CUỘC T̀NH LỚN CỦA TÔI

Hay

Một ông thầy giáo nghiêm túc nói chuyện t́nh

Bài nói chuyện của GS Nguyễn văn Trường

tại Hội Cựu Giáo Chức Houston, ngày 28 tháng 2, 2010

 


Xác định đề tài:

Đó là một cuộc t́nh của tôi, nhưng không phải là một cuộc t́nh thông tục, hay lăng nhăng, thoáng qua rồi quên lăng. Cuộc t́nh này, tôi trải nghiệm suốt gịng đời. Giờ đây, đă trên hai thập niên duyên măn, tuổi đă vào bát thập, mà âm vang thời ấy như mới hôm qua. Thế mới nói, trong một giới hạn nào đó, cuộc t́nh này là lẽ sống, lư sống, cũng là nguồn sống của tôi. Tôi vui buồn, tôi lớn mạnh, hay tôi lên voi xuống chó đều do mối t́nh  này mà ra

Cho nên, gọi là mối t́nh lớn.

Gọi là lớn cũng v́ môi trường trải nghiệm rộng lớn, và cũng v́ bên đó c̣n có một cuộc t́nh nhỏ đi song song, nhỏ v́ chỉ có hai—hay nói theo Kinh Duy Ma Cật, hai mà là một, một thế mà là hai. Đó là t́nh với người vợ, người t́nh, người tri kỷ và là mẹ của các con tôi.

Nhưng đó là chuyện khác.

Trở lại vấn đề, tôi ở đây là một ông thầy giáo, trong vai tṛ một ông giáo nghiêm túc, và nghiêm túc nói chuyện t́nh

Nói như vậy, v́ cũng có—dầu là không nhiều—những ông giáo không nghiêm túc. Và cũng có những lúc mà con người nghiêm túc nhất khi ăn nói hoặc khi có thái độ hay hành động lại không nghiêm túc. Với một cử tọa chọn lọc như hôm nay, tôi tự nhủ phải biết trân trọng nghiêm túc thưa tŕnh.

Thưa rằng:

Một. Những điều tôi nói ra đây đều là thật, những sự việc thật, những con người thật, những sinh hoạt thật có xảy ra, những lời nói, suy nghĩ, xúc cảm thật, tất tất đều thật. Thật 100%.

Hai. Cái thật không có đạo.  Nó không biết đạo lư, nó không vô luân, nhưng trong một mức độ nào đó, có thể nói nó phi luân; cho nên không thể buộc rằng nó “phải đạo”. Hoặc là thật hoặc không thật. Điều “phải đạo” có thể thật, nhưng muốn cho cái thật “phải đạo” là đă có ư dối ḿnh, dối người, muốn biến nó thành một cái ǵ đó cho “phải đạo”, “thuận theo luân thường đạo lư”; nói cách khác, nó không c̣n là nó nữa.

Vậy, nghiêm túc không có nghĩa là “phải đạo”, mà là thật. Tôi có đắn đo, có lựa lời, v́ thật không có nghĩa là thô lổ, trắng trợn, thẳng thừng, bất chấp mọi sự, v́ tôi mong được lắng nghe, lưu ư, để tâm, cũng v́ tôi biết không lời nào diễn tả được hết t́nh ư, càng không diễn tả đúng cái thật.

Ba. Con người vốn là t́nh. T́nh người—dầu chỉ là của một thầy giáo—đa dạng, phong phú, vô cùng, vô tận.  Mà nói chuyện t́nh th́ như kể chuyện Đông Châu, không biết bao giờ mới dứt.  Cho nên xin Chị Chủ Tịch trước khi hết giờ vài phút, ra dấu, bảo tôi kết thúc.

Tóm lại, tôi sẽ thuật lại ở đây cuộc đời thầy giáo của ḿnh, mà tôi gọi là cuộc t́nh lớn, v́ nghĩ cho cùng nó vốn là t́nh: t́nh thầy tṛ, t́nh đồng nghiệp, t́nh đồng sự, t́nh với người phụ huynh, t́nh với ngôi trường, với môi trường. Nói là t́nh v́  nó bao gồm : bực dọc, bực bội, lo âu, trăn trở, hoang mang, trông chờ, hồi hộp, muốn và không muốn, thất vọng  và hi vọng. V́ nó ẩn tàng những ch́m nổi trong vui buồn, hỉ nộ, có lúc như trăm mối buộc ràng, mâu thuẩn chằng chịt, nhưng cũng có khi lên hương, vui mừng phấn khởi có được giác cảm đă thoát qua khổ nạn, đạt được một thành quả, thọ lảnh một hồng ân, một phép lạ.

Cuộc sống thầy giáo của tôi có thể chia ra làm 5 giai đoạn :

1.       1954-57 pionicat[1] ở Pháp, với từ 4 dến 8 giờ dạy một tuần.

2.       1957-63 ở Viện Đại Hoc Huế.

3.       1963-75 ở Viện Đại Học Sài G̣n

4.       1975-1988 ở Trường Đại Học Sư Phạm Tp Hồ Chí Minh.

5.       1988 đến giờ: hoài niệm về một cơ duyên—cơ duyên làm thầy giáo—đă mất.

Mỗi khúc nho nhỏ của một giai đoạn là cả một quyển truyện Đông Châu

Chuyện Đông Châu Liệt Quốc—hết hồi nầy đến hồi khác— liên miên vô tận. Cho nên người kể chuyện t́nh phải ư thức cái lộn xộn, lung tung, không logic, không đầu đuôi, để có một tŕnh tự dễ theo dơi, đó cũng là một cách tỏ sự thành kính, trân trọng của ḿnh với thính giả. Cho nên, tôi phải lựa chọn, và noi theo người xưa, tôi tuân theo qui luật 3 đơn vị của các nhà viết kịch Pháp thế kỷ 17, đó là ; một chủ đề hay hành động[2], ở chỉ một nơi chốn[3] và trong một thời khoảng nhất định[4].

Nơi chốn và thời khoảng : Những ngày tháng đầu tiên của tôi ở cố đô Huế, khoảng  tháng 10,1957, là thời điểm các sĩ tử chuẩn bị thi tuyển vào Trường Cao Đẳng Sư Phạm Huế và ngày khai trường của Viện Đại Học Huế

Chủ đề là t́nh. T́nh là cảm nhận những gút mắc trong những quan hệ qua lại, hai hay nhiều chiều. Trăm hoa đua nở, một nguyên duyên đă khởi th́ trùng trùng duyên khởi. Bên cái chung chung của nghề dạy học, có cái riêng tư của tôi.  Mỗi người một vẻ, chẳng có một cái tôi nào giống một cái tôi nào. T́nh tôi có những  chuyện, sự việc đặc thù, với sắc thái đặc thù. Nói đặc thù v́ chúng duy nhất không giống ai trong chủng loại của chúng.  Tôi mong diễn tả được cái chung ở mọi nơi mọi chốn—hoặc cái chung của Huế thời bấy giờ--và cái riêng không giống ai của tôi. Nếu tôi không diễn tả được chỉ là v́  tôi thiếu văn tài, không biết ăn nói, chớ không v́ thiếu  thành tâm.

Thân bài :

1. V́ sao tôi về Huế ?

11. Tôi muốn trở vế VN. Gia đ́nh, mẹ cha, anh chị em là cái nôi, là nguồn của t́nh thương, nguồn cung cấp sinh lực và sự lớn mạnh của con người ; nhưng trong một mức độ nào đó gia đ́nh cũng là lực lượng kềm kẹp, giữ con người trong nề, trong nếp, trong gia đạo, gia phong. Bảy năm du học, xứ lạ quê người, xa cha mẹ, anh chị, ở một pḥng trọ, một ḿnh một chắt, trên không một ai trông coi, dưới chẳng có ai để ư, ra đường không có bác cả  ở xóm trên, chú bộ hay ông hương thân, hương hào xóm dưới. 7 năm, không tên tuổi, không ai để ư, muốn làm ǵ th́ làm, tôi có lắm tự do.

Trở về--về VN—là trở về với trật tự gia đ́nh, trên c̣n có mẹ, anh chị, là khép ḿnh trong cái khuôn cái thước, khuôn thước gia đ́nh. Thêm vào đó, c̣n cái khuôn thước con người có học thức của làng xóm, một khuôn thước chung chung. Thương th́ trái ấu cũng tṛn, ghét th́ bồ ḥn cũng méo. Tôi nguyện sẽ làm mẹ tôi vui ḷng, và gia đ́nh tôi hănh diện với làng xă thôn xóm.

Nhưng tôi cũng muốn giữ nếp sống tự do của người du học sinh. Ở Pháp lúc bấy giờ, để được là giáo sư trung học th́ hoặc là phải đậu thạc sĩ, hoặc là bi-admissible, hoặc là đậu chứng chỉ năng khiếu dạy trung học (gọi tắt là CAPES[5]). Thi thạc sĩ là thi tuyển, không chắc đă qua, nhưng CAPES toán th́ quá dễ, Trường Khoa Học Toulouse năm 1956, có 11 thí sinh, chỉ có một không qua được vấn đáp. Tôi đă có 3 năm Pionicat, nếu đỗ CAPES, tôi được vào ngay chánh ngạch giáo sư Trung Học, không phải qua hai năm tập sự. Nói chung,  trong những năm 1950-60, người sinh viên toán, lư hoá có được đôi ba chứng chỉ không khó khăn t́m việc làm. Đây cũng là một điều muốn giữ tôi ở lại Pháp.

Tôi vừa muốn là tôi, tự tung tự tác, thoát ly khỏi những buộc ràng của gia phong, của lệ làng; đồng thời cũng muốn được là đứa con ngoan của gia đ́nh và  thôn xóm. Hai ư muốn này là hai áp lực đè nặng trong suy nghĩ của tôi. Tôi nhận thức rơ  ḿnh ở trước ngă ba đường, đi  bên nào cũng chết. Tôi thấm thía câu kết luận của Don Rodrigue, trong Le Cid « Des deux côtés le mal est infini. Đông hay Tây, chọn bên nào, cái đau cũng vô tận ». Ba tôi đă qua đời năm 1954, ba năm trước, chờ tôi về mà không được. Về nhà là khai tử cuộc sống tự tung tự tác. Ở lại Pháp, tôi sẽ không bao giờ tự tha thứ cho ḿnh được.

Tôi dứt khoát chọn con đường sẽ được kềm kẹp, con đường của đứa con ngoan, của con người có học, biết có trước có sau, con đường mà tôi sẽ mất ít nhiều cái rất là tôi. Tôi sẽ sống một cách thuận thiên, phải đạo; thuận ḷng trời, vừa ḷng người.

12. Huế là duyên lành duy nhất đến với tôi.

Tôi gởi  đơn xin làm assistant[6]  Trường Đại Học Khoa Học Sàig̣n.  Bộ Giáo Dục đáp rằng tôi có hai lựa chọn: hoặc dạy ở Trường Petrus Kư với tư cách là giáo sư trung học đệ nhị cấp, hạng 5, chỉ số lương 470, hoặc là giảng nghiệm viên hạng 5, chỉ số lương 550 ở Đại Học Khoa Học Huế.

Trời thương nên đă mở cho tôi con đường về xứ Huế.  Nếu nói là duyên, th́  Huế lúc bấy giờ, với tôi là duyên lành, duyên đẹp. Trước mắt, mẹ tôi và các anh chị tôi sẽ hài ḷng v́ tôi đă trở về, gia đ́nh đề huề như xưa, và hănh diện v́ tôi có chút đổ đạt. C̣n tôi, tôi nghĩ : sau những « tuần trăng mật » với gia đ́nh, tôi sẽ  trở lại chính tôi trong một vai tṛ mới: Ở Huế, xa nhà, tự do, thoải mái.  Bối cảnh có đổi thay, nhưng tôi vẫn là tôi. Pion[7] và assistant có những điểm giống nhau: pion là nhân viên thấp nhất trong hàng giáo huấn của một trường trung học, giảng nghiệm viên cũng là nhân viên giảng huấn hạng chót của Đại Học; mỗi hai năm pion phải đỗ một chứng chỉ, assistant phải làm một luận án tiến sĩ. Cả hai đều nửa là sinh viên, nửa là nhân viên giảng huấn.

Tôi có vào thư viện t́m sách học hỏi về cố đô Huế. Lúc bấy giờ chưa có internet, tài liệu rất ít h́nh ảnh, cái biết của tôi về Huế cũng như về nhiều địa danh khác thường thường là trừu tượng.

Trong lúc đó, tôi lại được một thơ dài của Linh Mục Viện Trưởng hứa hẹn nhiều quyền lợi, hầu hết là liên quan đến đời sống và tiện nghi vật chất và v́ có cái tật lạc quan, tôi nh́n Huế là giải pháp tối ưu ; người hiền gặp lành, Huế là phước lớn Trời ban. Tôi không ngây thơ nghĩ con đường sẽ trải thảm đỏ.  Tôi ư thức rơ rằng về VN, mọi khó khăn mới bắt đầu. Tuy nhiên Sông Hương, Núi Ngự, đất thần kinh, xứ ngàn năm văn vật chỉ có thể là  nơi đất lành, người đẹp. Cọng thêm cái lạc quan tuổi trẻ và cái trí tưởng tượng phong phú của tôi, tôi thật sự bị cuốn lôi.  Tôi mạnh dạn và phấn khởi chọn về Huế.

2. Cảm giác ban đầu.

Lô Sơn yên tỏa Triết Giang triều[8],

Vị đáo sinh b́nh hận bất tiêu

Chưa đến Huế, chưa dừng chân bên núi Ngự, chưa được ngắm cảnh Sông Hương,…, thỉnh thoảng được nghe bạn bè tán tụng: Huế thơ, Huế mộng, Huế đẹp….th́ cũng có cái ǵ đó làm cho nếu không một lần được đến Huế th́ ắt cũng «sinh b́nh hận bất tiêu». Cái mà ḿnh chưa được, danh lam thắng cảnh mà ḿnh chưa đến, ḿnh háo hức muốn có, muốn đạt, muốn đến, ḿnh h́nh dung nó muôn màu muôn vẻ, thần tiên chi nhất thế. Và tôi đến Huế với tâm trạng nầy.

Thế nhưng, đến Huế rồi, tôi có những ngỡ ngàng, lo âu, và cũng có thể nói là thất vọng. 

Sau đây là một vài điểm mà tôi c̣n nhớ.

1.       Thành Vauban và ngọn đồi trọc

     Trong một cảnh thiên nhiên, thơ mộng như vậy, nhà vua lại xây lên một thành lũy, kiểu Vauban.  Hoàng cung được xây bên trong một thứ đồn bót, vua như sợ dân, bên ngoài là dân chúng bên trong là triều đ́nh, vua và dân cách biệt.

      Điều nầy làm tôi nhớ một chuyện ngắn của Alphonse Daudet, La Mort du Dauphin—Cái chết của Hoàng tử. Hoàng tử c̣n thơ dại, nhưng đau nặng, sắp chết.  Hoàng tử lại tin rằng một hoàng tử không thể chết như vậy được, và xin cho triệu lính tráng và kéo súng « canons » chung quanh thành để chống thần chết.

     Chiến lủy Maginot, từng là niềm hănh diện của người Pháp, đă là vô dụng trong thế chiến thứ hai, th́ cái thành tŕ nhỏ bé Vauban xứ Huế th́ làm sao có thể bảo vệ được cái Đại Nội hay hoàng cung nhỏ bé của nhà vua. Vả lại đă từ lâu, nước đă mất, đă phân chia ba đoạn. Từ lâu nhà vua đă rong chơi ở Châu Âu, thành Vauban như một thách thức vô duyên.

     Núi Ngự một ngọn đồi,  và là đồi trọc. Gọi là núi có lẽ do lệnh vua, hoặc v́ nó làm b́nh phong cho Đại Nội, hoặc v́ chúng ta có thói quen nh́n bất cứ cái ǵ của ḿnh đều vĩ đại. Đầu th́ có tóc, núi đồi có cây. Cạo trọc đầu, làm trọc núi đồi là do người. Tôi không tin đồi trọc, núi trọc là đẹp hơn núi đồi có cây xanh bóng mát.  Tôi cũng nghĩ : núi đồi trọc là mầm móng làm cho đất chùi, cho tai họa. Chỉ có con người là tự gieo họa cho chính ḿnh.

2.       Huế, thành phố thánh thiện.

     Nói cho đúng th́ lúc bấy giờ, Huế là một thành phố lành mạnh, chỉ có những thú vui lành mạnh. Lành mạnh đến độ thánh thiện. V́ thế mà Huế có thiếu hẳn chất ngừời. Có thể v́ vậy Huế là một thành phố buồn. Nói quá, nhưng không quá đáng bao nhiêu, Huế là một thành phố chết, chết trong những giờ giấc nhất định nào đó trong ngày. Nếu không có sinh viên học sinh, th́ Huế chỉ thoi thóp như một tỉnh lẻ của Hoàng Triều Cương Thổ lúc về chiều hoặc về đêm.

3.       Cha con tôi

    Cha ở đây là Linh Mục Viện Trưởng của tôi.

    Lần đầu tiên gọi Ngài bằng cha, tôi không thấy có chi khó khăn, nhưng xưng ḿnh là con, th́ tôi có ngượng ngập, cảm nhận trong tôi một cái ǵ đó bất ổn. Nhưng quanh tôi, ai ai cũng cha cha con con với Ngài, tôi cũng phải như mọi người, nhập gia tùy tục. Cũng nhờ đó mà về sau, khi tiếp cận với các sư săi, tôi xưng con rất ngọt.

4.       Triều Đ́nh của Cha

Với Triều Đ́nh của Cha Viện Trưởng —quí vị chủ sự, nhân viên các pḥng ban—tôi ngạc nhiên, lo ngại, cảm nhận ḿnh lạc vào một thế giới khác: Ai ai cũng ăn mặc nghiêm túc; chào hỏi, cử chỉ, thái độ, ăn nói tất tất đều nghiêm túc;  lễ nghĩa đâu ra đó.

Âu đó cũng là một điều tốt đẹp.

Có điều là ai ai cũng  gọi tôi là giáo sư. Thật  là không nên.

Bên phố, v́ không biết chúng tôi hầu hết chưa có ai có tước vị giáo sư, hay nghe tiếng đồn Viện Đại Học sắp khai giảng, người bán buôn hay lao động ngộ nhận đă đành, nhưng ngay trong Viện Đại Học, quí vị đồng sự với tôi đều phong cho chúng tôi cái hàm giáo sư. Tôi được trân trọng gọi là giáo sư, một là giáo sư, hai cũng là giáo sư. Tôi cảm thấy bất an, bất ổn, khó chịu. Vô t́nh tôi chiếm nhiệm chức vị và điều nầy không chấp nhận được.

Rồi một hôm, Linh Mục Viện Trưởng bảo tôi đảm nhiệm chức vụ Khoa Trưởng Trường Đại Học Khoa Học. Đó là giọt nước cuối cùng  buộc tôi  phải thưa với Ngài rằng: «Thế th́ con đường sự nghiệp của con hoàn tất chỉ trong vài tháng: Mấy tháng trước đây c̣n là sinh viên cao học, rồi được tuyển dụng làm giảng nghiệm viên hạng 5, khi nhận nhiệm sở th́ biết ḿnh là sẽ đứng lớp giảng bài như một giáo sư, lại được nhiều người tặng cho tước hiệu giáo sư, rồi giờ đây, Cha cho làm Khoa Trưởng. Thật quá nhanh?»  Tôi tiếc rằng cách nói nửa đùa nửa thật nầy đă làm Ngài khó chịu. Tôi cảm nhận Ngài cũng hiểu như tôi rằng tṛ chơi tước vị không nên có, và đă có th́ không thể kéo dài. Ngoài ra, Ông Tổng Thư Kư, nhỏ người, nhỏ tác, cùng trang lứa với tôi  và cũng như tôi, vừa rời ghế nhà trường không lâu, nhưng lớn hơn tôi nhiều trong vai tṛ mới của Ông. Nói theo người Pháp, th́ Ông hoàn toàn được thổi phồng. Và tôi cũng có cảm tưởng ông Viện trưởng của tôi cũng như vậy. Điều nầy không làm cho tôi lạc quan.

Thiết nghĩ cứu cánh trong sự nghiệp dạy học vẫn là tước vị giáo sư, chỉ có khác là nó tới không phải lúc, trong lúc chúng tôi chưa hội đủ những điều kiện qui định, và tâm thức chúng tôi chưa sẵn sàng. Trong thâm tâm, tôi cảm nhận: sự trân trọng và cảm t́nh của quí vị đồng sự của tôi là thật.  Điều nầy có làm nhẹ cái mặc cảm «giáo sư» của tôi, nhưng cũng buộc tôi phải nghĩ đến những trách nhiệm nặng nề đang chờ đợi.

Trong hơn một niên học đầu, Cha Viện Trưởng và tôi có những va chạm làm cho quan hệ xấu đi. Cuộc sống của tôi v́ thế cũng bất ổn. Nhưng không lư mối t́nh đầu của tôi, v́ những chuyện lăng nhăng như vậy, mà sớm  vỡ tan ? Vả lại cuộc sống vốn là là gặp gỡ--gặp gỡ tha nhân, vạn vật; cho nên ma sát, va chạm là đương nhiên. Cuộc sống cũng vốn vô thường, đổi đổi thay thay, không ngừng biến hoá ; cho nên,  bất ổn cũng là đương nhiên. Vậy, phải xem va chạm, bất ổn, những bất như ư trong nhất thời là những cơ duyên giúp ḿnh  tôi luyện trí tuệ và tính t́nh.  Một cuộc sống không vấn đề, không thách đố, chỉ có thể là môt cuộc sống đơn điệu, buồn tẻ.

Tuổi trẻ có trăm ngàn lư do để biện minh sự dấn thân của ḿnh.

5.       Thư Viện và lực lượng giảng huấn.

Thư viện là thư viện chung cho tất cả các khoa, mới h́nh thành nên c̣n nghèo nàn. Riêng môn toán, thư viện chỉ có hai tác phẩm cho sinh viên năm đầu đại học, và mỗi loại chỉ một bản.  Về nhân viên giảng huấn môn toán, th́ cũng có hai người—anh Nguyễn Văn Hai và tôi— cả hai đều là cá mè một lứa, chẳng có ai có cái bằng tiến sĩ, chẳng có ai ở trong danh sách những người có năng khiếu dạy đại học. Mà anh Hai lại không là nhân viên Viện Đại Học; anh c̣n là Đại Diện Bộ Giáo Dục, trách nhiệm toàn bộ hệ thống Trung Tiểu Học và B́nh Dân Giáo Dục Miền Trung. Về các môn khác ở các khoa khác, tôi có cảm giác  cũng như vậy.

Vài tháng sau khi khai giảng, các nhân viên giảng huấn khác mới lục tục về. Hầu hết trong khoảng chung quanh 30 tuổi, đa số từ Pháp, cử nhân, cao học, kỹ sư, tiến sĩ luật, tiến sĩ đại học, tiến sĩ đệ tam cấp, và hầu hết chưa có một kinh nghiệm nào đứng lớp ở một đại học. Nói chung, chúng tôi, dầu có thêm người, nhân sự vẫn mỏng (ít người), khả năng và kinh nghiệm đại học khiêm tốn, nhưng phải đảm nhận một trách nhiệm quá to tát: xây dựng nền tảng cho một Đại Học có nội dung, có qui củ, ḷng tin ở sinh viên, phụ huynh, và người dân không những của B́nh Trị Thiên, Miền Trung, mà cả nước. Thật là cả một biển Đông để uống.

6.       Ông Cậu, chính quyền

Tôi đă từng ở Cần Thơ thời kỳ Ông Năm Lửa c̣n hét ra lửa, ở Mỹ Tho lúc Ông Le Roy c̣n là Ông Cọp vùng B́nh Đại-An Hóa. Tôi có được vài tháng ở ngay Sàigon nhưng được căn dặn không được qua bên kia Cầu Chữ Y, lănh cư của Ông Bảy Viễn. V́ vậy tôi  luôn luôn cảm thấy bất an khi trong vùng tôi ở có một vị anh hùng Lương Sơn Bạc.

Đôi ba tháng với gia đ́nh, tôi có dịp đi Cần Thơ, Vĩnh Long, Vĩnh B́nh, Di Linh, Đà Lạt, Nam Vang, Battambang,…, tôi không phải thận trọng trong lời nói, lo ngại những phạm úy mà rủi ro đến tai các «ngài», phải lụy đến thân.

Chỉ trong ṿng ba năm thôi, 1954-57, quân đội Cao Đài, Hoà Hảo, B́nh Xuyên, Le Roy được qui về một mối vào Quân Đội Quốc Gia, thật là như chuyện thần thoại, Trời Đất an bài.

Tuy nhiên, Huế lại c̣n có Ông Cậu.

Ông Cậu, người em của đương kim Tổng Thống, là một vị sứ quân mà tiếng đồn làm ḷng người khiếp sợ.  Trước khi đi Huế, các anh tôi kỹ lưỡng dặn ḍ: phải  cẩn thận trong lời ăn tiếng nói, Huế không phải là Sài g̣n, Huế có Ông Cậu.

Chính quyền địa phương là yếu tố thứ hai làm tôi e ngại: Quảng Trị, Thừa Thiên là hai tỉnh địa đầu, xa Thủ Đô. Càng xa Trung Ương, th́ thông thường luật lệ địa phương dẩm trên luật vua phép nước, nhất là khi t́nh h́nh an ninh vừa được ổn định mới vài năm.

Trong thực tế, có thể quí vị ấy cũng không dữ dằn như lời đồn đăi, nhưng luật nước không có hai, và đă là luật pháp, th́ không thể có cái tùy tiện, tùy hứng, tùy tâm thái nhất thời của một « ông kẹ[9] » nào đó trong vùng.

Ngay trước khi về VN, tôi đă tự nhủ, không nói, không bàn, không làm chính trị, không liên hệ đến các đảng phái. Tôi cũng nghĩ tôi sẽ có nhiều may mắn yên thân trong trách nhiệm khiêm tốn của một giảng nghiệm viên hạng chót. Nhưng làm giáo sư—dù là giả định, hay giả hiệu—th́ có chút danh, chút nổi đ́nh nổi đám; theo đó có khả năng được cấp trên lưu ư, hay đoàn thể khuyến dụ, và không khéo sẽ bị cuốn vào những phiền toái đảng phái, bên nó bên ta, vô bổ mà hệ quả khó lường.

V́ những điều vừa nêu, tôi không có nhiều hảo cảm với Ông Cậu.

7.       Suy tôn Ngô Tổng Thống

Thường th́ vào dịp Tết, tôi được phái vào tiếp xúc với Bộ Giáo Dục v́ đôi chuyện của VĐH ; đó cũng là cơ duyên cho tôi về thăm nhà. Sau cái Tết đầu tiên, trở về Huế, tôi được một đồng nghiệp của tôi thuật lại việc đi ăn giỗ trên nhà Ông Cậu và chúc Tết Tổng Thống. Ông thuật lại rằng tất cả--các ông Bộ Trưởng, Tổng Giám Đốc, Giám Đốc, Trưởng cơ quan, Dân Biểu Quốc Hội,..—những người có mặt hôm đó đều đứng dậy ca bài « Ngô TổngThống », Tổng Thống cũng đứng đó, tự nhiên. Ông nói thêm rằng ông cảm thấy nhục nhă. Riêng tôi, hồi c̣n học tiểu học, tôi đă sớm thuộc bài « Maréchal Nous Voilà », suy tôn Thống chế Pétain.  Bây giờ tôi vẫn c̣n nhớ lời ca .

Hết thời Pháp thuộc, tôi nghĩ trẻ con VN không c̣n bị những hành hạ tương tự.  Nhưng rồi lại có một thời khoảng năm ba tháng, người ta ca bài Hồ Chí Minh Muôn Năm.

Giờ th́ «Ngô Tổng Thống, người về đây », và không phải là trẻ con ca hát suy tôn, mà cấp lănh đạo quốc gia, và Tổng Thống đứng đó « khiêm cung » chấp nhận. Rồi không hiểu sao tôi thấy có một ǵ xót xa, lợm giọng. Tôi hiểu là đông đảo những người như ông bạn tôi phải nhép miệng theo người--ở cảnh dở khóc, dở cười—chớ mới vừa về nước đôi tháng, có thuộc, có biết mô tê ǵ đâu.  Tôi cảm thấy thương cái thân phận người lănh đạo, sự can đảm và chịu đựng cùng tột của họ, của cả những người thực ḷng ca, và những người qua sông phải lụy đ̣

3. Tôi thích ứng với cuộc sống Huế.

Tuy nhiên, cái ǵ rồi cũng quen. Cái thành Vauban xấu xí đó, ngọn đồi c̣i cọc đó,  thế mà hay, nghĩ cho cùng không có tiểu nhân làm ǵ có đại trượng phu, bên cái xấu, cái đẹp chỉ có thể tăng thêm nét đẹp.

Đẹp xấu, hay dở lắm khi tùy thuộc tâm thái của người đời.

Tôi không là một ngoại lệ. Nhất là khi đă tiếp cận với người đẹp xứ Huế. Huế không biết tự lúc nào đă trở thành của tôi, mà là của tôi th́ cái ǵ cũng đẹp.

Sau đây là những thách đố hay thuận cảnh giúp tôi hội nhập vào môi trường Huế

1.       Lại  nói về Chính quyền và Ông Cậu

Trên đây, tôi có vinh danh một thành quả tối quan trọng của chính quyền: sự an sinh của Đồng Bằng Sông Cửu do sự  thu nhập được quân đội bán quân sự của các lănh chúa. Những ông lănh chúa và lực lượng quân sự của các ông là những ổ khủng bố hợp pháp, làm khiếp sợ tầng lớp dân chúng Miền Đồng Bằng Sông Cửu.

Và cũng nhân đó tôi ghi thêm rằng tôi không nh́n Ông Cậu với thiện cảm.                  .
Tuy nhiên, nói đi rồi cũng phải nói lại: từ ngày khai giảng đến cuối triều Ngô, VĐH Huế và cả chúng tôi, được che chắn không phải chịu đựng các ngọn gió chính trị, đảng phái, phong trào. Một lần, có lệnh Trung Ương buộc chúng tôi phải vào Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia. Chúng tôi có thưa tŕnh thiệt hơn với  cha VT, rồi mọi việc được ch́m trong quên lăng. Một lần khác, chúng tôi được triệu tập đi học tập chính trị ở Suối Lồ Ồ cùng với Đại Học Sài g̣n, chúng tôi đă có lư do chính đáng không dự; Bộ Giáo Dục có lớn tiếng dọa dẫm, nhưng rồi cũng bỏ  qua.

Tôi có cảm giác rơ rệt là nhờ Ông Cậu, và cha VT làm tấm b́nh phong vững chắc, che chắn cho. Điều nầy vô cùng cần thiết và quí báu cho bất cứ một Trường Đại Học nào, nói riêng cho VĐH Huế sơ sanh của chúng tôi.

2.       Vài nét về nếp sống văn hoá Huế

a/ Món ăn Huế, dễ ăn nhất, b́nh dân nhất, có lẽ là bún ḅ Huế, và họ hàng của nó như bún riêu, bún ốc, cơm hến, bánh canh,..Bánh canh Huế không giống bất cứ bánh canh nào của Miền Nam, nó là Huế, « Huế chay » như giọng nói các cô, các bà Huế. Tuy nhiên, điều mà tôi muốn ghi nhận ở đây là :

* Hầu hết những người bán là các bà, các cô—suốt thời gian ở Huế--tôi chưa gặp một ông bán gánh bún ḅ, bún riêu …

* Các bà, các cô, tuy buôn gánh bán bưng, nhưng đều mặc áo dài, như thách thức cái nóng cháy da của mùa gió Lào, và như nhắn nhủ với khách lăng du, trong cái nghèo, cái khó, trong lam lũ chịu nắng dầm sương, lúc nào cũng phải giữ cái nề cái nếp. Đây là một điểm son cho phái đẹp chốn thần kinh. Tôi ngạc nhiên và khâm phục.

Điều sau cùng nầy buộc tôi nghĩ :

* Cách phân chia nhiệm vụ giữa chồng và vợ khác nhiều với miền đồng bằng sông Cửu Long.

* Người phụ nữ Huế đảm đang quán xuyến không chỉ bên trong mà cả chịu khó phong sương, cực nhọc, để có thêm lợi tức cho gia đ́nh.

* Trong lam lũ, không quên thể diện, phong cách của ḿnh.

* Huế là xứ của lễ nghĩa, thuần phong mỹ tục. 

Mà thật như vậy.

Người Huế không ănthời hoặc xơi, họ không ngủ nghỉngơi. Nói ăn, ngủ là thô.  Xứ ngàn năm văn vật, có khác với đàng trong, đất mới, của những con người khẩn hoang, cày sâu cuốc bẩm. Tôi ngỡ ngàng v́ đă chọn lập nghiệp ở xứ ngàn năm văn vật nầy, mà lại mang trong tự thân một nền văn hoá lai căn, lai Miên, lai Tàu, lai người Châu Giang, lai thêm văn hoá Pháp mà có một thời bị xem là man di.

Chúng  tôi, một đám trẻ lại tiếp tục gọi nhau bằng mầy tao mi tớ--toa-toa, moa, moa—quái đản không giống ai.

Chúng tôi phải bỏ một số thói quen cũ, tập một số thói quen mới, tập cho quen với ngôn từ Huế--không chỉ ngừng ở mô, tê, răng, rứa—và giọng nói của người Huế.

Trong ḍng hoài niệm này, tôi phải ghi thêm :

3.Cơ ngơi Viện Đại Học hay cái đẹp của người dân và chánh quyền Huế.

Rơ ràng là chính quyền địa phương và tầng lớp dân chúng dành cho Viện Đại Học nhiều ưu tiên và cảm t́nh đặt biệt.  Cơ ngơi của Toà Đại Biểu Chính Phủ trở thành toà Viện Trưởng, khách sạn  lớn nhất ở Huế được dành  cho các lớp học và pḥng thí nghiệm, trụ sở Ngân Hàng Đông Dương giờ đây là Thư Viện, tầng trên là pḥng trú tạm cho thành phần giảng huấn. Khu Toà Khâm Sứ th́ dành để xây cất Trường Đại Học Sư Phạm và Trường Trung học thí điểm, mà sau nầy gọi là Trường Kiểu Mẫu Huế. Nói chung, thiên thời th́ chưa thấy, nhưng địa lợi và nhân hoà th́ rơ ràng, tôi cảm nhận những điều này rơ ràng hơn trong những dịp tháp tùng anh Nguyễn văn Hai « thăm dân cho biết sự t́nh » hoặc LM Viện Trưởng đi thăm các cha di cư ở Đà Nẵng, đi viếng Nhà Thờ La Vang, quận huyện lân cận.

Chúng tôi có tuổi trẻ, thành tâm, thành ư, và nhất là không có con đường nào khác hơn là tiến tới. Trong thực tế, chúng tôi thực hiện một cách thận trọng những ǵ thu lượm được ở Pháp, và ở Sài g̣n. Công việc không khó như tôi h́nh dung; đông đảo sinh viên của tôi đều sử dụng được sách giáo khoa Pháp. Về sách tham khảo, tôi phải bằng ḷng với tủ sách của anh Hai. Nhà sách Lê Phan ở Sài g̣n lúc bấy giờ tương đối có đầy đủ sách giáo khoa về khoa học, ít nhất là cho các chứng chỉ dự bị. Thể thức mua sách của nhà nước ḿnh quá chậm, nhưng chậm vẫn c̣n hơn không có, hay phải mua tận gốc.

3.       Sinh viên

Sinh viên gồm 3 thành phần: học sinh Quốc Học, Đồng Khánh và những trường Trung Học Miền Trung vừa tốt nghiệp Tú Tài, sinh viên Sài g̣n trở về Huế, để gần nhà hoặc nghĩ rằng thi cử ở Huế dễ hơn ở Sài g̣n, một số ít sinh viên đồng bằng sông Cửu Long,  công chức và tư chức.

Không khí Đại Học khá tự do. Thời ấy, chưa có một nghiên cứu nào cho biết sự hài ḷng, không hài ḷng, hay sự đánh giá phẩm chất của các nhân viên giảng huấn. Tôi có được nghe một vài chỉ trích lẻ tẻ liên quan đến nhân sự một pḥng thí nghiệm, nhưng kịp thời chỉnh đốn.

Có thể nói một cách rất chung –mà tôi nghĩ là sai số không đáng kể--là : sinh viên Huế hiếu học, có khả năng tự học—đọc ngoại ngữ Pháp và Anh, nói riêng trong lănh vực khoa học tự nhiên. Cũng có thể nói họ là những con người thông minh, cần cù, kiên nhẫn, có nhiều khả năng, biết biến cơ duyên có đại học trong tầm tay làm phương tiện trao dồi kỷ năng, tài khéo, trí thông minh, tính t́nh, mở rộng tầm nh́n, tạo thêm quan hệ, khẳng định chính ḿnh trong mọi t́nh huống.

Tôi cũng có cảm giác rằng trong quan hệ thầy tṛ, không đâu bằng t́nh người học tṛ VN đối với thầy cô giáo cũ.

4.       Phụ  huynh và đồng nghiệp

Tôi chưa gặp khó khăn đáng kể đối với quí vị phụ huynh.

Nhờ anh Nguyễn Văn Hai tôi tiếp cận với nhiều Đồng nghiệp của tôi ở các trường Quốc Học, Đồng Khánh, Nguyễn Tri Phương, Hàm Nghi, Bán Công, B́nh Minh, Trung Học Nguyễn Hoàng (Quảng Trị), Phan Châu Trinh (Đà Nẵng), quí vị ty trưởng Thừa Thiên, Quảng trị… Có vị tuổi đời và tuổi nghề là bậc thầy của tôi, đông đảo là đàn  anh của tôi trong làng giáo.

Tôi học lắm điều ở họ: tích cực lẫn tiêu cực.

Kết Luận

Tóm lại,

1.       Tôi về Huế với những mâu thuẩn ít nhiều khắc nghiệt : mâu thuẩn trong tự thân, mâu thuẩn với ông Viện Trưởng, với ông Tổng Thơ Kư Viện.

Tôi vừa thích thú vừa thất vọng, vừa khâm phục một nếp sống xưa cũ vừa cảm nhận sự khắc khe của cổ tục, vừa thấy dễ chịu v́ sự ân cần của mọi người vừa cảm thấy khổ sở, lo âu không biết có đáp ứng được sự chờ đợi của mọi người, vừa phấn khởi về những thành quả của chính quyền vừa bi quan trong những chi tiết như nghe ca bài suy tôn trong một ngày lễ hội,…

Tôi lại về Huế trong thời Huế thánh thiện, mà tôi quả là tứ cố vô thân. Ước ǵ Huế có được một Queen Bee hay Đêm Màu Hồng nho nhỏ hay thêm một vài rạp hát ciné.

Đôi ba tuần trước ngày khai giảng, tôi cảm thấy trống vắng và  thất vọng.

Nhưng thất vọng không có nghĩa là tuyệt vọng. Bên những bất như ư, bất măn cụ thể khó quên, tôi cũng được lắm điều thuận tiện giúp tôi lớn mạnh trong môi trường Đai Học.

Nói chung, nếu có câu rất là Huế ‘Huế đi để mà nhớ, chứ không phải sống để mà thương’ th́ riêng với tôi, giờ đây, đă quen xứ Huế, thiết nghĩ:  Huế đi th́ nhớ, mà ở th́ thương, thương cả cái thuận cùng cái nghịch.

Nghịch là thách đố.  Thách đố là cơ duyên tôi luyện tài trí, thử thách tính t́nh. Nhờ vậy mà con người được rèn luyện ở khả năng, ở sự cần cù, kiên nhẫn, ở đức khiêm cung, ở ḷng cởi mở, ở ham muốn học hỏi.

Vậy nghịch là động cơ của tiến bộ.

Thuận là lúc cảm nhận được thoải mái, ung dung, như  đi trên thảm đỏ, có thể là lúc tâm trí an b́nh, lạc thiện, lúc đă qua được một khó khăn, thoát được một trăn trở, một bế tắc, một tai ương lớn, cũng là lúc cuối đoạn đường nh́n lại, cảm nhận những giới hạn của con người trước cái bao la vô cùng của vũ trụ, cảm nhận tính mong manh của thân phận trong cái vô tận của thời gian.

Thương Huế, yêu Huế là thương yêu cả cảnh vật và con người: một quê hương đất đai cằn cỗi, ít nguyên liệu ở ḷng đất, những con người chịu khó, bền ḷng nhưng cơ cực, v́ cái tâm gắn liền với đất đai cha ông, với thi thơ lễ giáo, với đạo lư luân thường.

Ở Huế, thêm một lần tôi học thương yêu.

  thương yêu là ôm cả thuận nghịch mà thương.

2.       Thế rồi, không biết tự lúc nào, như tôi đă thưa tŕnh: Huế trở thành của tôi, mà cái ǵ của tôi đều tốt, đều hay, đều đẹp.

Ở Huế, tôi có nhiều người bạn tốt, hầu hết đều là huynh trưởng của tôi.  Tôi học nhiều về nếp sống văn hoá Huế ở những ông anh bà chị nầy.

Tôi cũng có những người bạn cùng trang lứa cùng nhau chia xớt những công việc chung, có nhau trong cái may cũng như trong cái rũi.

Cho phép tôi nói lên ở đây ḷng tri ân của tôi với các ông anh, bà chị và những người bạn chí thành nầy.

3.       Tôi có “ngọng” lần đầu  xưng là con để nói chuyện với cha VT của tôi.

Cũng có một thời gian tôi nh́n ông: nếu không là một Grippeminaud của La Fontaine, th́ cũng là một Tartuffe của Molière.

Tôi đă có một cái nh́n không tốt về Ngài.

Tôi đă không thấy hiểu được hết hoài vọng và mức độ thiết tha cùng tột của Ngài trong việc đặt Đại Học trong tầm tay con em hiếu học Huế.

Tôi cũng đă không thấy hiểu kịp thời rằng thời cơ đă chín, mà không có tôi, th́ chỉ một ḿnh anh Hai cán đáng vừa chứng chỉ Toán Học Đại Cương, vừa Năm Thứ Nhất Ban Toán của Trường Cao Đẳng Sư Phạm, thật quả bất kham, coi không được.

Tôi cũng  không thấy hiểu hết những cố gắng của Ngài Viện Trưởng trong việc dành cho Đại Học một không khí trong lành cần thiết cho sự học hỏi và phát triển

Lúc bấy giờ tôi thấy cái lư của tôi mà không thấu hiểu bối cảnh của Ngài, những động cơ hành động của Ngài. 

Tôi đă có những phê phán giá trị, xấu tốt v.v. Tôi có tiếc là đă không đủ kiên nhẫn nhường nhịn. Tôi cũng tự vấn không rơ ḿnh có đi quá xa, quá trớn, ra ngoài các giới hạn khả chấp ?

Tuy nhiên, cuộc sống là vấn đề. Sống không là trốn chạy. Tránh né, chui đầu vào cát như con đà điểu, vấn đề không v́ đó mà triệt tiêu hay được giải quyết thỏa đáng.

Giáp mặt, trực diện với vấn đề mới là một thái độ thích hợp. T́m hiểu : trước không biết, sau th́ diễn biến phát hiện. Gặp bất như ư, khác ḿnh, lạ với những thói quen của ḿnh, với những giá trị của ḿnh,  là việc đương nhiên. Đụng chạm, cải vả, lời qua tiếng lại làm sao tránh khỏi, nhưng  không v́ vậy mà dán nhản người trong cái sai quấy. Nghe rằng Tây Thi có thẹo th́ con người tốt nhất, cái hoàn hảo nhất cũng có những khuyết tật trong tự thân. Vậy, nếu được lấy người làm gương soi, th́ có khả năng ḿnh khám phá được phần mù của chính ḿnh. Và va chạm sẽ là cơ duyên để hiểu người biết ḿnh. Vậy xá ǵ những hiểm nguy lẻ tẻ bất ngờ xảy ra mà phải ngại sợ va chạm.  Nói như vậy không có nghĩa là không đắn đo, không cân phân hơn thiệt.

Giờ đây, nh́n lại, th́ những đụng chạm như vừa nói qua trên đây chỉ là những lượng sóng lăn tăn làm cho tôi hiểu thêm cuộc sống. Và khi hiểu được—hiểu tâm t́nh, hiểu tham vọng, hiểu hành động của Cha VT của tôi, và những hệ quả tốt đẹp của những điều nầy—thiết nghĩ tôi phải công bằng mà nói : Ngài là một con người vĩ đại.  Trong ṿng 6 năm, Ngài đă khai sinh nhiều trường Đại Học, đưa vào nếp sinh hoạt b́nh thường, dự nhiều khóa tốt nghiệp, gởi sinh viên và nhân viên đi du học hoặc tu nghiệp, nhịp độ kinh người. Không chỉ có thế, Ngài c̣n đề xướng  lấy quốc ngữ làm chuyển ngữ ở Đại Học—cái mà có người đă gọi là prétentieux. Lấy quốc ngữ làm chuyển ngữ ở Đại Học trong thời buổi ấy là đại chúng hóa Đại Học, và đồng thời làm giàu ngôn ngữ VN ta.

Cách đây khoảng một thập niên, tôi có viết một bài tựa đề là : Huế, Viện Đại Học, Cha Luận, và chúng tôi… Chữ chúng tôi thật nhỏ so  với chữ Cha Luận, Viện Đại Học, Huế, và nội dung tập trung vào Huế, Viện Đại Học và Cha Luận. Chúng tôi muốn đem lại phần nào công bằng cho Cha VT của chúng tôi.
Hôm nay, một lần nữa, tôi mượn diễn đàn nầy làm cơ duyên để tỏ ḷng kính thương, mến phục và biết ơn của tôi đối với Ngài.

4.       Viện Đại Học được thành lập là cho sinh viên. Không có sinh viên, không có chi cả, không có cơ sở , pḥng ốc, giảng đường, pḥng thí nghiệm, không có quí vị nhân viên chủ sự pḥng ban, không có VT, Khoa Trưởng, nhân viên giảng huấn, chi chi cả. Nói cách khác Viện Đại Học hiên hữu là « v́ họ, do họ, bởi họ ». cho nên phần quan trọng nhất trong lời phải dành cho họ.

Cha Luận tạo cơ duyên, đưa đến họ một phương tiện để họ tùy nghi sử dụng theo sở thích và sở năng.
Trước 1975, tôi có dịp đi thăm một số giáo sư-cựu sinh viên ĐHSP Huế từ Đông Hà cho chí  Qui Nhơn, Nha Trang và Hoàng Triều Cương Thổ. Có người vào tận Đồng Bằng Sông Cữu Long. Tôi cảm mến và tự hào về những đóng góp và chịu khó của họ. Sau 1975, đông đảo cựu sinh viên Huế được rải trên toàn thế giới. Nguyễn Mộng Giác, khoa Văn Trường Đại Học Sư Phạm Huế, đă nổi tiếng nhà văn được nhiều người yêu chuộng, nhiều người đạt bằng kỹ sư, tiến sĩ, làm ở hảng xưởng hoặc dạy Trung Học hay Đại Học ngoại quốc..

Năm vừa qua, tôi có dự Đại Hội mừng 50 năm thành lập Trường Y Khoa Huế, do quí vị cựu sinh viên Y Khoa Huế tổ chức ỏ Santa Ana California. Hầu hết họ  đều thành công, và thành công vẻ vang lắm,  ngay trong ngành nghề Y Khoa của họ.

Thiết nghĩ: «Người có tài năng mà có điều kiện th́ trí thông minh và năng khiếu phát triển cực đa ». Người sinh viên Huế lúc bấy giờ đă sử dụng được những phương tiện khiêm tốn mà VĐH đă trao vào tay, để đi khắp nẻo đường đất  nước, và sau 1975, đă bay khắp bốn phương trời. Họ đă đóng góp cho mọi miền đất nước. Giờ đây, họ tiếp tục đóng góp cho nhân loại nói chung.

Thật là một hồng ân, một phép lạ.

Tôi xin quí vị cho phép tôi nói lên đên đây lời cám ơn chân thành của tôi với quí anh chị  cựu sinh viên Đại Học Huế. Quí anh chị là cơ duyên cho chúng tôi được hồng ân nầy

Trên đây, tôi có trích dẫn hai câu thơ đầu của Tô Đông Pha :

Lô Sơn yên tỏa Triết Giang triều,

Vị đáo sinh b́nh hận bất tiêu 

Để kết thúc, thiết nghĩ phải ghi lại hai câu cuối:

Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự. 

Lô sơn yên tỏa Triết Giang triều[10]. 

Không là môt thiền sư, hay phật gia trác tuyệt, nhưng qua những những điều tôi vừa kể trên đây, th́ với tôi, khi chưa đến, tôi ắt phải nuôi hi vọng sẽ đến, và t́m cách để đến, và chỉ có ân hận là khi mà đă t́m hết mọi cách mà phải tuyệt vọng.

Cũng phải ghi rằng trong tuyệt vọng, trong ngơ cụt, lạc vào đường hầm tối đen, khi mọi cơ may như đă mất, Ơn Trên luôn dành cho con người một tia hi vọng, tí lửa trong ḷng, dù chỉ là hi vọng một phép lạ.  C̣n như đáo đắc hoàn lai, không phải không có gi lạ, mà có lắm chuyện lạ lùng. Chuyện lạ của gịng đời, bể dâu của cuộc sống, chuyện đổi thay của tâm thái.  Huế, Viện Đại Học, Cha Luận, và cái khối nhân sự bao quanh Linh Mục Viện Trưởng, tùy lúc tùy thời mà hiện lên sắc thái khác nhau, muôn vẻ, muôn màu.  Riêng tôi, đến Huế, một thân một chắt, rời Huế với một vợ ba con. Sao lại nói không có ǵ lạ?

Xin cám ơn sự lắng nghe của quí vị.

Houston, ngày 28 tháng 2, 2010

NGUYỄN VĂN TRƯỜNG

[1] Giám thị cho học sinh trung học

2 unité d’action

3 unité de lieu

4 unité de temps 

5 Certificat d’aptitude au professorat de l’enseignement secondaire

6 Giảng nghiệm viên

7 Giám thị

8 Mù tỏa Lô sơn sóng Triết giang
 Khi chưa đến đó hận muôn vàn

9 Ở trong Nam, khi con nít khóc, thường th́ dùng Ông Kẹ dọa cho nó nín khóc.

10 “Bài dịch thơ bằng tiếng Việt hay nhất (không nhớ dịch giả):
Mù tỏa Lô sơn sóng Triết giang
Khi chưa đến đó hận muôn vàn
Đến rồi về lại không ǵ lạ
Mù tỏa Lô sơn sóng Triết giang”Trích dẫn: Những Phương Trời Viễn Mộng Tuệ Sỹ (Internet: Lô Sơn Chân Diện Mục)