HỒI KƯ:

 

 

 

 

CHUYẾN ĐI NAM PHI

 

 

Phạm văn Ḥa

 

Ngày 28 tháng 11 năm 1999:  Cuộc Hành Tŕnh Bắt Đầu

Tờ mờ sáng hôm nay tôi khăn gói lên đường để sang South Africa, công tác cho hảng trong ṿng ba tuần lễ v́ có vài việc cần làm trước lúc giao thời được gọi là Y2K.  Nơi tôi đến là Johannesburg, hiện là thành phố lớn nhất ở đây.  Theo lịch sữ, thành phố nầy được khai sanh trong thời kỳ t́m vàng thịnh hành tương tự như thời kỳ viễn tây ở Hoa kỳ.

Đêm hôm trước tôi không tài nào ngủ được ngon giấc v́ lâu lắm không có việc phải đi xa.  Băn khoăn v́ công việc có tính cách cấp bách, v́ vấn đề an ninh nơi ḿnh sẽ đến công tác.  Nhưng chuyện ǵ đến cũng phải đến, tôi từ giă nhà tôi và đứa con trai út tại phi truờng Houston và giờ đây ngồi gọn trong ḷng phi cơ.  Khoảng vài giờ sau, tôi đă có mặt tại phi trường Miami, Florida.  Tại đây phải đợi đến hơn 5giờ rưỡi chiều mới đáp chuyến bay của hảng South Africa Airline đi Nam phi.

Hôm nay Miami trời thật đẹp, bên ngoài nắng ấm lên đến 65 độ F của những ngày cuối Thu. 

C̣n hơn 6 giờ nữa mới lo thủ tục lên tàu.  Tôi lững thững lên Admiral club, nơi nghĩ ngơi cho hành khách business class.  Tại đây yên tịnh hơn, tôi có thể quan sát các phi cơ lên xuống qua khung nhà nóc kính mà không nghe một tiếng động. Vậy cũng tốt, v́ tôi có thời giờ ngơi nghĩ chuẩn bị cho cuộc hành tŕnh dài hơn 15 giờ sắp tới.  Tôi cũng cần được tịnh dưỡng v́ tự nhiên bị bệnh ngang xương.  Như cái lệ là hễ mỗi lần có chuyện khác thường hay lo lắng là tôi lại ngă bệnh.  C̣n nhớ, trước ngày măn khóa Vơ Bị tôi cũng bị bệnh nói không ra tiếng.  Trước đó mấy năm khi đáp tàu lữa từ Sàig̣n lên ĐàLạt để nhập trường Vơ Bi, tôi cũng bị ho cảm lung tung.  Bạn bè hay chế nhạo và tôi cũng ĺ đ̣n chống chế, "Cái bệnh là cái Trời cho, hễ ai không bệnh th́ ốm o gầy ṃn". 

Phi trường Miami International được trang trí khác hơn phi trường Houston Intercontinental Airport v́ đây là cửa khẩu đi các nước South America, Caribbean Islands và các nước khác ở Châu PhiMàu sắc sặc sở có lẽ để thích hợp với các sắc dân quanh vùng.

Tôi uống đến ly nước trà thứ ba mà mới 1 giờ trưa tại đây.  Thời gian chậm ŕ ŕ, trống rỗng.  Không mấy khi tôi phải chờ đợi cả ngày như hôm nay.  Nhắm mắt nhưng không tài nào ngủ được dù mí mắt nặng trĩu, cay xè. 

Khoảng 4 giờ hơn tôi lục tục lo thủ tục lên phi cơ, và 5 giờ 30 chiếc 747 bắt đầu cất cánh.

Buổi chiều xuống dần, các cột đèn đường quanh phi trường in rơ dấu trên nền trời, mấy cây dương liễu miền biển khoan thai in đậm bóng bên cạnh những phi cơ nằm im ĺm dọc theo phi đạo.  Thế là một ngày trôi qua, ánh đèn điện nổi lên thay cho ánh sáng huyền diệu từ trên cao ban cho con người.  Những cao ốc sừng sững  đă lên đèn như những chiếc đèn trống quân khổng lồ đầy mầu sắc của những đêm Trung thu khi ngày xưa c̣n bé.  Những làn sóng trắng xoá từ đại dương, từng đợt và từng đợt lô xô như trăm  ngàn cánh tay với  lấy những tàng thông biển lặng lẽ bên bờ.

Phi cơ nhấc bổng lên cao, thành phố Miami giờ như một nạm kim cương trải dài bên bờ đại dương.  Trời hoàng hôn.  Nắng ững cam vàng ở chân trời hiện rơ khi phi cơ bay lên cao độ.  Cuối cùng những tia sáng c̣n sót của một ngày bị bỏ lại sau lưng khi con tàu quay mũi về phương Đông, trực chỉ miền đất xa lạ.  Khi ánh nắng tắt dần tại Miami lúc nầy, th́ đâu đó trên quả địa cầu ánh sáng ban mai đang lên để bắt đầu cho một ngày mới.  Phi cơ lên cao dần, các cao ốc bên dưới nay chỉ c̣n là những chấm nhỏ.  Dăy đất mênh mông như vùng trải đầy kim cương mà tôi vừa từ biệt nay chỉ c̣n là một vết mờ dấu ḿnh qua áng mây.  Con tàu cô đơn lầm lũi lao đầu vào bóng đêm,   hầu t́m ánh sáng mới, một ngày mới, như kiếp sống con người mạo hiểm cho đến khi nhắm mắt.  Trời tối hẳn, bên trong phi cơ ánh đèn như sáng hơn, mọi người im ĩm, ông đạo sĩ lim dim lần chuỗi hạt.  Tôi dán mắt vào chiếc TV tí tẹo trước mặt:

"Cao độ 39,000 feet

Tốc độ 576 miles/hour

Bên ngoài 5 độ C"

 Biểu đồ chỉ vị trí, cao độ của phi cơ, thay đổi từng lúc từng vị trí phi cơ đang bay qua.  Hai lục địa Mỹ châu và Phi châu giờ đây thu gọn trong màn ảnh nhỏ xíu.  Theo thuyết địa chất học, hai lục địa nầy trước đây lâu lắm chỉ là một, nhưng đă tách rời v́ sự biến động của vũ trụ.  Tang điền biến vi thiên hải mà, chuyện ǵ lại không thể xảy ra.  Vũ trụ là một sự biến đổi không ngừng, từ một vật thể quá nhỏ không thấy được đến một vũ trụ bao la không mường tượng được.  Có việc thay đổi trong khoảnh khắc chúng ta nhận thấy,  có việc thay đổi mà cả đời người mới cảm nhận được, và hằng hà sa số chuyện đổi thay mà cả đời người không hay biết.  Vũ trụ, thời gian và không gian chịu cùng định luật tương quan tương đối, biến hóa không ngừng.   Sự hiện hữu của con người, đại của vũ trụ, tia nắng sớm ban mai hay buổi hoàng hôn, thực ra chỉ là những điều tương quan tương đối thôi.  Bởi khi anh nói nơi anh ánh sáng chan ḥa, th́ chỗ tôi ở trời c̣n tối thui.  Kiếp sống con người đầy hoài nghi.  Đám cỏ bên kia đồi không xanh như mơ tưởng.   

7 giờ 30, cơm nước xong, con tàu tiếp tục hướng Đông Nam về Cap Town,  đang lênh đênh đâu đó trên không phận Caribbean Islands.  Người đọc sách, người xem TV, người ngủ gà ngủ gật, người nhâm nhi ly rượu, người mở laptop tiếp tục làm việc.  C̣n tôi, đầu viết thoăn thoắt trên trang giấy như cố bắt kịp những cảm nghĩ thoáng nhanh trong tôi.

Màn đêm vây quanh, bên ngoài cửa sổ tối thui. 

Tiếng của cô chiêu đải viên hàng không yêu cầu mọi người khép màn cửa sổ và chúc mọi người yên giấc.  Trong bầu trời bao la, con tàu 747 đồ sộ kia ở phi trường chứa đầy ứ khách giờ chỉ c̣n là một thực thể nhỏ xíu, và tôi lại càng cảm thấy ḿnh càng nhỏ bé hơn.  Cảm tưởng như mỗi khi đèn tắt nằm trong bóng đêm nghĩ về thân phận con người, để thấy ḿnh nhỏ bé và cô đơn.   Cuộc sống là ǵ, nếu không là một sự phiêu lưu để đi t́m đích điểm như con tàu nầy. Một sự phiêu lưu có tính toán, dự trù.  Đích điểm là một nơi xa xôi và xa lạ mà chúng ta đang ṃ mẫm t́m tới .  Xa xôi v́ nhiều khi thấy đó mà với hoài không tới.  C̣n  xa lạ v́ khi ḿnh tưởng là hiểu thấu nhưng kỳ thực là một bí ẩn, một ẩn số chưa có câu giải đáp.  Mọi người quanh tôi im ĺm.  Tạo vật im ĺm.  C̣n tôi, một thực thể nhỏ bé c̣n thức tỉnh ở một nơi xa lạ giữa màn đêm huyền bí của vũ trụ.  Cuộc sống của tôi giờ nầy tùy thuộc vào con tàu, vào người phi công thức trắng đêm để đưa tôi đến đích điểm.  C̣n bao nhiêu con tàu như vầy đă và đang chở tâm linh trong hành tŕnh con người?  Có phải đức tin giúp ta đến đích khi mà thể xác hiện hữu nầy trở về với cát bụi?  Viết đến đây tôi bỗng nhớ đến ba má tôi là một thực thể ngày nào, giờ người ở đâu?  Có phải chính con tàu kia đă đưa ba má tôi.  Rồi một ngày nào đó, đến lượt ḿnh thôi khi chu kỳ làm người đến hồi kết thúc.  Hôm trước tôi đến thăm một niên đệ bị bệnh nằm nhà thương,  tuần trước đó được tin người bạn mới gặp tháng qua nay đă qua đời.  Bạn bè giờ lần lượt ra đi.  Thân phận con người Sanh-bệnh-lăo-tử.  Một ngày đến, một ngày đi, như cuộc sống bắt đầu và chấm dứt. 

Có hai chuyến tàu đáng kể trong đời tôi:  một tôi đang đi và một cách nay hơn hai mươi lăm năm về trước khi bỏ xứ.  Hai nỗi băn khoăn khác nhau.  Hôm nay tôi nghĩ về thân phận con người, c̣n năm xưa tôi lo cho sự b́nh an của gia đ́nh v́ tương lai vô định.  Mỗi hoàn cảnh, tuổi tác, con người có những ưu tư khác nhau.  Chừng nào con người mới hết ưu lo đây?  Phải chăng khi nhắm mắt buông tay.

*

**

Nghĩ lẩn quẩn, tôi ngủ thiếp.  Khi thức giấc ngoài trời giờ sáng hẳn, vùng đất mà trước đây tôi  nghĩ là sẽ  không bao giờ đặt chân đến, giờ đang hiện nguyên h́nh bên ngoài khung cửa sổ, cũng núi, cũng biển, cũng vùng cát trắng, cũng rừng cây xanh.  Thành phố bên dưới nhà cửa chi chít ẩn hiện.  Cap Town hay Ăo Vọng Giác, tên thơ mộng nầy đă gắn liền với các nhà thám hiểm trong vài thế kỷ trước đây.  Phi trường Cap Town mường tượng như phi trường Tân Sơn Nhất với bóng dáng C47, với hàng rào kẽm gai có lính gát chung quanh, với xe bus đưa đón khách tận cầu thang phi cơ chở vào phi cảng.  Cửa thân tàu mở rộng, làn gió từ vùng biển lùa vào, tôi ngữi thấy mùi rạ đốt.  Làm sao tôi quên được mùi nầy, mùi mà tôi đă sanh ra và lớn lên trong đồng ruộng miền Nam nước Việt.  Mùi hăng hăng như thuở thanh b́nh khi buổi chiều chậm xuống, khi khói lam len khe vách vươn lên không, báo hiệu một ngày tàn xa xưa b́nh yên trên quê hương tôi.

Phi cơ đậu tại đây khoảng một giờ để thay đổi phi hành đoàn, lên thức ăn thức uống và lấy thêm hành khách để đi đến đoạn chót của cuộc hành tŕnh: JohannesburgTôi đứng lên đi lại cho dăn gân cốt sau hơn chục giờ ngồi bó gối.  Tờ báo địa phương được mang cho hành khách.  Báo CAPE ARGUS  ngày thứ hai 29 tháng 11, năm 1999.  Nơi trang nhất  với đề tài THE TERROR RETURN ghi lại tin tức bom nổ ở St. Elmo Camp Bay hôm qua làm khoảng 48 người bị thương.  An ninh ở vùng nầy đó ư, sao nghe quen quen.  Cũng bất ổn như nơi tôi đă sống suốt thời niên thiếu.  Chừng nào tôi mới không c̣n phải đọc, tai không c̣n nghe, mắt không c̣n thấy những tin tức, h́nh ảnh như vầy, để tôi khỏi phải cảm thấy đăng đắng nơi đầu môi?  Tôi quay sang hỏi chuyện với người hành khách Do Thái ngồi cạnh đang sống ở Johannesburg, về sự an ninh ở thành phố mà tôi sẽ công tác trong những ngày tới đây.  Anh ta trả lời "sô sô" nhưng khá hơn ở Cap Town nhiều.  Vài giờ sau, tàu rời vùng đất cuối cùng của lục địa Phi châu, rời ngả ba Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Nam Băng Dương, rời vùng biển được tiếng là nhiều cá mập nhất nh́ trên thế giới.

                   *

          *                 *       

Ngày 29 tháng 11 năm 1999:  Ngày đầu ở  Johannesburg.

5:30 đến Johannesburg.  Thành phố tôi phải làm việc trong 20 ngày tới đây. Sau phần thủ tục nhập cảnh, tôi đến hảng IMPERIAL RENTAL CAR để nhận xe mà hảng đă thuê trước khi tôi rời Hoa kỳ.  Xe tay lái bên trái, đường lạ lại lái ngược chiều, khác với cách  mà tôi đă quen lái bao nhiêu năm nay.  Tôi lái theo người bạn mới cùng hảng ra đón ở phi trường nên cũng phần nào đở lo v́ Anh-đi-đâu-th́-tôi-theo-đó.  Tôi không có thời giờ nh́n ngắm cảnh vật v́ sợ lạc đường, mà lo ǵ tôi c̣n những 20 ngày nữa!  Cuối cùng rồi cũng về đến Colony hotel.

Chổ ở là loại condo, gồm  pḥng ngủ, pḥng ăn, pḥng khách, nhà bếp với đầy đủ tiện nghi, bếp núc, chén dĩa.  Vừa khi đến nơi, tôi lo tống mấy thứ hành lư vào closet để đi ăn tối với người của hảng.  Bửa ăn đầu tiên ở đây là cơm gà, ở THAI RESTAURANT và uống trà  gừng.  Tiền ăn uống và tip là R90 (Rand) tức khoảng 15 dollars.  Tối đó tôi cũng không ngủ được v́ giờ giấc ở đây đi trước Houston những 8 tiếng đồng hồ.

Ngày 30 tháng 11 năm 1999 và những ngày sau đó. . .

Thành phố Johannesburg ở cao độ khoảng 5500 ft. nên dù ở đây bắt đầu mùa hè nhưng khí hậu thật dễ chịu.  Mới 4:30 sáng mà trời sáng bững, tiếng chim hót bên ngoài làm tôi tỉnh giấc.  Không khí lành lạnh làm tôi nhớ Đà lạt.  Mái ngói đỏ của khu villa dưới chân đồi mường tượng như khu trường Yersin hay Couvent des Oiseaux.  Hoa nở khắp nơi.  Loài chim áo vàng, đă lâu lắm tôi không thấy, tung tăng bay nhảy chào đón một ngày mới.  Nh́n xa hơn trong xóm tôi thấy các người làm công da đen dẫn chó đi dạo buổi sáng.

Giờ làm việc ở đây xe cộ cũng kẹt lắm, bởi vậy nên tôi thường đi sớm để tránh t́nh trạng kẹt xe.  Bởi lưu thông giống như bên Anh nên mỗi lần sang lane tôi có cảm tưởng là đi lộn chiều nên ơn ớn.  Xe ở đây phần lớn là của Đức, Nhật, họa hoằn lắm mới có một chiếc xe Mỹ.  Nhiều tên xe, tôi chưa hề nghe lần nào, như xe hiệu Etude của Mazda tương tự như Protégee của Mazda lưu hành bên Hoa Kỳ.  Taxi ở đây toàn loại xe Van, chạy gớm lắm và thường đậu bừa băi ngoài đường.  Người đi bộ, chạy bộ thường là dân da đen, có phải v́ vậy mà những vô địch về marathon phần nhiều là người gốc Phi châu!

Tôi thường đến hảng sớm, c̣n để có thời giờ đọc và trả lời email của gia đ́nh, bè bạn.  Văn pḥng trên lầu 23 ở cao ốc SOUTHERN LIFE CENTRE ngay downtown Johannesburg.  Phải qua năm lần bảy lượt cửa an toàn từ chổ đậu xe ở basement cho đến văn pḥng.  Không phải v́ việc làm quan trọng,  nhưng v́ an ninh chung đâu đâu cũng vậy.  Như nhà bưu điện chính trong thành phố MARSHALL POST OFFICE cũng phải qua mấy lần cửa an toàn. 

Việc buôn bán khá phồn thịnh, những thứ như quần áo, giày dép th́ chủ tiệm thường là người gốc Ấn độ.  Dân địa phương bày bán thổ sản ngay bên vĩa hè,  như chuối, cam, bắp, cà chua . . Trong những ngày ở đây, ngoài những lần viếng các shopping mall như ở Hoa kỳ, tôi có dịp ghé qua các chợ trời bán đồ thổ sản địa phương.  Các đồ làm bằng cây, bằng đá, các mẩu đá đặc biệt.  Các chợ trời nầy chỉ mở vào ngày Chủ nhật.

Ngoài đường phố du khách  thường không ai mang máy chụp h́nh mà để lộ ra ngoài.  Sở thú Johannesburg cũng là một nơi đáng được thăm viếng, địa điểm vừa tiện lợi v́ gần trung tâm thành phố, vé vào cửa lại rẽ và cây cối, hoa lá, thú vật được chăm chút khá chu đáo.   Các tiệm bán tạp hóa cũng như siêu thị ở đây hầu hết đóng cửa vào lúc 6 giờ chiều,  chỉ có các tiệm ăn  ở các foods court là mở trễ.  Đồ ăn tương đối rẽ hơn ở HoustonRượu chát th́ lúc nào cũng sẳn ở nhà hàng mà trà đá th́ không, trong khi nước đá th́ bỏ đầy nhóc trong bồn cầu tiễu của đàn ông.  Nói đến trà đá.  Giả dụ như có order th́ người bồi bàn nh́n ḿnh chằm chặp như gặp phải tên "ngốc", hay một người từ hành tinh khác.  Cuối cùng th́ họ cũng mang ra, nhưng phải chờ khá lâu!        

Nam-Phi có những đạo luật  b́nh đẳng hóa xă hội, nhưng h́nh như vấn đề giai cấp vẫn c̣n,  phần thiểu số da trắng gốc Anh và phần đa số người da đen địa phương.  Trong  chuyến đi thăm Prétoria, thủ đô hành chánh của xứ nầy, không xa mấy về phía Bắc của Johannesburg, khi ghé qua một công viên để ăn trưa.  Quán ăn lộ thiên có sân trước và sân sau phân cách nhau bởi giàn hàng bán tặng phẩm.  Khách phía sân trước th́ toàn là người da trắng trong khi khách da đen th́  ngồi ở sân sau.  C̣n ḿnh là da vàng, chắc ngồi đâu cũng được, nên tôi ngồi luôn ở sân trước. 

Điều khác lạ là khi có tai nạn giao thông người lái xe ở Nam Phi chạy như bị ma đuổi, trong khi ở Hoa Kỳ chạy chậm lại.  Điện thoại cầm tay tại đây rất thông dụng và giá lease hằng năm lại rất rẻ so với Hoa kỳ. 

Ngày Chủ nhật 12/12/99, thăm Safari và SUN CITY một thắng cảnh cách thành phố Johannesburg khoảng 187 Km.  Safari là nơi dă thú được giữ trong những khu công viên quốc gia do cơ quan du lịch điều hành để cho du khách thăm viếng.  Sun City là khu du lịch sang trọng được xây cất ngay trong thung lũng cách nay chưa được hai mươi năm gồm những khách sạn, Casino, khu nghĩ  mát thuộc hạng sang trọng bậc nhất ở South AfricaNgười hướng dẫn viên du lịch thuộc hảng du lịch BaKuBung cho biết Micheal Jackson có 28% phần hùn tại đây.  Thực hư nào ai biết!   

Tính dến nay, c̣n một tuần nữa tôi sẽ rời nơi đây.  Tôi cố thu thập h́nh ảnh những nơi đây v́ vùng nầy làm tôi liên tưởng đến Kontum, Pleiku mà tôi đă từng sống.  Safari tour bắt đầu vào lúc 4 giờ chiều, sau khi cơm nước xong, cho đến 7 giờ tối th́ về đến trại.  Người hướng dẩn viên du lịch cho biết thời gian nầy là lúc thú rừng ra t́m mồi.  Tạo vật đâu cũng vậy, mạnh hiếp yếu, cá lớn ăn cá bé, rồi khi cá lớn chết đi th́ lại làm mồi cho cá bé để sanh tồn!

Ngồi nhâm nhi tách cà phê nóng vào lúc xế chiều tại khu nghỉ mát, dưới mái nhà lợp bằng rạ trước khi chia tay mỗi người mỗi ngă.  Toán tôi gồm năm người, tuy mới quen nhưng ai ai cũng cởi mở, người ở Thụy Điển, người ở Phần Lan, người ở Hy lạp, c̣n tôi và một người khác th́ về Hoa kỳ.   Đúng ra th́ tôi ở Việt nam.  Mọi người tạm quên gốc tích ḿnh, tạm quên thứ tiếng nói cha sinh mẹ đẻ và dùng một thứ ngôn ngữ  chung để chuyện văn thân mật.  Chiều xuống chầm chậm, ánh nắng tắt dần, những ngọn đèn vàng quanh trại bật sáng lạnh lùng soi rơ hàng rào kẽm gai được chuyền điện ngăn chia con người với loài dă thú. Tôi c̣n thấy và nghe tiếng hí xa xa của bầy ngựa vằn đùa giỡn phía bên kia rào ngăn cách khi màn đêm xuống dần.

Những ngọn đèn vàng,

Hàng rào kẽm gai,

Trong một buổi chiều êm ả như hôm nay khơi lại thứ cảm giác quen thuộc làm tôi nhớ thời chinh chiến.  Tôi muốn san sẻ tâm trạng b́nh an hôm nay với thân nhân và gia đ́nh tôi, với bạn bè tôi, với chiến hữu tôi.  Tôi mong người đọc, như thấy tận mắt, nghe tận tai những ǵ tôi được mục kích.  Thời gian thất thoát, cậu bé quê miền Tây ngày nào giờ gần sáu mươi tuổi trời, lưu lạc đến nơi xa tít gần vùng Nam Bán Cầu, để sực hiểu là biết bao chuyện trên đời ḿnh chưa hề khám phá, như trẻ thơ ṭ ṃ và chiêm ngưỡng những thứ chưa hề thấy trong đời. 

9:45 tối về đến kháck sạn chấm dứt một ngày chỉ có một trong đời.

                   *

          *                 *

Ngày 17 tháng 12 năm 1999:   Ngày Trở Về.

Viết đến đây tôi liên tưởng đến bản nhạc Ngày Trở Về của Phạm Duy.  Không!  Làm ǵ có chuyện ngày trở về có anh nông phu chống nạn cày bừa, có con trâu xanh hết ḷng giúp đỡ. . .  mà chỉ có tôi, muôn đời là công dân nước Việt, trở về Hoa Kỳ, mảnh đất tạm dung, khi quê hương Việt Nam tôi c̣n trong ṿng tay của CS. 

Chuyến bay cất cánh vào lúc 6:45 chiều Thứ Sáu, thế mà đến trưa là tôi lo khăn gói ra phi trường sớm v́ nôn nóng cho ngày về, mà cũng lo ngại bị kẹt xeSáng đó tôi check out pḥng ngủ để lại tiền típ cho người dọn pḥng mà hơn 20 ngày tại đây tôi chưa hề gặp mặt.  Sau vài giờ đi ṿng phi cảng để mua sắm mấy thứ quà tặng, và nghỉ trưa tại pḥng business guests club của hảng hàng không South Africa.

Đúng giờ, phi cơ cất cánh.

Những hàng cây quanh phi trường phe phẩy theo gió như vẫy chào tiễn đưa tôi.  Các  dăy đèn dọc theo phi đạo như cúi đầu lặng buồn v́ phải chia tay tôi mà không có ngày tái ngộ.   Ở đây không có rặng dương liễu như ở phi trường Miami, nhưng có những thứ cây tôi chưa hề biết.  Tiếng người phi công chánh ồ ồ trong máy chuẩn bị cho phi cơ cất cánh hướng về Cap Town, trước khi trở ḿnh trực chỉ về Hoa kỳ.   Phi cơ lên cao dần xuôi về Nam.  Thành phố Johannesburg chỉ c̣n là một chấm nhỏ xa xa cuối chân trời.  Tôi ưỡn ḿnh qua khung cửa nh́n lại thành phố lần chót và đột nhiên thốt lên,

GOODBYE Johannesburg!

Không biết có dịp nào trong đời tôi sẽ trở lại đây, để gặp lại những người bạn tôi vừa mới quen, để đi qua những con đường, những khu phố mà trong đời một lần tôi đă đi qua. 

Không biết bao giờ tôi mới trở lại đây, nơi mà trước đây chưa hề nghĩ sẽ đến mà nay tôi đă đến. 

Thuở nhỏ tôi rất thuộc về địa lư, vẽ bảng đồ các nước trên thế giới rành rọt chỉ v́ hằng mơ được đến những nơi như kinh đô ánh sáng Paris, như New York, những vùng tuyết trắng, những rừng xanh thơ mộng, mơ về xứ Phù Tang đầy hoa Anh đào mỗi độ Xuân.  Nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ về xứ Nam Phi nầy, một phần đất hoang sơ man dă, vậy mà nay tôi đă đến đây vào những ngày tháng cuối thiên niên kỹ, để giờ thấy ḷng lưu luyến.

Tạo hóa đă khéo sắp tạo loài người với nhiều sắc dân, và đặc thù của họ.  Họ không cùng thứ tiếng, không cùng màu da, không cùng tập quán, không cùng lịch sữ.  Nhưng tất cả là con dân Địa Cầu.  Có phải nơi chót cao là Vườn Địa Đàng, nơi ḥa hợp cảnh sắc, dân t́nh, nhân tính con người trần gian.  Có phải nơi đó không ranh giới chủng tộc, không phân biệt màu da, không phân chia giai cấp, tôn giáo để kết thành cầu ṿng ngũ sắc, trăm hoa muôn hồng ngh́n tía. 

Tôi ngă lưng, mơ màng, lâng lâng thanh thản, tâm hồn nhẹ nhàng thơ thới  khi con tàu lầm lũi về phương Tây bỏ lại sau lưng ngọn hải đăng cuối cùng trên thềm lục địa Phi châu.  Trước mặt là bóng đêm, con tàu như gắng sức bay nhanh để cố bắt kịp những tia sáng cuối cùng c̣n sót lại trong ngày. . .

GOODBYE lục địa Phi châu, phần Nam bán cầu mà lần đầu trong đời tôi thăm viếng!!

Những ngày cuối Thiên niên kỷ (1999),

Phạm Văn Ḥa