Trần Hoa Việt

 

 

GIỮA HAI LẰN RANH

(Nỗi ḷng người Mẹ)

 

 Các con yêu của Mẹ,

 Nh́n các con khôn lớn nên bề gia thất, mà người xưa nói là thành nhân và thành thân, Mẹ rất đổi vui mừng.  Nh́n các cháu nội ngoại, được bồng ẩm trên tay, mẹ mường tượng như  khi xưa lo cho các con khi c̣n tấm bé.  Nỗi mừng vui và hạnh phúc của mẹ là được thấy các con sống hạnh phúc và các cháu khỏe mạnh.  Tiền tài, danh vọng không thể mua được những thứ này.  Ba mẹ c̣n sống đến hôm nay với các con là cũng nhờ vợ chồng sống hạnh phúc.  Xă hội có thay đổi, hoàn cảnh có thay đổi nhưng hạnh phúc gần như không hề thay đổi, chỉ khi ta biết giữ hay không, chỉ khi ta biết nhận thức, v́ hạnh phúc thật gần và thật xa đó các con.  Chuyện đời như giấc mơ, thấm thoát mà đă bao năm rồi, nhớ lại khi mẹ c̣n nhỏ như các con bây giờ…không biết mẹ có kể cho các con về chuyện ba mẹ và gia đ́nh ḿnh chưa, câu chuyện như thế nầy …    

 Ngày xưa cuộc hôn nhân của mẹ do Ông Bà ngoại quyết định qua D́ Năm “trầu” và Ô.Bà Hai Sanh mai mối. Nhiều lúc mẹ nghĩ mỗi người đều có một duyên số giống như mẹ ba, dù không quen biết nhau nhưng rồi cũng  nên duyên vợ chồng. Trước ngày đám hỏi mẹ cũng chưa biết nhà của ba, chỉ nghe ba nói nhà Ông Bà nội đất ruộng nằm giửa hai lằn ranh lửa đạn, nên phải di tản ra ngoài vùng “xôi đậu”, nơi có an ninh, tránh được tai nạn chiến tranh, chỉ khi tới mùa lúa, lúc vầng đông lố dạng mới trở về làm mùa như: cày, sới, gieo mạ hay gặt  khi lúa chín . . . C̣n gia đ́nh mẹ ở ngoài chợ, ông bà ngoại hằng ngày lo mua bán kiếm cơm ngày hai buổi nuôi đàn con nhỏ dại, dù bà không biết chữ nhưng trời phú cho bà hai tay nhanh nhẹn và bộ óc của bà là một bàn toán,  bà đă tính nhẩm tới những số lẻ hằng ngàn, ba phép tính cộng, trừ, nhơn không bao giờ sai.  Ngày xưa có lẽ v́ thành kiến trọng nam khinh nữ của các Ông Bà, nên ngoại không được tới trường học.  Ngoại dầu cực khổ, tảo tần vẫn lo cho các d́, cậu và mẹ tới trường . . . nhưng bao giờ ngoại cũng dặn ḍ bên tai:Ráng học đi con, để sau nầy sướng tấm thân không cực khổ như mẹ với ba mầy”. 

Năm Mậu Thân, nhà ngoại tiêu tan, mẹ cũng theo gót ngoại buôn bán, rồi lập gia đ́nh.  Hằng ngày xem báo, những vụ biểu t́nh, tự thiêu, chống đối, đàn áp, pháo kích, di tản . . . nhưng bao giờ cũng nghĩ  với quân lực của Việt Nam Cộng Ḥa, cộng sự yểm trợ của Đồng Minh, miền Nam chắc rồi . . . cũng yên.  Bất ngờ, ngày ba mươi tháng tư năm bảy mươi lăm xảy đến.  Ngày mà Ông Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng, thường ngày mẹ ít để ư tới chuyện quốc gia đại sự nhưng giây phúc đó mẹ bàng hoàng, sững sờ không biết là thực hay mơ.  Ḷng mẹ  chùng xuống theo từng lời tuyên bố trên đài phát thanh.  Ba thất thểu từ ṭa Hành Chánh về và than “vậy là hết rồi”!  Nghe nói vùng bốn tử thủ, hy vọng, niềm hy vọng rực sáng .…nhưng than ôi!

 Năm năm trời sống cơ cực dưới chế độ cộng sản, ba mẹ quyết định phải ra đi. Giữa hai lằn ranh Quốc - Cộng, gia đ́nh ḿnh dứt khoát cùng nhau đi t́m tự do, dầu biết rằng con đường đó nhiều chông gai, trắc trở có khi phải hy sinh cả mạng sống của ḿnh, nhưng dù sao vẫn c̣n hơn phải sống như vậy để rồi tương lai các con mờ mịt!

Sau những ngày lênh đênh trên biển cả, ba con và một người thông dịch bị tàu hải quân Thái đốt đôi bàn chân, bị phỏng nặng, tưởng sẽ không bao giờ đi được nhưng nhờ trời rồi tất cả  đều tai qua nạn khỏi.  Gian nan rồi cũng đi qua nhờ trời phật giúp cho những người  hiền lành và mẹ lúc nào cũng nghĩ là nhờ vào phước đức của ông bà.

Sau cơn mưa trời lại sáng mà con!  Ông bà ta vẫn thường nói như vậy.  Tai nạn rồi cũng qua đi.  Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, có lúc tưởng chừng như bỏ cuộc, mặc cho định mệnh.  Nhưng v́ tương lai các con, v́ sự hy sinh của ba và sự hổ trợ của bà con và đặc biệt là ư chí phấn đấu để sinh tồn nên cuối cùng gia đ́nh ḿnh đă đến được bến bờ tự do.  Những tháng ngày trên đảo KUKU, GALANG, những kỷ niệm này làm sao mẹ quên được!  Những hạt gạo, gói ḿ, hộp cá ṃi…của Liên  Hiệp Quốc, những xâu cá hồng của người dân INDO,  những tờ giấy bảo lănh của d́ dượng Sáu cộng thêm t́nh thương yêu của d́ dượng, cậu mợ và các anh chị đă cưu mang săn sóc mẹ con ḿnh khi ba các con gặp tai nạn . . làm sao mẹ quên được.  Những gánh củi, gói xôi, những ân t́nh mà ḿnh đă mang, biết bao giờ . . .trả cho hết. C̣n chân ba v́ bị phỏng nặng không đi được, Mẹ c̣n nhớ đôi vai của anh Phương và anh Tấn đă bao lần gồng gánh ba đến trạm y tế trên đảo để điều trị.  Bệnh t́nh ba nhờ đó thuyên giảm, đôi chân ba nhờ các anh mà t́m lại được bước đi tưởng chừng như vĩnh viễn mất!  Nhờ vậy, nơi xứ người ba mới có sức mà lo cho mẹ và các con.  Lúc đó các con c̣n quá nhỏ, vô tư như các con cừu non tung tăng đâu hiểu là mẹ đă cầu nguyện hằng đêm!!  Và ngày vui đă đến!  Gia đ́nh ḿnh được định cư ở xứ tự do.  Ba mẹ mừng vui khôn tả v́ biết là tương lai các con sẽ được sáng lạn hơn.  Mẹ thầm cám ơn trời phật và tổ tiên ban ơn cho gia đ́nh ḿnh.  

Sau những ngày định cư, bao nhiêu sự đổi thay, thay đổi để có thể hội nhập vào cuộc sống mới. Một năm, hai năm . . . thời gian dần dần trôi qua.  

Xứ Mỹ, xứ tự do, tự do . . .

Các con dần dà khôn lớn . . .

C̣n Hùng đă biết suy nghĩ và ưu tư về cuộc đời.  Con đă đặt những câu hỏi, mà con ơi!  Mẹ cũng không biết làm sao trả lời cho thỏa đáng. 

Hùng con,

Bao nhiêu câu hỏi, bao lời chất vấn Hùng hỏi mẹ, tại sao bỏ Ông bà ngoại, Ông bà nội mà đi, tại sao và tại sao . . ., bao lần trả lời ḷng mẹ buồn vui lẫn lộn theo từng câu hỏi của con. Nhưng chỉ một câu Hùng hỏi: Mẹ, bác Nghĩa nói hè nầy bác dẫn con bác đi chơi, c̣n ba, ba có định dẫn tụi con đi đâu không? Ba có lo cho tụi con không? Tối ngày cứ lo họp hành lung tung".  Một câu hỏi, bao đêm mẹ không ngủ, con đă nghĩ ǵ về việc làm của ba, ai đúng, ai sai?  Mẹ làm ǵ, nói ǵ đây giữa hai cha con. Mẹ nghĩ, nếu nói cho ba biết là Hùng có phản ứng chống đối và không bằng ḷng với những buổi họp ở nhà v́ theo ư nghĩ  của Hùng, cuối tuần ba nó phải dẫn anh em nó đi chơi, đi nhà hàng . . . để rồi Ba nó, đánh nó một trận rồi gia đ́nh nầy sẽ ra sao? 

Ông xă ơi, tôi phải làm ǵ bây giờ?  Con ơi mẹ phải làm sao?

Lằn ranh Quốc, Cộng mẹ đă sẳn sàng lựa chọn không một chút ǵ đắng đo, c̣n giữa hai cha con, mẹ đứng về bên nào, có ai hiểu cho mẹ không? ( lúc đó con c̣n nhỏ chỉ khoảng 9-10 tuổi).

Bao năm tháng đứng mũi chịu sào giữa hai cha con. Một đứa con cứng đầu, một người cha phong kiến, chung quanh biết bao gia đ́nh đổ vỡ v́ sự cách ngăn giữa hai trào lưu mới và cũ, nhiều lúc mẹ nghĩ, mẹ không c̣n đủ sức để  làm vừa ḷng cả hai bên, có lúc mẹ muốn buông xuôi và lạy trời để không có chuyện ǵ xảy ra, hằng đêm chỉ cầu trời mong con trưởng thành, con sẽ hiểu được việc ba làm không phải cho bản thân ba mà cho những người c̣n đang ở quê nhà đó con!

Rồi ngày mẹ mong đợi đă đến, trong khi mẹ gần như bất lực trước sự xung khắc giữa hai cha con.

Hùng thương của mẹ, con đă hoá giải nỗi khổ tâm dằn vặt mẹ bấy lâu.  Có lẽ con đă chính chắn hơn và hiểu ba hơn nên đă xin lỗi ba.  Con đă gở giùm cục gạch để trong ḷng mẹ những năm qua.  Mẹ cám ơn con, mẹ cũng cám ơn ba con, hai người đă thông cảm và tha thứ cho nhau để ngày nay mẹ được mái ấm gia đ́nh.  Gia đ́nh ḿnh hạnh phúc cũng nhờ đó.  T́nh phụ tử từ đó được khởi sắc hơn và mẹ không c̣n ǵ vui mừng hơn khi nh́n thấy hai cha con hàn huyên chuyện văn, khi thấy ba ẩm bồng từng đứa cháu nội, ngoại móm từng miếng cháo, đút từng b́nh sửa . . . thay từng miếng tả.  Rồi một ngày nào đó con ở vào tuổi ba mẹ con mới hiểu nỗi cái hạnh phúc đó to lớn đến ngần nào, h́nh ảnh đó thánh thiện biết bao nhiêu đó con!    

Ba mẹ một ngày già đi, hai con trưởng thành, người xưa thường nói “Người dưng khác họ đem ḷng nhớ thương”. 

Diễm, em con lập gia đ́nh, một đứa cháu ngoại, hai...ba đứa cháu ngoại ra đời.  Mẹ mong một đứa cháu nội và một cô dâu Việt Nam cũng như mẹ đă được một chú rể VN như ḷng mẹ ước mong.  Mẹ mong cô dâu VN, kể như mẹ có thêm một con gái nữa, mẹ mong rằng với t́nh thương, mẹ sẽ san bằng thành kiến mẹ chồng nàng dâu. Mẹ sẽ kể cho dâu mẹ nghe chuyện ngày xưa mẹ làm dâu Nội như thế nào? Mẹ không biết nấu cơm, làm cá, không biết con tôm có “cứt” trên đầu, và mẹ sẽ kể cho con biết ngày đám cưới mẹ, trước khi vào nhà làm lễ gia tiên, có bàn tơ hồng trước sân, mẹ lại tưởng nhà nội chật nên để bàn thờ ngoài sân và nhiều chuyện lắm.. . Bao giờ mẹ cũng muốn đem t́nh thương cho các con không phân biệt dâu hay rễ.

Nhưng ư nguyện mẹ không trọn vẹn, con của mẹ đă thương một cô gái Nam Hàn.  Thương con mẹ phải thương cả những người con thương, nên mẹ vui vẽ chấp nhận dù những khi không thể nói chuyện với nhau được v́ ngôn ngữ bất đồng.  Nhiều lúc mẹ nghĩ biết đâu như vậy có thể tốt hơn, ḿnh với dâu nếu có giận hờn, sẽ không có lời qua tiếng lại! Chỉ tội cho thằng con trai ḿnh đứng giữa hai lằn đạn biết ngă về phe nào, nên đôi lúc, dù có buồn giận nhưng v́ thương con, mẹ đă bỏ qua tất cả, các con có biết điều đó không?

Nhiều lúc mẹ nh́n vợ con chăm lo cho từng đứa cháu của mẹ, dù sau một ngày làm việc mệt nhọc.  Sự chăm chút do t́nh mẫu tử thiêng liêng của vợ con như mẹ đă lo cho các con ngày xưa, như con chim đút mồi, như gà mẹ che chở cho con dưới cánh, như vịt mẹ dẫn đàn con đi ṿng quanh hồ . . . H́nh ảnh thiên thần đó hóa giải hết những điều phiền muộn trong ḷng và mẹ không c̣n mong là có đứa con dâu VN như trước đây nữa.  T́nh mẫu tử không biên giới, không phân biệt chũng tộc, mầu da, đức tin phải không con!  Nhờ vậy mà mẹ thương con dâu mẹ nhiều hơn và như con thấy, dù con ở xa ba mẹ nhưng khi các con cần đến, ba mẹ lúc nào cũng sẵn sàng không kể ngày đêm . . . những mong được san sẽ phần nào gánh nặng của vợ chồng con.     Mẹ cũng không mong rằng dâu của mẹ như bà Tôn Phu Nhân mà ngày xưa khi mẹ cắp sách đến trường mẹ từng ngưỡng mộ với bốn câu thơ dưới đây:

Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ ṭng

Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông

Anh hởi Tôn Quyền anh có biết

Trai ngay thờ chúa gái thờ chồng. 

 Điều mẹ muốn các con hiểu là niềm hạnh phúc của mẹ theo từng sự vui buồn của các con, nhất là lúc tuổi mẹ đă ṃn dần theo thời gian và bệnh tật.  Anh em các con hăy sống trong t́nh thương và tha thứ cho nhau dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, đó là điều tâm nguyện của mẹ trước khi mẹ ra đi về với Ông Bà . . .

*

**

Hùng, Diễm hai con,

Đốt nén hương trên bàn thờ ngoại, ánh mắt ngoại nh́n mẹ, với sự thương yêu, mẹ tự cảm nhận ḿnh có lỗi nhiều với ngoại, khi mẹ chọn con đường ra đi, bỏ ngoại ở lại quê nhà sống với những nổi buồn khắc khoải.  Chờ đợi tin tức các con lúc ban đầu, rồi mong ước hy vọng gặp con, nhưng tất cả chỉ là hư ảo . . . để rồi một buổi chiều ngoại ra đi trong ṿng tay của các d́ dượng, các cháu và những người thân c̣n lại nơi quê nhà.  Nhưng phương trời xa lạ nầy những đứa con, cháu mà ngoại đă dày công nuôi dưỡng đă làm ǵ cho ngoại! Một viên thuốc, một chén cháo khi ngoại bệnh cũng không!  Vành khăn trắng quấn trên đầu cũng không có!  Giọt lệ tuôn trên khóe mắt, mẹ ân hận, dù mẹ biết rằng ngoại đă tha lỗi cho tất cả, có lẽ niềm ray rức nầy sẽ vương vấn mẹ suốt cuộc đời nầy.  Mẹ không muốn các con  sau nầy  giống như mẹ, trong tận đáy ḷng có những nổi buồn khi cảm nhận rằng ḿnh có lỗi với mẹ.  Mẹ đă tha thứ những lỗi lầm dù lớn hay nhỏ, những lỗi các con biết, luôn cả lỗi các con không biết.  Mẹ đang ở độ tuổi ít nhớ, nhiều quên nầy, mẹ chỉ cầu mong trong những ngày c̣n lại, mẹ vẫn c̣n biết và nhận ra những người mà mẹ thương yêu và những người thương yêu mẹ, để mẹ sống trong niềm hạnh phúc đó.

Giot lệ bao giờ cũng chảy xuôi, thời gian cũng trôi dần theo năm tháng, thêm những đứa cháu lần lượt ra đời với sự ước mong của hai bên Nội Ngoại. . . .

Và một ngày nào đó khi các cháu lớn khôn, và khi chúng có lỗi lầm, các con hăy cầm tay chúng và nói rằng mẹ ba đă tha lỗi cho tụi con, cũng như khi xưa ngoại đă tha thứ cho ba mẹ, v́:

Trong vũ trụ, có lắm kỳ quan  

Nhưng kỳ quan tuyệt xảo nhất là trái tim người mẹ.

Nay mẹ rất hài ḷng, cho dù chỉ uống ly nước lă hay ly cà phê đen của dâu và rễ mời, mẹ vẫn cảm thấy ngọt ngào như uống cả t́nh thương vào ḷng.  Mẹ rất hạnh phúc v́ các con đă nên người khôn lớn thành đạt, các cháu khỏe mạnh ngoan ngoăn.  Ba con đă đến tuổi về hưu, an hưởng tuổi già, lo cho đời sống tâm linh cho ḿnh và tha nhân.  Riêng mẹ, luôn cầu nguyện b́nh an . . .và các con là những ǵ quư báu nhất mà mẹ có trên đời này . . .

Các con nên nhớ, người hạnh phúc nhất không nhất thiết là phải có tất cả những điều họ ước, nhưng biết vui với những ǵ đang có mà họ bắt gặp trên đường đời. Dù mẹ là cây cổ thụ trăm năm, cũng không thể sống đời với các con.  Một khi trăm tuổi, mẹ muốn về với ngoại, nhưng mặt khác mẹ cũng muốn được bên các con. Một lần nữa mẹ đành thất hiếu với ngoại để được măi măi ở bên các con, các cháu, đó là sự lựa chọn của mẹ, và mẹ cảm thấy hài ḷng v́ quyết định này.  Suốt đời mẹ luôn bị dằn vặt giữa những lựa chọn khi lằn ranh thật mơ hồ, mong manh nhưng vô cùng quan trọng, và nhờ t́nh yêu thương, mẹ đă chọn lựa con đường tốt nhất để đem hạnh phúc đến cho những người thân yêu của mẹ.

Mẹ của các con . . .

Trần Hoa Việt

Ngày đầu tháng 5-2011