Phạm Văn Ḥa
Một Chuyến Đi
. . .
Seattle, thành
phố buồn muôn thuở
Sáng nay trời Seattle thật âm u, chẳng
bằng mấy hôm rày nắng ráo.
Dù vậy nhiệt độ thật
dễ chịu. Tôi có cảm tưởng như ḿnh trở về
ngôi trường cũ ở vùng Đà Lạt. Sương mù bao
phủ. Mây
chùng xuống thấp. Chập chùng đồi núi c̣n ch́m trong sương
mai. Không gian
thật yên tĩnh. Thời gian thích hợp cho tôi đang trốn cái
nắng oi bức ở Houston. Cơ hội
thật hăn hữu gặp lại các người bạn . .
. bô lăo (xin lỗi các bạn già, hỗn danh này nghe cũng
hay hay) từ các nơi đến thành phố sương
mù buồn muôn thuở này tham dự đám cưới con
người bạn.
Thời gian qua, có đứa
gần nửa thế kỷ mới gặp lại, ú ớ
khi vừa nhận ra nhau v́ mái tóc được tuổi
đời nhuộm trắng. Gặp anh
em Vơ Bị thật vui đàn anh đàn em. Truyền thống huynh đệ Vơ
Bị dù không được viết thành văn, không
được đặt dưới một khuôn phép nào
của quân đội, không có một kỷ luật nào
phải tuân theo, nhưng lúc nào cũng sâu đậm. Không gian ở đây, gợi
nhớ lại mái trường ở miền Cao Nguyên
Việt Nam, cũng đồi núi, cũng hoa đủ
sắc thắm trang điểm cho phần đất quê
hương tôi thêm thơ mộng.
Cơ hội ngàn năm này biết bao giờ có được
lần thêm lần thứ hai v́ tuổi đời và . . biết mai này sẽ
ra sao, khi mặt trời thức giấc!
Sau đám cưới, chúng tôi gồm bảy
"bô lăo" quyết định làm một chuyến du
ngoạn bỏ túi đến thành phố Vancouver-Victoria, Canada,
nhưng giờ chót thời tiết và thời gian không cho
phép nên chúng tôi chỉ ghé qua Vancouver thôi. Trời mưa
rấm rứt khi đến biên giới. Chúng tôi tŕnh passport, người
cảnh sát biên pḥng Canada
thật trẻ ṭ ṃ nh́n chúng tôi:
- Mấy ông
bà từ đâu đến, đi đâu và chừng nào
về?
Tôi thay mọi người trả
lời:
- Tôi ở Texas, c̣n các người này ở California.
- Chúng tôi
đi Vancouver,
sẽ trở về trong ngày. Một người trong đám thêm vào.
- Mấy ông
bà có biết là, không make sense chút nào?
Như ông này ở tận Texas
mà chỉ viếng Canada
có từng ấy thời gian?
Người cảnh sát biên pḥng vừa nói vừa
chỉ vào tôi.
- Nhưng
nếu tôi kể hết, th́ ông sẽ thấy make sense! Tôi lững lờ
đáp.
- Chúng tôi
đến Seattle dự đám cưới con người
bạn “già”, và nay th́ muốn đến Vancouver, thành
phố nổi tiếng này để “hít thở không khí”,
xong trở về ngay. Như
vậy ông thấy có make sense không?
Người cảnh sát biên pḥng
cười x̣a. Nh́n chúng tôi xong
ra hiệu cho đi và chúc have a good trip.
Ngoài trời mưa lất
phất.
Trong này chúng tôi cảm thấy
ấm cúng vô cùng.
Những tiếng
cười và những câu chuyện không đầu không
đuôi lại tiếp tục. Những
mẫu đối thoại giữa anh em, rất dễ
bắt đầu trong không khí thoái mái. Đôi lúc mọi
người cùng tranh nói, nhưng rồi câu chuyện không
đâu vào đâu được chấm dứt và lại bắt
đầu bằng những trận cười bất
tận.
Đường đi càng
sâu vào nội địa Canada, mưa càng rấm
rứt. Chúng tôi có người bạn cùng
khóa ở đây nhưng anh dời đi cách Vancouver cả ngàn
cây số mà lại lo chúng tôi đi lạc, nên thường
xuyên điện thoại để chỉ đường. Anh chỉ cho vài chỗ ăn ngon. Ông
trưởng xa kiêm tài xế, tục danh là Ông Tây Già, cùng tôi
chia nhau lái xe vừa nghe điện
thoại vừa kiểm chứng trên GPS. Theo lời chỉ
của người bạn, chúng tôi đến quán “Bon Caphê”
ở góc đường 33th và đường Main tại
thành phố này vừa đúng lúc ăn trưa. Người chủ quán c̣n
trẻ, hiếu khách cho chúng tôi một bữa ăn trưa thật ngon miệng. Quán ăn
nhỏ nhắn, nhưng sạch sẽ, trang hoàng mỹ
thuật. Chung chung,
người Việt chúng ta bây giờ rất thành công ở
xứ người. Mọi
người tùy theo hoàn cảnh đă có
mặt trong mọi sinh hoạt.
Chỗ nào có chân của người
Việt là có những mẫu chuyện thành công, con cái thành
đạt. Nhờ
vậy, người địa phương và các cộng
đồng bạn có cái nh́n khác đối với
người Việt chúng ta hơn lúc ban đầu vừa
định cư. Đâu đâu tôi đi qua đều nhận
được sự đăi ngộ nồng ấm. Người dân Vanouver thật hiếu khách. Họ thấy bảng số xe California
của chúng tôi có vẽ lớ ngớ là họ khoác tay hay
signal đèn ra dấu nhường lối.
Dù trời mưa, nhưng chúng tôi cũng
. . . tới bờ hồ, cũng lên xuống . . . xa lộ,
cũng đến được khu Chinatown, cũng
viếng tiệm bán thực phẩm Việt Nam của
người Việt và cũng đă . . . "hít thở
được không khí Canada" như tôi đă nói với
người cảnh sát biên pḥng.
Các tiệm bán thực phẩm ở đây, không
thể nào so với các tiệm ở Hoa Kỳ như khu
Phước Lộc Thọ ở Nam Cali, ở Seattle, hay khu
Bellaire sầm uất đông người Việt ở
Houston.
- Không
đâu bằng ở Hoa Kỳ.
Một người trong
đám buộc miệng nhận xét.
Quá chiều, chúng tôi trở về
lại Seattle
tránh giờ kẹt xe khi tan sở, thế
mà cũng lạc đường đến một nơi khá
đẹp khu Belllevue bên kia bờ hồ thành phố. Vợ
chồng người bạn tại đây đă sắp
xếp cho chúng tôi có bửa ăn
chiều thật ngon thật vui.
Nh́n người bạn khệnh khạng đón chúng
tôi ở bải đậu xe, tôi châm
chọc thay v́ cám ơn:
- Cám ơn
toa đă đứng choáng chỗ này, để chờ anh
em tới. Thằng bạn
cười khè khè, khoác vai tôi:
- Mấy toa
tới, moa lo, miễn sao anh em thoải mái.
Anh đă về hưu, dù
vậy cũng bỏ mọi chuyện thường
nhật, để lo cho anh em chúng tôi. Thật cảm động và không c̣n viết sao
diển tả hết.
Bao nhiêu năm rồi mới gặp lại nhau, t́nh
cảm anh em không thuyên giảm mà lại tăng theo tuổi thọ!
Cám ơn t́nh bạn mà anh đă giành cho
chúng tôi.
*
**
Chúng tôi cũng được dịp
viếng công viên thành phố vào một sáng trời thật
quang đảng.
Công viên Hiram M.
Chittenden Locks (Ballard Locks), 3015 54th st nw, Seattle, WA 98107 (206)
783-7059.
Nơi đây thật khó t́m chỗ đậu xe. Tôi phải lái xe
đi mấy block t́m chỗ sau khi bỏ mấy bô lăo
tại cổng công viên. Công viên thật đẹp, nhàn tản, hoa
đủ màu đủ sắc, cỏ xanh mướt. Ban nhạc của thành phố
đang ḥa tấu những bản nhạc thật vui
tươi chào đón một sáng mai yên b́nh. Công viên này ăn
liền với con kênh (canal) nơi thông thương
giữa Union Lake và biển. Tại đây tàu bè và du thuyền sắp
theo thứ tự vào canal đợi
đến giờ th́ các máy bơm nước cho mực
nước thăng bằng hai bên để tàu bè qua
lại. Tại đây du khách
c̣n có thể băng qua kênh trên những cầu ngang dẩn
đến khu cá hồi trở về nơi sanh sản
để đẻ trứng và chết tại đây. Cá hồi (salmon) qua một khe rănh
nhân tạo gọi là "Ballard Locks Fish Ladder" mà du khách
có thể thấy từng đàn cá qua khung cửa kính. Đặc biệt cá chỉ
xếp hàng một chiều như các tàu bè trên kênh và không trở
hề đầu quay lại. Tại đây không riêng ǵ cá hồi mà c̣n các thứ
cá khác cũng t́m đường về nguồn vùng
nước ngọt.
Đến gần trưa,
nhiệt độ thật dễ chịu, nắng lên cao
lành lạnh. Hai ông bạn của chúng tôi không
đi dạo mà "t́nh nguyện" ngồi ở băng
đá chờ chúng tôi lang thang trong công
viên. Đôi chân của các
bạn tôi ngồi trên băng đá kia, đă
một thời ngang dọc khắp nẽo đường
Việt Nam,
một đứa đă bỏ lại một chân trên
mảnh đất quê hương.
Ngày nay, chúng tôi không c̣n lành lặn như
xưa. Đôi
chân cũng như thân xác mỏi mệt, cho dù chỉ
cần những bước nhỏ quanh công viên yên b́nh này mà
cũng thấy khó khăn.
Tuổi đời đă làm hao ṃn
thể chất. Chiến tranh đă cướp mất tuổi
thanh xuân. Vận
nước đă đưa đẩy chúng tôi đến
nơi này như những con cá hồi lang
thang khắp cùng thế giới vùng biển mặn. Biết có ngày nào được
trở về nơi chôn nhau cắt rún như đàn cá
hồi kia, để tái ngộ cùng
những ǵ ḿnh đă bỏ lại nơi quê hương
thân yêu!
*
**
Ngày
Trở Về
Sau gần nửa tháng xa nhà, dong ruỗi
với bè bạn gần 50 năm xa cách, hôm nay ngồi trên
phi cơ trở về Houston,
quê hương thứ hai của tôi. Phi cơ lên cao, cao dần
để lại bên dưới những con
đường giờ như những sợi chỉ mong
manh trong đám rừng một màu xanh um. Những ṭa nhà cao, những hồ
rộng mênh mông dưới kia giờ
đây nằm gọn dưới đầu ngón tay. Cuộc sống của tôi cũng
lọt gọn trong xă hội loài người, cơ thể
này mất hút và bé bỏng trong miền đất bên
dưới mà giờ đây tất cả trở thành
nhỏ bé như tôi, và cao, cao hơn nữa từ không gian
thăm thẳm kia, quả địa cầu thân yêu này
chỉ là một quả bóng nhỏ màu xanh biếc. Cái tương đối của
sự sống con người, của vũ trụ càng
nghĩ tôi càng cảm thấy ḿnh không bằng hạt
bụi trong gió. Tôi mơ màng bay
bổng theo từng kỷ niệm
vừa mới du nhập vào ḿnh sau mấy ngày sống
với bè bạn.
Nhớ lại hôm tôi đi
thăm đứa bạn đang ở nursing home. Tôi nói là ở Texas
nhân dịp ghé qua thăm.
"NÓ"! Phải tôi
gọi bạn tôi là NÓ, nh́n tôi ra chiều suy nghĩ
và qua cử chỉ tôi nghĩ là NÓ bực bội v́ không biết
tôi là ai. Tay NÓ
bức rức lên tấm drap trải giường. Tôi đưa tay
cầm tay an ủi th́ bị NÓ bấu vào thật đau,
với sức mạnh thật không ngờ. NÓ nằm một chỗ, mang
tả và sống nhờ thức ăn
cho vào người qua ống dẩn từ năm nay. Người bạn
cùng đi với tôi cho biết là t́nh trạng của NÓ có
vẽ tồi tệ thêm từ khi gia đ́nh không ai vào thăm
nom. Đời sao tệ
bạc! Bộ quần áo
đen của nhà thương dơ bẩn, có lẽ
chưa được thay. Đôi ống chân lỏng thỏng v́ thiếu
vận động. H́nh
ảnh tôi bắt gặp hôm nay khác hẳn đứa
bạn mà tôi đă cùng sống mấy năm trời trong
trường, khác hẳn h́nh ảnh mà bạn bè tôi
thường gởi qua diễn đàn anh em cùng khóa. Bức ảnh th́ làm sao diễn
tả được những ǵ tiềm ẩn trong
người qua đôi mắt!
Khi từ giả, tôi đọc
được trong ánh mắt thật buồn của
người bạn bất hạnh. Tôi như cảm
được những ư nghĩ thầm kín mà người
bạn bất hạnh muốn nói với ḿnh hôm nay. Ngồi đây trong
ḷng phi cơ ở cao độ, bên dưới những
tảng mây lơ lững lặng lờ, tôi chạnh
nghĩ đến số phận con người, số
phận mà người bạn tôi hứng chịu không có
lối thoát. Trước mặt anh là con
đường một chiều độc đạo. Tôi thầm nguyện là đứa bạn không c̣n
cảm nhận được ǵ nữa để
đở cảm thấy buồn khổ. Tôi thầm
mong bạn tôi không có khả năng nhận thức và
đừng thấy những diển biến xung quanh để
khỏi bị ray rứt như tôi chứng kiến. Tôi mong bạn tôi đừng
nhớ ǵ đến quá khứ để tâm hồn khỏi
bị gậm nhấm bởi những kỷ niệm . . .
và tôi thầm cầu nguyện cho bạn được
b́nh an trong tâm hồn, không đau đớn về thể
xác để ra đi được b́nh yên thư
thái. NÓ cũng như TÔI, cũng
như bè bạn của chúng tôi rồi cũng sẽ
đến đích điểm, nơi mà ḿnh khởi
đầu cuộc đời.
Nhớ lại ngày họp
mặt anh em cách nay hơn một năm ở Houston. Tôi
được đề cử viết lại tiểu
sử của chúng tôi.
Viết lại ngày nhập khóa, khi mà anh em c̣n không phân
biệt kẻ Trung, đứa Nam, người Bắc;
không phân biệt tuổi tác; không phân biệt gia phả; không
phân biệt tôn giáo; không phân biệt ngày và nơi sanh. Bởi, vào ngày này là bắt
đầu cuộc đời mới, chúng tôi sẽ có cùng
giấy khai sinh với tên cha là Việt Nam, tên mẹ là
Mẹ Vơ Bị và ngày sanh là ngày nhập khóa. Kể từ đó dù vạn
nẻo đất nước, mỗi đứa có một
trách vụ phải chu toàn. Có đứa đă
hy sinh lúc c̣n rất trẻ.
Hầu hết những đứa c̣n
lại đă hy sinh phần thân thể, phần xương
máu cho tổ quốc Việt Nam. Ngày nay anh em gặp lại
khắp năm châu, mái tóc không c̣n xanh như ngày nào, cuộc
sống thay đổi qua bao biến cố thăng
trầm . . . nhưng chúng tôi vẫn c̣n giữ lại
được mối t́nh của những người anh
em như trong truyện xưa được sanh bởi
người mẹ trăm trứng. Đặc biệt
trong số anh em gặp lại trong chuyến đi này, có hai
đứa bạn của tôi đă để lại
một chân cho quê hương.
Bệnh tật cả hai cũng tương tợ
như nhau, nhưng một người chọn con
đường tu tập giúp đời qua đời
sống tâm linh, một đứa nhập thế làm
việc rất hăng say, năng động trong sinh
hoạt tập thể. Hai con
đường của hai người bạn thật hoàn
toàn trái ngược nhưng cùng đạt mục đích
giúp ích cho xă hội. Tôi ngă nón
chào và kính phục con đường mà hai bạn lựa
chọn. Tôi có
dịp sống với hai bạn trong những ngày qua trên
chuyến đi này c̣n làm tôi cảm phục hơn nữa. Những ǵ mà các
bạn đă gặp phải trong bước
đường binh nghiệp và những thay đổi thích
nghi để luôn là nhưng người hữu dụng.
C̣n các bạn khác,
dù không nói nên lời, dù không lộ ra ngoài . . . nhưng ai ai cũng
đều có những vết thương về thể
chất, đau khổ tinh thần và những mất mát do
chiến tranh gây ra.
Phi cơ hạ dần,
đáp xuống phần đất đă cưu mang tôi bao
nhiêu năm nay. Bánh phi cơ chạm
đất đưa tôi về thực tại.
Houston!
Không khi oi ả làm tôi chợt
nhớ đến quê hương tôi Việt Nam, dù
thật xa bên kia nửa ṿng địa
cầu, nhưng t́nh yêu quê hương không bao giờ nḥa nhạt. Trong cuộc sống con
người, tôi đă mong đủ thứ, tôi đă
ước đủ thứ và cũng được toại
nguyện phần nào những ước nguyện. Tôi có được một mái nhà
đầm ấm, những kỷ niệm đẹp,
những mối t́nh tuyệt vời, và t́nh bằng hữu trong
chuyến đi này làm tôi như sống lại thời trai
trẻ, bên cạnh đó, có những bất hạnh,
những bước thăng trầm, . . . nhưng giờ đây h́nh ảnh những con cá
hồi trở về nơi sinh quán, h́nh ảnh tiều
tụy và ánh mắt thiết tha của người bạn
bất hạnh ở nursing home sẽ măi măi làm ḷng tôi ray
rứt.
Houston,
Hè 2011