Lật Chồng Báo Cũ:
Nhớ Màu Mũ Đỏ
(Trích báo Xây Dựng 304 phát hành
ngày 9 -12-1995 –
thân tặng
Mũ Đỏ Trương Út - (Út Bạch Lan)
Hoàng Minh Thúy
(Tạp
Chí Xây Dựng – Năm Thứ 32 – Số 820 – Phát hành ngày
19-9-2015 tại
Lật
bật đă gần tàn năm. Chiều cuối tuần của ngày trong tháng 11,
trên đường về nhà, tôi ghé Bưu Điện
mở hộp thơ. Thư ngày nào cũng đầy hộp, đa
số là của các anh em Thương Phế Binh VNCH gửi
về từ khắp mọi miền.
Giữa những
phong thư quen thuộc của quê nhà, tôi
thấy có một tấm thiệp chúc Tết từ một
địa chỉ không quen:
Trần Trạng.
Trần Trạng …
là ai? Địa chỉ ở Phước
B́nh, Thủ Đức.
À! H́nh như đây là khu định
cư của một số Thương Phế Binh VNCH?
Tôi tự hỏi trong khi lay hoay ngoài băi đậu xe.
Về nhà khui
thơ, chỉ là một bưu ảnh chụp cánh hoa
hồng với những gịng chữ ngắn ngủi:
Thủ Đức
ngày 15 tháng 11, 1995
Chị Hoàng Minh Thúy
kính ái!
Nhân
dịp mùa Noel và năm mới 1996 sắp về. Em chẳng có ǵ hơn - chỉ có
đôi ḍng mạo muội kính chúc chị cùng gia quyến và
toàn thể gia đ́nh Quí vị trong tạp chí Xây Dựng –
ân nhân của em – măi măi đầy Phước Hạnh – An
Lành theo ngày tháng.
Kính ái
Trần Trạng
Nét chữ
đẹp, rắn rỏi của một người ít
nhất đă hoàn tất chương tŕnh Trung Học. Tôi
đọc đi đọc lại hai lần, Mấy hàng
chữ đầu nằm ngân nga trong cái đầu nhỏ
bé của tôi, trong khi nấu bếp chuẩn bị bữa
cơm chiều.
“Em chẳng có ǵ hơn, chỉ
có đôi ḍng mạo muội…?
Đúng rồi,
người Thương Phế Binh VNCH này c̣n ǵ đâu
để mà “tặng” cho người hải ngoại, v́
một phần thân thể của anh đă dâng hiến cho
đất nước. Trong những ngày
cuối Đông trời lạnh giá như thế này, anh
chỉ có nỗi đau nhức bởi miểng đạn
thù c̣n nằm trong da thịt, chỉ có tấm ḷng khắc
khoải nỗi chờ mong người phương xa mang
về chút hơi ấm của t́nh chiến hữu.
Tôi nh́n con tem
đóng ngoài phong b́ có con số 12,200 đồng VN, thầm
tội nghiệp cho anh: chỉ v́ muốn biểu lộ
tấm ḷng tưởng nghĩ của anh đến các ân nhân mà phải mất đi ít nhất là
một ngày gạo! Tôi thấy áy náy nếu không viết cho
anh Trần Trạng một bức thư hồi âm,
hoặc một cánh thiệp Xuân để nhờ anh
gửi lời chào mừng của anh em trong Nhóm Yểm
Trợ Thương Phế Binh, Nhóm Yêu Lính, và cả các
Mạnh Thường Quân đă yểm trợ công tác nhân
đạo này - đến tất cả các anh em
Thương Phế Binh VNCH hiện đang ngụ tại
xă Phước B́nh, Thủ Đức, Việt Nam – và cho
tất cả những Thương Phế Binh VNCH đă
một lần, nhận chút t́nh thương của một
số đồng hương và chiến hữu gửi
về từ thành phố Houston.
Tôi
ngần ngừ, tự hỏi không biết phải chúc cho
các anh những ǵ trong năm mới. Sức
khoẻ ư? Tiền bạc ư? Danh
vọng ư?
Người
Thương Phế Binh VNCH của tôi ơi! Những danh từ
trên chỉ c̣n là hư ảo! Anh làm ǵ c̣n
sức khoẻ nữa trong tầm thân tàn phế đă 20
năm đói khổ. Anh làm sao kiếm được tiền bạc
giữa khi sức khoẻ không có, vốn liếng cũng
không? Anh làm ǵ c̣n danh vọng nữa, ngoài
hai chữ … “lính ngụy” của bạo quyền VNCS đă
gọi các anh?
Tôi nói Hải
Lăng, t́m trong danh sách các Thương Phế Binh VNCH đă
nhận tiền, xem Trần Trạng ở binh chủng nào,
thương tích ra sao mà viết chữ đẹp quá! Ba
phút sau, Hải Lăng trả lời ngắn gọn:
-Thiếu úy!
Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù! Cụt hai chân!
“Cụt hết hai
chân”.
Tôi đang giữ
trong tay hàng trăm tấm ảnh của
những người thương binh, thiếu chân, cụt
tay, mù mắt. Mỗi
tấm ảnh chứa đựng cả một trời
đau thương chất ngất, là bóng đen đang
phủ xuống cho một đời người. Tôi vẫn
thường ngơ ngẩn nhiều nửa đêm, tự
hỏi ḿnh sẽ ra sao nếu thiếu một phần trong
tứ chi? Nghĩ như thế, để có thể
chia xẻ nổi đau đớn, thiệt tḥi,
đắng cay của người thương binh ngày
cũ, để ḿnh tự nhủ ḿnh: hăy can đảm,
hăy quên hết buồn phiền bực dọc, chán nản,
để dồn nỗ lực chống trả với
những tên VC nằm vùng và những tên tị hiềm
đang chực chờ phá vỡ công tác yểm trợ
Thương Phế Binh.
Có
phải chăng sẽ tội nghiệp vô cùng cho những
người lính cũ thân thương, nếu ta bỏ
cuộc?
*
**
Tôi đặt
nồi cơm lên bàn, cắm nút điện, trong trí óc
vẫn mơ hồ nghe hai chữ: Nhảy Dù! Nhảy Dù!-,
nhớ tới câu chuyện với người khách:
-Nè! Tuần tới
là Lễ Tạ Ơn, có đêm dạ tiệc của
Nhảy Dù đó! Bà nhớ đi nghe.
-Thưa anh,
chắc tôi xin kiếu.
Người
đàn ông mở to hai mắt, nh́n tôi khi nghe câu trả
lời.
Năm
ngoái (5 tháng 11, 1994), kể từ khi nghe tin ba tôi bạo
bệnh rồi qua đời, tôi chán nản, buồn
bả, chẳng muốn bước chân đến
những chổ tụ họp đông người. Ở những nơi chồn này,
tôi cảm thấy hụt hẩng, thiếu mất một
cái ǵ, nếu bỗng nhiên bắt gặp một khuôn
mặt cao niên nào đó, có đôi nét giống ba và tôi tư lự
suốt chặng đường về …
-Đâu
được, Hôm tháng 9 có Dạ Vũ gây quỹ của
Mũ Đỏ, chị đă vắng mặt…
Tôi vội vàng tŕnh
bày:
-Anh à, dù vắng
mặt nhưng tôi đă đóng góp một trăm đô la
và in quảng cáo miễn phí cho chương tŕnh trên báo Xây
Dựng
Anh chàng cựu
Mũ Đỏ tiếp tục:
-Ôi, chuyện đó
chỉ có Ban Tổ Chức biết, c̣n tôi th́ chỉ
thấy chị và anh Hải Lăng
vắng mặt, vậy là tôi không vui!
-Do đó, kỳ này
anh “bắt buộc” chúng tôi không được vắng
mặt?
Anh chàng cười
hề hề:
-Chớ sao! Chị
là … bà chị của Lính mà!
Nhảy Dù! Nhảy
Dù! Anh chàng kia đă ra khỏi tiệm
sách mà ḷng tôi hăy c̣n vướng bận đâu đó màu
mũ Đỏ nghiêng nghiêng trên một khuôn mặt trẻ.
Tôi
nhớ tới Lê Huỳnh, cậu em họ xa, đă
thất lạc từ những ngày cuối tháng Tư binh
lửa của năm 1975.
*
* *
Lê
Huỳnh kêu má tôi bằng cô, v́ má tôi là vai chị của ba
nó. Hơn hai chục năm về
trước, ba Huỳnh gửi nó vào Sàig̣n, phụ việc
lặt vặt trong Câu Lạc Bộ của má tôi, v́
Huỳnh đă đến tuổi, sợ VC bắt
“nhảy núi”, bởi nhà ba mẹ Huỳnh ở một vùng
xôi đậu nào đó tận ngoài Trung. Má tôi nói:
-Ở Quảng Nam,
Quảng Ngăi, bây giờ giặc giă liên miên, nên bà con chạy
vô Sàig̣n nhiều lắm, chắc rồi gia đ́nh ḿnh
phải chứa thêm nhiều người nữa.
Và cứ thế,
lâu lâu lại thấy ông cậu, cô em, bà chị, thằng
em, ông anh họ, bà con ǵ đó bên má tôi, kéo vô ở đông
đầy trong Câu Lạc Bộ (Lê văn Lộc)của ba
má tôi đang thầu trong phi trường Tân Sơn
Nhứt. Cũng may là cơ sở
lớn, cần hàng chục người làm, nên người
nào vô cũng có việc…Kẻ phụ bếp, người
chạy bàn, đắp đổi qua ngày, bởi v́ dân
miền Trung rất đùm bọc anh em. Lúc đó, tôi không biết Quảng
Nam, Quảng Ngăi xa ở tận đâu, chỉ nghe giọng
nói hơi khác trong Nam, nhất là khi chị Châu, con D́ Hai tôi
khóc ré lên, khi nghe tôi hỏi má tôi:
-Chị Châu chỉ
biểu con dẫn chị vô Sở Thú coi con “cạp”. Hồi nào giờ, con đâu
biết, con “cạp” là con ǵ?
Trong khi đó,
chị Châu vừa chùi nước mắt vừa phân bua:
-D́ Boa (Ba)! Chửi
choa (cha) không bằng phoa (pha) tiếng!
Hén (hắn) nhái tôi đó, d́ Boa!
Th́ ra, con Cọp mà
chị phát âm như thế làm sao tôi hiểu nổi! Sau
cùng, tôi phải xin lỗi, chị mới nín khóc!
Năm 13, 14
tuổi, tôi biết rắng chiến tranh khiến có
chuyện phân ly, đă làm cho chị Châu, thằng Huỳnh
phải bỏ cha mẹ, làng nước vô Nam mà ăn
nhờ, ở đậu.
*
* *
Đầu tháng 3,
75, khi tiểu đoàn của Huỳnh từ miền Trung
kéo về đóng ở đèo Ru Ŕ, Nha Trang, Huỳnh t́m vào
nhà của tôi vào ngày Chủ Nhật, giữa khi dân của
thành phố náo động không ngừng, t́m
đường xuôi Nam.
Thấy dáng Huỳnh xuất hiện với Mũ
Đỏ, giầy Saut ở ngưỡng cửa, tôi chưng hửng:
-Ủa! Đi đâu mà lọt tới đây? Làm sao em vô phi trường được?
Nhà tôi ở trong phi
trường Nha Trang, muốn vào phải có phép của
chủ nhà, gọi cho Quân Cảnh ngoài cổng trại, nên
tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy Huỳnh lừng
lửng ở trong sân. Với
nụ cười mím chi và chiếc Mũ Đỏ nghiêng
nghiêng, Huỳnh cười:
-Em đến
cổng, hỏi lính gác tên của anh, họ gọi máy
truyền tin, anh ra đón và thả em ở đầu ngơ,
v́ anh phải đi họp gấp.
-Rồi lát nữa
làm sao về đơn vị cho kịp? Từ
đây ra cổng gác xa hai ba cây số?
-Lính Nhảy Dù mà
chị! Đi trong rừng cả chục cây số c̣n không
sao, nhằm nḥ ǵ ba cái lẻ tẻ! Nhưng
anh có nói, chốc nữa sẽ cho tài xế chở em ra.
-Nói giỡn thôi,
chị có xe Honda đây, cần th́
chị chở em ra cổng.
Tôi cười,
ngắm Huỳnh, trông thằng nhỏ có vẻ oai hùng chi
lạ. Tôi hỏi:
-Hôm trước
chị về Sàig̣n nghe má chị nói, em đăng lính
Nhảy Dù lâu rồi, chị tè quá!
-Một xanh cỏ,
hai đỏ ngực, đi lính th́ phải đi lính
Nhảy Dù mới ngon.
-Chị
tưởng hồi đó em vô Không Quân?
Huỳnh nhún vai:
-Em mê bộ
đồ rằn này lâu rồi.
Hồi xưa, em thấy Thiếu Úy Thu
mỗi lần về phép, vô Câu Lạc Bộ tán…mấy
chị, là em đă thèm mặc bộ đồ này rồi.
-Thôi, đừng
nhắc ba cái chuyện xưa nữa, nghe buồn thấy
mồ. Thiếu
úy Thu nghe nói đă chết khi lên Trung Úy, trong một cuộc
hành quân nào đó ở Hạ Lào.
Rồi tôi hạ
giọng:
-Huỳnh đi
lính, ra trận nhớ cẩn thận.
Thằng nhỏ
cười lớn:
-Súng đạn nó
tránh ḿnh, ḿnh làm sao mà tránh nó! Em vừa lên Hạ Sĩ nè, chị không thấy
sao?
-Trời ơi! Chị biết ất giáp ǵ mấy cái lon của
lính. Chị chỉ
biết đếm 1 bông mai là Thiếu Úy, hai bông mai là Trung
Úy…
-Phải rồi,
chị lấy chồng quan nên chỉ biết Úy với Tá!
-Thôi, Huỳnh
đừng lộn xộn nữa, vô thăm chị hay có
chuyện ǵ không?
-Có ǵ đâu,
sẵn tiểu đoàn về ở đây, em t́m vô thăm
chị.
-Có cần tiền
xài không, chị vừa lănh lương?
-Thôi, em đi hành
quân liên miên, đâu có xài ǵ, mà lấy của chị;
để mua sữa cho cháu nhỏ!
-Hổm nay ra Trung,
em có về thăm quê không?
-Vùng đó Việt
Cộng tràn lan, em đâu dám về. Nhưng ba mạ em
vô Đà Nẳng ở rồi, cũng tiện bề
thăm viếng.
Ngồi chơi
một chút, ăn buổi cơm trưa,
nói năm ba câu chuyện, Huỳnh ngắm gian nhà rộng:
-Nhà lớn quá há!
Không biết khi mô, ba mạ em mới có được
căn nhà tiện nghi như thế này?
-Nhà này của chánh
phủ, cấp cho sĩ quan ở, trong khi làm việc trong
phi trường, đâu phải của riêng!
Rồi Huỳnh ngó
tới ngó lui:
-Sao chị không
chở bớt đồ đạc về Sàig̣n?
-Sĩ Quan Pḥng
Thủ mà, chưa chi hết đă chở đồ đi,
làm sao lính c̣n tinh thần chiến đấu?
Huỳnh thở
dài:
-Không biết
chừng nào yên giặc, em về quê cưới vợ cho ba
má em vui.
Tôi
lặng thinh. Tôi hơn Huỳnh hai ba tuổi, lại có
một cuộc sống ấu thơ yên b́nh đầy
đủ, nên luôn có ư nghĩ thương xót cho hoàn cảnh
của Huỳnh, lại là phận nữ nhi
nên cuộc đời không hề bị vướng
bận âu lo chuyện ṭng quân ra chiến trường. Tôi ngậm ngùi không biết
trả lời sao, dập dừng:
-Không lẽ đánh
nhau hoài, chắc có ngày cũng yên. Chị chưa bao
giờ được về vùng quê của ba má chị. Quê của ba chị ở làng nào
đó thuộc Quận Hương Điền (Thừa
Thiên), quê của má chị th́ nghe nói ở Quảng Nam, mà
chị th́ được sinh hạ ở Sàig̣n, chỉ
biết có Sàig̣n, rồi bây giờ là Nha Trang. Mong sao đừng có
chiến tranh nữa để chị em ḿnh, c̣n về
thăm cho biết làng mạc quê hương.
Nói
năm ba câu chuyện, Huỳnh lấy mũ Đỏ
đội trên đầu.
Thằng nhỏ đứng trước gương,
nụ cười chúm chím trên khuôn miệng rộng, nó nh́n
xuống đôi giày Saut đánh bóng, nói:
-Chị thấy em
mặc đồ lính ra sao?
-Đẹp
tuyệt, mà lại oai nữa! Nhưng sao lính
tác chiến mà quần áo, giầy dép sạch bong vậy?
-Trời ơi!
Đi long nhong ngoài phố, quần áo bê bối để
cho Quân Cảnh… ốp sao chị?
Hơn nữa, vô thăm chị phải ăn
mặc đàng hoàng chứ!
Tôi móc ví:
-Hôm nay vẫn c̣n
không khí Tết, chị ĺ x́ hai ngàn đi xe
về đơn vị. Nhớ đánh giặc th́ phải
cẩn thận!
Huỳnh cám ơn,
bỏ tiền vào túi quần, cười hề hề:
-Chị ơi, lính
tráng chỉ có biết tuân lệnh mà thôi, biết là
bước vô lửa cũng phải vô, làm sao mà …cẩn
thận?
Thằng nhỏ
bước lên xe Jeep theo tiếng kèn thúc
hối của người tài xế, với nụ
cười, giơ cao bàn tay từ biệt.
*
* *
Phải rồi!
-“Lính
tráng chỉ biết tuân lệnh mà thôi”.
“Lính tráng chỉ biết thi hành
trước, khiếu nại sau”
Lính
tráng chịu biết bao điều thiệt tḥi. Ước mơ
đất nước hoà b́nh để về quê
cưới vợ của Huỳnh đă không thành tựu. Trong những ngày cuối tháng 4,
1975, đơn vị Mũ Đỏ của Huỳnh
đă đánh những trận để đời,
rồi theo vận nước, cũng như mọi binh
chủng khác, những người lính kiêu hùng đành
đau xót nhận lệnh đầu hàng, ngậm
đắng nuốt cay trút bỏ binh phục. Ngày cuối cùng trước khi
mất Nha Trang, tôi lên phi cơ trực thăng về Sàig̣n,
rồi từ đó, tôi chẳng nghe tin ǵ của Huỳnh
nữa!
*
* *
Mỗi
năm, trong các dịp hội họp của anh em Nhảy
Dù tổ chức tại
Đêm liên hoan
của Gia Đ́nh Mũ Đỏ VN Hải Ngoại
vừa tổ chức tại nhà hàng Fukim trong dịp lễ
Tạ Ơn, tôi đă thu xếp th́
giờ tham dự. Tôi ngồi nh́n quanh. Mũ Đỏ
khắp nơi. Già có,
trẻ có, tươi cười, quên đi những
nhọc nhằn trong kiếp đời lưu lạc… Tôi thấy bóng dáng Huỳnh ẩn hiện đâu
đó khi lá cờ Quân Chủng đưa cao trưóc khán
đài. Khi ngồi xuống
tôi nghe Hải Lăng nói:
-Mấy anh trong Ban
Tổ Chức sợ không đủ tiền trang trải
chi phí, v́ đêm này mời đông quá, lại miễn phí
nữa. Tấm ảnh định đem bán
đấu giá bị hư rồi. Bà chia lại cho
họ một bức tranh thêu của ḿnh ở văn pḥng?
Mấy tấm tranh
này tôi nhờ cô em thứ năm - Mộng Dung - đặt
thêu từ VN – khi cô về để làm đám tang cho ba
tôi. Tôi đưa tranh cho
tiệm Paul Arts lộng khung, treo chung
quanh tường của nhà sách - văn pḥng - để làm
đẹp cửa hàng, có nhiều người thích nhưng
tôi không có ư định bán.
Tôi trả lời
sau một chút phân vân:
-Cũng
được!
Một chiếc
Mũ Đỏ ngồi xuống hỏi:
-Bức tranh bao
nhiêu vậy chị?
-Vừa tranh
vừa khung, vốn đă ba trăm đô la!
Anh chàng xuưt xoa:
-Tụi tôi chưa
quen cách bán tranh đấu giá, không biết bán
được bao nhiêu. Quê quá! Mà tranh tới
300 đô la lận, rồi ḿnh bán bao nhiêu? Anh chị có bớt chút nào không?
Hải Lăng nh́n
tôi cười, đề nghị:
-Bớt cái ǵ?
Một là lấy vốn lại, hai là
..tặng luôn? Phải không bà?
Tôi nói:
-Anh đừng quên
ḿnh đă đóng góp rồi nhé?
Hải Lăng luôn
luôn là người rộng răi và rất chịu chơi
với giới Kaki, anh nói:
-Kệ mà! Tặng
luôn đi! Anh em Mũ Đỏ đă đổ nhiều
xương máu!
Câu nói
như một lời nhắc nhở thầm kín. Mũ Đỏ,
Mũ Xanh, Mũ Nâu… Mũ mầu nào cũng là
lính, mà với tôi, lính là một cái ǵ tượng trưng
của sự thiệt tḥi, sự mất mát và đau
thương. Thấy mọi người chờ
sự quyết định của ḿnh, tôi nh́n Hải
Lăng rồi nh́n sang anh chàng Mũ Đỏ, nói:
-Trong Ban Tổ
Chức có ông nào theo Hải Lăng
về tiệm sách để hạ tranh xuống không?
Mọi
người trong bàn cười tủm tỉm và một anh
đứng lên đi theo Hải Lăng.
Khi bức tranh
đem tới hội trường, ông Trưởng Ban
Tổ Chức Trương văn Út (nick name là Út Bạch
Lan) đề nghị:
-Chị
Thúy lên điều động vụ bán đấu giá này
giùm luôn, chúng tôi chưa quen.
Tôi từ chối:
-Thôi, để ông
Trương Như Phùng và Hải Lăng lo! Hai
người này quen công tác ấy hơn tôi.
15 phút bán
đấu giá bức tranh nhanh chóng đi qua, Hải Lăng
điều động rất mau, rất nhanh để
không kéo dài thời giờ làm phiền khách tham dự,
chỉ mong kiếm chút
tiền giúp cho Ban Tổ Chức trang trải dạ
tiệc, đỡ gánh lo của một số vị có
thẩm quyền.
Người
trả giá phút chót là BS Mũ Đỏ Bùi Thiều (Tiểu
Đoàn Trưởng TĐ Quân Y Sư Đoàn ND về
từ
*
* *
Tấm thiệp
chúc Giáng Sinh chiều nay của cựu Thiếu Úy Mũ
Đỏ Trần Trạng khiến tôi nhớ lan man nhiều chuyện quá. Chẳng
có chuyện nào làm cho tôi vui, để quên đi nỗi
buồn thường t́m đến trong những ngày tàn
năm cũ. Bởi v́, vui làm sao
được, khi tuổi đời ngày một cao mà
ước mơ năm xưa chưa được tṛn,
dù chỉ một phần?
Hoàng
Minh Thúy
(Xây
Dựng số 304, phát hành ngày 9 tháng 12, 1995)