Steven Dieu

 

 

 

 

Xuân Kỷ Niệm!

 

 

Cho đến bây giờ, tôi vẫn không biết tên thật của d́ Tám.  Bác Phước, người cho tôi ở trọ lúc mới bước chân đến Mỹ, giới thiệu bà ấy là “d́ Tám”. Thú thật, lúc đó tôi cũng không thắc mắc hoặc ṭ ṃ muốn biết tên của D́.  Không cần thiết! D́ vẫn là d́ Tám. D́ Tám qua đời đă 6, 7 năm rồi, nhưng h́nh ảnh của D́ 36 năm về trước vẫn không thay đổi trong kư ức tôi.

Cứ mỗi lần bất chợt nhắc đến D́, h́nh ảnh của d́ Tám lại xoáy buốt vào ḷng tôi. Đưa tôi trở về lại với mùa xuân đầu tiên trên đất Mỹ. Nó không phải là cái Tết đầu tiên xa quê hương, xa gia đ́nh.  Nhưng có lẽ là một cái Tết buồn và tủi thân nhất với tôi.  Tết trong trại tị nạn Pulau Tanga, tuy thiếu thốn về đủ mọi phương diện, nhưng lại là cái Tết đầy t́nh thương của những người đồng cảnh ngộ.

Đă một giờ khuya, mọi người đều đi ngủ. Ngoài trời, cảnh vật êm đềm, trầm lắng trong yên tĩnh. Ngồi trước máy computer và trong sự yên lặng của màn đêm, tôi ôn lại một quăng đời đă qua. Nhắm mắt lại, nh́n thấu vào trong bóng dĩ văng, tâm hồn tôi bắt đầu phiêu lăng vào một vùng kư ức xa xôi mà tôi đă quên lăng lâu lắm rồi. Cũng vào một đêm như thế …

Tôi bước chân lên đất Hoa Kỳ vào một ngày cuối mùa đông.   Không cha. Không mẹ. Người tôi bỡ ngỡ, ḷng tôi xôn xao một niềm vui khó tả. Trong tim tôi, vui buồn lẫn lộn!  Sau nhiều ngày tháng trong trại tị nạn, trước mắt tôi bây giờ là một thế giới tôi chưa từng thấy, chưa từng nghĩ đến.     

Với sự giới thiệu của một linh mục, tôi được ở trọ nhà bác Phước trong làng Allen Parkway. Dưới mái tóc bạc trắng là một khuôn mặt hiền ḥa, ít nói, tôi nhận thấy những nét buồn trên khuôn mặt trái xoan của bác Phước. Bác ở một ḿnh, apartment 4 pḥng, cũng được vài tháng rồi.  Gia đ́nh con trai của Bác mua được nhà nên đă dọn ra ngoài.  Bác không đi theo v́ không muốn trở thành gánh nặng cho gia đ́nh người con.  Ba pḥng trống, Bác cho thuê.

Nghe có tiếng người gơ cửa, tôi ra mở cửa rồi đi vào lại pḥng riêng, để bác Phước tiếp khách.  Khách là một người đàn bà tuổi khoảng 40 và một người con trai trẻ hơn tôi. 

Nh́n qua khung cửa sổ trong  căn pḥng nhỏ, tôi ngạc nhiên thấy bầu trời ảm đạm.  Mới có 6 giờ chiều mà trời đă xụp tối, không biết nắng đă tắt hay ánh sáng mặt trời bị che khuất bởi những ngôi nhà trọc trời dưới phố downtown. Đường phố chưa kịp lên đèn. Mùa đông Houston sao mà lạnh buốt. Mới hai tuần trước, tôi c̣n ở trần, chỉ mặc vỏn vẹn có chiếc quần xà lỏn, ở trại tị nạn nóng bức Pulau Tanga, mà bây giờ ở bên Mỹ mặc ba áo lạnh mà vẫn c̣n lạnh run. Mỗi sáng rửa mặt đều thấy bị chảy máu cam.  Ḷ sưởi gas trong làng Allen Parkway làm cho da và mắt khô lại và ngứa ngáy như người có ghẻ.

Hai người khách ra về, bác Phước bảo tôi là d́ Tám kêu cháu qua nhà D́ ăn Bún Ḅ Huế, mừng Tết Nguyên Đán.  Tết?  Thật sự từ ngày nghe đọc tên trong danh sách được đi Mỹ, thời gian đối với tôi chỉ là sáng và tối. Bao nhiêu buổi sáng, bao nhiêu buổi tối. Một ngày như mọi ngày.

Mới bước ra khỏi cửa, một ngọn gió lạnh buốt mang theo những giọt sương li ti bay từ khắp nơi đánh vào mặt tôi. Tôi nghiến răng chịu đựng. Lạnh rét run. Chung cư d́ Tám cách nhà bác Phước khoảng 5 phút đi bộ. Những giọt sương bay lửng lơ dưới ánh đèn đường vàng vọt và bao phủ cả ṿm trời, làm quăng đường vắng càng thêm ảm đạm.

Chồng d́ Tám và người con trai lớn đi làm thợ tiện ca đêm nên không có ở nhà, chỉ c̣n lại 4 mẹ con, hai gái, một trai út.  Gia đ́nh D́ theo làn sóng tản cư từ Đà Nẵng về Sài G̣n trong những ngày cuối cùng. Chưa kịp vào Sài G̣n th́ 30 tháng Tư đến. Thế là cả gia đ́nh đến đảo Guam. Chồng d́ Tám là cựu quân nhân quân lực Việt Nam Cộng Hoà.  Gia đ́nh D́ tị nạn ở trại Fort Chaffee và đến Houston năm 1977. D́ kể lại, cuộc sống rất vất vả. Người con trai lớn của D́, 17 tuổi, đi làm cùng với chồng của D́. Gia đ́nh dành dụm tiền hy vọng sớm ra khỏi “ḷ gạch” Allen Parkway. 

“Ra đi không một lời từ giă cha mẹ hoặc anh chị em trong nhà. Sau ba năm, không biết cha mẹ và anh chị em ở lại như thế nào?”, D́ nói tiếp. Dáng người gầy guộc, khuôn mặt của d́ Tám có phần hơi tiều tụy. Quầng thâm dưới đôi mắt thâm trũng của d́ Tám tạo thành vẻ buồn d́u dịu của người hay nghĩ ngợi nhiều.

"Cháu ăn đi, đừng mắc cở!" giọng nói to của D́ làm tôi giựt ḿnh.

"Dạ" tôi lật đật trả lời, cúi đầu xuống gắp nhanh những sợi bún vào miệng.

Bây giờ nhớ lại, tôi chợt nhận ra những nét nghịch đảo đằng sau khuôn mặt dịu hiền của D́, trầm uất nhưng đầy sự sống, u hoài nhưng đầy nghị lực. Có lẽ mọi điều buồn phiền, và ḷng nhớ nhung xao xuyến của D́ đều ẩn chứa trong đôi mắt thâm trũng này.

"Bún th́ có, ḅ th́ không, mà cũng không có mùi vị Huế ǵ cả!" D́ vừa mỉm cười vừa nói, "nhưng ăn cho ấm bụng."

“Giống bánh canh hơn Bún Ḅ Huế, bún canh th́ đúng hơn.”  Tôi nghĩ thầm trong bụng.

Tṛ chuyện thêm một chút th́ bác Phước từ giă ra về v́ trời tối.  "Đi lang thang ban đêm trong khu Allen Parkway rất nguy hiểm, nhất là những người già cả." bác Phước nói tiếp.

Đợi cho mọi người bước ra cửa, d́ Tám níu áo tôi lại và nhét vào túi áo tôi một tờ giấy.  D́ rỉ tai tôi, "chúc cháu gặp nhiều may mắn."

Ngồi lẻ loi một ḿnh trong căn pḥng tối, tôi lấy tờ giấy D́ cho trong túi ra.  $20 đô la. Đây là lần đầu tiên tôi nh́n thấy tờ giấy  $20 đồng tiền Mỹ. Lúc đó, tôi không biết giá trị của $20 đô. Nhưng tôi nhận thức được t́nh thương và ḷng bác ái của D́ th́ vô giá. Tôi hiểu gia đ́nh D́ nghèo, con trai lớn không tiếp tục đi học mà lấy tuổi giả để đi làm kiếm tiền nuôi gia đ́nh. Hai cha con làm ca đêm. Gia đ́nh dành dụm tiền để sớm ra khỏi “ḷ gạch” Allen Parkway.

Xuân trên đất Mỹ. Ngồi hiu quạnh một ḿnh trong căn pḥng trọ của một đêm đông rét buốt, hai gịng nước mắt chảy xuống.  Trong bóng tối, như một đứa bé nhớ mẹ, tôi khóc thút thít một ḿnh.

Đêm đó, giống như đêm nay,  ngồi một ḿnh hồi tưởng lại. Chỉ vài giờ ngắn ngủi đó thôi.  Những giây phút ấm cúng với gia đ́nh d́ Tám. D́ đă để lại trong ḷng tôi sự cảm mến, ḷng tri ân, và măi măi là một kư ức đẹp khắc sâu trong tâm khảm tôi. Giá trị t́nh thương, và ḷng bác ái của D́ th́ chắc không bao giờ tôi có thể đền đáp lại được.

Đêm đó, giống như đêm nay,  ngồi một ḿnh trong màn đêm yên tĩnh. H́nh như có cái ǵ khiến tim tôi đau nhói. Như một sức ép vô h́nh đang bóp chặt tim tôi, và tôi th́ không ngăn cản một kỷ niệm đẹp và buồn đang xiết lấy ḿnh. Và từ khóe mắt tôi, bỗng dưng thoáng nồng cay!

January 2, 2015.

Steven Dieu

*Chú thích:  

Người viết vượt biên lúc 16 tuổi, sang Mỹ 17 tuổi, năm 1978. 

Làng Allen Parkway nổi tiếng là khu chung cư nghèo, nhiều trộm cướp và tệ nạn xă hội nhất tại thành phố HoustonLàng Allen Parkway (Allen Parkway Village) nằm sát trong phố downtown HoustonĐược xây trong Phường 4 (Fourth Ward) của Houston, khu dân cư người Mỹ da đen rất nghèo.

chung cư chánh phủ (public housing) cho gia đ́nh nghèo, làng Allen Parkway có khoảng 1000 apartments.  Từ năm 1976 đến 1986, gia đ́nh Việt nam chiếm khoảng 1/3 dân cư trong Làng, trên 1000 người Việt Nam.  Bắt đầu năm 1986, chánh quyền địa phuơng bắt đầu đóng cửa Làng, và dời dân cư vào những khu vực public housing khác, hoặc họ tự động dọn ra ngoài.

Làng được xây bằng gạch, chỉ có ḷ sưởi bằng gas (như ḷ gas bếp) và không có máy lạnh.   Người Việt cư ngụ tại Houston gọi Làng là "Ḷ gạch" v́ mùa hè rất nóng, như ḷ gạch nướng.  Nhiều gia đ́nh, có chút đỉnh tiền, mua máy lạnh gắn vào, làm cúp điện cả Làng, v́ khu vực không có cung cấp đủ diện cho xử dụng máy lạnh.

Làng Allen Parkway cũng là nơi tụ hợp của tất cả những phần tử cặn bă trong xă hội, nơi tụ tập của tội phạm sống ngoài pháp luật, v.v... Trộm cướp, giết người, luôn cả hăm hiếp là việc b́nh thường trong Làng.  Làng không có an ninh, người Việt sống trong Làng, nếu không cẩn thận, thường bị trộm, cướp, hà hiếp, đả thương, giết, hoặc hăm hiếp.  Gia đ́nh người Việt mới qua Mỹ, không thân nhân, không tiền th́ được đưa vào Làng.  Là chung cư chánh phủ, tiền nhà rất rẻ.  Trung b́nh một apartment khoảng $40 một tháng.  Đa số người Việt trong Làng sinh sống bằng nghề đánh cá, hoặc thợ tiện.

Mặc dù Làng là nơi tụ tập băng đảng, tệ nạn xă hội, nhưng một điểm son của Làng Allen Parkway đối với người Việt tị nạn là có rất nhiều gia đ́nh cần cù siêng năng làm việc, dành dụm tiền, khuyến khích con em họ đi học.  Sau nhiều năm, nhiều người thành triệu phú.  Học sinh Việt Nam trong Làng được vào những trường đại học nổi tiếng như MIT, Standford, Rice, UT Austin, Texas A&M, và ra bác sĩ, nha sĩ, kỹ sư.