ấy,
một đàn piano giá bằng một gia tài nhỏ thế
mà tôi dám hành động táo bạo, mọi người trong
nhà la mắng, dọa nạt, bỏ đói, mắng
nhiếc dọa nạt tôi đủ điều. Tôi
chỉ lặng câm chịu đựng.
Khi ba tôi bước vào nhà nghe báo cáo, ông
đến nh́n cây đàn, rồi gọi một tiếng lớn:
Lucie đâu?
Tôi núp trong cửa pḥng bên đang lén nh́n
phản ứng của ông. Nghe tiếng gọi của ba tôi
rón rén bước ra và đáp:
-Dạ, thưa ba.
Sao con dám làm vậy? Ba hỏi.
Nói xong ba cầm nón ra khỏi nhà. Tôi
sợ quá, thà ba la mắng hay đánh đ̣n, đằng này
ba chỉ hét lên vài tiếng rồi xách nón ra đi làm tôi
sợ run lên. Kỳ này chắc chết quá! Cả nhà theo dơi màn bi kịch
sắp được diễn. Trước khi ba tôi
trở về, họ hùa nhau cười cợt cho rằng
kỳ này tôi sẽ bị đuổi ra khỏi nhà đi
ăn mày… Khoảng trưa hôm sau, một chiếc xe lớn
có sáu người thợ đến dọn sạch cây
đàn đă do bàn tay phá hoại của tôi, sau đó, họ
khuân một dương cầm mới toanh vào nhà.
Ba tôi nói :
-Để án treo cho con. Rán mà chuộc
tội!
Ông đem một bó đũa 200 cây, bảo
chị giúp việc đếm từng cây đũa sau
mỗi lần tôi tập hết bài. Mấy ngày sau đó th́
chị cũng chán, v́ phải ngồi đếm từng
cây đũa cho hết 200 cây, chị bèn ăn gian
đếm tăng lên gấp đôi, gấp ba cho mau
hết. Ba tôi biết nên nói:
-Bài học này có đàn 200 lần cũng
phải hai tiếng rưỡi hay
ba tiếng. Được
rồi, con muốn vậy th́ lần này 400 cây đũa
không ăn gian cây nào. Nhớ chưa ?
-Chết con mà ba, con c̣n phải học
bài ở trường nữa. Tôi thưa.
Nói ǵ th́ nói tôi vẫn phải tập cho
hết số 400 lần. Nhờ tập đàn nhiều
lần nên tôi thuộc bài
nhuyễn nhừ. Một nữ giáo sư dương
cầm từ
Ba tôi có trường dạy nhạc tại
Thủ đô
Ba tôi hợp tác với các chú bác nghệ
sĩ thành lập một đoàn ca kịch diễn về
cuộc đời Chúa Giê-su, từ lúc Chúa Giáng sinh đến
khi Chúa hi sinh chịu chết. Về phương diện
này ông rất năng động.
Ba tôi thuê 10 chiếc tàu
đ̣ và chạy qua các sông rạch thuộc các tỉnh
Miền Tây, qua kinh Vĩnh
Tế bờ cao, qua kinh Ngă Bảy, đến Trà Vinh, Trà Cú,
Trà Ḷng, đến cù lao Giêng, lần tới Năm Căn Cà
Mau là quê hương bên nội của tôi để tŕnh
diễn trên sông cho đồng bào hai bên bờ đuợc
xem ca kịch. Đoàn ca
kịch tàu đ̣ của ba tôi neo bến và đến tŕnh
diễn tại các chợ hay rạp hát …
Trong những mùa nghỉ hè, ba cũng cho
tôi đi theo tập sự tŕnh diễn cũng như
để học hỏi kinh nghiệm giữa
trường học và trường đời như
thế nào.
Tôi nhớ măi chuyến đi Hà Tiên
năm tôi lên mười.
Đoàn hát của ba tôi được
nổi tiếng với vở
hát “Cuộc Đời Chúa Cứu Thế” nên được
mời lên bờ diễn hát ngay tiền đ́nh của nhà
thờ. Tôi xin ba đóng vai ông Giu-se (Joseph) qú bên Chúa giáng sinh
nằm trên máng cỏ. Thời tiết lúc ấy có những
ngày mưa gió lạnh lẽo; sau mấy chuyến lênh đênh
trên sông nước, tôi bị cảm lạnh nhưng v́ ham
đóng kịch để được ba khen và mong
được thưởng như các chú bác trong đoàn.
Lúc đồng hát bài ca Giáng sinh nghiêm
trang, sốt sắng, mọi con mắt đều
đổ dồn về sân khấu có hang đá, có thiên
thần, và các mục đồng qú lạy, có hai bạn
tôi, Thuận trong vai Chúa Hài đồng, và Ánh cô gái đóng
vai “Mẹ Maria” đang qú bên Chúa Hài đồng. Th́nh ĺnh, “Giu-se
tôi” đang qú bên “Ánh Maria,” tôi
“ách x́” văng nước mũi tùm lum vào “Ánh Maria.” Con
Ánh quên ḿnh đang đóng vai
Maria, nó nỗi quạu xô tôi té
lăn cù, sẵn cây gậy trong tay, tôi “quơ” nó một cây;
nó bốc rơm tung vào mặt tôi làm Chúa Hài đồng
cũng vùng dậy chạy vào trong vấp té cánh gà nghe cái
rầm làm khán giả ngạc nhiên và cười quá
đổi. Mặt tôi
đỏ rần, “Giu-se tôi” chạy ù vô trong luôn. Cả
hội trường ngoài trời cười thôi không
dứt. Bổng tôi thấy ba
giận và lúng túng la lên: “Đóng màn! ... Đóng màn!” Người cứu văn t́nh thế
bấy giờ là linh mục sở tại Hà Tiên đă xin
lỗi khán giả và sau đó, ông đă chọc cười
khán giả bằng lối kể chuyện rất có duyên
làm mọi người tiếp tục cười; trong khi
đó bên trong sân khấu, người ta thay đổi cảnh
trong đền thờ lúc Chúa đi giảng phúc âm.
Ba tôi đối với bạn hữu và
cọng tác viên rất rộng lượng về tiền
bạc, v́ ông nói:
-Chúa cho ḿnh th́ ḿnh phải biết chia
xẻ và giúp đỡ cho mọi người.
Ở bên cạnh ba tôi, tôi học rất
nhiều về sự đối xử, tha thứ khi bị phản bội, nâng
đỡ khi họ bị yếm thế, và nhường
bước cho bạn nghệ sĩ khi họ muốn
“nổi.” Ba tôi linh động
thay thế nhân viên khi thấy họ “làm eo làm xách” đ̣i
hỏi về tiền lương và không chịu diễn
hát. Đôi khi tôi thấy ba đứng yên lặng suy tư
bên bờ sông bập bập điếu thuốc ... Ba đă từng dạy bảo
tôi: Con học hỏi
để biết cuộc đời nghệ thuật không
phải chỉ một bước chân là lên tới mây, trong
lănh vực âm nhạc chẳng có ai trải thảm
đỏ để con thênh thang bước lên, nó phải
được tôi luyện theo năm tháng dài lâu đấy
con ạ! “Ngọc bất trác,
bất thành khí.” Ba cho con học nhạc để phụng
vụ Chúa, nếu mai này con có phải lăn lộn ngoài
đời để kiếm sống th́ con cũng nên
nhường thiên hạ muốn “nổi” muốn
đứng trước con. “Hữu xạ tự nhiên
hương,” có ai đó biết th́ kêu ḿnh, con cũng
đừng nhờ đến sự quen biết để
tiến thân bèn là hăy dùng tài năng thật sự của
con. Được may mắn
th́ tốt nhưng nếu không th́ con cứ tà tà làm việc,
cứ “tuần tự nhi tiến” con ạ!
Trong việc dạy học, tôi hợp
tác với ba và tôi đă tạo được số
tiền đầu tiên lúc 11
tuổi, ông đă nói một câu mà đến nay tôi không quên
được:
-Con à! Ba biết con sẽ c̣n tiến xa
hơn trong việc dạy học, tŕnh diễn nhưng hăy
nhớ lúc nào cũng phải nghiên cứu, hi sinh và dùng tài
năng của con phục vụ cho Chúa, và người ta có
cần ḿnh th́ đừng từ chối nhen con! Ba sẽ
nhường chiếc đủa điều khiển ban
nhạc nhà thờ cho con khi con đủ tự tin chín mùi
trong công việc điều khiển dàn nhạc.
Tôi ứa nước mắt v́ ba tôi
đă cho tôi trách nhiệm trong tương lai, một trách
nhiệm khó khăn vất vả nhưng nhiều lư thú và đầy
thử thách. Sau này,
đứng trên bục điều khiển ban nhạc tại
ngôi giáo đường Notre Dame tại Thủ đô
Saigon, họ là các chú bác cùng thế hệ với
ba, tôi có ánh mắt khuyến
khích của ba để giúp tôi tự tin hơn. Ba tôi cũng là người
bạn an ủi tôi lúc tŕnh diễn bị trục trặc
vào giờ chót. Ba cũng cho tôi
ư kiến về cách ăn mặc, chỉ dẫn cách
trả lời đối với những bạn trai
muốn đưa đẩy tán tĩnh … Ba không ra lệnh, ba không cấm
đoán nhưng để tôi nhận xét và ba cho tôi ư
kiến để tôi biết những việc ấy có
mất th́ giờ không. Luôn luôn
ba nâng đở tôi, cho đến sau năm 1975 tôi bị
giam trong ngục tù Cọng sản, ba đă nói:
-Đó là phước Chúa ban cho con để
con có th́ giờ nghiền ngẫm sắp đặt mọi
công việc sau này sao cho đẹp ḷng Chúa. Con đừng
buồn lo nữa!
Khi Cộng sản cưỡng chiếm
miền Nam cuối tháng 4 năm 1975, trường nhạc
của ba tôi bị đóng cửa, mấy ông nhạc sĩ
nằm vùng đến tịch thu trường nhạc
của ba tôi trên đường Nguyễn Du để làm
trụ sở của Mặt Trận Giải Phóng và dân
trở cờ 30 tháng 4 xuất hiện mang băng
đỏ trên cánh tay, chúng là những tay chỉ điểm
để bọn cán bộ đến lấy hết đàn
pianos và violins của ba tôi. Và
mỗi tháng có tàu lớn cập bến Bạch Đằng;
họ cũng đă chở đi các loại đàn tốt nổi
danh trong các villas của những gia đ́nh đă di tản như
Yamaha, Kawai, Pleyel; về violin th́
có Victor, Pleyel v.v… Chúng chuyên chở các loại đàn ấy
mang về Hà Nội, Hải Pḥng, thậm chí họ cũng
đă chở đàn qua Liên sô để trả nợ súng
đạn. Ôi đau ḷng
căm phẩn cho quân ăn cướp có bằng cấp.
Tôi nhớ họ đă bắt ba tôi kư tênhiến cho nhà
nước tài sản trường học, chỉ
để lại cho ông hai cây đàn vĩ cầm lớn
nhỏ. Ba chỉ nói gọn:
- Thôi kệ, họ muốn lấy cho
họ lấy. Ba sẽ tiếp tục đàn nhà thờ và
kiếm đàn cho mấy đứa nhỏ muốn học
violin.
Tôi nhớ lại một chuyện, và cho
đến nay tôi càng thương ba tôi và tự hỏi
tại sao ba có thể làm được chuyện như
vậy. Ấy là sau năm
1975, đó là thời kỳ dân miền Nam đều
khốn đốn v́ bị đổi tiền hai lần,
mỗi gia đ́nh chỉ có được 100 đồng
tiền Hồ. Gia đ́nh tôi khổ
với phần bo bo với bột ăn thay cơm theo
hộ khẩu. Mỗi ngày vào buồi sáng, tôi đạp xe
trên 10 cây số đi dạy học cho học tṛ nào
muốn học đàn, học nhạc lư hay tôi dạy cho
các soeurs trong tu viện để đệm đàn Thánh ca trong
nhà thờ. Khi đêm về, tôi đi đàn chui
trong những biệt thự cho người Sài g̣n hoài
vọng một tương lai sáng sủa hay cho những
người đang mong chờ tin tức nơi người
đă đi vượt biển…
Nói sao cho hết sự thương đau tột cùng
của dân Sài g̣n lúc bấy giờ!
Tôi sống trong đói khát, phải
chăm nuôi các con nhỏ c̣n bé bơng, một ngày làm việc
vất vả đôi khi chỉ có ổ bánh ḿ
cốc“loại bánh ḿ nhỏ nửa bàn tay” nhưng tinh
thần tôi mạnh mẽ hoạt động không mệt
mỏi trong các nhà thờ, một niềm tin hy vọng
tuyệt đối lúc bấy giờ, người dân Sài g̣n mỗi người theo
tín ngưỡng của riêng ḿnh đều cầu xin, tin
vào Thượng Đế, Trời giúp cho ḿnh và gia đ́nh
chống chỏi ứng phó với quỉ đỏ,
với loài sâu bọ lên làm người không c̣n tính
người.
Các học tṛ của tôi có cha là sĩ quan
th́ bị đi tù, các em bị mất đàn v́ cư xá
sĩ quan ở trong phi trường, bọn cán bộ
Cọng sản tịch thu nhà và gia đ́nh các em bị
cưỡng bách đi vùng kinh tế mới khỉ ho c̣ gáy;
có em lén tá túc với bà con tại vùng ngoại ô. V́ yêu thích học đàn, các em tạo
đàn dương cầm trên cái bàn gỗ nhỏ rồi
kẻ các phím đàn sơn đen trắng nhưng không có dây
đàn, các em chỉ dùng ngón tay thực tập gơ đàn tưởng
tượng như đang đàn trên piano thật. Các em chia
nhau trả học phí cho tôi không bằng tiền mà thay
thế bằng những bó củi, nửa chai dầu
ăn, nước tương, bột ḿ v.v... Có những
ngày lễ hội như Tết hay Giáng sinh, các em hùn nhau mua bo
bo để nấu một nồi hay bột làm bánh canh pha
nước lạnh để cùng ăn chung với nhau.
Thời gian ấy, ba thường có
mặt trong các sinh hoạt của tôi, đôi khi ba thấy
các em không có tiền để trả tôi và biết tôi c̣n
phải lo cho các cháu ngoại, ba đă dúi tiền vào tay các
học tṛ. Tôi rất ngạc nhiên và hỏi, các em mới
thú thật là ông cho chúng tiền để trả cho cô giáo.
Lúc đó tôi rất giận ba. Tôi nói “chuyện trả
tiền học là việc của học tṛ và con, sao ba chen
vô lo chi vậy, ba lớn tuổi, cực nhọc đi kéo
đàn cho đám cưới, đám tang, đám này đám
nọ, rồi c̣n nuôi các bạn nhạc sĩ của ba
trong nhà đến ở không có hộ khẩu, ba c̣n
phải trả tiền đút lót cho công an khu vực
nữa, nó vui th́ nó nhận, khi có bố ráp là ba mệt
với chúng đấy!”
Ông điềm đạm trả
lời: “Kệ ba, có Chúa quan pḥng lo hết.”
Ba tôi là vậy đó. Biết nói sao cho hết tất cả
những tuyệt vời mà ông đă làm cho đời, cho
người. Bao nhiêu trang
giấy cũng không sao viết hết những năm tháng
dài ba đă làm cho tôi. Ba đă
tạo nên tên Lê Linh Phương ngày hôm nay. Nếu không
có ba là người dẫn dắt, là xương sống
chống đở trong cuộc đời tôi, th́ hôm nay tôi
không là ǵ trong xă hội. Xin tạ ơn ba!
Ba tôi đă nằm xuống từ lâu,
niềm thương nhớ ba vẫn không nguôi trong tâm
hồn tôi nhưng hiện tại
tôi có Cha trên trời là Thiên Chúa nhân từ luôn dẫn
dắt, bảo vệ mọi con đường tôi đă
và đang đi. Tôi nghĩ rằng những người con
đă hay đang có sự hi sinh âm thầm nhẫn
nại, bao la của cha ḿnh,
nếu bây giờ không cảm tạ cha, không kính yêu cha hay t́m cơ hội để vinh
danh cha ḿnh, đó là một thiếu sót lớn lao! Khi cha mất đi, hay là khi ḿnh
làm cha của những đứa con của ḿnh, ta sẽ
thấy đó là điều ân hận nuối tiếc
suốt đời mà ta không t́m hay có lại
được.
Trích trong truyện “Về Miền Kư
Ức” của Linh Phuong
Edited By
Pastor Ninh Hưu Nguyen